Quy tắc ứng xử khi học trực tuyến

Quy tắc ứng xử khi học trực tuyến
  • 15/11/2021
  • Đăng Bởi : Đăng Phạm Công
  • Comments Off on Quy Tắc Ứng Xử – Lớp Học Tiếng Nhật Online Tại Shinro

Học viên khi tham gia lớp học online trực tuyến cần phải tuân thủ các quy tắc để đảm bảo an toàn về hình ảnh, cũng như để lớp học đạt hiệu quả cao nhất. Trung Tâm đề nghị học viên phối hợp thực hiện một số quy tắc dưới đây khi tham gia lớp học trực tuyến.

Các quy tắc ứng xử trong giờ học như sau:

1. Học sinh cần truy cập ứng dụng học online (ZOOM) trước 10 phút để kiểm tra đường truyền máy tính cá nhân hoặc điện thoại. Nếu gặp sự cố, giáo viên phụ trách sẽ kịp thời hướng dẫn khắc phục tình trạng (đảm bảo buổi học diễn ra đúng giờ, không làm mất thời gian của các bạn khác).

2. Học viên nghỉ học cần xin phép Giáo viên phụ trách ít nhất 12 tiếng trước khi buổi học kế tiếp bắt đầu. Bên cạnh đó, các em phải hoàn thành tất cả bài tập được giao trên các ứng dụng học tập).

3. Hoàn thành đầy đủ các bài tập được giao trong giờ học và sau giờ học.

4. Học sinh phải dùng tên thật của mình trong suốt khóa học

5. Học sinh bật/tắt camera và microphone theo sự chỉ dẫn của giáo viên phụ trách (Đề nghị các em tuân thủ việc bật CAM và MIC để đảm bảo sự tương tác giữa giáo viên – học viên và giữa các bạn cùng lớp). Sự tương tác cao sẽ giúp các em dễ tiếp thu và nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Nhật.

6. Không chat những nội dung không liên quan đến bài học trên cửa sổ Zoom làm gián đoạn việc dạy của thầy cô và ảnh hưởng tới lớp học. Nếu có ý kiến, hãy phát biểu cùng giáo viên.

7.  Không ăn vặt trong giờ học

8. Học viên mặc trang phục nghiêm chỉnh

9. Tuyệt đối không giao ID lớp học cho người khác

10. Tập trung học, chú ý tương tác cùng giáo viên và bạn bè để tăng khả năng phản xạ ngôn ngữ cũng như nắm vững kiến thức đã học.

YÊU CẦU HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC CÁC QUY TẮC ỨNG XỬ HỌC ONLINE TRÊN ĐỂ ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ TỐI ĐA CỦA KHÓA HỌC.

Những công việc cần chuẩn bị để đảm bảo hiệu quả buổi học

1. Sắp xếp góc học tập cố định, yên tĩnh.

2. Chuẩn bị các thiết bị học trực tuyến phù hợp, có Camera, tai nghe, Micro, mạng Internet cáp quang tốc độ cao.

3. Phản hồi lại với giáo viên ngay sau buổi học kết thúc nếu gặp khó khăn.

Trên đây là các quy tắc ứng xử dành cho học viên tham gia khóa học online trực tuyến tại Shinro.

Hãy cùng cố gắng em nhé! Vì Shinro sẽ luôn hỗ trợ các em hết mình.

Cập nhật lúc 22:28, Thứ Sáu, 01/10/2021 (GMT+7)

Nhiều buổi dạy và học online đã xảy ra không ít tình huống “dở khóc, dở cười” liên quan đến văn hóa ứng xử. Những tình huống này ít nhiều đã ảnh hưởng đến lớp học, nhất là tâm lý của giáo viên. Do đó, việc xây dựng văn hóa ứng xử phù hợp với bối cảnh dạy và học online là cần thiết.

