Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ về thị trường

Việc đọc – hiểu Bảng giá chứng khoán được xem như bài học vỡ lòng đối với bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Khi bạn muốn thực hiện một giao dịch (mua/bán cổ phiếu trên sàn) thì cần phải biết các thao tác trên bảng điện tử đang hiển thị.

Bảng giá chứng khoán thể hiện các thông tin liên quan đến thông tin và giao dịch của các cổ phiếu trên thị trường, vì vậy nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà đầu tư khi muốn ra quyết định

THÔNG TIN CHUNG

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán chính thức: HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh). Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) đều có một bảng giá riêng cũng như các công ty chứng khoán cũng có 1 bảng giá riêng để phục vụ khách hàng của mình (nguồn dữ liệu được lấy từ 2 Sở Giao dịch và Trung tâm lưu ký). Các bảng giá này chỉ khác nhau về mặt giao diện, còn về cơ bản là hoàn toàn giống nhau.

Ngoài ra trên thị trường chứng khoán còn có sàn UPCOM (Unlisted Public Company Market) là sàn giao dịch “trung chuyển”, được thiết lập với mục đích khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán.

Bảng giá sàn HOSE. Tham khảo tại đây
Bảng giá sàn HNX. Tham khảo tại đây

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các nhà đầu tư cách đọc bảng giá chứng khoán qua Bảng giá trực tuyến của VNDIRECT

CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU

1. Mã chứng khoán (Mã CK)

Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó.

Tìm kiếm các mã tại đây

Ví dụ: CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM (Vinamilk); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mã là BID (BIDV).

2. Giá tham chiếu (TC) hay Giá đóng cửa gần nhất – Giá vàng

Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Do Giá tham chiếu vào màu vàng nên hay được gọi là Giá vàng. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3. Giá trần (Trần) hay Giá tím

Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

  • Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

4. Giá sàn (Sàn) hay Giá xanh lam

Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh lam.

  • Sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu;
  • Sàn UPCOM sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

5. Giá xanh

Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá trần.

6. Giá đỏ

Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

7. Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

Là tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một ngày giao dịch. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

8. Bên mua

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt mua tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

Ví dụ như trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu CTG đang làm 22.30 vậy nên những người mua ở mức giá 1 là 22.20 sẽ phải chờ thêm xem bên bán có ai đặt bán xuống mức 22.20 để chờ khớp.

9. Bên bán

Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán. Mỗi cột bao gồm Giá bán và Khối lượng (KL) bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt bán tốt nhất (giá đặt bán thấp nhất so với các lệnh đặt khác) và khối lượng đặt bán tương ứng.

  • Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng.
  • Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
  • Tương tự, cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

Ví dụ như trong ảnh: Giá khớp lệnh của cổ phiếu BID đang là 31.90 vậy nên những người bán ở mức giá 1 là 31.95 sẽ phải chờ thêm xem bên mua có ai đặt mua lên mức 31.95 để chờ khớp.

10. Khớp lệnh

Là việc bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).

Ở cột này gồm 3 yếu tố:

  • Cột “Giá”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
  • Cột “KL” (Khối lượng thực hiện hay Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp.
  • Cột “+/-“ (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu.

11. Giá cao nhất (Cao)

Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá trần).

12. Giá thấp nhất (Thấp)

Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (chưa chắc đã phải là giá sàn).

13. Giá trung bình (Trung bình)

Được tính bằng trung bình cộng của Giá cao nhất với Giá thấp nhất.

14. Cột Dư mua / Dư bán

Tại phiên Khớp lệnh liên tục: Dư mua / Dư bán biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.

Kết thúc ngày giao dịch: Cột “Dư mua / Dư bán” biểu thị khối lượng cổ phiếu không được thực hiện trong ngày giao dịch.

