Sách Giáo lý Thêm sức Giáo phận Xuân Lộc

It looks like you were misusing this feature by going too fast. You’ve been temporarily blocked from using it.

If you think that this doesn't go against our Community Standards, let us know.

Sách Giáo lý Thêm sức Giáo phận Xuân Lộc

Sách Giáo lý Thêm sức Giáo phận Xuân Lộc
Giáo lý cấp II - Bài 20: Ơn Chúa (tiết 2)

07:24 | 13/08/2022

Chương trình Giáo lý cấp II - LỚN LÊN TRONG CHÚA THÁNH THẦN được thực hiện do Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin Giáo phận Hưng Hóa thực hiện dựa theo giáo trình của giáo phận Xuân Lộc.

Sách Giáo lý Thêm sức Giáo phận Xuân Lộc
Giáo lý cấp II - Bài 20: Ơn Chúa (tiết 1)

08:43 | 06/08/2022

Chương trình Giáo lý cấp II - LỚN LÊN TRONG CHÚA THÁNH THẦN được thực hiện do Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin Giáo phận Hưng Hóa thực hiện dựa theo giáo trình của giáo phận Xuân Lộc.

Xin mời download theo các link sau đây

Giáo Án Thêm Sức - Phần I

Giáo Án Thêm Sức Phần III - IV

Sách Giáo lý Thêm sức Giáo phận Xuân Lộc

GIÁO LÝ CẤP II – THÊM SỨC

Thứ tự các bài
Ký hiệu các sách Kinh Thánh
Cùng các Bạn Giáo lý viên
Bài mở đầu : Em lớn khôn  
PHẦN I : TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
Bài 01 : Thiên Chúa sáng tạo và quan phòng 
Bài 02 : Thiên Chúa tạo dựng con
Bài 03 : Sa ngã  
Bài 04 : Con Thiên Chúa làm người 
Bài 05 : Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu 
Bài 06 : Cuộc khổ nạn của Chúa
Bài 07 : Chúa Giêsu sống lại và lên trời  
Bài 08 : Chúa Giêsu sẽ đến phán xét  
Bài 09 : Chúa Thánh Thần  
Bài 10 : Thiên Chúa Ba
Bài 11 : HT trong chương trình cứu độ của TC 
Bài 12 : Đặc tính của Hội thánh
Bài 13 : Tổ chức Hội thánh  
Bài 14 : Hiệp thông giữa các thánh  
Bài 15 : Đức Maria : Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ HT 
Bài 16 : Ơn phục sinh và đời sống vĩnh cửu 
PHẦN II : SỐNG TRONG CHÚA KITÔ
Bài 17: Tự do của con người
Bài 18 : Nhân đức  
Bài 19 : Tội lỗi  
Bài 20 : Ơn Chúa  
Bài 21 : ĐR 1 : Thờ phượng và kính mến TC 
Bài 22 : ĐR 2 : Tôn kính Danh Thiên Chúa  
Bài 23 : ĐR 3 : Thánh hoá ngày Chúa nhật
Bài 24 : ĐR 4 : Thảo kính cha mẹ 
Bài 25 : ĐR 5 : Tôn trọng sự sống 
Bài 26 : ĐR 6+9 : Sống trong sạch 
Bài 27 : ĐR 7 : Giữ sự công bằng  
Bài 28 : ĐR 8 : Tôn trọng sự thật  
Bài 29 : ĐR 10 : Không tham lam của người  
PHẦN III : CỬ HÀNH MẦU NHIỆM KITÔ GIÁO
Bài 30: Phụng vụ
Bài 31 : Bí tích  
Bài 32 : Bí tích Xức dầu bệnh nhân  
Bài 33 : Ơn kêu gọi 
Bài 34 : Bí tích Truyền chức thánh 
Bài 35 : Bí tích Hôn phối  
Bài 36 : Bí tích Thêm sức  
Bài 37 : Sống Bí tích Thêm sức  
Bài 38 : Hoạt động tông đồ  
Bài 39 : Các phụ tích  
PHẦN IV : KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO
Bài 40 : Việc cầu nguyện  
Bài 41 : Đời sống cầu nguyện  


CÙNG CÁC BẠN GIÁO LÝ VIÊN

Chúng ta đã nhập cuộc Huấn giáo thiếu nhi cấp I (ĐBTT). Hy vọng các bạn đã quen dần và đang phát huy phương pháp Giáo lý Thánh Kinh sinh động đó.
Hôm nay, chúng ta bước vào Huấn giáo cấp II với cuốn Lớn Lên Trong Chúa Thánh Thần (LL.T.CTT).
Trước khi bước vào việc, chúng tôi mời các Bạn lưu ý đến những điểm sau :

I. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ CẤP II.