Quy tắc ứng xử khi học trực tuyến
Em Nguyễn Quốc Thắng, lớp 12A4 Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (TP.Biên Hòa) trong giờ học. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh quy định học sinh phải mặc đồng phục trong giờ học online

Dạy học online, giáo viên không chỉ vất vả hơn trong việc truyền đạt kiến thức, quản lý lớp học mà cũng khó kiểm soát các tình huống không mong muốn xảy ra. Qua 3 tuần học online, có không ít tình huống bi hài khiến giáo viên nhẹ thì bị phân tâm, luống cuống, nặng thì “sốc” tâm lý.

* Nhiều tình huống bi hài

Tình huống phổ biến nhất mà hầu như giáo viên nào cũng gặp phải trong quá trình dạy online là học sinh không tuân thủ nội quy lớp học. Nhiều em không tắt mic, tự ý phát biểu khi giáo viên chưa mời. Điều này làm ảnh hưởng chung đến sự tập trung, chú ý của cả lớp. Một số học sinh khác lại thường nhắn tin trong giờ học khiến giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần. Có em lại vẽ lên bài trình bày của giáo viên, mở nhạc trong khi học...

Chị Lê Hồng Duyên (P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) kể: “Mấy hôm đầu học online, tôi để ý thấy có bé còn vẽ cả râu lên hình của cô giáo hoặc vẽ lung tung lên màn hình, cô phải nhắc nhở mấy lần mới thôi”.

Những tình huống liên quan đến học sinh dù sao cũng dễ giải quyết nhưng nếu liên quan đến phụ huynh thì trở nên tế nhị và khó nói hơn.

Cô Phạm Thị Phương Thảo, Trường THCS Võ Thị Sáu (xã Sông Trầu, H.Trảng Bom) tâm sự: “Có hôm tôi đang rất tập trung dạy học thì nghe tiếng phụ huynh ngồi kế bên nói xen vào. May là giáo viên giữ quyền host nên tắt mic của em được. Có trường hợp học sinh giơ tay phát biểu nhưng tôi chưa kịp gọi thì phụ huynh phản ứng. Lúc đó, tôi cũng “chạnh lòng” nhưng rồi phải lấy lại bình tĩnh để tiếp tục dạy”.

Thực tế, khi giảng dạy online, việc phụ huynh, người thân học sinh lướt ngang khung hình, hoặc nhìn vào màn hình và chỉ trỏ là điều không hiếm gặp. Một số phụ huynh thậm chí còn ở trần hoặc ăn mặc luộm thuộm nhưng vẫn vô tư “lọt” vào khung hình camera…

Những tình huống trên dù gây khó chịu cho cả người dạy lẫn người học nhưng chưa ở mức độ nghiêm trọng. Mới đây, một giáo viên đã tá hỏa khi trong giờ dạy online của mình có tài khoản để chế độ chia sẻ clip sex lên màn hình chung của lớp học. Ngay lập tức, cô đã phải kết thúc cuộc họp và đăng nhập lại rồi tiếp tục giảng bài. Đây cũng là cách xử lý tốt nhất mà giáo viên có thể làm được nếu gặp tình huống trên.

* Xây dựng văn hóa ứng xử

Thực tế cho thấy, việc xây dựng, đưa ra quy chuẩn về văn hóa ứng xử trong dạy và học online là rất cần thiết. Những nguyên tắc ứng xử này không chỉ cần sự thống nhất, chấp hành của giáo viên, học sinh mà còn cần có sự hợp tác của phụ huynh.

Chẳng hạn, phụ huynh có thể theo dõi việc học của con và nhắc nhở nếu con vi phạm nội quy lớp học (tự ý mở mic, tự ý vẽ lên màn hình chung, nhắn tin trong giờ học…). Bản thân phụ huynh cũng phải “ý tứ” và tuân thủ các quy tắc ứng xử mà nhà trường đưa ra.

