Quản trị nhân lực thay đổi như thế nào

Nhân sự là yếu tố quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Mỗi công ty đều hi vọng sẽ xây dựng được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, tận tâm và gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp luôn là bài toán nan giải khiến các nhà quản lý đau đầu. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu các xu hướng quản trị nhân lực hiệu quả trong kỷ nguyên 4.0.

Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là gì?

Quản trị nhân lực thay đổi như thế nào

Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp giúp duy trì mối quan hệ gắn bó giữa nhân viên và doanh nghiệp

Hiểu một cách đơn giản, quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân sự trong công ty nhằm hoàn thành mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Quản trị nguồn nhân lực bao gồm việc lập kế hoạch về nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân viên một cách hợp lý để nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập, xây dựng và duy trì mối quan hệ gắn bó giữa nhân viên và doanh nghiệp. Do đó, hoạt động quản trị nhân sự cần theo sát tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp, phù hợp với từng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty ở mỗi giai đoạn.

>>> Tham khảo thêm: Các thách thức của quản trị nguồn nhân lực trong thời đại kỹ thuật số

Những thách thức quản trị nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quản lý, vận hành đến cung ứng sản phẩm dịch vụ. Xu hướng dịch chuyển từ nền tảng truyền thống sang số hóa dữ liệu tác động sâu sắc đến phương pháp quản trị doanh nghiệp đặc biệt là lĩnh vực nhân sự – yếu tố quan trọng trọng sự phát triển của công ty. 

Bắt kịp việc chuyển đổi số

Sự phát triển ngành công nghệ đã sản sinh ra những phần mềm ứng dụng tác động không nhỏ đến quy trình kinh doanh. Chẳng hạn như kinh doanh online đang chiếm ưu thế so với kinh doanh truyền thống và trở thành kênh mua bán được yêu thích của người tiêu dùng. Thay vì đến tận cửa hàng để chọn lựa sản phẩm, người tiêu dùng chỉ cần 1 cú click chuột có thể chọn ra món đồ cần thiết từ các thương hiệu với mức giá phù hợp. Về sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cũng ứng dụng công nghệ để thay thế hình thức sản xuất truyền thống. Việc quản trị nhân lực trong doanh nghiệp giảm bớt được tài liệu giấy tờ và thời gian nhờ các công cụ đánh giá chất lượng và tiến độ nhân viên trực tuyến. Thách thức đối với các doanh nghiệp lúc này chính là đào tạo và tuyển dụng đội ngũ nhân sự thành thạo công nghệ, có khả năng thích ứng nhanh khi công nghệ thay đổi.

Quản trị nhân lực thay đổi như thế nào

Bắt kịp việc chuyển đổi số là một trong thách thức của quản trị nhân sự

Nhân lực tập trung vào nhóm việc chuyên môn cao

Việc ứng dụng công nghệ vào trong doanh nghiệp giúp giảm bớt gánh nặng thủ tục cho các công việc của bộ phận nhân sự. Ví dụ như Công ty Thế giới di động cho biết, họ có thể tính lương cho hơn 30 nhân viên trong doanh nghỉ chỉ với 2 nhân viên hành chính. Bởi công nghệ đã giúp tổng kết lại các ngày công và ngày nghỉ phép, tăng ca… bộ phận hành chính nhân sự không cần phải nhập số liệu thủ công như trước đây. Nhờ đó, hiệu suất làm việc của bộ phận này tăng lên, giảm bớt thời gian cũng như hạn chế tối đa sai sót có thể xảy ra. 

Một ví dụ khác về lợi thế của công nghệ đối với công tác quản trị nhân sự là tuyển dụng. Thay vì sử dụng biểu mẫu, lưu trữ nhiều loại giấy tờ, bộ phận nhân sự có thể kiểm tra thông tin ứng viên, tạo bài kiểm tra đánh giá và phỏng vấn online. Không những thế, việc đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn khi có thể theo dõi hiệu suất làm việc của từng nhân viên theo thời gian thực. Việc giảm tải bớt công việc thủ công đòi hỏi nhân viên sẽ cần có nhiều kỹ năng, chuyên môn cao hơn để đáp ứng tính chất của công việc. 

