Quy trình soạn thảo văn bản quản lý nhà nước năm 2024

Quy trình soạn thảo văn bản quản lý nhà nước năm 2024

1

Chuyên đề 3:

SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN

  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN QUY

PHẠM PHÁP LUẬT

1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

Các văn bản quản lý nhà nước nhằm phục vụ cho việc điều hành bộ máy

quản lý nhà nước có thể hoạt động đúng hướng, đúng chức năng và có hiệu

quả. Văn bản quản lý nhà nước có thể là văn bản quy phạm pháp luật, văn bản

cá biệt, văn bản hành chính thông thường, văn bản chuyên môn và văn bản kỹ

thuật. Cần phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản khác

cũng thuộc văn bản quản lý nhà nước. Đối với văn bản quy phạm pháp luật,

cần chú ý đặc tính của văn bản là có chứa đựng quy tắc xử sự chung, có tính

bắt buộc chung và đối tượng áp dụng không phải là một đối tượng hay nhóm

đối tượng cụ thề và chỉ một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành loại

văn bản này.

Khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật” được quy định lần đầu tiên

trong Luật ban hành văn quy phạm pháp luật năm 1996 (Luật năm 1996) và

được kế thừa trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (Luật

năm 2008) và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân

dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 (Luật năm 2004). Khái niệm này là căn cứ

để các cơ quan có thẩm quyền phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn

bản hành chính và văn bản áp dụng pháp luật, góp phần hạn chế đáng kể số

lượng văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, do cách

định nghĩa trong Luật còn nặng về học thuật, lại chưa cụ thể nên đã gây khó

khăn, lúng túng trong việc xác định văn bản nào là văn bản quy phạm pháp

luật.

Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của khái niệm văn bản quy phạm pháp

luật và để khắc phục hạn chế từ thực tiễn triển khai, Luật năm 2015 đã tách

khái niệm “Văn bản quy phạm pháp luật” và khái niệm “Quy phạm pháp luật”,

theo đó, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật,

được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định

trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản quy phạm pháp luật

là tập hợp của nhiều quy phạm pháp luật. Trong đó, “quy phạm pháp luật” là

quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại

nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị

hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định

trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và được Nhà nước bảo đảm

thực hiện. Theo quy định, một văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng

được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định