15. Khối lượng Nhà đầu tư nước ngoài mua/bán (ĐTNN Mua/Bán)

Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm 2 cột Mua và Bán)

  • Cột “Mua”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
  • Cột “Bán”: Số lượng cổ phiếu Nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

16. Các chỉ số thị trường (ở hàng trên cùng)

Chỉ số VN-Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE)

Chỉ số VN30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

Chỉ số VNX AllShare: là chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên Sở GDCK Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Chỉ số HNX-Index: chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội (HNX)

Chỉ số HNX30-Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu, đáp ứng được tiêu chí sàng lọc

Chỉ số UPCOM: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM

Ví dụ minh họa:

  • Đối với chỉ số VN-INDEX có đồ thị thể hiện diễn biến của chỉ số trong phiên ngày hôm đó.
  • Tại thời điểm trong hình ảnh, VN-Index đạt 845.92 điểm, tăng 8,91 điểm (tương ứng với mức tăng 1,06% – so với mức tham chiếu của chỉ số).
  • Khối lượng cổ phiếu khớp trên sàn HOSE là 385,271,832 cố phiếu ứng với Giá trị giao dịch đạt 8,060.628 tỷ đồng.
  • Toàn sàn HOSE có 231 mã tăng (trong đó 11 mã tăng trần), 63 mã đứng giá (bằng giá tham chiếu) và 135 mã giảm (trong đó 7 mã giảm sàn).
  • Thị trường đang ở trạng thái Đóng cửa.

Từ các thông tin trên, Nhà đầu tư có thể nhận định thị trường hiện tại để ra quyết định. Xu hướng tăng đang lan tỏa trên thị trường, số mã tăng vượt trội so với số mã giảm, nhiều hơn cả tống số mã giảm và đứng giá.

ỨNG DỤNG

Để có thể hiện thực được thao tác và quan sát thêm các chỉ số trên Bảng giá chứng khoán, Nhà đầu tư truy cập vào ngay Bảng giá DBOARD hoặc xem thêm các video hướng dẫn.

Mở tài khoản chứng khoán tại đây để có những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình giao dịch.

(TBTCO) - Trải qua 25 năm hình thành và phát triển (28/11/1996 - 28/11/2021), thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, định hình cấu trúc hệ thống tài chính hiện đại, góp phần đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường công khai, minh bạch. Cùng với sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã có 21 năm đồng hành kiến lập, phát triển thị trường và đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của ngành Chứng khoán Việt Nam.

Kênh huy động và phân bổ vốn hiệu quả

Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh chính thức khai trương hoạt động vào ngày 20/7/2000 và có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Trong ngày đầu tiên giao dịch, chỉ có 2 cổ phiếu niêm yết là REE (Công ty CP Cơ điện lạnh) và SAM (Công ty CP Cáp và vật liệu viễn thông).

Lễ khai trương Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (ngày 20/7/2000).

Trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, trên HOSE có 5 cổ phiếu và 4 trái phiếu được niêm yết, với tổng giá trị niêm yết lần lượt đạt 321,178 tỷ đồng và 1.183 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 29/10/2021, trên HOSE có 402 mã cổ phiếu, 3 mã chứng chỉ quỹ đóng, 8 mã chứng chỉ quỹ ETF, 21 mã trái phiếu và 98 mã chứng quyền có bảo đảm đang niêm yết và giao dịch. Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt hơn 115,46 tỷ cổ phiếu. Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 5,6 triệu tỷ đồng, đạt khoảng 89% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành). Trong đó, có tới 45 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Tổng giá trị chứng khoán được mua bán trao đổi qua HOSE sau 21 năm đạt gần 12,9 triệu tỷ đồng (trên 539,45 tỷ chứng khoán).

Tổng giá trị vốn huy động thông qua phát hành thêm trên thị trường cổ phiếu kể từ năm 2000 đến nay ước tính đạt hơn 330.156 tỷ đồng với 906 đợt phát hành. Trong đó, giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế 2010 – 2015, mức huy động tăng hơn 5 lần so với giai đoạn 2004 - 2009. Trên 90% công ty niêm yết trên HOSE đã thực hiện tăng vốn điều lệ sau khi niêm yết trên thị trường chứng khoán, giúp các công ty nâng cao năng lực tài chính, đầu tư cho các dự án mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động.

Ban lãnh đạo HOSE tại lễ công bố và lưu hành quyết định nhân sự lãnh đạo tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Trong số đó, nhiều công ty có mức tăng vốn điều lệ lên tới hàng chục đến xấp xỉ 50 lần như: Công ty CP Vincom, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Công ty CP Cơ điện lạnh, Công ty CP Sữa Việt Nam… Tính từ năm 2006, khi ngân hàng thương mại đầu tiên lên niêm yết, đến nay đã có 17 ngân hàng thương mại niêm yết trên HOSE, với tổng giá trị vốn hoá đạt trên 1,67 triệu tỷ đồng, chiếm 29,86% tổng giá trị vốn hoá toàn thị trường chứng khoán (TTCK).