Đào tạo và phát triển các năng lực làm việc mới

Sự thay đổi của công nghệ kéo theo cách thức làm việc và tương tác của từng cá nhân trong doanh nghiệp cũng thay đổi theo. Như trên đã nói, việc giảm tải công việc thủ công kéo theo nhân viên cần bổ sung nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đáp ứng sự thay đổi trong cách làm việc. Điều nãy cũng khiến bộ phận quản lý nhân sự cần điều chỉnh khung năng lực làm việc của các nhân viên trong từng bộ phận. Để nhân viên kịp thời thay đổi, bộ phận nhân sự cũng cần xây dựng và phát triển chương trình đào tạo mới nhằm giúp họ có thể đáp ứng các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần tập trung các yếu tố nào?

Nhân viên là trung tâm

Trong quản lý nhân sự truyền thống, lãnh đạo được coi là yếu tố trung tâm trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên số, nhân viên cần trở thành yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp đi được xa hơn trên thị trường đầy cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần cung cấp những công cụ hoặc chế độ đãi ngộ cần thiết để nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình, hài lòng với việc cống hiến. Khi nhân viên hạnh phúc với công việc, hiệu suất làm việc sẽ được nâng cao hơn và kéo theo đó là sức mạnh nội tại cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng gia tăng.

Chẳng hạn như chiến lược quản lý nhân sự của Apple lấy nhân viên làm trung tâm, luôn chú trọng giúp nhân viên cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Tại Apple, nhân viên có thể sáng tạo, chăm chỉ làm việc và hưởng thụ cuộc sống theo cách của riêng họ. Apple cũng tạo các chính sách phúc lợi tuyệt vời như chăm sóc sức khỏe, gia tăng ngày nghỉ phép… 

Rút ngắn khoảng cách giữa nhân viên và lãnh đạo

Quản trị nhân lực thay đổi như thế nào

Quản trị nhân sự trong kỷ nguyên 4.0 cần tạo sự bình đẳng trong môi trường làm việc

Xu hướng quản trị nguồn nhân lực hiện nay hướng tới tạo môi trường sáng tạo cởi mở, xóa tan rào cản giữa nhà quản lý và đội ngũ nhân viên. Nhờ đó, nhân viên dễ dàng trình bày quan điểm, ý tưởng, thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc. Một ví dụ điển hình về việc xóa bỏ khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên là văn hóa không cấp bậc của công ty thiết kế web SquareSpace. Hàng tháng, doanh nghiệp sẽ tổ chức các buổi họp có sự xuất hiện của lãnh đạo cấp cao. Tại đâ, nhân viên có thể trực tiếp bày tỏ quan điểm, ý tưởng giúp nâng cao hiệu suất công việc hoặc hoàn thành dự án mà không cần phải chuyển lời qua những quản lý bộ phận. 

Sự nghiệp và học tập luôn song hành

Trong thời đại công nghệ số, quản trị nhân sự cần tập trung giúp nhân viên phát triển sự nghiệp và đảm bảo đào tạo nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ. Doanh nghiệp cần cung cấp công cụ giúp nhân viên có thể phát triển song song của 2 yếu tố trên. Hệ thống đào tạo trực tuyến MGE vừa giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình đào tạo chuyên nghiệp, mang tính cá nhân hóa giúp nhân viên nâng cao kiến thức để đạt các vị trí tốt hơn trong sự nghiệp. 

Chú ý đến chính sách đãi ngộ, phúc lợi

Một doanh nghiệp mạnh sẽ thu hút và giữ chân nhân tài cống hiến cho sự phát triển của công ty. Để làm được điều này, bộ phận nhân sự và nhà quản lý cần xây dựng chính sách đãi ngộ, phúc lợi. Chính sách đãi ngộ và phúc lợi tốt sẽ tạo sự thu hút với ứng viên tiềm năng và giúp nhân viên muốn gắn bó lâu dài cùng công ty.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có cái nhìn mới về việc quản trị nguồn nhân lực trong thời đại 4.0. Để biết thêm các thông tin hữu ích liên quan đến quản trị nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, truy cập MGE.vn ngay nhé. Chúc doanh nghiệp sớm thành công với mô hình quản trị nhân sự của mình!

>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp những mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực