Quản trị kinh doanh xin việc ở đâu

Quản trị kinh doanh xin việc ở đâu

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản trị kinh doanh có thể chia thành nhiều ngành chuyên sâu như: Quản trị nhân sự; quản trị kinh doanh tổng hợp; quản trị kinh doanh quốc tế, thương mại; quản trị truyền thông; marketing;…

Ngành Quản trị kinh doanh học những gì?

Sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp,… 

Quản trị kinh doanh xin việc ở đâu

Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Lạc Hồng

tự tin với kiến thức vững chắc bước vào môi trường làm việc hiện đại

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; xây dựng kế hoạch kinh doanh; xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, chính sách giá, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh cũng như tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình.

Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Ngoại ngữ; tin học; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện; kỹ năng đàm phán, thương lượng; giải quyết tình huống kinh doanh,…

Với nền móng kiến thức, cử nhân Quản trị kinh doanh Trường Đại học Lạc Hồng hoàn toàn tự tin hòa nhập vào môi trường làm việc hiện đại, năng động hoặc tự thành lập công ty để quản lý.

Học ngành Quản trị kinh doanh ra trường làm gì? Làm ở đâu?

Sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Lạc Hồng, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các vị trí như: Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán; thăng tiến trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các tập đoàn, công ty; tự thành lập và điều hành công ty riêng; quản trị dự án kinh doanh (Marketing, logistic kinh doanh, tài chính…); tổ chức và quản trị bán hàng (bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu) của tất cả các loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ; quản trị cung ứng, quản trị phát triển thử nghiệm và đánh giá sản phẩm dịch vụ thương mại và hệ thống kênh phân phối; nghiên cứu và triển khai các vấn đề quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại đầu tư; giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,...

Học ngành Quản trị kinh doanh bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

Để học tốt ngành Quản trị kinh doanh bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Năng động, tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán; có tư duy logic, nhạy bén; thích giao tiếp; có kỹ năng đàm phán, thương lượng, thuyết phục người khác; giải quyết tốt tình huống trong kinh doanh; chịu áp lực tốt; thích môi trường cạnh tranh; quan tâm đến những biến động của nền kinh tế, đam mê lĩnh vực kinh doanh.

Ngành Quản trị kinh doanh xét tuyển bằng phương thức nào?

Để xét tuyển vào ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

      • Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
      • Phương thức 2: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12 ≥ 18 điểm
      • Phương thức 3: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung của (HK1 + HK2 lớp 11) + HK1 lớp 12 ≥ 18 điểm
      • Phương thức 4: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12 ≥ 6.0 điểm
      • Phương thức 5: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia
      • Phương thức 6: Xét tuyển thẳng Đại học

Tổ hợp môn xét tuyển ngành Quản trị kinh doanh gồm:

            - Toán, lý, hóa (A00)                       - Toán, văn, lý (C01)

            - Toán, lý, anh văn (A01)                - Toán, văn, anh văn (D01)

Trên đây là những thông tin về ngành Quản trị kinh doanh dành cho thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này, các bạn thí sinh muốn “khuấy động tri thức – vận hành tương lai” hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Lạc Hồng nhé!

>> Đăng ký xét tuyển trực tuyến TẠI ĐÂY     

Xem thêm:

A.K - Bp. Tuyển sinh - ĐH Lạc Hồng (Ảnh Davis T5L)

Ngành Quản trị kinh doanh

Khi nhắc đến Quản trị Kinh doanh, có nhiều người nhận định rằng ngành học này không tập trung đào tạo chuyên môn sâu nên sau này ra trường khó tìm việc. Nếu ý kiến trên là đúng thì chắc chắn ngành học này sẽ sớm bị đào thải chứ không thể trở thành lựa chọn phổ biến hàng đầu của bao thế hệ sinh viên như thực tế cho thấy. Cùng Hotcourses Vietnam nhìn nhận ngành học Quản trị Kinh doanh một cách đúng đắn trong bài viết này các bạn nhé.

Học Quản trị Kinh doanh là học gì?

Định nghĩa một cách ngắn gọn, Quản trị Kinh doanh là ngành học đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp bất kể đó là công ty tư nhân, trực thuộc nhà nước hay phi chính phủ. Bạn sẽ được học về mọi bộ phận trong một công ty như kế toán, marketing, tài chính, nhân sự,… cùng nhiều kỹ năng mềm liên quan đến công việc như lãnh đạo, phân tích và cả đạo đức kinh doanh.