Thầy Hoàng Văn Tâm, giáo viên Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh (TP.Biên Hòa) cho hay: “Trước khi dạy học, nhà trường đã đưa ra quy định cụ thể về văn hóa, phong cách, tác phong của giáo viên, học sinh. Đa phần học sinh đều thực hiện tốt. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có không gian học tập riêng nên khó tránh khỏi hình ảnh phụ huynh đi qua đi lại, hiếu kỳ nhìn vào lớp học. Giáo viên hiểu và thông cảm, nhưng về phía phụ huynh cũng nên cố gắng dành không gian riêng cho con, chú ý mặc đồ lịch sự, hạn chế xuất hiện trước camera…”.

Đồng tình với ý kiến của thầy Tâm, cô Nguyễn A Say, giảng viên Trường đại học Văn Hiến (TP.HCM) cho biết, dù đã có quy định chung nhưng trong các buổi học, cô đều phải khuyên học sinh tìm cho mình một không gian học tập thật yên tĩnh. Sinh viên nên dặn trước cha mẹ không nên to tiếng hoặc đi qua đi lại làm ảnh hưởng lớp học. Cha mẹ cũng đừng sai vặt con trong thời gian con đang học.

“Học online có rất nhiều khó khăn, trong đó, khó khăn nhất chính là giao tiếp. Nếu dạy và học trực tiếp, chỉ cần nhìn vào đôi mắt của học sinh, thầy cô như được tiếp thêm động lực thì nay, trong không gian mạng, đường truyền chập chờn, chỉ nhìn vào máy tính, cảm xúc dường như trôi tuột. Để khắc phục điều đó, sự tương tác của thầy và trò vô cùng quan trọng, ngoài việc cố gắng mở camera, mở mic phát biểu, thì việc linh hoạt sử dụng những icon trong phần mềm cũng phần nào giúp nâng cao cảm xúc của thầy và trò” - cô Nguyễn A Say chia sẻ thêm.

Hải Yến

.

Quy tắc ứng xử khi học trực tuyến

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

  • Quy tắc ứng xử khi học trực tuyến
  • Quy tắc ứng xử khi học trực tuyến
  • Quy tắc ứng xử khi học trực tuyến
  • Quy tắc ứng xử khi học trực tuyến
Remind me later

Sau các xung đột xảy ra gần đây giữa thầy và trò, tình trạng lớp học bị quấy nhiễu, các trường bắt đầu quan tâm, thiết kế, xây dựng các quy tắc ứng xử trong dạy, học online.

Cần có quy tắc ứng xử 

PGS-TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM), phân tích, việc giảng dạy online có nhiều khó khăn trong truyền đạt, nhất là khi thầy, trò không thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể và đôi mắt để giao tiếp. Sự mất tập trung khi phải tham gia lớp online trong thời gian dài đối với người học là một vấn đề lớn phải giải quyết (theo nhiều chuyên gia, thời gian này thường giới hạn ở mức không quá 40-60 phút liên tục). Chất lượng đường truyền kém cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người học và giảng viên khi liên tục bị ngắt quãng trong giao tiếp. Những trục trặc về âm thanh, hình ảnh… dễ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của thầy và trò.  

Quy tắc ứng xử khi học trực tuyến
Học sinh tiểu học TPHCM trong một giờ học online. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Do đó, để tránh những xung đột, cần chuẩn bị tâm lý và hạ tầng kỹ thuật thật tốt cho các bên liên quan. Cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường và truyền thông thật tốt để xây dựng một chuẩn mực chấp nhận được cho mọi thành viên. Trường ĐH Bách khoa đã xây dựng quy tắc ứng xử nói chung trong môi trường trường học. Bộ quy tắc này đang được xây dựng cụ thể hơn, đáp ứng đặc thù của hoạt động giảng dạy - học tập  online.