LL.T.CTT là tập Giáo lý thứ 2 trong 3 cấp căn bản của Giáo lý dành cho các em thiếu nhi (x. Tu chính GL. Hồng ân trong Giáo án GL. cấp I tr. 16-17). Chương trình Giáo lý cấp II trình bày toàn bộ mầu nhiệm Kitô giáo (x. T.h.KTĐT ; TH.DGL 21,30,37) qui chiếu cuốn GLHTCG do ĐTC Gioan-Phaolô ban hành ngày 11.10.1992, phần bài học trích nguyên văn cuốn Giáo lý Công giáo (GLCG) của HĐGM.VN (bản thử nghiệm) năm 1996 : Giáo lý cấp II triển khai phần lớn cùng những đề tài của Giáo lý cấp I, nhưng rộng hơn, sâu hơn và thích hợp với lứa tuổi 9-11 có kiến thức văn hóa lớp 4-5-6 (x. TH.DGL 49).

Chương trình Giáo lý cấp II vừa dẫn các em hiểu, sống Mầu Nhiệm Kitô giáo, vừa giúp các em từng bước chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Thêm sức để trở nên chứng nhân trung thành của Chúa Kitô (x. TH.DGL 23, 37).
Chương trình này được trải dài thành 42 bài truyền giảng trong thời gian 3 năm liên tục, ít nhất mỗi tuần một tiết. Để mỗi tiết Giáo lý luôn có nội dung mới, nối tiếp và bổ túc nhau, phần Giáo án được triển khai theo từng ý chínhcủa mỗi bài (x. TH.DGL 21,25).
GL. Hồng ân lần lượt giới thiệu các tập LL.T.CTT như sau :
– 1 tập dành cho các học viên (Thủ bản).
– 1 tập đầy đủ chi tiết, mang tính sư phạm dành cho GLV (Giáo án).
– 1 hoặc nhiều tập Sinh hoạt (Chuyện kể – Thơ – Hát – Vũ – Băng reo – Câu hò – Trò chơi v.v…).
– 1 tập tranh lớn (khi có điều kiện).

II. TIẾT GIÁO LÝ.

Theo Giáo Huấn của Tông huấn “Dạy Giáo lý” và phương pháp sư phạm Giáo lý hiện nay, giờ Giáo lý được quan niệm là một CUỘC GẶP GỠ và SỐNG HIỆP THÔNG với Chúa Kitô. Dạy Giáo lý là dẫn đưa các em đến gặp gỡ và sống thân mật với Chúa Kitô (x. TH.DGL 5). Đây là phần đóng góp tích cực của Giáo lý viên và không ai thay thế được. Chính Giáo lý viên bằng tư cách, tình thương, sự niềm nở và lòng đạo đức của mình, nhờ phương pháp sư phạm độc đáo đức tin, phải cố gắng thực hiện cho bằng được CUỘC GẶP GỠ thân tình và sống động này. Chính Chúa Kitô là Thầy dạy duy nhất về Giáo lý, còn các Giáo lý viên là dụng cụ, là “phát ngôn viên” (đề nghị các Giáo lý viên đọc kỹ Tông huấn “Dạy Giáo lý” hay ít nhất những trang đầu của cuốn ĐẾN BÀN TIỆC THÁNH – Phần Giáo án).

