Số lượng thí sinh thi đại học năm 2022 so với 2022

Bích Hà   -   Thứ năm, 29/07/2021 12:57 (GMT+7)

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học.

Điểm chuẩn tăng do điểm thi cao, chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi giảm

Từ dữ liệu điểm thi, phổ điểm mà Bộ GDĐT đã công bố, có thể thấy phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tăng ở nhiều môn thi. Số lượng bài thi đạt điểm cao cũng tăng thêm khá nhiều, đặc biệt ở môn Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Sinh học, Ngữ văn.

Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, điều này sẽ khiến điểm chuẩn đại học năm nay tăng hơn so với năm trước.

Phân tích cụ thể hơn, điểm chuẩn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT (điểm trúng tuyển) của các trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kết quả thi tốt nghiệp THPT, chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào một ngành, một chương trình đào tạo….

Khi điểm trung bình cao, số lượng bài thi có điểm 8 trở lên nhiều, thì việc xét tuyển sẽ có thuận lợi hơn do dải điểm cũng rộng hơn, các trường có thuận lợi trong việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ cho rằng năm nay các trường thuộc các nhóm tuyển sinh khác nhau đều không gặp khó khăn do các thí sinh tham dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ đều tăng khá so với năm trước.

Một lý do khác để dự đoán điểm chuẩn năm nay tăng là ngoài việc điểm một số môn thi cao hơn 2020, thì các trường ĐH cũng đã dành lượng tương đối chỉ tiêu cho các phương thức khác như xét học bạ, xét điểm đánh giá năng lực, bài thi chuẩn hóa quốc tế…

Khi chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm đi nhất định, điểm thi lại cao hơn, sẽ là nguyên nhân quan trọng khiến điểm xét tuyển vào ĐH năm nay có thể nhỉnh hơn các năm trước.

Trường không gặp khó khăn trong tuyển sinh

Từ phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 mà Bộ GDĐT công bố thì phổ điểm môn tiếng Anh gây chú ý khi có hình lạ nhất, xuất hiện hai đỉnh (một đỉnh ở ngưỡng 4,0 điểm và một đỉnh ở ngưỡng 9,0 điểm).

Nhiều ý kiến cho rằng, phổ điểm này chứng tỏ sự phân hóa của đề thi tiếng Anh năm nay chưa tốt, sẽ khó cho việc tuyển sinh, đặc biệt ở các khối A01 và D01.

Phổ điểm môn tiếng Anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Nguồn: Bộ GDĐT

Trước ý kiến này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho rằng, về nguyên tắc, các trường luôn xét tuyển để lựa chọn các thí sinh có điểm từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu. Hiện phần mềm cũng hỗ trợ các trường trong quy định mức điểm trúng tuyển đối với từng tổ hợp trong một ngành, hoặc các chỉ tiêu trong từng ngành.

Căn cứ vào phổ điểm của các khối thi và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, bằng kinh nghiệm của mình, các trường hoàn toàn có thể xem xét, cân nhắc và quyết định độ lệch điểm giữa các tổ hợp và chỉ tiêu tuyển sinh giữa các tổ hợp.

Quy chế tuyển sinh hiện hành cho phép thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng (mỗi tổ hợp vào một ngành là một nguyện vọng). Ngoài ra, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng nhiều tổ hợp vào một ngành. Vì thế thí sinh nên lựa chọn những tổ hợp có môn thi mình đạt điểm cao để tham gia xét tuyển.

Bộ GDĐT đã có những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các trường trong việc hạn chế nguyện vọng ảo, như xây dựng hệ thống xét tuyển và lọc ảo chung toàn quốc, cũng như 2 nhóm xét tuyển lọc ảo là phía Bắc do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và nhóm xét tuyển, lọc ảo phía Nam do ĐH Quốc gia TPHCM chủ trì.

Quy chế tuyển sinh cũng quy định các trường nhập thông tin/danh sách các thí sinh trúng tuyển và nhập học lên hệ thống để loại các thí sinh này không tham gia xét tuyển bằng phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Vì thế, theo PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, trên thực tế, một thí sinh có thể trúng tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành khác nhau nhưng qua hệ thống lọc ảo chung, thí sinh chỉ trúng tuyển duy nhất vào 1 trường đại học với nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể. Với những quy định và sự hỗ trợ này, các trường hoàn toàn có thể yên tâm, không gặp khó khăn trong việc tuyển sinh.

