Rèn luyện tập trung ở trẻ

Tập trung vào một hoạt động trong một khoảng thời gian quả thật không dễ với một em bé. Thậm chí một số người lớn cũng cảm thấy khó tập trung. Có những quan điểm cho rằng kỹ năng tập trung do rèn luyện sau này nhưng thật ra kỹ năng tập trung là một phần quan trọng trong sự phát triển từ sớm của trẻ.

Sự tập trung là gì và tại sao nó quan trọng?

Sự tập trung là khả năng trẻ tập trung tất cả trí não và giác quan vào một vật, một hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Đó có thể là hành động bò về phía một món đồ chơi yêu thích hay cầm miếng trái cây rồi cho vào miệng. Con có thể tập trung vào điều gì đó càng lâu, con càng dễ dàng làm điều mình muốn.

Rèn luyện tập trung ở trẻ

Bé bao nhiêu tuần tuổi có thể tập trung vào một việc

Nếu trẻ có kỹ năng tập trung tốt, khả năng sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ say này sẽ tốt hơn rất nhiều. Con cũng sẽ dễ hòa đồng và chơi với bạn bè hơn nếu có sự tập trung.

Khi nào con bắt đầu tập trung?

Trẻ bắt đầu tập trung khi con còn trong bụng mẹ. Một nghiên cứu cho thấy ở tuần 34 của thai kỳ, con đã có thể lưu trữ và ghi nhớ nhiều thông tin.

Khi chào đời, con chỉ có thể tập trung trong một khoảng thời gian rất ngắn. Lý do là con liên tục bị phân tâm bởi những âm thanh, mùi vị và cảnh vật mới trong môi trường xung quanh. Điều này không phải là không tốt mà thực tế những kích thích này giúp con học hỏi nhiều hơn.

Đến hai tháng hoặc ba tháng tuổi, con có thể tập trung đủ để hiểu các chuỗi hình ảnh và thậm chí có thể nhớ nơi một hình ảnh sẽ xuất hiện tiếp theo trong một mô hình. Khi thấy một vật đang di chuyển chẳng hạn như một chiếc ô tô đồ chơi đang chạy hoặc quả bóng đang lăn con còn có thể nhìn theo hướng đồ chơi sẽ di chuyển đến.

Đến bốn tháng, thị lực của con được cải thiện đồng nghĩa với việc con có thể chuyển sự chú ý của mình nhanh hơn. Các kỹ năng tập trung của con chưa được phát triển đủ để tập trung vào một hoạt động trong thời gian dài, nhưng con đã có thể bắt đầu tập trung vào những thứ mà con quan tâm.

5 cách rèn luyện sự tập trung cho trẻ

Sự thật là trẻ sẽ phát triển kỹ năng tập trung mà không cần bất kỳ sự giúp đỡ nào từ mẹ. Con sẽ tìm hiểu các mẫu, ghi nhớ mọi thứ và tạo ra các kết nối bằng cách tương tác và tập trung vào thế giới xung quanh. Trong quá trình phát triển sự tập trung của con sẽ được cải thiện liên tục.

Tất nhiên mẹ cũng có thể giúp khuyến khích các kỹ năng tập trung của con phát triển bằng các hoạt động sau:

1. Nói chuyện với con về những gì con đang làm, trẻ sẽ rất thích thú đó. Mẹ có thể đáp lại nhưng âm thanh ngộ nghĩnh của con hoặc nói về chiếc chăn mà con rất thích.

2. Cho con chơi những trò chơi đòi hỏi sự tập trung. Trò ghép hình (ghép hình đơn giản thôi mẹ nhé) và xếp các khối gỗ có màu sắc rực rõ sẽ giúp con rèn kỹ năng tập trung.

3. Khi trẻ lớn hơn những trò chơi có sự luân phiên theo thứ tự sẽ thu hút trẻ. Ví dụ mẹ và bé thay phiên thè lưỡi, áp mặt vào bụng rồi thổi thành tiếng hay hôn gió. Những trò như chơi bài sẽ hù hợp với trẻ lớn hơn. Các trò chơi đơn giản thực ra lại giúp con cải thiện các kỹ năng và mở mang kiến thức về xã hội.

4. Loại bỏ những yếu tố có thể khiến trẻ sao lãng, ví dụ như tivi. Mặc dù khả năng tự bỏ qua những phiền nhiễu để tập trung cũng rất quan trọng. Nhưng với các em bé, mẹ hãy tắt tivi để con hoàn toàn tập trung vào các hoạt động của hai mẹ con.

5. Quan trọng là mẹ phải quan sát và để bé dẫn dắt mẹ, đừng bắt ép con. Không có gì phải lo lắng khi con không muốn chơi trò này, không muốn làm cái kia. Điều này không có nghĩa là con không tập trung, chỉ đơn giản là con muốn tham gia một hoạt động khác. Nếu con có dấu hiệu buồn chán thì mẹ chỉ cần giúp con tìm thứ gì đó mới khiến trẻ bị thu hút và tập trung.

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Phương pháp dạy trẻ kém tập trung luôn là điều mà các bậc cha mẹ đang tìm kiếm. Trẻ thường thích khám phá thế giới xung quanh nhưng lại “cả thèm chóng chán”. Đặc biệt, trẻ rất dễ bị xao nhãng, mất tập trung, chỉ vì những thứ nhỏ nhặt, có thể là tiếng chim hót, tiếng xe máy, thậm chí là một vết nứt trên chiếc bút mực. Vậy làm sao thể rèn luyện cho trẻ tập trung, hãy cùng tìm hiểu 9 cách dạy trẻ không tập trung dưới đây các mẹ nhé!