Quản trị kinh doanh xin việc ở đâu

Mỗi bộ phận trong công ty đều có hẳn một ngành học riêng vậy tại sao không học chuyên ngành để “một nghề cho chín” mà chọn chương trình thiên về quản lý như Quản trị Kinh doanh? Câu trả lời là ngành Quản trị Kinh doanh sẽ đem lại cho bạn góc nhìn toàn cảnh về hoạt động buôn bán của doanh nghiệp trong khi những ngành học chuyên sâu chỉ là một mắc xích trong cả guồng máy lớn. Sau khi học Quản trị Kinh doanh hệ Cử nhân, nếu có nhu cầu thì bạn vẫn có thể theo học chuyên sâu hơn vào từng khâu ở hệ Thạc sĩ.

Dù tương lai bạn không có ý định đảm đương vị trí quản lý thì vẫn nên học về quản trị doanh nghiệp để hiểu được tư duy của cấp trên, từ đó có thể phối hợp với họ trong công việc nhịp nhàng hơn. Nhưng Hotcourses Vietnam khuyên bạn nên tự tin rằng một ngày mình sẽ có thể thăng tiến lên vị trí quản lý và hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng ngay từ bây giờ để khi thời cơ đến có thể nắm bắt kịp thời.

Tại sao nên chọn học Quản trị Kinh doanh?

Có thể đảm đương nhiều vị trí trong công ty

Không tính đến những vị trí đòi hỏi chuyên môn cao như Kế toán thì sinh viên Quản trị Kinh doanh gần như đều có thể đảm đương hầu hết các vị trí của doanh nghiệp từ nhân viên bán hàng (sales), tư vấn viên, nhân sự, truyền thông,… nên bạn sẽ có nhiều lựa chọn trong công việc. Bạn còn có thể luân chuyển giữa các vị trí nên sẽ không gặp tình trạng chán nản khi phải làm một đầu việc quanh năm suốt tháng.

Con đường học tập rộng mở

Vốn dĩ ngành học này cung cấp thông tin của nhiều chuyên môn nên bạn sẽ có vô số lựa chọn để học chuyên sâu hơn ở hệ Thạc sĩ như Thạc sĩ Marketing, Thạc sĩ Kinh tế hay Thạc sĩ Khởi nghiệp. Khối ngành này được nhiều người quan tâm nên chương trình học rất đa dạng với hình thực đào tạo linh hoạt để bạn thoải mái lựa chọn. Nhiều trường đại học còn có các chương trình học bổng cho ngành học này.

Quản trị kinh doanh xin việc ở đâu

Tư duy khởi nghiệp

Nếu chọn học Quản trị Kinh doanh thì bạn sẽ được hình thành tư duy khởi nghiệp nhanh hơn những bạn chọn ngành khác. Từ đó bạn sẽ chủ động mày mò, thử nghiệm và phát triển các ý tưởng kinh doanh của mình trước tiên nên chắc chắn có được nhiều lợi thế. Bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, bạn càng có nhiều kinh nghiệm hơn thì khả năng thành công và cạnh tranh sẽ tốt hơn.

>> So sánh ba ngành học Kinh tế, Tài chính và Quản trị Kinh doanh

Ai phù hợp với ngành Quản trị Kinh doanh?

Đam mê kinh doanh

Đam mê kinh doanh có nghĩa là bạn sẽ không ngại dầm mưa dãi nắng để lấy hàng hoặc giao hàng, không ngượng ngùng khi quảng bá sản phẩm đến mọi người, không tiếc công sức tư vấn bán hàng cho khách và luôn theo dõi những chuyển biến của thị trường. Nếu bạn yêu thích mọi công đoạn của việc bán hàng thì ngành học này sẽ là mảnh đất để bạn tha hồ vùng vẫy.

Không sợ những con số

Nói đến buôn bán thì không thể tránh những con số trong báo cáo tài chính hay kế hoạch thu chi. Không phải ai cũng có thể làm việc tốt với những con số nên nếu bạn tự nhận thấy mình không thực sự đam mê những số liệu có phần khô khan thì không nên dấn thân. Một dấu hiệu đơn giản giúp bạn có câu trả lời rõ ràng là nếu hồi cấp ba bạn yêu thích các bộ môn như Toán – Lý – Hóa thì khả năng cao là bạn sẽ không ái ngại với hàng loạt số liệu trong lĩnh vực Kinh doanh.

