Review ngành truyền thông đa phương tiện Học viện báo chí

Viện Báo chí đào tạo cử nhân ngành Truyền thông với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhân lực báo chí truyền thông cho cả nước. Hiện tại, Viện Báo chí đang tuyển sinh, đào tạo 2 ngành Truyền thông đa phương tiện và Truyền thông đại chúng. Mặc dù chỉ mới xuất hiện 2 năm trở lại đây nhưng luôn là 2 ngành được rất nhiều sĩ tử "săn đón".

Ngành Truyền thông đa phương tiện

Chỉ tiêu: 50 sinh viên

Nội dung chính Show

  • Sinh viên truyền thông sẽ được học gì ở Viện Báo chí?
  • Phản hồi
  • Video liên quan

Đào tạo: Kỹ năng sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện; ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong truyền thông xã hội, quản trị website, trong các chương trình, chiến dịch truyền thông; thiết kế, thực hiện các dự án phát triển truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Người được đào tạo có khả năng đảm nhiệm các vị trí việc làm sau đây:
- Tại các cơ quan quản lý báo chí - truyền thông: Các cơ quan tuyên giáo của các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý của nhà nước về báo chí, truyền thông ở trung ương và các địa phương
- Tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như: thiết kế, quảng cáo, điện ảnh, các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, viễn thông, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, các công ty quan hệ công chúng (PR) và quảng cáo, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thông số, phát triển ứng dụng truyền thông đa phương tiện ở mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hôi, văn hoá, công nghệ, giáo dục, giải trí
- Tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, tập huấn liên quan đến truyền thông đa phương tiện.

Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm:
- Các vị trí chuyên môn trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thông đa phương tiện (giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo, đạo diễn, biên kịch, biên tập viên, dẫn chương trình, sản xuất và kinh doanh bản quyền format sản phẩm truyền thông đa phương tiện, giám đốc kinh doanh, giám đốc marketing tại các công ty kinh doanh sản phẩm truyền thông số).
- Chuyên viên quảng cáo, chuyên viên marketing, chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên truyền thông xã hội, chuyên viên quản trị thương hiệu, quản trị truyền thông trong khủng hoảng, quản lý hình ảnh;
- Nhà tư vấn tổ chức sản xuất sản phẩm và quản lý hoạt động truyền thông đa phương tiện;
- Chuyên viên quản trị Cổng thông tin điện tử, quản trị website của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;
- Chuyên viên quản lý chương trình, chiến dịch truyền thông, quản lý và phát triển dự án truyền thông đa phương tiện
- Khởi nghiệp và làm chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thông đa phương tiện;
- Ngoài ra, người học sau tốt nghiệp có thể là nguồn đào tạo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực truyền thông đa phương tiện tại các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

Ngành Truyền thông đại chúng

Chỉ tiêu: 100 sinh viên

Đào tạo: Kỹ năng sáng tạo nội dung, sản xuất, các dòng sản phẩm truyền thông đại chúng tại các doanh nghiệp truyền thông; nghiên cứu, phát triển và ứng dụng truyền thông đại chúng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, đặc biệt trong truyền thông văn hoá, nghệ thuật, thể thao, giải trí, biểu diễn...

Người được đào tạo có khả năng đảm nhiệm các vị trí việc làm sau đây:
- Các doanh nghiệp truyền thông: có thể làm ở tất cả các bộ phận sáng tạo nội dung, nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm truyền thông, phát triển sản phẩm, dự án truyền thông. Người được đào tạo ngành truyền thông đại chúng có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp trong ngành truyền thông.
- Các cơ quan ứng dụng, cơ quan quản lý và tổ chức truyền thông, các tổ chức, doanh nghiệp là đối tác và khách hàng của doanh nghiệp truyền thông: nghiên cứu và phát triển, quản lý hình ảnh và thương hiệu, nhân viên quản lý các dự án truyền thông

Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm
- Chuyên viên sáng tạo nội dung truyền thông: copywriter, viết kịch bản truyền thông, chụp ảnh, quay phim, dựng phim, thiết kế các loại hình sản phẩm truyền thông đại chúng như: gói nhận diện thương hiệu, các sản phẩm truyền thông nội bộ và quảng bá, video, quảng bá phim và sản phẩm hàng hoá, văn hoá, nghệ thuật, thời trang
- Chuyên viên phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đại chúng: nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các kênh truyền thông đại chúng, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh và phát triển các dự án bản quyền format sản phẩm truyền thông đại chúng, kinh doanh marketing, quản lý hình ảnh; quản trị thương hiệu, quản trị danh tiếng, quản trị khủng hoảng cho cơ quan, tổ chức và cá nhân; phụ trách dự án hợp tác, liên kết truyền thông

Nhiều phương thức thực hành, nâng cao nghiệp vụ

Tại Viện Báo chí, sinh viên các ngành truyền thông vừa được tiếp thu những kiến thức căn bản qua các bài giảng, tài liệu vừa được thực hành, trải nghiệm nghề nghiệp, áp dụng lý thuyết đã học vào những bài tập lớn, những dự án truyền thông của Viện và của Học viện. Sinh viên được tham gia các sản phẩm thực hành như Đặc san Báo chí Trẻ, Trang tin Truyền thông Trẻ, câu lạc bộ nghiệp vụ CJC, hoạt động ngoại khoá, thực tế, thực tập tại các cơ quan báo chí - truyền thông...Ngoài ra, nhà trường cũng rất chú trọng việc nâng cao cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu thực hành, sản xuất các sản phẩm báo chí đa phương tiện và đảm bảo chất lượng đầu ra của cử nhân ngành Truyền thông.

Chủ đề