Rèn luyện tập trung ở trẻ

Nội dung bài viết hiện

1 Tạo không gian học tập yên tĩnh cho trẻ tập trung

2 Thời gian học và chơi nên đan xen nhau

3 Đặt mục tiêu để trẻ tập trung học

4 Tăng dần thời gian mà trẻ cần tập trung cho hoạt động của mình

5 Bố mẹ nên ngồi cùng trẻ

6 Hãy quan sát trẻ

7 Trao cho trẻ quyền làm chủ

8 Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm

9 Cảm thông và lắng nghe trẻ

Tạo không gian học tập yên tĩnh cho trẻ tập trung

Việc bố trí một căn phòng với đầy đủ tiện nghi, ánh sáng và bàn học đúng độ tuổi, đồ dùng học tập để ngăn nắp, gọn gàng, không khí thoáng máy… sẽ tạo điều kiện tốt cho trẻ tăng khả năng học tập. Điều này có thực sự đúng không? Mẹ hãy quan sát kết quả sau một thời gian nhé!

Việc sắp xếp đồ đạc trong phòng, bàn học cần được chú ý. Đối với trẻ có khả năng tập trung tốt, các mẹ thường đặt những món đồ chơi lên bàn học của trẻ như búp bê, siêu nhân, …

Tuy nhiên, với những trẻ kém tập trung thì mẹ nên tránh việc làm này bởi những món đồ này sẽ kích thích trẻ, làm giảm sự hứng thú của trẻ đối với những con số hay bài văn. Ngay lập tức, trẻ sẽ với tay lấy món đồ chơi yêu thích và quên mất việc phải tập trung học.

Rèn luyện tập trung ở trẻ

Thời gian học và chơi nên đan xen nhau

Đây là cách dạy trẻ kém tập trung khá hiệu quả. Nôm na của phương pháp này chính là hướng dẫn trẻ học tập trung cao trong thời gian 25 phút sau đó nghỉ ngắn 5 phút và lại bắt đầu 1 phiên học 25 phút mới.

Rèn luyện tập trung ở trẻ
Thời gian học và chơi nên đan xen nhau

Đặt mục tiêu để trẻ tập trung học

Việc đặt mục tiêu giúp trẻ tập trung học cũng là một trong những cách dạy trẻ kém tập trung được đánh giá cao về mặt hiệu quả. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra cần vừa phải do với sức học của trẻ, chẳng hạn: “Con phải hoàn thành bài tập ở nhà trong vòng 30 phút tối nay”. Hãy thiết lập khoảng thời gian thích hợp với khối lượng bài tập mà bé cần hoàn thành.

Đừng bao giờ nổi giận vì trẻ không thực hiện được mục tiêu mà bạn đề ra, cơn giận của bạn sẽ khiến trẻ cảm thấy thất vọng với bản thân mình và dần đánh mất lòng tự trọng.

Tăng dần thời gian mà trẻ cần tập trung cho hoạt động của mình

Sau khi bé đã đạt được sự tập trung trong khoảng thời gian đề ra, hãy kéo dài thêm khoảng 30 giây nữa vào ngày hôm sau. Hãy nói cho biết bạn đang làm gì và mục tiêu cần phải thực hiện là gì?

Bố mẹ nên ngồi cùng trẻ

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng: việc trẻ ngồi chơi đồ chơi lâu hơn nếu có cha hoặc mẹ ngồi chơi cùng. Bé sẽ tập chung chơi và chơi lâu hơn do cảm giác an toàn, thoải mái và dễ chịu khi có bố mẹ bên cạnh.

Rèn luyện tập trung ở trẻ

Hãy quan sát trẻ

Đôi khi trẻ có thể tập trung học lâu hơn thời gian bạn quy định. Nếu vậy hãy tìm hiểu động lực giúp trẻ có thể tập trong học trong thời gian lâu như vậy? Bé thích làm bài tập, bé thích hồi học ở đây hoặc do một nguyên nhân nào khác? Từ đó, sẽ giúp bạn tìm ra những yếu tố tác động bên ngoài bổ sung vào phương pháp dạy trẻ kém tập trung hàng ngày.

Rèn luyện tập trung ở trẻ

Trao cho trẻ quyền làm chủ

Giúp đỡ và trách nhiệm là 2 khái niệm hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu bạn nghĩ đó là trách nhiệm của bạn thì trẻ sẽ phụ thuộc hẳn vào bạn. Chính vì vậy, khuyến khích trẻ tự chủ động làm mọi việc của chúng và thực hành kỹ năng tập trung khi học là việc làm rất cần thiết.

Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm

Việc trao đổi với giáo viên chủ nhiệm nhằm tìm hiểu xem trẻ có tập trung học khi ở lớp hay không? Đồng thời, chia sẻ với giáo viên và cùng nhau tìm ra cách dạy trẻ không tập trung để giúp trẻ tập trung, học tập tốt hơn.

Rèn luyện tập trung ở trẻ

Cảm thông và lắng nghe trẻ

Việc tìm phương pháp dạy trẻ kém tập trung mà bạn không nên bỏ qua đó chính là cảm thông và lắng nghe trẻ. Trong quá trình dạy trẻ kém tập trung sẽ làm bạn mất kiên nhẫn nhưng đừng vội mắng trẻ. Bạn có thể nhận thấy trẻ khó chịu và bực bội khi phải ngồi im một chỗ trong thời gian dài.

Thật ra trẻ cũng muốn tập trung học nhưng cảm giác khó chịu không biết phải làm sao? Chính lúc này, trẻ cần được cha mẹ cảm thông, lắng nghe những khúc mắc, giúp trẻ vượt qua tình trạng này.