Do đó, trước khi cho các em mở tập Giáo lý, Giáo lý viên cần dẫn các em đến gặp gỡ và sống thân mật với Chúa Kitô đã. Chính Chúa Kitô đến gặp gỡ các em, thân mật truyện trò với các em về tình thương của Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và Cha của mọi người, đặc biệt Cha yêu thương các em. Chính Chúa Kitô dạy các em về Chúa Cha, về tình thương cứu độ của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Cuốn Giáo lý – thủ bản – (cả 3 cấp) có thể nói chỉ là phần tóm lược nội dung những cuộc gặp gỡ Chúa Kitô. Nói cách khác, sau khi các em đã được Giáo lý viên dẫn vào gặp gỡ và sống thân mật với Chúa Kitô rồi, các em mới mở tập Giáo lý để ghi nhận, để nhớ nội dung cuộc gặp gỡ vừa thực hiện.
Bộ Giáo lý “HỒNG ÂN” không phải là sách tự học, nhưng là loại sách cần có người dạy, cần có Giáo lý viên. Các Giáo lý viên cố gắng tránh lối dạy : cho các em đọc trước, thậm chí học thuộc lòng trước, rồi Giáo lý viên đến cắt nghĩa một số từ ngữ khó hiểu, kể cho các em nghe một vài câu chuyện “hấp dẫn”, hoặc cắt nghĩa sơ qua nội dung bài và thế là xong. Không, giờ Giáo lý là lúc các em GẶP GỠ và SỐNG THÂN MẬT với Chúa Kitô.

III. PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN GIẢNG (TH.DGL 31).

Giáo lý Hồng ân tận dụng tất cả các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy của mọi khoa học, nhất là của Huấn giáo, đặc biệt tổng hợp các phương pháp Qui nạp – Thánh Kinh và chủ động linh hoạt.

1. Phương pháp Qui nạp : đề nghị các GLV đọc kỹ và làm quen phương pháp Qui nạp đã được trình bày trong tập HÂHG II bài 2.
Với diễn tiến 5 bước theo thứ tự nhất định : dẫn nhập – trình bày – diễn giải – tổng hợp – áp dụng của phương pháp Qui nạp, nội dung bài Giáo lý được nhắc đi nhắc lại 5 lần khác nhau, giúp các học viên thích thú theo dõi, tiếp thu và thực hành.

