Rửa mũi bằng nước muối có tốt không

là thói quen tốt cho sức khỏe khoang mũi nhờ làm sạch vi khuẩn, chất nhờn và bụi bẩn trong mũi. Từ đó hỗ trợ làm giảm các triệu chứng chảy dịch mũi, nghẹt mũi thường gặp.… Tuy nhiên nếu rửa mũi sai cách có thể làm cho bệnh nặng hơn. Vậy có nên dùng nước muối sinh lý rửa mũi? Nên chọn sản phẩm nào? Những thông tin trong bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

 

Rửa mũi bằng nước muối có tốt không
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không?

1. Có nên rửa mũi bằng nước muối không? 

Ngày nay, thói quen rửa mũi bằng nước muối sinh lý ngày càng phổ biến, được nhiều người áp dụng để làm sạch khoang mũi. Cách này giúp loại bỏ các chất nhầy, đờm, vi khuẩn và bụi bẩn bám trong mũi. Từ đó hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng bệnh đường hô hấp thường gặp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… Đồng thời gián tiếp giảm bớt đi việc uống kháng sinh.

Rửa mũi bằng nước muối có tốt không
Nước muối sinh lý giúp làm sạch mũi an toàn

Điều này đã có thể giải đáp thắc mắc rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tốt không của nhiều người. Các chuyên gia y tế cho rằng đây là thói quen tốt và ít gây ra tác dụng phụ với người sử dụng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý quá thường xuyên vì sẽ làm mất chất nhầy tự nhiên hình thành trong niêm mạc mũi. Lớp chất nhầy này có nhiệm vụ làm ẩm, ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn tấn công khoang mũi. Cũng cần nhớ rằng phương pháp này chỉ thực sự có tác dụng tốt khi thực hiện đúng cách. Vì nếu làm sai, các triệu chứng như nghẹt mũi, tắc mũi,… trở nên nghiêm trọng hơn. 

2. Nên dùng loại nước muối sinh lý nào để rửa mũi?

Theo các chuyên gia y tế, bạn nên chọn dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%. Đây là dung dịch nước muối rửa mũi có tác dụng tương đương với nồng độ dịch của cơ thể. Sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% giúp tránh được cảm giác đau và xót niêm mạc. 

Lưu ý, với nước muối sinh lý NaCl 0,9%, bạn có thể dùng để súc miệng, làm sạch khoang miệng vòm họng và các ngách amidan. Thực hiện từ 3 – 5 lần để đạt hiệu quả tốt. 

3. Phương pháp rửa mũi bằng nước muối đúng cách

Dưới đây là hướng dẫn rửa mũi bằng nước muối tại nhà đúng cách mà bạn nên thực hiện để đảm bảo việc làm sạch khoang mũi được tốt nhất: 

  • Bước 1: Bạn có thể rửa mũi bằng nước muối tự pha, hoặc dùng chai nước muối sinh lý pha sẵn. Sau đó, bạn đứng trước bồn rửa và hơi nghiêng người về phía trước, nghiêng qua một bên 45 độ 
  • Bước 2: Dùng ống tiêm hoặc bình rửa mũi bơm mạnh nước muối vào bên trong lỗ mũi phía trên cho đến khi nước muối bắt đầu chảy ra ở lỗ mũi bên dưới. Lặp lại thao tác 3-5 lần để làm sạch toàn bộ khoang mũi.
  • Bước 3: Đổi bên, rửa khoang mũi còn lại theo cách tương tự
Rửa mũi bằng nước muối có tốt không
Bạn nên rửa mũi đúng hướng dẫn để không bị phản tác dụng

Rửa mũi bằng nước muối là giải pháp làm sạch mũi đơn giản và hiệu quả tại nhà. Để phát huy tác dụng tối đa của việc rửa mũi, bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn bên trên với tần suất hợp lý. 

Ngoài phương pháp nêu trên để làm sạch khoang mũi, bạn có thể tham khảo dung dịch xịt mũi của Dr.Muối được nhiều chuyên gia khuyên dùng. 

Rửa mũi bằng nước muối có tốt không
Sản phẩm có chứa khoáng vi lượng tốt cho khoang mũi

Dung dịch xịt mũi Dr.Muối là sản phẩm góp phần ngăn ngừa virus, vi khuẩn và các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi, viêm xoang. Dung dịch có thành phần từ muối biển cùng nhiều khoáng vi lượng tốt, sẽ giúp săn se niêm mạc mũi, kháng viêm, giảm khô rát và phù nề trong mũi. Bên cạnh đó còn hỗ trợ điều trị các bệnh lý về nhiễm trùng tai, mũi, họng an toàn, hiệu quả. Đây cũng được đánh giá là giải pháp làm sạch mũi tốt và an toàn cho cả phụ nữ có thai và đang cho con bú. 

SKĐS - Nước muối sinh lý là thuốc mà việc sản xuất phải theo quy trình chặt chẽ, việc sử dụng cũng phải thật đúng.

Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh khá phổ biến ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Thống kê cho thấy, tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10-15% dân số thế giới ở Việt Nam. Bệnh viêm mũi dị ứng chiếm 32,2% trong các bệnh về tai mũi họng. Ngày nay khí hậu ngày càng khắc nghiệt tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do vậy tỉ lệ mắc bệnh dị ứng cũng tăng theo.