Quản trị kinh doanh xin việc ở đâu

Không ngại làm việc nhóm

Một doanh nghiệp muốn thành công thì cần phải có một đội ngũ đồng lòng và hợp sức. Ngay cả khi bạn không đảm đương vị trí quản lý thì vẫn phải có tinh thần đồng đội để cùng nhau phối hợp với mọi người thì công ty mới phát triển. Nếu bạn chuộng làm việc một cách độc lập hoặc ít bị sự chi phối nhất có thể thì Kinh doanh không phải là ngành học lý tưởng khi phải họp hành suốt ngày dài.

Sự xông xáo

Lĩnh vực Kinh doanh đòi hỏi sự linh hoạt và tháo vát vì bán được hàng không phải là chuyện đơn giản. Nếu bạn tự nhận thấy mình là người nếu thất bại ở kế hoạch A thì lập tức triển khai kế hoạch B thì kinh doanh sẽ là môi trường phù hợp để bạn vùng vẫy.

Tư duy nhạy bén và thực tế

Thị trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng nên bạn cần phải linh hoạt thích nghi để đáp ứng nhu cầu của khách tiêu dùng. Ngoài ra bạn không nên bước vào lĩnh vực kinh doanh với những hoài bão xa vời mà cần nhìn nhận mọi thứ dưới góc độ thực tế. Gia nhập vào lĩnh vực kinh doanh thì bạn phải dùng lý trí để phân tích tình huống nhằm hạn chế rủi ro thất bại hết mức có thể.

Thích giao tiếp với mọi người

Ngoài việc giao tiếp với đội ngũ trong công ty thì bạn có thể còn phải chịu khó tương tác với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư để mở rộng quy mô doanh nghiệp hoặc tăng doanh số. Kỹ năng giao tiếp hay ăn nói luôn được đề cao trong lĩnh vực này. Nếu bạn thực sự yêu thích lĩnh vực Kinh doanh nhưng tính cách còn khá rụt rè thì nên chủ động cải thiện thì mới có thể gia nhập thương trường.

Nên chọn học Quản trị Kinh doanh ở đâu?

Vì Quản trị Kinh doanh là ngành học phổ biến nên hiện có rất nhiều trường đại học Việt Nam đào tạo ngành này. Một số cái tên tiêu biểu bạn có thể tham khảo như Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Ngoại thương,… Mỗi khu vực đều có các trường đại học nổi bật trong việc giảng dạy Quản trị Kinh doanh nên bạn cứ thoải chọn trường nào gần với chỗ ở của mình nhất.

Quản trị kinh doanh xin việc ở đâu

Tuy nhiên nếu có điều kiện thì bạn nên cân nhắc đến phương án du học ngành Quản trị Kinh doanh ở các quốc gia có kinh tế phát triển như Mỹ, Anh hoặc Úc để học hỏi những điều hay của họ. Dưới đây là gợi ý một số trường đại học giảng dạy ngành Quản trị Kinh doanh chất lượng bạn có thể tham khảo:

  • Các khóa đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở Mỹ

  • Các khóa đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở Úc

  • Các khóa đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở Canada

  • Các khóa đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở Anh

  • Các khóa đào tạo ngành Quản trị Kinh doanh ở New Zealand

Bạn lưu ý là bấm vào link "Xem [số] khóa học Kiểm toán" để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành kiểm toán,các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh như thế nào?

Quản trị kinh doanh xin việc ở đâu

Tùy thuộc vào vị trí bạn đảm đương trong công ty mà mức thu nhập sẽ khác nhau. Tuy nhiên có một quy tắc chung là nếu bạn có thể đem lại doanh thu càng nhiều cho công ty, hay nói cách khác là bán được nhiều hàng thì thu nhập của bạn sẽ càng cao. Vì lẽ đó nên các công việc không trực tiếp bán hàng như Kế toán hay Nhân sự thường sẽ chỉ nhận lương cứng còn những vị trí xông pha ngoài mặt trận để đem đơn hàng về cho doanh nghiệp như marketing hay sales thì ngoài lương cứng còn có thêm khoản thưởng tùy thuộc vào doanh số. Bù lại thì các công việc liên quan đến bán hàng sẽ áp lực hơn nhiều vì bạn sẽ phải cạnh tranh với hằng hà sa số công ty đối thủ trên thị trường để có thể đạt chỉ tiêu.

CÔNG CỤ TÌM KHÓA HỌC

Muốn biết chương trình học nào phù hợp với bạn nhất?

Sử dụng ngay "Công cụ tìm khóa học" của Hotcourses Vietnam nhé!

BẮT ĐẦU