2. Phương pháp Thánh Kinh : Thánh Công đồng Vaticanô II dạy : “Phải mở rộng lối vào Thánh Kinh cho các Kitô hữu… Thánh Công đồng tha thiết và đặc biệt khuyến khích mọi Kitô hữu hãy năng đọc Thánh Kinh để học biết “khoa học siêu việt của Chúa Giêsu Kitô”, vì “không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô” (T. Hiêrônimô). Vậy ước gì mọi Kitô hữu tiếp xúc với chính bản văn Thánh Kinh… Nếu đời sống Hội thánh được tăng triển nhờ năng nhận lãnh Bí tích Thánh Thể, cũng thế, cũng có thể hy vọng đời sống thiêng liêng được đổi mới nhờ thêm lòng sùng kính Lời Chúa, là lời “hằng tồn tại muôn đời” (Hc.MK 21-26).
Hiến chế Phụng vụ thánh đã xác định :
– “Trong việc cử hành Phụng vụ, Thánh Kinh giữ vai trò tối quan trọng… Chính nhờ nguồn cảm hứng và sức phấn khởi của Thánh Kinh mà xuất phát những lời kinh, lời nguyện và những bài phụng ca, đồng thời những động tác và các biểu hiện trở thành có ý nghĩa. Vì vậy, để xúc tiến việc canh tân, phát triển và thích ứng Phụng vụ, cần phải phát huy lòng mộ mến Thánh Kinh đậm đà và sống động, đã được truyền thống khả kính của các nghi lễ Đông phương và Tây phương minh chứng (Hc.PVT 24).
– “Để bàn tiệc Lời Chúa được phong phú hơn cho các tín hữu, phải mở rộng kho tàng Thánh Kinh hơn để trong một số năm nhất định, phải đọc cho dân chúng nghe phần quan trọng của Thánh Kinh” (PVT 51).
Tông huấn “Dạy Giáo lý” còn cụ thể hơn : “Việc Dạy Giáo lý bao giờ cũng lấy nội dung ở nguồn mạch sống động là Lời Chúa… việc dạy Giáo lý phải tiêm nhiễm và thấm nhuần tư tưởng, tinh thần và thái độ theo Kinh Thánh và Tin Mừng, nhờ sự tiếp xúc chuyên cần với chính các bản văn. Việc dạy giáo lý sẽ càng phong phú và hữu hiệu, nếu đọc các bản văn với trí hiểu và tâm hồn của Hội Thánh, lấy cảm hứng ở sự suy tư về cuộc sống của Hội Thánh trong hai ngàn năm” (TH.DGL 27).
Sách GLHTCG 1992, ngay từ những trang đầu, sau khi đã nhắc lại giáo huấn trên đây của Công đồng Vaticanô II và của Tông huấn Dạy Giáo lý, đã đưa đến hướng dẫn cụ thể : “Hội Thánh hằng khuyên nhủ đặc biệt các Kitô hữu hãy nhờ việc siêng năng đọc Thánh Kinh để đạt được khoa học cao vời về Chúa Giêsu Kitô” (GLHTCG 133).
Với những chỉ thị trên và các văn kiện khác của Tòa thánh, Giáo lý Hồng ân mạo muội đi theo các bậc đàn anh trong nỗ lực đưa Thánh Kinh vào Huấn giáo : các GLV và học viên giáo lý tiếp xúc Thánh Kinh bằng mọi phương cách có thể : đọc – nghe trực tiếp nguyên văn Thánh Kinh qua việc công bố Lời Chúa, nghe những câu chuyện, những nhân vật trong Thánh Kinh… từ đó gặp gỡ và sống thân mật với Chúa Kitô, cụ thể :
a) Bầu khí lớp Giáo lý : Vị trí của sách Thánh Kinh, cung cách GLV đối với Thánh Kinh, sách Giáo lý, nội dung lời giảng, lời cầu nguyện… tạo nên bầu khí Thánh Kinh giúp các học viên dần dần cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Kitô trong giờ Giáo lý.
b) Vận dụng Thánh Kinh vào lời giảng trong các bước của phương pháp Qui nạp :
– Dẫn nhập :  một câu chuyện gợi ý trích từ Thánh Kinh.
– Trình bày : công bố nguyên văn một đoạn Thánh Kinh chứa đựng nội dung giáo lý muốn trình bày. Các học viên đứng nghe cung kính.
– Diễn giảng : GLV phân tích, diễn giảng Lời Chúa vừa được công bố để học viên “khám phá” nội dung giáo lý. GLV còn biết vận dụng những lời Thánh Kinh khác để soi sáng, củng cố, bổ túc cho Lời Chúa vừa được công bố hầu làm sáng tỏ những khía cạnh của chân lý đức tin muốn trình bày.
– Tổng hợp : nội dung của bài giáo lý được tóm kết lại trong một câu Lời Chúa cùng với câu Giáo lý trong sách thủ bản. Đó là bài học Giáo lý.
– Áp dụng : được Lời Chúa soi sáng, củng cố và thuyết phục tâm trí, các học viên trao đổi để thống nhất một quyết tâm cụ thể như một thực hành Lời Chúa.
c) Sinh hoạt giáo lý : khả năng cầm trí của các em có hạn ; đàng khác các em “ham vui” nên cần có những sinh hoạt minh họa. Những sinh hoạt trong giờ Giáo lý có mục đích vừa để thư giãn vừa để thẩm thấu nội dung giáo lý. Những sinh hoạt này, cố gắng trong mức độ tối đa, kín múc hoặc khơi nguồn từ Thánh Kinh.