Nội dung

Viêm mũi dị ứng không quá nghiêm trọng nhưng lại không thể chữa khỏi hoàn toàn vì nguyên nhân cơ địa. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt các triệu chứng, bệnh sẽ kéo dài, tái diễn nhiều lần và trở thành bệnh mạn tính, tăng nguy cơ làm cho hệ hô hấp suy giảm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

1. Nước muối sinh lý trị viêm mũi dị ứng như thế nào?

Sử dụng nước muối sinh lý là một trong những phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến nhất.

Nước muối sinh lý có thể rửa sạch các chất gây dị ứng khỏi đường mũi. Nước muối có thể được sử dụng độc lập cho bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc dùng trước các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng khác, điều này nhằm làm sạch niêm mạc vùng mũi, từ đó giúp tăng tác dụng của thuốc. Hơn nữa, những triệu chứng khó chịu và phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng chính là ngứa mũi và nghẹt mũi.

Rửa mũi bằng nước muối có tốt không

Viêm mũi dị ứng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Nước muối sinh lý NaCl 0,9% giúp loại bỏ dễ dàng các dịch nhầy – "thủ phạm" chính gây ra hiện tượng tắc nghẽn mũi. Đồng thời, tính sát khuẩn trong nước muối sẽ làm giảm triệu chứng viêm nhiễm. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ ngày giúp làm dịu niêm mạc hô hấp và hỗ trợ tăng cường dẫn lưu dịch. Biện pháp này có thể cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi một cách rõ rệt.

Các nghiên cứu gần đây về tác động của việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý ở trẻ em bị viêm mũi dị ứng giúp cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi, ngứa cổ họng, các triệu chứng về chất lượng giấc ngủ và lưu lượng khí lưu thông qua mũi. Rửa mũi đặc biệt hữu ích khi dịch mũi bị khô lại. Một nghiên cứu khác trên phụ nữ mang thai cho thấy việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý cũng có lợi cho việc điều trị viêm mũi dị ứng.

2. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách

  • Rửa mũi bằng nước muối có tốt không

    Viêm mũi dị ứng: Dược sĩ chỉ cách sử dụng thuốc hiệu quảĐỌC NGAY

Đa số mọi người vẫn còn thực hiện dùng nước muối theo bản năng và chưa biết cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng kỹ thuật. Sau đây là các bước thực hiện rửa mũi theo quy trình mà bệnh nhân nên biết:

Sử dụng bình đựng củ tỏi để chứa nước muối sinh lý, hoặc thay thế bằng các loại bình khác như bình xịt phun sương,…

- Nghiêng đầu một góc 45 độ về phía chậu hay bồn rửa mặt, sau đó dùng bình xịt xịt vào mũi nhằm để nước muối có thể chảy từ lỗ mũi bên này sang lỗ mũi bên kia và chảy ra đúng vị trí chậu. Hạn chế ngả đầu ra sau vì điều này làm cho nước muối bị chảy ngược vào trong mũi.

- Đưa vòi vào một bên mũi, sau đó mở miệng đồng thời xịt nước muối sinh lý từ từ vào khoang mũi. Lúc này, bạn phải thở bằng miệng, không được thở bằng mũi. Đôi khi, nước muối có thể chảy xuống họng nhưng điều này không có gì đáng lo ngại cả.

- Xì mũi nhẹ nhàng để kiểm tra xem bên trong mũi đã được làm sạch hoàn toàn chưa. Nếu chưa thì bạn nên thực hiện lại một lần nước theo hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý nói trên.

Rửa mũi bằng nước muối có tốt không

Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cần đúng kỹ thuật.

3. Làm thế nào sử dụng nước muối sinh lý hiệu quả?

Để sử dụng nước muối sinh lý hiệu quả, cần lưu ý:

- Nên sử dụng các loại nước muối sinh lý chất lượng, được bán ở các nhà thuốc uy tín.

- Sử dụng nước muối ấm và đảm bảo an toàn vệ sinh.

- Nước muối sinh lý chỉ hỗ trợ điều trị với những bệnh lý hô hấp nhẹ. Nếu bệnh trở nặng, bệnh nhân cần đến các bệnh viện để khám và điều trị thích hợp.

- Vệ sinh mũi thường xuyên để mang lại cảm giác dễ chịu, thông thoáng, đẩy các bụi bẩn ra ngoài và góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm.

- Ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng giúp sức đề kháng cơ thể tốt hơn.

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý sai cách trẻ phải đi cấp cứu

  • Cách lựa chọn sản phẩm nước muối sinh lý chất lượng

- Hạn chế nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có chứa chất gây kích thích chẳng như: thuốc lá, rượu bia, các chất gây dị ứng,…

- Tuyệt đối không ở trong phòng có nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, uống nước đá lạnh,…

- Giảm sự tiếp xúc với những môi trường bị ô nhiễm và nhiều yếu tố gây kích ứng đường hô hấp như khói bụi, lông động vật, phấn hoa,…

- Giữ tâm trạng luôn trong tâm thế thoải mái, lạc quan, tránh tình trạng stress quá mức,…

- Luôn giữ liên lạc và trao đổi với bác sĩ thường xuyên về các chuyển biến của bệnh để áp dụng những biện pháp ứng phó kịp thời.