Từ quy mô trăm tỷ đến trên 5,6 triệu tỷ đồng

Tính đến cuối năm 2000, chỉ số VN-Index đạt mốc 206,83 điểm, tăng 106,8% so với phiên giao dịch đầu tiên, tổng giá trị giao dịch đạt 92 tỷ đồng với tổng khối lượng giao dịch hơn 3,66 triệu cổ phiếu. Giá trị vốn hóa TTCK đạt 986 tỷ đồng, tương đương 0,24% GDP.

Từ bước đầu sơ khai, HOSE đã có những bước phát triển không ngừng. Trong giai đoạn ban đầu (2000 - 2005) với giá trị vốn hóa thị trường chưa đến 1% GDP, thị trường đã có sự tăng trưởng liên tục, giá trị vốn hóa thị trường đã đạt trên 30% GDP vào năm 2015. Tính đến hết tháng 10/2021, giá trị vốn hóa TTCK tại HOSE đã lên đến 5,6 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 89% GDP năm 2020.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng ban lãnh đạo Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (ngày 9/11/2017).

Năm 2020, thanh khoản thị trường của HOSE nằm trong nhóm dẫn đầu các TTCK trong khu vực ASEAN, với giá trị giao dịch bình quân ngày là 6.425 tỷ đồng. Đặc biệt, trong 10 tháng đầu năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 có những tác động tiêu cực đến thị trường, giá trị giao dịch bình quân ngày đạt 19.809 tỷ đồng, tăng gấp nhiều lần so với thời kỳ ban đầu.

Đặc biệt, chỉ số VN-Index tiếp tục chinh phục đỉnh mới tại 1.444,27 điểm vào ngày 29/10/2021.

Góp phần thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước

Kể từ phiên đấu giá cổ phần hóa doanh nghiệp đầu tiên vào năm 2005, HOSE cũng đã thực hiện 569 cuộc đấu giá cổ phần các doanh nghiệp, bán được hơn 4,6 tỷ cổ phần và gần 122,8 triệu quyền mua cổ phần, qua đó thu về hơn 236.554 tỷ đồng cho Nhà nước và các doanh nghiệp. Trong đó, có 351 đợt chào bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, thu về hơn 74.830 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là một trong những doanh nghiệp đã tăng vốn điều lệ khoảng 50 lần sau khi lên sàn HOSE.

Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với việc đưa cổ phiếu vào giao dịch trên TTCK là nguồn cung quan trọng trong việc gia tăng quy mô niêm yết, góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, quản trị và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thiết lập các chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp

Trên nền tảng khung pháp lý và các quy định về quản trị công ty ngày càng hoàn thiện, HOSE đã thường xuyên hướng dẫn các doanh nghiệp niêm yết trong việc thực thi các quy định; phối hợp cùng các đối tác trong và ngoài nước tổ chức các chương trình đào tạo cho doanh nghiệp niêm yết các quy định mới về quản trị công ty và các thực hành tốt theo thông lệ quốc tế.

Các doanh nghiệp sau khi niêm yết trên HOSE có sự cải thiện rõ rệt về chất lượng quản trị công ty và hiệu quả hoạt động. Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết là sự kiện thường niên được HOSE khởi xướng từ năm 2008, đã trở thành biểu tượng cho sự minh bạch và quản trị công ty tốt trên thị trường chứng khoán. Từ cuộc bình chọn báo cáo thường niên với mục tiêu minh bạch thông tin trên thị trường, cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết đã mở rộng các nội dung bình chọn hướng đến các thông lệ quốc tế về quản trị công ty và phát triển bền vững nhằm phù hợp với xu hướng đầu tư có trách nhiệm ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm.

Năm 2021, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của TTCK. Thanh khoản thị trường cổ phiếu trong tháng 10/2021 đạt khối lượng bình quân 729,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch bình quân đạt trên 22.139 tỷ đồng/phiên.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2021, giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân phiên đạt trên 19.809 tỷ đồng/phiên với khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 687,2 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 274,04% về giá trị và tăng 129,29% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2020.