Bích Hà   -   Thứ hai, 06/09/2021 12:15 (GMT+7)

Ngày 16.9, các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn tới thí sinh. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo quy định của Bộ GDĐT, từ 8 giờ sáng 29.8, bộ đã mở Cổng thông tin tuyển sinh quốc gia, cho phép thí sinh cả nước truy cập để điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển bằng phương thức trực tuyến.

Thí sinh được quyền điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển tối đa 3 lần, đến 17 giờ ngày 5.9.

Kết thúc thời gian này, theo thống kê của Bộ GDĐT, đã có 358.659 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng, chiếm 45,09% trong tổng số 795.353 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học bằng phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Năm 2020, tỉ lệ thí sinh điều chỉnh nguyện vọng là trên 42%.

Số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển trước khi điều chỉnh 3.835.720. Sau khi điều chỉnh, số nguyện vọng tăng thêm 84.655 (trung bình 4,9 nguyện vọng/thí sinh).

Như các năm trước, TPHCM và Hà Nội là 2 địa phương dẫn đầu cả nước về số thí sinh cũng như về tỉ lệ thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.

Trong đó, Hà Nội có 49.045 thí sinh điều chỉnh, chiếm tỉ lệ 56,14% so với tổng số thí sinh của thành phố đăng ký xét tuyển. Con số này của TPHCM là 36.173 thí sinh, tỉ lệ 42,85%.

Có 78.173 thí sinh xác nhận nhập học mà các trường đã cập nhật lên hệ thống, tăng khoảng 5.000 so với năm 2020. Số thí sinh này sẽ bị loại khỏi dữ liệu các trường tải về xét tuyển để tránh ảo.

Dù vậy, vẫn sẽ còn 1 số thí sinh từ vùng dịch gửi bản scan giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học mà các trường không đưa lên hệ thống vẫn được tham gia xét tuyển bình thường để không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh.

Theo lịch tuyển sinh của Bộ GDĐT, từ 13.9 đến 17 giờ ngày 15.9, các trường thực hiện quy trình lọc ảo (loại bỏ thí sinh đã trúng tuyển một trường ở nguyện vọng đầu, hủy xét tuyển ở các nguyện vọng sau).

Trước 17 giờ ngày 16.9, các trường sẽ công bố điểm chuẩn, kết quả xét tuyển đợt 1 tới thí sinh.

Chiều 11-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, trong số này, có gần 22% thí sinh chỉ dự thi để xét tốt nghiệp, số còn lại có nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Đến 17 giờ chiều nay, sau khi kết thúc thời gian đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021, Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho biết đã có tổng số 1.014.972 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống. Năm 2020, cả nước có hơn 900 nghìn thí sinh đăng ký dự thi.

Năm nay, thí sinh tự do có 41.944, chiếm 4,13%.

Trong số các thí sinh đăng ký dự thi, thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT là 222.356, chiếm 21,91%.

Thí sinh chỉ xét tuyển sinh: 33.779, chiếm 3,33%. Thí sinh xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh: 758. 837, chiếm 74,76%.

Các em đã đăng ký tổng số lượng nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ là 3.508.718 nguyện vọng. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký 5 nguyện vọng.

Đợt đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, tuy vậy, công tác đăng ký dự thi được Bộ GD-ĐT nhận định là đã diễn ra thuận lợi, bảo đảm tiến độ.

Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới, các nhà trường tổ chức rà soát để bảo đảm độ chính xác của dữ liệu đăng ký dự thi. Bộ GD-ĐT sẽ cùng các địa phương tiếp tục phối hợp để xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có) để bảo đảm quyền lợi cho học sinh.

Hôm nay là ngày cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2021

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ như thế nào?

HOA LÊ

BÍCH NGỌC

Thí sinh mắc Covid-19 được đặc cách xét tốt nghiệp THPT

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường. Hiện tại đã có 24 tỉnh, thành phố có bệnh nhân mắc Covid-19. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học (ĐH), giáo dục nghề nghiệp (GDNN) năm 2021. Trong bối cảnh này, Bộ GD&ĐT đã có phương án để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.

