Rừng phòng hộ của vùng Bắc Trung Bộ chiếm bao nhiêu phần trăm

Bích Hồng/BNEWS/TTXVN 12:24' - 03/11/2020

BNEWS Trong giai đoạn từ 2015-2019, diện tích rừng khu vực miền Trung tăng gần 373.900 ha; trong đó rừng tự nhiên tăng trên 70.000 ha, rừng trồng tăng trên 303.840 ha.

Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong giai đoạn từ 2015-2019, diện tích rừng khu vực miền Trung tăng 373.887 ha; trong đó rừng tự nhiên tăng 70.046 ha, rừng trồng tăng 303.842 ha. 

Một số tỉnh có diện tích tăng nhiều như: Quảng Nam tăng 30.073 ha, Bình Định 51.095 ha, Phú Yên 42.305 ha, Quảng Bình 21.739 ha, Thanh Hoá 15.183 ha, Thừa Thiên Huế 12.628 ha, Quảng Trị 10.726 ha, Nghệ An 9.020 ha. Tổng diện tích rừng hiện có khu vực miền Trung là 5.553.610 ha, chiếm 38,01% tổng diện tích rừng toàn quốc; trong đó diện rừng tự nhiên 3.790.955 ha, rừng trồng 1.762.655 ha. Tỷ lệ che phủ rừng khu vực này đạt 54,99%, đứng thứ 2 trong 8 vùng sinh thái, sau vùng Đông Bắc với 56,28%. Nhằm hỗ trợ cho bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết các nguyên nhân mất rừng ở vùng Bắc Trung Bộ, qua đó giảm phát thải do mất rừng, suy thoái rừng và tăng hấp thụ do phục hồi, tái tạo rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện Chương trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ. Khu vực Bắc Trung Bộ được lựa chọn vì tầm quan trọng đặc biệt về đa dạng sinh học và tình hình kinh tế - xã hội. Toàn khu vực có tổng diện tích tự nhiên khoảng 5,1 triệu ha; trong đó 80% là đồi núi, bao gồm 5 hành lang bảo tồn đã được quốc tế công nhận. Diện tích rừng của khu vực trên 3,1 triệu ha, tỷ lệ che phủ của rừng năm 2019 đạt 57,76%. Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới (WB) - cơ quan nhận ủy thác của Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) ký kết Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA). Với Thỏa thuận này, Việt Nam chuyển nhượng cho FCPF 10,3 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Bắc Trung Bộ và FCPF sẽ thanh toán cho dịch vụ này là 51,5 triệu USD. Tuy nhiên, thời gian qua, diện tích rừng ở khu vực này vẫn bị thiệt thại do phá rừng, cháy rừng với trên 3.100 ha; trong đó do cháy rừng gần 1.600 ha. Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng, ngành lâm nghiệp tiếp tục trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng. Tổng cục cũng tham mưu, đề xuất các đoàn kiểm tra bảo vệ và phát triển rừng tại các vùng trọng điểm; phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị  trong việc bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; phát hiện sớm, xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai xảy ra. Trong những năm qua, việc quản lý, bảo vệ rừng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Nhờ đó, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tiếp tục tăng từ 40,84% năm 2015, đạt 41,89% năm 2019; ước năm 2020 đạt khoảng 42%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Tính đến 31/12/2019, diện tích rừng cả nước là 14.609.220 ha; trong đó rừng tự nhiên 10.292.434 ha, rừng trồng 4.316.786 ha./.

trắc nghiệm địa lí 12

on Tháng Ba 10, 2019 by admin

Trắc nghiệm bài 35 Địa lí 12 (tt). Bài 35 vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Bắc Trung Bộ. Giúp HS luyện tập hiệu quả.

Câu 1. Vùng Bắc Trung Bộ gồm mấy tỉnh?

A. 5.                B. 6.                C. 7.                D. 8

Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Hà Tĩnh.                 B. Thanh Hóa.             C. Quảng Ngãi.           D. Quảng Trị.

Câu 3. Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của

A. dải đồng bằng hẹp ven biển.                                                          B. dãy núi Trường Sơn Bắc.C. dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam.                          

D. dãy núi Bạch Mã.

Câu 4. Các hệ thống sông nào của vùng Bắc Trung Bộ có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện?

A. Hệ thống sông Gianh, sông Chu.                           B. Hệ thống sông Mã, sông Cả.

C. Hệ thống sông Đà, Sông Hồng.                             D. Hệ thống sông Gianh, sông Cả.

Câu 5. Các đồng bằng có diện tích lớn hơn cả của vùng  Bắc Trung Bộ là

A. Bình-Trị-Thiên.                              B. Thanh-Nghệ-Tĩnh.

C. Nam-Ngãi-Định.                            D. Phú-Khánh.

Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc là

A. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế.                     B. Thanh Hóa, Vinh, Huế, Bỉm Sơn.

C. Huế, Vinh, Thanh Hóa, Bỉm Sơn.                      D. Vinh, Huế, Bỉm Sơn, Thanh Hóa.

Câu 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ có quy mô bao nhiêu?

A. Dưới 9 nghìn tỉ đồng.                                B. Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.            

C. Từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.              D. Trên 120 nghìn tỉ đồng.

Câu 8. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên của Bắc Trung Bộ là

A. Rét đậm, rét hại.                             B. Bão.

C. Động đất.                                       D. Lũ quét.

Câu 9. Sân bay lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. Phú Bài.                 B. Cam Ranh.             C. Vinh.          D. Sao Vàng.

Câu 10. Diện tích rừng của Bắc Trung Bộ chiếm bao nhiêu (%) diện tích rừng cả nước?