Vấn nạn các nhóm “phá lớp học trực tuyến”

Hiện trên Facebook có rất nhiều fanpage và nhóm được công khai, mời gọi “phá lớp học trực tuyến”. Sau khi thử đăng ký tham gia các nhóm này, chúng tôi liên tục nhận được các thông báo như có lớp học từ thứ hai đến thứ sáu, được cung cấp mã lớp học, ID và mật khẩu để vào phá lớp học. Có rất nhiều nhóm riêng tư trên Facebook với mục đích phá lớp học online như nhóm “Share ID Pass Zoom/Chia sẻ ID Pass Zoom” (8.400 thành viên), nhóm “Phá Zoom” (4.200 thành viên), nhóm “Phá Zoom/Google Meet” (hơn 7.000 thành viên)...  

Sau khi phá rối, nhiều thành viên chia sẻ công khai lên nhóm để mọi người vào bình luận. Các lớp học trực tuyến của học sinh THCS, THPT cũng thường xuyên được chia sẻ trong các nhóm này. Thậm chí, danh sách họ tên cả lớp lẫn số điện thoại, ID... đều được chụp lại chia sẻ cho các thành viên trong nhóm tìm cách phá”.

Theo GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, học online ở các em nhỏ có thể dẫn đến những ảnh hưởng khác như các vấn đề bệnh lý về mắt, về cơ thể. Một số em ngồi học lâu dễ có cảm giác uể oải, thậm chí xuất hiện những “triệu chứng giả” về mặt cơ thể mệt mỏi, bệnh tật… Học sinh lớn tuổi và sinh viên có thể bị ảnh hưởng bởi kiểu giao tiếp gián tiếp và biến nó thành thói quen, sự ứng xử của chính mình. Từ đây, hệ lụy về giao tiếp đồng đẳng, cào bằng trên môi trường online có thể xảy ra. Nói thế để khẳng định, thay vì trách học sinh, sinh viên, chúng ta cần xem lại đã trang bị cho các em kỹ năng gì để học online?, bao nhiêu học sinh có thể làm chủ môi trường này?

Đội ngũ giáo viên, giảng viên cũng không ngoại lệ. Có thể vì chưa làm chủ phần mềm, hay những áp lực khi giảng online và sự giản đơn hóa về nhận thức khi sử dụng kênh online, dẫn đến khả năng một số giáo viên dễ dãi đôi phần khi dạy online hoặc xuề xòa một chút, khiến nhiều hệ lụy phát sinh… Thực tế cho thấy, sự chuẩn mực bị ảnh hưởng có thể tạo ra khá nhiều vấn đề trong tương tác về sau. 

Ứng xử văn minh 

Dưới góc nhìn của xã hội học, chuyên gia Lê Minh Tiến, Trường ĐH Mở TPHCM, cho rằng: Từ năm 2020 đến nay, việc dạy, học online tại các trường ĐH, CĐ và cả bậc THPT không còn mới mẻ ở nước ta. Dù dạy, học online còn nhiều hạn chế nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, đây vẫn là phương thức dạy và học thích hợp nhất. Việc thầy, trò có những ngôn từ không phù hợp khi dạy, học online dù chỉ là thiểu số nhưng vẫn cần khắc phục sớm. 

Chuyên gia Lê Minh Tiến phân tích: So với việc dạy trực tiếp tại lớp, việc dạy online tạo nhiều áp lực và căng thẳng hơn cho thầy cô, vì các buổi học đều có ghi hình để lưu giữ cũng như giúp người học có thể xem lại bài học. Người dạy gần như chỉ tập trung vào việc truyền đạt nội dung. Thầy cô chỉ độc thoại trước màn hình, không thể đi lại như đứng lớp - một cách làm giảm căng thẳng. Điều này cộng với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh dễ khiến thầy cô căng thẳng tâm lý hơn. Do đó, họ dễ có những lời nói, ứng xử bộc phát và không đẹp như chúng ta đã thấy. 