Cụ thể, theo GS, TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), Bộ GD&ĐT đã xây dựng các kịch bản khả thi, chủ động để tổ chức kỳ thi. Quan điểm chung là tổ chức kỳ thi nghiêm túc, chất lượng, nhưng phải bảo đảm an toàn, nhất là trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Nguyên tắc là sẽ tổ chức kỳ thi ở các địa phương an toàn (không bị giãn cách xã hội); tiến hành các biện pháp khử khuẩn, trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tại các điểm thi. Các điểm thi, khu vực thi sẽ bố trí phòng thi cho thí sinh diện F1, F2, F3 với các phương án phòng, chống dịch phù hợp. 

Trong trường hợp cần thiết, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương để tổ chức thêm các đợt thi trong trường hợp bất khả kháng. Để thực hiện phương án này, Bộ GD&ĐT đã chủ động, đặc biệt trong khâu chuẩn bị ngân hàng câu hỏi đáp ứng số lượng, chất lượng để xây dựng đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi nhiều đợt.

Liên quan đề thi, ông Mai Văn Trinh cho biết: “Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT và chủ yếu là ở lớp 12; những nội dung nào đã tinh giản sẽ không được đưa vào đề thi. Đề nghị các địa phương, thầy, cô giáo, các em học sinh bám sát đề thi tham khảo để có định hướng ôn tập”.

Đối với thí sinh mắc Covid-19 phải điều trị, không thể dự thi thì căn cứ quy chế hiện hành, các em sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp THPT. Trường hợp này cũng giống với các trường hợp đặc biệt khác như: Tai nạn, ốm đau, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh và các tình huống bất thường khác, không thể tham dự được kỳ thi, thí sinh sẽ được đặc cách xét tốt nghiệp.

Hà Nội đã thành lập 143 điểm thi

Để chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (diễn ra vào ngày 7 và 8-7), Sở GD&ĐT Hà Nội đã xây dựng, triển khai kế hoạch tổ chức khảo sát ở các trường để lựa chọn, quyết định làm điểm thi. Địa điểm được khảo sát là các trường THCS, THPT có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học, bàn, ghế và các điều kiện phục vụ học tập đầy đủ. Đoàn khảo sát cũng tập trung lưu ý các điều kiện về hệ thống điện, nước, quạt, đèn điện, tường rào, cửa sổ… nhằm bảo đảm công tác tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế. 

Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các trường học đã được lựa chọn, sử dụng làm điểm thi tốt nghiệp THPT ở năm trước. Trong thời gian này, các nhà trường tranh thủ thời gian học sinh tạm dừng đến trường để rà soát, sửa chữa, cải tạo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, sẵn sàng đón học sinh quay trở lại trường học sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát chặt chẽ. 

Dự kiến, công tác khảo sát các trường học để làm điểm thi sẽ hoàn thành trước ngày 11-5. Từ ngày 12 đến 18-5, Sở GD&ĐT Hà Nội và các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã sẽ tổ chức nhiều đoàn kiểm tra cơ sở vật chất của các nhà trường, sau đó trên cơ sở này chính thức quyết định danh sách các điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021. 

Theo thống kê của Sở GD&ĐT, năm 2021, toàn Hà Nội có khoảng 103.000 học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Hà Nội có gần 80.000 học sinh đăng ký dự thi. Sở GD&ĐT Hà Nội đã thành lập 143 điểm thi để phục vụ các thí sinh dự thi. 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 9-7. Bộ GD&ĐT khuyến nghị, các địa phương, nhà trường cần thực hiện tốt phương án phòng, chống dịch Covid-19; tổ chức dạy học, ôn tập với các hình thức linh hoạt, hiệu quả. Các em  học sinh hãy tập trung chuẩn bị tốt nhất các điều kiện và phương thức học tập linh hoạt khác nhau để đạt được kết quả cao trong kỳ thi tới đây. 

Trong tổng số hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021, thí sinh tự do là 41.944 (chiếm 4,13%); thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT là 222.356 (chiếm 21,91%); thí sinh chỉ xét tuyển sinh là 33.779 (chiếm 3,33%); thí sinh xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh: 758. 837 (chiếm 74,76%). Tổng số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng là 3.508.718 nguyện vọng.

Thời gian đăng ký nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến sẽ kéo dài đến 17 giờ ngày 16-5-2021.

Video liên quan

Chủ đề