A. 20.                          B. 21.                     C. 22.                     D. 23

Câu 11. Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ đứng sau

A. Tây Nguyên.                                               B. Đông Nam Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.                   D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 12. Rừng phòng hộ phân bố chủ yếu ở

A. sát biên giới Việt – Lào.                            B. Quảng Bình, Hà Tĩnh.

C. dọc biên giới Nghệ An, Hà Tĩnh.               D. gần các lâm trường Quảng Bình, Huế.

Câu 13. Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp Bắc Trung Bộ là

A. khai thác mặt nước nuôi trồng thủy sản.              

B. Chống cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn.

C. đắp đê ngăn lũ, xây dựng các công trình thủy lợi.

D. hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư.

Câu 14. Hiện nay cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển ở Bắc Trung Bộ đang có sự thay đổi rõ nét, chủ yếu nhờ vào việc phát triển

A. công nghiệp khai khoáng.                          B. đánh bắt thủy sản

C. nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn.             D. nghề thủ công truyền thống

Câu 15. Tỉnh nào ở Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nghề cá?

A. Thừa Thiên – Huế.              B. Quảng Bình.                      
C. Hà Tĩnh.                 D. Nghệ An.

Câu 16. Rừng phòng hộ của vùng Bắc Trung Bộ chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích rừng?

A. 16                          B. 34                      C. 47                      D.50

Câu 17. Ở Bắc Trung Bộ, chè được trồng nhiều ở

A. Quảng Bình.               B. Nghệ An.                C. Thanh Hóa.             D. Quảng Trị.

Câu 18. Nhà máy thép liên hợp đã được kí kết xây dựng vào tháng 5 – 2007 thuộc tỉnh

A. Thanh Hóa.               B. Hà Tĩnh.             C. Nghệ An.             D. Quảng Bình.

Câu 23. Nhà máy thủy điện Bản Vẽ (320 MW) được xây dựng trên sông

A. Cả.                           B. Chu.                    C. Rào Quán.           D. Gianh

Câu 19. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết tỉnh nào sau đây nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Hà Tĩnh.                   B. Quảng Bình         C. Quảng Trị.              D. Thừa Thiên-Huế.

Câu 20. Lăng Cô là bãi tắm nổi tiếng của tỉnh (thành phố tương đương cấp tỉnh) nào sau đây?

A. Thanh Hóa              B. Quảng Bình.         C. Thừa Thiên-Huế                 D. Đà Nẵng.

Câu 21. Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển?

A. Cây lúa nước.                                     B. Cây công nghiệp lâu năm

C. Cây công nghiệp hàng năm.                D. Các cây rau đậu

Câu 22. Loại rừng chiếm diện tích lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ là

A. rừng đặc dụng.                                 B. rừng tre nứa.

C. rừng sản xuất.                                  D. rừng phòng hộ.

Câu 23. Các hệ thống sông nào ở Bắc Trung Bộ có giá trị lớn về thuỷ lợi, giao thông đường thuỷ (ở hạ lưu) và tiềm năng thuỷ điện?

A. Hệ thống sông Gianh, sông Chu.    B.  Hệ thống sông Mã, sông Cả

C.  Hệ thống sông Đà, sông Hồng.      D. Hệ thống sông Gianh, sông Cả

Câu 24. Ngành công nghiệp nào được ưu tiên phát triển ở vùng Bắc Trung Bộ?

A. Công nghiệp năng lượng.

B. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

C. Công nghiệp chế biến lâm sản.

D. Công nghiệp điện tử, cơ khí.

Câu 25. Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ đứng thứ mấy cả  nước?

A. 1.                        B. 2.                    C. 3.                     D. 4

Câu 26. Trong 7 vùng kinh tế của nước ta, Bắc Trung Bộ có diện tích thứ mấy theo thứ tự từ lớn đến nhỏ?

A. 3.                B. 4.                C. 5.                D. 6.

Câu 27. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết các vườn quốc gia của Bắc Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Pù Mát, Vũ Quang, Bến En, Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã.

B. Bạch Mã, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha- Kẻ Bàng.

C. Bến En, Vũ Quang, Pù Mát, Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã.

D. Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã.

Câu 28. Ven biển Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển

A. khai thác dầu khí.                                                   B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

C. trồng cây công nghiệp lâu năm.                             D. khai thác muối.

Câu 29. Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG ĐÀN BÒ CỦA CẢ NƯỚC, BẮC TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 1999- 2005

( Đơn vị: Nghìn con)

                   Năm Vùng 199 2003 2005
Cả nước 4063,6 4394,4 5540,7
Bắc Trung Bộ 868,8 899,0 1110,9

Để thể hiện sản lượng đàn bò của cả nước và Bắc Trung Bộ giai đoạn 1999- 2005, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ miền.         B. Biểu đồ cột ghép.          C. Biểu đồ tròn.        D. Biểu đồ đường.

Câu 30. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ là

A. Di tích Cố đô Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng.          B. Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.C. Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An.            

D. Phong Nha – Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế.

Câu 31. Cơ cấu công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ chưa thật định hình là do những hạn chế về

A. nguồn nguyên liệu tại chỗ.                         B. điều kiện kĩ thuật, vốn.

C. nguồn lao động.                                          D. chính sách thu hút vốn đầu tư.

Câu 32. Về điều kiện tự nhiên- xã hội, khó khăn nào sau đây không phải của Bắc Trung Bộ?

A. Mức sống của dân cư còn thấp.                             B. Mật độ dân số cao.

C. Cơ sở hạ tầng còn nghèo.                                      D. Hậu quả của chiến tranh để lại.

Trên đây là phần câu hỏi Trắc nghiệm bài 35 Địa lí 12 (tt), các bạn có thể xem thêm phần 1 tại đây. Nếu có thắc mắc các bạn hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Video liên quan

Chủ đề