Sài Gòn về daklak có bị cách ly không

Người dân trên đường về quê được hỗ trợ ăn uống, đồ dùng dọc quốc lộ 14 - Ảnh: TRUNG TÂN

Chiều 3-10, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã xây dựng kế hoạch tiếp nhận công dân sinh sống, đi làm từ các tỉnh thành khác trở về tỉnh Đắk Lắk.

Theo đó, tỉnh thông báo đến từng hộ gia đình trên địa bàn, tổng hợp số lượng công dân đăng ký trở về địa phương theo biểu mẫu, gửi về Sở Lao động - thương binh và xã hội trước ngày 8-10.

Đắk Lắk cũng yêu cầu công dân trở về tỉnh đã tiêm 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 thực hiện cách ly y tế tại nhà, công dân đã tiêm 1 mũi vắc xin thì cách ly tại khu cách ly tập trung của các huyện, thị xã, thành phố. Công dân chưa tiêm vắc xin thì cách ly tại khu cách ly tập trung của tỉnh.

Đáng chú ý, những người trở về tỉnh phải chi trả tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày và 40.000 đồng/người/ngày chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt khi cách ly tập trung của tỉnh, huyện. Như vậy, trong thời gian cách ly tập trung, mỗi người sẽ chi trả hơn 1,6 triệu đồng.

Tương tự, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông - cho biết tỉnh này cũng đang xây dựng kế hoạch đón công dân có thu phí.

Theo bà Hạnh, tất cả các phương án, kế hoạch đã được triển khai, đang chờ thống nhất. 

"Ngày mai tỉnh sẽ họp, chốt phương án cuối cùng về chi phí trả tiền ăn, phục vụ của mỗi công dân trong 14 ngày", bà Hạnh cho biết.

TRUNG TÂN

Đắk Lắk - Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp đến gần, ngành y tế tỉnh này đã lên nhiều kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh tạo điều kiện cho người dân về quê ăn Tết được thuận lợi.

Ngày 5.1, ông Nay Phi La - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk - cho biết: "Công dân từ các địa phương khác trở về tỉnh ăn Tết không cần phải có giấy xét nghiệm COVID-19, chỉ cần tuân thủ yêu cầu 5K và tiêm vaccine đầy đủ. Tuy nhiên, những người đi từ vùng đỏ về, bên cạnh việc khai báo y tế, buộc phải test nhanh COVID-19 để đảm bảo an toàn".

Ngành y tế tỉnh sẽ tuyên truyền, vận động người dân về từ các địa phương khác theo dõi sức khỏe tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người ngoài gia đình, đến địa điểm đông người... Đối với các trường hợp không đảm bảo các điều kiện cách ly tại nhà thì phải thực hiện cách ly tập trung, không để dịch bệnh lây lan do người dân, ông Phi La cho hay.

Được biết, Sở Y tế đã chủ động gửi văn bản đề nghị các đơn vị trực thuộc và những bệnh viện lớn đóng chân tại địa bàn TP.Buôn Ma Thuột phải rà soát, đảm bảo các điều kiện về nhân lực, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế… đặc biệt nhân lực về hồi sức tích cực, truyền nhiễm, xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn thời điểm trước Tết âm lịch.

Các đơn vị tăng cường đào tạo, đào tạo lại để duy trì và nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, đảm bảo đáp ứng điều trị COVID-19 và duy trì hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn.

Ngoài ra, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân đảm bảo mục tiêu Bộ Y tế đề ra và phải an toàn, minh bạch, đúng quy trình, đối tượng, không để xảy ra tiêu cực trong công tác tiêm chủng.

Các đơn vị liên quan không được để xảy ra trường hợp người bệnh, đặc biệt là F0 đang điều trị tại nhà không liên hệ được với cơ sở y tế, không được cấp phát thuốc điều trị.

Trong thời điểm Tết âm lịch, Bệnh viện Dã chiến số 2 xây dựng kế hoạch cho việc tiếp nhận và điều trị bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 nghi do biến thể Omicron với 50 giường bệnh điều trị nội trú.

Các đơn vị điều trị COVID-19 xây dựng kế hoạch sẵn sàng tiếp nhận và thu dung điều trị bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 do biến thể Omicron lan rộng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chiều 31/5, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tái khởi động lại chốt liên ngành kiểm tra phòng dịch, kê khai y tế đối với người qua lại trên đường Hồ Chí Minh.

Theo đó, chốt liên ngành bao gồm các lực lượng CSGT, Quân đội, nhân viên y tế, Công an xã và thanh niên tình nguyện túc trực 24/24.

 Chốt được lập trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn xã Hoà Phú, TP Buôn Ma Thuột, cửa ngõ nối liền tỉnh Đắk Lắk với Đắk Nông cũng như đi TP Hồ Chí Minh. 

Chốt liên ngành này có nhiệm vụ dừng tất cả các phương tiện giao thông từ địa phương khác khi đi qua chốt để kê khai y tế, lấy thông tin cá nhân, số điện thoại liên hệ, kiểm tra thân nhiệt, kết hợp tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Người dân kê khai y tế tại chốt liên ngành chiều 31/5

Theo ghi nhận của phóng viên tại điểm chốt liên ngành, mặc dù trước đó UBND các tỉnh Tây Nguyên đã có công văn chỉ đạo tạm dừng hoạt động các xe khách chạy tuyến cố định từ các tỉnh Tây Nguyên đến TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bắc Ninh và ngược lại kể từ 0h ngày 31/5, tuy nhiên sau khoảng 1 giờ đồng hồ, tại chốt này có hàng chục chuyến xe khách vẫn chở đầy hành khách chạy tuyến từ TP Hồ Chí Minh về.

