Sinh non bao nhiêu tuần có thể nuôi được

Báo cáo tại hội nghị, bác sĩ Hải cho biết những năm gần đây, ở các quốc gia trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh non tăng. Cụ thể, năm 2014, sinh non toàn cầu chiếm khoảng 10,6% trên tổng số trẻ sinh sống, ước tính khoảng 9,8% năm 2000. Trong đó, đa thai là yếu tố làm cho tử cung căng giãn quá mức và cũng là một yếu tố nguy cơ cao của sinh non.

Tỉ lệ sinh non ở song thai chiếm trên 50%, gấp 10,8 lần so với đơn thai. Sinh non không chỉ gây nên nhiều biến chứng cho trẻ sơ sinh mà còn là gánh nặng về kinh tế cho việc chăm sóc một trẻ sơ sinh non tháng. Có khoảng 70% trẻ sinh non tử vong ở giai đoạn sơ sinh và 50% tử vong trong vòng 5 năm đầu đời.

Theo bác sĩ Hải trẻ sinh non đối diện với các bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng suy hô hấp, viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng huyết, bệnh não thiếu oxy, các vấn đề về thị giác và thính giác.

Tại Bệnh viện Từ Dũ, tỉ lệ tử vong sơ sinh tại bệnh viện ngày càng thấp, giảm dần qua các năm. Cụ thể sau 5 năm, trẻ sơ sinh tử vong giảm dần từ 466 trường hợp (năm 2018) xuống còn 252 trường hợp (năm 2022). 6 tháng đầu năm 2023, Bệnh viện Từ Dũ có 28.700 trẻ chào đời, trong đó, 160 ca tử vong sơ sinh.

Bệnh viện Từ Dũ là một trung tâm hồi sức sơ sinh lớn, với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, chuyên sâu. Tỉ lệ nuôi sống trẻ sinh non tháng tại bệnh viện gia tăng đáng kể theo từng năm. Cụ thể: ở nhóm trẻ chào đời dưới 26 tuần tuổi, năm 2018, chỉ có 25% trẻ được nuôi sống thì tăng lên 47% vào năm 2023.

Tỉ lệ này tăng lên 75% với nhóm trẻ sinh non 26-28 tuần và 98% với trẻ sinh từ 32 tuần. "Chúng tôi đang tiếp tục cải thiện nhiều hơn nữa tỉ lệ nuôi sống ở nhóm thai từ 26 - 28 tuần bằng các phương pháp như củng cố lại các trung tâm hồi sức cấp cứu sơ sinh, cũng như là phát triển các ngân hàng sữa mẹ, tập trung nuôi dưỡng trẻ non tháng" – bác sĩ Hải chia sẻ.

Không chỉ giảm tỉ lệ tử vong trẻ sinh non mà tỉ lệ tử vong mẹ tại bệnh viện cũng giảm. Tại Bệnh viện Từ Dũ, năm 2022 có 7 trường hợp cấp cứu vỡ tử cung và 241 trường hợp nhau cài răng lược. Đây là nguyên nhân chính khiến tử vong mẹ. Những trường hợp vỡ tử cung ngoại viện đều được Bệnh viện Từ Dũ cấp cứu kịp thời. Tỉ lệ phẫu thuật bảo tồn tử cung trong nhau cài răng lược là hơn 90% các trường hợp, với kỹ thuật mổ mới, giúp giảm lượng máu mất trong mổ nhau cài răng lược.

Hội nghị Sản Phụ khoa Việt - Pháp - Châu Á - Thái Bình Dương (VFAP) do Bệnh viện Từ Dũ TP HCM tổ chức, với sự tham gia của hơn 73 báo cáo viên là các chuyên gia thuộc Hội VFAP, Hội Y học Bà mẹ và Bào thai châu Á - Thái Bình Dương, Liên đoàn Sản Phụ khoa quốc tế...