Tính đến cuối tháng 10/2021, tốc độ tăng trưởng chỉ số trên TTCK Việt Nam tiếp tục dẫn đầu so với các nước Đông Nam Á, với mức tăng 30,84% so với cuối năm 2020, cao hơn các nước trong khu vực như: Singapore (+12,46%), Thái Lan (+12,01%), Indonesia (+10,24%), Phillipines (-1,19%) và Malaysia (-3,99%).

Đồng hành cùng xu thế phát triển bền vững trong hoạt động đầu tư, HOSE đã trở thành một đối tác của Sáng kiến Sở Giao dịch chứng khoán phát triển bền vững (SSE) của Liên Hợp quốc từ năm 2015. Năm 2017, HOSE đã ra mắt chỉ số Phát triển bền vững (VNSI) gồm 20 cổ phiếu được chọn lọc từ chỉ số VN100 có điểm đánh giá phát triển bền vững cao nhất dựa trên 3 yếu tố Môi trường (E), Xã hội (S) và Quản trị (G), nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp niêm yết về phát triển bền vững, hướng đến nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm. Trong giai đoạn dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, chỉ số VNSI đã thể hiện được sự ổn định với mức tăng trưởng tốt trên thị trường, đạt 2252,08 điểm vào cuối tháng 10/2021, tăng hơn 50,6% so với cuối năm 2020.

Với những nỗ lực này, chất lượng hàng hóa trên TTCK ngày càng được nâng cao. Nhiều doanh nghiệp đã đưa vai trò của quản trị công ty và phát triển bền vững vào tầm nhìn và chiến lược phát triển dài hạn, qua đó nâng cao giá trị doanh nghiệp, gia tăng niềm tin của nhà đầu tư. Chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện ở tính chuyên nghiệp, minh bạch và kịp thời của thông tin, các vi phạm quy định về công bố thông tin đã giảm rõ rệt.

Qua 21 năm hoạt động, TTCK Việt Nam vẫn còn khá non trẻ, quy mô vốn hóa thị trường còn tương đối khiêm tốn so với các thị trường trong khu vực và thị trường vốn vẫn đang trong giai đoạn tái cơ cấu để phát huy hơn nữa vai trò của mình. Do vậy, việc phát triển nhanh, bền vững TTCK, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các thành viên thị trường vẫn là một thách thức không nhỏ với cơ quan quản lý, với HOSE và các thành viên thị trường nói chung.

Trở thành một kênh đầu tư thông dụng với nhà đầu tư trong nước

Suốt 21 năm phát triển, TTCK đã ngày càng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn bên cạnh hai kênh vàng và bất động sản. Sức hút của thị trường càng thể hiện mạnh mẽ trong những năm gần đây, khi số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tăng mạnh.

Trong năm 2020, số lượng tài khoản giao dịch mới của nhà đầu tư đã tăng cao kỷ lục, đạt gần 400.000 tài khoản. Chỉ trong 9 tháng năm 2021, nhà đầu tư trong nước đã mở mới tới 960.450 tài khoản chứng khoán, vượt xa tổng số tài khoản mở mới trong 3 năm liền trước (trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 tổng số tài khoản của nhà đầu tư trong nước mở mới đạt hơn 820.783 tài khoản). Như vậy, tính đến hết tháng 10 năm 2021, tổng số tài khoản của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam đạt 3.862.011 tài khoản, tương đương khoảng hơn 3,8% dân số.

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, tiền thân là Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh được thành lập năm 1998 theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm chính thức khai trương hoạt động vào ngày 20/7/2000 và có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 với 2 doanh nghiệp niêm yết, 6 công ty chứng khoán thành viên.

Năm 2007, theo Quyết định số 599/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh được chuyển đổi thành Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với vốn điều lệ ban đầu là 1.000 tỷ đồng và Bộ Tài chính là cơ quan đại diện chủ sở hữu. Đến năm 2015 vốn điều lệ của HOSE đã được điều chỉnh lên thành 2.000 tỷ đồng.

Ngày 23/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg về việc thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam. Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội trở thành các công ty con do Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đã ban hành Quyết định 07/QĐ-HĐTV ngày 9/7/2021 về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.

Video liên quan

Chủ đề