Rất đông người dân từ TP Hồ Chí Minh về lại Đắk Lắk trong đêm 31/5

Anh Nguyễn Quốc Anh (trú tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, vào chiều qua, khi biết TP Hồ Chí Minh chính thức có lệnh giãn cách xã hội từ 0h ngày 31/5 để phòng, chống dịch nên anh cùng bạn thân lên kế hoạch đi xe về lại quê nhà.

 “Là người lao động tự do, khi biết có giãn cách xã hội mình đã cùng bạn đi xe nhà về lại Đắk Lắk nghỉ ngơi vì ở trong đó cũng không có việc làm. Trước khi về, mình có khai báo y tế với chính quyền sở tại. Khi về đến đây, các cơ quan chức năng tiếp tục cho khai báo y tế. Mình thấy việc làm này rất cần thiết vì đảm bảo sức khoẻ cho bản thân cũng như gia đình, xã hội” anh Anh nói.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, nhắc nhở người dân không tụ tập đông người trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột vào tối 31/5

Còn chị Nguyễn Linh An (trú tại huyện Ea H’leo) chia sẻ: “Em làm việc tại nhà hàng, nhưng hiện tại nhà hàng đã tạm ngưng hoạt động, không biết đến bao giờ mở cửa trở lại nên em tranh thủ về quê để tránh dịch luôn. Nghe mọi người nói là từ ngày mai sẽ hạn chế xe khách về quê nên em cũng lo, vì vậy tranh thủ về sớm chứ ở trong này không biết làm gì. Không biết đông người như thế này thì sẽ như thế nào...?”, chị An lo lắng.

Không chỉ anh Anh, chị An mà nhiều hành khách cũng lo ngại khi có quá nhiều người tập trung rời Sài Gòn về quê cùng lúc sẽ tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đặc biệt trên xe có vài chục người, lỡ có một người có triệu chứng sau thời gian ủ bệnh thì nhiều người sẽ nguy cơ mắc bệnh.  

Ngành y tế tiến hành lấy mẫu một người dân làm xét nghiệm

Theo một cán bộ CSGT trực tại chốt cho biết, tại đây lực lượng CSGT có nhiệm vụ thực hiện dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát; cán bộ y tế đo thân nhiệt, hướng dẫn người dân khai báo y tế, phun tiêu độc, khử trùng và đưa các trường hợp có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19 về cơ sở y tế theo quy định để kiểm tra. Thời gian bắt đầu hoạt động của các chốt đảm bảo liên tục 24/24 giờ cho tới khi hết dịch.

Cũng trong tối 31/5, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản hoả tốc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu không tụ tập từ 10 người trở lên với các quán ăn, nhà hàng, cà phê, nước giải khát; quảng trường, khu vui chơi, giải trí nơi công cộng. Đồng thời, tỉnh cũng yêu cầu dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh ăn, uống vỉa hè. Người dân trở về hoặc đến tỉnh từ các địa bàn có dịch phức tạp như TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội (trước, trong thời gian 14 ngày kể từ ngày 31/5/2021) phải đến ngay trạm y tế gần nhất để khai báo y tế bắt buộc và được hướng dẫn thực hiện cách ly tại nhà 21 ngày.


Văn Thành

Người dân khai báo y tế tại Chốt kiểm soát dịch bệnh. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk H’ Yim Kđoh cho biết triển khai chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, ngày 22/7, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã có công văn về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo công văn, tất cả người dân trở về hoặc đến Đắk Lắk từ các địa phương khác phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong vòng 72 giờ kể từ khi lấy mẫu; đến trạm y tế gần nhất để thực hiện khai báo y tế, được hướng dẫn áp dụng ngay các biện pháp cách ly y tế theo đúng quy định của tỉnh và ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch với chính quyền địa phương.

Các sở, ngành chức năng và các huyện, thị xã, thành phố xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19, kể cả xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

[Đắk Lắk: Chủ động thực hiện “4 tại chỗ” trong phòng, chống dịch COVID]

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể chịu trách nhiệm quản lý, quán triệt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị, địa phương mình không ra khỏi tỉnh, trừ trường hợp thật sự cần thiết và phải được sự chấp thuận của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh nếu để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng tại địa bàn quản lý do lỗi chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tính đến 6 giờ ngày 23/7, Đắk Lắk đã ghi nhận 47 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở 11/15 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, số ca mắc liên tục tăng trong những ngày gần đây với những chùm bệnh dịch tễ phức tạp.

Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, Đắk Lắk áp dụng Chỉ thị số 15/CT-TTg trên phạm vi toàn tỉnh. Riêng các địa bàn xã Ea Bung (huyện Ea Súp), xã Ea Bhok và Ea Ktur (huyện Cư Kuin) áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg.

Theo ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, hiện tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dự báo trong thời gian tới Đắk Lắk tiếp tục ghi nhận những ca mắc mới.

Ngành y tế đang tập trung điều tra, truy vết để hạn chế sự lây lan trong cộng đồng; chuẩn bị trang thiết bị, máy móc, vật tư y tế để nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nặng và khả năng ứng phó với tình huống dịch bệnh xấu hơn. Trong đó, xây dựng khu điều trị 200 bệnh nhân COVID-19 nặng tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, ngành phối hợp với lực lượng quân đội gấp rút đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến tại Ký túc xã Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk với quy mô 1.000 giường để đáp ứng tình huống dịch bệnh lây lan mạnh trong cộng đồng.

Ủy ban Nhân dân tỉnh cũng kêu gọi người dân bình tĩnh, đoàn kết, tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch, để sớm đẩy lùi dịch, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới./.

Tuấn Anh (TTXVN/Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề