Sinh con tại nhà không cần bà đỡ đẻ

Các mẹ đã quá quen với những câu chuyện đi đẻ đau như chết đi sống lại hay những lần vượt cạn chẳng khác nào đặt một chân qua lằn sinh tử. Bởi vậy, mỗi lần nhắc tới đi sinh kẻ son rỗi thì giật mình thảng thốt, người đã kinh qua cũng đôi chút rùng mình.

Khác với những gì nhiều người được nghe, được thấy, được trải nghiệm, chị H.N.T (sinh năm 1993, sống tại Lâm Đồng), mẹ của 2 nhóc tỳ vừa trải qua ca sinh thường có 1-0-2 trong cuộc đời và cũng có lẽ là trường hợp hi hữu nhất trong tất cả các lần vượt cạn của chị em.

Sáng ngày 2/5, chị thấy bụng đau lâm râm, ra chút máu báo hồng, bằng linh cảm của một người mẹ và với kinh nghiệm 1 lần mang bầu trước chị biết ngày sinh đang đến gần nhưng lại nghĩ mới đau như vậy phải tối mới sinh nên chị vẫn bình tĩnh đi nấu nước tắm, định bụng xong rồi lên viện luôn.

Sinh con tại nhà không cần bà đỡ đẻ

Mẹ Hưng Yên gây sốc khi tự đẻ con, không cắt dây rốn, để nguyên nhau thai suốt 6 ngày

Thay vì đến bệnh viện hay trạm xá, bà mẹ này lựa chọn tự sinh con tại nhà, để mọi thứ thuận theo tự nhiên.

Sinh con thuận tự nhiên hay sinh con không cắt dây rốn (Lotus Birth) đang trở thành trào lưu trong một bộ phận không nhỏ các bà mẹ. Bên cạnh những ngộ nhận thiếu khoa học, các bà mẹ chưa nghĩ đến những rủi ro khủng khiếp phải đối mặt khi tự ý sinh con tại nhà.

Môi trường sinh nở không đảm bảo vệ sinh

Một trong những nguyên nhân lớn nhất để các bà bầu phải tới bệnh viện sinh nở chính là môi trường vô trùng. Tại bệnh viện, các dụng cụ hay giường chiếu luôn được vệ sinh sạch sẽ, sát khuẩn hàng ngày, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Tuy nhiên khi lựa chọn sinh tại nhà, những vật dụng xung quanh như giường chiếu có thể chưa được vệ sinh hoặc vệ sinh chưa đúng cách, khiến cho các bà bầu có thể bị nhiễm trùng khi sinh do các vi khuẩn tiềm ẩn trong đồ dùng gia đình.

Sinh con tại nhà không cần bà đỡ đẻ

Sinh con tại nhà đã được các mẹ Việt truyền tai nhau mà chưa lường hết những nguy hiểm phải đối mặt

Rạch tầng sinh môn không đảm bảo

Khi các mẹ sinh con tại nhà thì việc phải rạch tầng sinh môn gần như chắc chắn sẽ phải làm để giúp các bà bầu có thể dễ dàng sinh con. Các bác sĩ ở bệnh viện đã được đào tạo về chuyên môn nên việc rạch tầng sinh môn gần như được thực hiện một cách chính xác.

Nhưng với trường hợp sinh tại nhà không có bác sĩ mà chỉ cần một người đỡ đẻ với kiến thức hạn chế có thể dẫn tới việc rạch không đủ hoặc rạch quá dài, dẫn đến những tổn thương về sau. Hơn nữa các dụng cụ y tế có thể chưa được vô trùng hoàn toàn dễ gây nhiễm trùng.

Những biến chứng nguy hiểm

Các bác sĩ luôn khuyên những bà mẹ mang thai lần đầu không nên sinh tại nhà. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bà mẹ sinh con đầu lòng có nguy cơ gặp các biến chứng cao gấp hai lần so với những người đã có con.

Một nghiên cứu của Anh về sinh con tại nhà cho thấy có tới ½ những trường hợp sinh con tại nhà đã phải chuyển tới bệnh viện vì gặp các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài những nguy cơ xảy đến với các bà bầu thì tỷ lệ trẻ tử vong khi sinh tại nhà cao gấp 3 lần và có thể gặp những tổn thương như gãy xương, tổn thương thần kinh hơn những đứa trẻ được sinh tại bệnh viện.

Nguy hiểm với những bà mẹ có bệnh mãn tính

Các chuyên gia khuyến cáo nếu bạn bị tiểu đường, huyết áp cao hay các bệnh mãn tính thì nên tới bệnh viện để sinh thay vì chọn ở nhà.

Ví dụ như người huyết áp cao sẽ dễ sinh non, người bị bệnh tiểu đường có thể sinh con có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn.

Bởi những bà mẹ đã mang sẵn bệnh trong cơ thể sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm khi chuyển dạ. Nếu sinh tại bệnh viện, các bác sĩ có thể theo dõi được tình trạng bệnh ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và thai nhi.

Tỷ lệ tử vong cao

Một nghiên cứu năm 2015 cho biết trong số 1000 trẻ sơ sinh được sinh tại nhà thì có khoảng 4 trường hợp tử vong. Trong khi đó chỉ có khoảng 2 trường hợp tử vong trong số 1000 ca sinh nở tại bệnh viện.

Trẻ sinh tại nhà cũng dễ gặp phải các cơn co giật và có nguy cơ tử vong trong vòng 28 ngày đầu sau khi sinh cao hơn so với trẻ sinh tại bệnh viện.

Có thể sinh non

Nếu bạn chuyển dạ trước khi đủ tháng thì sẽ dễ bị sinh non. Thường trẻ sinh non sẽ có nguy cơ cao gặp một số dị tật bởi trong những tháng cuối cùng, thai nhi vẫn đang phát triển các cơ quan như tim, phổi.

Nếu sinh tại nhà sẽ có ít các phương pháp giúp kìm hãm việc sinh nở sớm. Nhưng tại bệnh viện, các bác sĩ có thể giúp bạn làm dịu các cơn đau và kìm hãm tạm thời việc sinh sớm hoặc dùng thuốc kích thích thai nhi phát triển đầy đủ hơn trước khi sinh.

Chiều 14/3, một tài khoản Facebook ở TP HCM chia sẻ câu chuyện về người bạn của mình đã tử vong cả mẹ lẫn con vì sinh con tại nhà theo trào lưu “thuận tự nhiên”. Theo đó sản phụ tự sinh tại nhà, không có người trợ giúp dẫn tới mẹ bị kiệt sức còn con bị ngạt. Cả hai mẹ con không được cấp cứu kịp thời. Khi chồng sản phụ đi làm về nhà phát hiện sự việc thì đã quá muộn. Trước đó sản phụ đã chi 15 triệu đồng để học khóa thai sản "thuận theo tự nhiên" của một người tự xưng là thạc sĩ về sữa mẹ.

Trước đó, mạng xã hội cũng từng lan truyền hình ảnh và chia sẻ của một bà mẹ ở Hưng Yên kể về quá trình sinh con thuận tự nhiên tại nhà, tự tay đỡ đẻ mà không cần sự trợ giúp của bất cứ y tá hay bác sĩ nào. Câu chuyện kèm theo hình ảnh khiến dư luận vô cùng bức xúc.