3. Phương pháp chủ động linh hoạt :

Người ta thường dễ nhớ những gì mình phát hiện, khám phá và trân trọng những gì là “của mình”. Vì thế, phương pháp Qui nạp và Thánh Kinh trên đây phải được thực hiện nhờ phương pháp chủ động linh hoạt :
– Chính các học viên giữ phần chủ động trong cuộc gặp gỡ và sống thân mật với Chúa Kitô. GLV chỉ giữ vai trò môi giới, tạo cơ hội, xúc tác… cho cuộc gặp gỡ này được xảy ra sinh động và có chất lượng.
– Chính các học viên “khám phá” chân lý đức tin, nội dung bài giáo lý mà Chúa Kitô muốn thông truyền cho họ. GLV là người khơi gợi, hướng dẫn, phấn khích… làm cho nội dung bài giáo lý “nảy sinh” trong tâm trí học viên và được phát biểu trước cộng đoàn.
Bằng những câu gợi ý, bằng những câu chuyện, các phép lạ, các câu nói của các nhân vật Thánh Kinh, các biến cố lịch sử cứu rỗi… bằng những tranh ảnh, học cụ… GLV giúp các học viên “khám phá” những ý nghĩa, những giá trị, những chân lý đức tin… GLV cần vận dụng phương pháp “niềm vui khám phá” mà Chúa Giêsu nói tới trong dụ ngôn người mẹ sinh con (x. Ga 16,21) để làm cho lớp học sinh động, có chất lượng.

IV. DIỄN TIẾN CỦA TIẾT GIÁO LÝ.

Giáo lý cấp II tiếp tục trình bày tiết giáo lý theo diễn tiến 5 bước (khác với 5 bước của phương pháp Qui nạp) như chương trình Giáo lý cấp I. Đề nghị các GLV đọc kỹ và vận dụng cách sáng tạo diễn tiến này (x. Giáo án ĐBTT tr. 11-25).

V. GIÁO ÁN GIÁO LÝ CẤP II.

1. Tập Giáo án Giáo lý cấp II – Lớn Lên Trong Chúa Thánh Thần – được hình thành và đến tay Bạn là nhờ sự đóng góp công sức và trí tuệ của Cha Tổ trưởng, quí Thầy, Dì trong và ngoài tổ LL.T.CTT. Cùng với mọi người, Ban Huấn Giáo Xuân Lộc chân thành cám ơn Cha và quí Thầy, Dì.
2. Chương trình Giáo lý thiếu nhi là chương trình căn bản phân chia thành 3 cấp I – II – III. Do đó, giáo án LL.T.CTT được dọn theo tính bổ túc, mở rộng và lên cao so với cấp I ; đồng thời hé mở, giới thiệu nội dung Giáo lý cấp III (SỐNG ĐẠO). Chương trình Giáo lý Hồng ân trình bày mầu nhiệm Kitô giáo theo hình vòng tròn xoắn ốc và lên cao : nội dung cuốn GLCG.VN qui chiếu cuốn GLHTCG được trình bày thành 3 vòng tròn đồng tâm mở rộng dần mà tâm điểm là Chúa Kitô :

– Vòng I : Chương trình cấp I
với 4 phần của sách GLCG.VN và GLHTCG.

– Vòng II : Chương trình cấp II
với 4 phần của sách GLCG.VN và GLHTCG.

– Vòng III : Chương trình cấp III
với 4 phần của sách GLCG.VN và GLHTCG.
3. Tập giáo án này mới làm được công việc nhỏ bé là “sưu tầm” và giới thiệu “tư liệu” cho mỗi ý chính của các bài giáo lý cấp II theo phương pháp Qui nạp và Thánh Kinh, giúp GLV nắm bắt nội dung và bớt tốn công tìm kiếm, sưu tầm. GLV cần bổ túc cho chính mình và sử dụng tập giáo án này một cách sáng tạo và nhuần nhuyễn, nhất là vận dụng phương pháp chủ động linh hoạt và các sinh hoạt giáo lý để chuyển tải nội dung giáo lý sao cho sinh động, hấp dẫn, đúng nội dung, có chất lượng, biến bài giáo lý thành sức sống mới và phong phú cho các học viên, đồng thời biết thích nghi với trình độ tiếp thu của các học viên.
4. Chương trình giáo lý cấp II gồm 42 bài với 119 ý chính. Tập Giáo án cung cấp tư liệu cho từng ý chính của mỗi bài : dẫn nhập – trình bày – diễn giải – đôi khi tổng hợp (Lời Chúa hoặc câu giáo lý cần thuộc).
Vì thế, trước khi khai giảng Giáo lý cấp II, GLV cần biết rõ thời lượng của cấp II, những bài, những ý chính quan trọng để lên chương trình cho mỗi tuần, mỗi tiết sao cho thư thái, hợp lý và đúng thời lượng (cần phải dự phòng những tiết ôn tập, chuẩn bị nghi lễ Thêm sức cuối cấp, những ngày nghỉ, những biến động đột xuất v.v… Chương trình chung giáo phận qui định là 3 năm cho một cấp : 156 tuần cho 119 ý chính của 42 bài. Trong thực tế mỗi nơi, GLV cần phải uyển chuyển, thích nghi :
a) Trường hợp 1 ý chính cho một tiết giáo lý : GLV vận dụng trọn tư liệu của ý chính trong sách giáo án rồi thêm phần sinh hoạt, thực hành với câu chuyện dẫn đến thực hành, nếu cần.
b) Trường hợp 2 hoặc 3  ý chính (không bao giờ giảng dạy tới 4 ý chính) cho một tiết giáo lý : GLV cần :
– Vận dụng tư liệu của sách giáo án cho ý chính thứ nhất (có thể có sinh hoạt nhưng chưa có áp dụng thực hành).
– Sau đó, bước sang ý thứ hai, GLV biến đổi phần công bố Lời Chúa trong sách giáo án thành phần trình bày (diễn ý Lời Chúa thay vì đọc nguyên văn) và do đó không mời học viên đứng lên. Sau đó, diễn giảng, tổng hợp ý hai rồi sinh hoạt, nếu cần.
– Bước sang ý ba, nếu có, GLV thực hiện như ý thứ hai trên đây.
– Cuối tiết giáo lý : GLV gợi ý một điểm thực hành chung cho cả tiết giáo lý cùng với câu chuyện dẫn đến thực hành, nếu cần.
Tóm lại, mỗi tiết giáo lý chỉ có :
+ Một lần công bố Lời Chúa (các học viên đứng).
+ Có thể có một, hai hoặc ba diễn giảng – tổng hợp cho 1,2 hoặc 3 ý chính.
+ Một điểm thực hành.

5. Tập Giáo án này, trong phần chuẩn bị, có giới thiệu học cụ cho bài giáo lý nhưng chưa triển khai trong bài soạn. GLV khi triển khai bước dẫn nhập và diễn giảng, cần vận dụng những học cụ này cách hữu hiệu và linh hoạt để minh họa cho nội dung. Các học viên, nhất là các em lứa tuổi 6-14, tuổi cảm giác, thích “xem bằng mắt, bắt bằng tay”. Những học cụ rất có giá trị và ý nghĩa trong việc cụ thể hóa nội dung giáo lý.

6. Sinh hoạt giáo lý :
Vừa có mục đích thư giãn, vừa làm sinh động tiết giáo lý, GLV cần vận dụng những sinh hoạt giáo lý trong giờ giáo lý (thí dụ : chuyện kể – trò chơi – hát – vũ – câu hò v.v…). Đây không phải là những sinh hoạt ngoài lề hay “điền vào chỗ trống” hoặc chỉ để vui suông, nhưng tất cả đều có mục đích phục vụ cho tiết giáo lý : vui để học. GLV cần chọn lọc và xác định trước khi vào lớp. Nếu có 2 GLV phụ trách một lớp, hoặc có GLV phụ tá, thì cần phân công rõ ràng và thực hiện đúng lúc, hợp nội dung và ăn khớp với nhau.
Giáo lý Hồng ân sẽ cố gắng sưu tầm và giới thiệu tập Sinh Hoạt Giáo lý cấp II như tập Sinh Hoạt Giáo lý cấp I, gồm chuyện kể – thơ – trò chơi – hát – vũ – hò v.v… để GLV tùy nghi sử dụng. Mong các bạn đóng góp để làm phong phú gia sản chung của giáo lý Hồng Ân.
Giờ đây, mời các bạn lắng nghe lời Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II nhắc nhủ chúng ta :
“Cha khuyên các con hãy dọn mình càng kỹ lưỡng càng tốt cho nhiệm vụ dạy giáo lý… đi đâu cũng mang theo mối bận tâm ấy” (TH.DGL 65).