Hội nghị có sự tham dự của hơn 2.700 đại biểu (400 đại biểu quốc tế và 2.300 đại biểu Việt Nam) với 100 bài báo cáo về những "điểm nóng" trong chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ. Tiêu biểu như tiến bộ mới trong siêu âm tiền sản phát hiện dị tật thai nhi sớm 11-14 tuần; cập nhật mới về sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT); bước tiến mới trong can thiệp bào thai; tối ưu hóa quản lý sức khỏe cho đối tượng phụ nữ mãn kinh; những thành tựu trong cấp cứu sản khoa nặng…

Đây là điều kiện cho nhân viên y tế trong lĩnh vực sản khụ khoa có cơ hội cập nhật được các kiến thức mới theo sự phát triển của y học hiện đại. Nhằm chăm sóc sức khỏe sản phụ khoa cho chị em phụ nữ toàn diện nhất, nâng cao chất lượng cuộc sống ngang bằng với thế giới..

Ngày 8-8, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ câu chuyện đặc biệt về hành trình lớn lên của bé gái sinh non có tuổi thai và cân nặng nhỏ nhất tại Việt Nam được nuôi sống thành công.

Bé An Chi trong thời gian nằm lồng ấp, chỉ nhỏ xíu với máy móc, dây truyền chằng chịt xung quanh - Ảnh: BVCC

Đó là câu chuyện của bé An Chi, bé gái ra đời cách đây một năm tại Bệnh viện Bạch Mai ở tuổi thai 22 tuần 4 ngày, cân nặng vỏn vẹn 400 gram.

Mẹ của An Chi chia sẻ hành trình mang thai và nuôi con không thể nào quên của mình. Chị kể lại thời điểm ấy chị bất ngờ biết mình mang thai khi vừa khỏi COVID-19 được vài tháng. Lúc ấy chị cũng vừa đi học vừa đi làm, cường độ đi lại nhiều, cộng với áp lực trong công việc, sức khỏe chưa ổn định nên dọa sẩy thai nhiều lần.

Ngày 2-8-2022, chị bị vỡ ối và nhiễm trùng ối nên được đưa vào khoa sản Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

"Lúc đó bác sĩ đánh giá tình hình vô cùng nguy kịch, ối đã bị cạn và nhiễm trùng phổ rộng… ảnh hưởng đến em bé nên em bé có nguy cơ khó giữ", mẹ An Chi nhớ lại.

Đến sáng 3-8-2022, bác sĩ Phạm Bá Nha, trưởng khoa sản bệnh viện, đã chỉ đạo ca đỡ đẻ đặc biệt. Đúng 8h45 ngày cùng, cô bé An Chi chào đời trong không gian tĩnh lặng, không có tiếng khóc, các y tá, hộ lý cho bé vào lồng ấp và hỗ trợ bình thở oxy cầm tay…

Ngay sau khi sinh, bé được đưa xuống cấp cứu tại Trung tâm nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai. Người mẹ được đưa về buồng hồi sức.

7 ngày sau, lần đầu tiên chị được thăm con. "Lúc ấy tôi chỉ có thể nhìn con 3 đến 5 phút. Nhìn thấy con quá bé nhỏ. Các máy móc thiết bị, các dây truyền chằng chịt được cắm, kẹp lên đôi tay, đôi chân bé xíu", mẹ An Chi kể.

Sau đó, bé An Chi được nằm lồng ấp hơn 3 tháng. Khi ra phòng điều trị tích cực, gia đình vào chăm sóc trực tiếp dưới sự hướng dẫn của các y bác sĩ, điều dưỡng.

TS.BS Nguyễn Thành Nam, Trung tâm nhi khoa Bệnh viện Bạch Mai, kiểm tra sức khỏe cho bé An Chi - Ảnh: BVCC

Đúng thời điểm An Chi được chuyển từ lồng ấp ra ngoài thì có hội thảo bởi chuyên gia người Mỹ đánh giá về quá trình phát triển não ở trẻ sinh non. Chuyên gia người Mỹ ngạc nhiên vì khả năng phát triển não của cháu tại thời điểm đó đang hoàn thiện bình thường và điều ngạc nhiên nhất ở cháu là sinh non mới có 22 tuần 4 ngày.

Mẹ An Chi chia sẻ đến thời điểm hiện tại cô gái nhỏ đã nặng 6,4kg, cao 67cm, thể trạng của cháu qua khám định kỳ và khám chuyên khoa đều ổn.

Qua hành trình của An Chi, mẹ bé hy vọng lan tỏa đến các gia đình có hoàn cảnh như vậy, cùng cố gắng để các con được vẽ tiếp lên những câu chuyện cuộc đời cho riêng mình.

Chủ đề