Quy tắc ứng xử khi học trực tuyến
Cùng học online giúp con không cảm thấy bị “cô độc” và lơ là. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Người học cũng có những căng thẳng như vậy. Nhiều môn dù học trực tiếp còn khó tiếp thu, huống chi học online. Khi không hiểu bài và không đáp ứng được yêu cầu của thầy cô, sự bất mãn nơi người học là điều chúng ta có thể thông cảm. Học online, các em cũng không có cơ hội “học từ bạn” một cách nhanh chóng và dễ dàng như khi học trực tiếp. Học kiểu “cô độc” như thế cũng là một yếu tố gây ức chế cho người học.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng chúng ta đang thiếu những quy tắc ứng xử khi tham gia dạy, học online. Đây là một bất cập chung của Việt Nam vì từng bị xếp vào nhóm các quốc gia có ứng xử kém khi tham gia mạng xã hội. Ứng xử kém khi tham gia mạng xã hội đã chuyển sang ứng xử kém khi tham gia học online như một thói quen. Vì vậy, các trường nên nhanh chóng ban hành hướng dẫn các quy tắc dạy, học online cho giảng viên và sinh viên. Các quy tắc này giúp cho người dạy, người học ý thức được rằng mình đang ở trong môi trường giáo dục và mình là tầng lớp trí thức nên phải luôn có cách ứng xử văn minh, không chỉ trong việc dạy, học online mà còn trong đời sống thường nhật. Thói quen ứng xử văn minh trong đời thường, nếu được thiết lập, sẽ chuyển thành ứng xử văn minh trên mạng xã hội nói chung và dạy, học online nói riêng. Có như thế, văn hóa học đường, tinh thần tôn sư trọng đạo mới được duy trì và phát triển bền vững như khi dạy, học trực tiếp. 

Theo cô Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1), trong quá trình triển khai dạy, học online, giáo viên cần tạo cho mình thái độ lạc quan để sẵn sàng vượt khó, từ đó tạo được nguồn năng lượng tích cực lan tỏa cho học sinh, đồng nghiệp và cả phụ huynh. Không nên quan niệm “người trẻ thường ít kinh nghiệm” mà nên chủ động chia sẻ kinh nghiệm để trau dồi chuyên môn, qua đó tiếp thu những cách làm hay từ đồng nghiệp.

Với cô Trần Thanh Vân Anh, Trường THPT Lương Thế Vinh, nhiều giáo viên hiện nay đang hiểu sai rằng dạy, học online là phải giỏi công nghệ, biết nhiều phần mềm dạy học. Thực tế, giáo viên không cần quá giỏi công nghệ, tìm hiểu tất cả phần mềm dạy học. Thay vào đó, giáo viên cần tìm được công cụ phù hợp, duy trì cho mình trạng thái tinh thần tốt nhất, xuất hiện trước học sinh với gương mặt tươi cười thì hiệu quả dạy học sẽ tăng lên rõ rệt.

Dạy, học online là sinh hoạt trong môi trường mạng, do vậy các yêu cầu về tuân thủ Luật An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17-6-2021 của Bộ trưởng Bộ TT-TT) phải được đảm bảo. Cụ thể: cần tuân thủ các quy tắc như tôn trọng, tuân thủ pháp luật; tuân thủ quy tắc lành mạnh về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Cần chia sẻ thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy; không sử dụng ngôn từ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội; khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực... 

Để làm được điều này, thầy, trò cần quan tâm đến hành vi, thái độ của mình, nhất là đừng quá vô tư hay dễ dãi với bản thân, vì điều này rất quan trọng để làm việc hiệu quả và an toàn đích thực. Các nhà quản lý cũng cần vận dụng yêu cầu này vào các văn bản, hướng dẫn dạy và học; đánh giá, thi cử; xây dựng văn hóa cơ sở, bởi đó là nội dung quan trọng và cần thiết.

THANH HÙNG - THU TÂM