Số sánh 3 phong cách lãnh đạo theo Kurt Lewin

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu về 02 kết luận quan trọng:

  • Những NGƯỜI ĐƯỢC DẪN DẮT có xu hướng PHẢN KHÁNG với nhà LÃNH ĐẠO CHUYÊN QUYỀN, và họ có thể trở nên hung hãn, mất tinh thần hoặc bị hút cạn động lực khi phải chịu đựng nó.
  • Nhà lãnh đạo có thể sử dụng phong cách PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ hoặc PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TỰ DO để giúp nhân viên trở nên “KIỆT SUẤT”.

1. Giới thiệu Mô hình

Năm 1939, nhà tâm lý học Kurt Lewin công bố kết quả nghiên cứu mà trong đó ông chỉ ra:

  • BA PHONG CÁCH cốt lõi của lãnh đạo, và những đặc điểm của chúng.
  • ĐẶC ĐIỂM LÃNH ĐẠO: sẽ thu được những kết qủa khác nhau khi áp dụng những phong cách khác nhau.

Mặc dù Lewin tiến hành nghiên cứu này nhiều thập kỷ trước đây, những phát hiện của ông có ảnh hưởng không nhỏ đến lý thuyết lãnh đạo và phong cách lãnh đạo  hiện đại, bao gồm cả lãnh đạo chuyển đổi  (và chúng tôi tin rằng, đây thường là phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất để sử dụng trong kinh doanh).

Các nhà lãnh đạo được xếp vào ba nhóm sau:

  • Lãnh đạo chuyên quyền.
  • Lãnh đạo dân chủ.
  • Lãnh đạo tự do.

Sau khi nắm bắt được LÝ THUYẾT HÀNH VI bạn sẽ có khả năng:

  • Nhận ra ưu điểm và nhược điểm của từng phong cách,
  • Nhận ra phong cách lãnh đạo tự nhiên của mình,
  • Và lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với tình huống thực tế bạn đang đối mặt.
  • Biết cách để tránh những hành vi không phù hợp, nhờ đó lãnh đạo nhân viên hiệu quả hơn.

Lưu ý:

Nghiên cứu của Lewin đã diễn ra ở Mỹ, và mỗi nền văn hóa cách phản ứng không giống nhau với cùng một hành vi lãnh đạo.

2. Phong cách lãnh đạo

Hãy xém xét từng phong cách lãnh đạo mà Lewin chỉ ra một cách chi tiết, và học cách áp dụng trong quá trình lãnh đạo của bạn.

Nhà lãnh đạo có thể kết hợp sử dụng các nội dung của cả ba phương pháp trong tình huống thực tế để tiến bước trên con đường lãnh đạo đích thực

2.1 Lãnh đạo chuyên quyền

Nhà lãnh đạo dẫn dắt một cách độc đoán là khi anh ta

  • Đưa ra quyết định mà không tham khảo ý kiến các thành viên trong đội.
  • Nói với nhân viên chi tiết, tỉ mỉ việc mà họ phải làm, và cách thức để làm điều đó.

Số sánh 3 phong cách lãnh đạo theo Kurt Lewin
Số sánh 3 phong cách lãnh đạo theo Kurt Lewin

Áp dụng khi:

  • Cần ra quyết định một cách nhanh chóng
  • Trong thời kỳ  khủng hoảng,
  • Ít phù hợp trong nhiều môi trường làm việc hiện đại.

Lãnh đạo chuyên quyền có ích vì:

  • Quyết định cực kỳ nhanh chóng,
  • Và những người khác không thể nói thêm gì ngoài những gì nhà lãnh đạo đã giao và chỉ cho họ.

Nhược điểm là

  • Tạo ra một môi trường làm việc độc đoán và thường là thiếu cảm thông
  • Và không đem lại động lực cho nhân viên.
  • Không nhận được ý kiến có ích từ những nhân viên giỏi, có kỹ năng và kiến thức,
  • Hạn chế đáng kể khả năng sáng tạo và hiệu quả làm việc của đội.

Hơn nữa, trong nhiều nền văn hóa, người ta khá dễ bực tức và có xu hướng chống lại phong cách lãnh đạo chuyên quyền. Nó có thể gây ra tình trạng thờ ơ và không khí nặng nề trong môi trường làm việc, và thậm chí còn làm cho nhân viên có thái độ hằn học hoặc bất mãn; và nó có thể dẫn đến tình trạng thường xuyên sự vắng và khả năng nhân viên bỏ việc là cao.

2.2 Lãnh đạo dân chủ

Với việc tham gia lãnh đạo, nhà lãnh đạo lên tiếng cuối cùng khi ra các quyết định, nhưng nhà lãnh đạo cho phép nhân viên tham gia ý kiến trong quá trình ra quyết định. Điều này giúp xây dựng lòng tin và các mối quan hệ làm việc, nhân viên cảm thấy được trao quyền và gắn bó công việc của mình.

Nhược điểm của lãnh đạo dân chủ là nó có thể làm chậm quá trình ra quyết định, dẫn tới những khả năng cơ hội bị bỏ lỡ. Điều này đặc biệt bất lợi trong trường hợp khẩn cấp hoặc khủng hoảng.

2.3 Lãnh đạo tự do

  • Nhân viên TỰ thiết lập mục tiêu và thời hạn của riêng mình,
  • Nhân viên TỰ tìm cách tối ưu đảm bảo hoàn thành công việc của họ.

Áp dụng khi:

  • NHÂN VIÊN NĂNG ĐỘNG và CÓ NĂNG LỰC, bời vì nhà lãnh đạo tự do thường xuyên đưa ra những phản hồi tích cực về hoạt động và hiệu quả làm việc.
  • Cộng tác viên  hoặc chuyên gia tư vấn
  • Nhân viên ít động lực hoặc không mấy suất sắc thì không thể áp dụng

Sẽ không dễ dàng để biết được phong cách lãnh đạo nào có thể phù hợp cho một tình huống thực tế hoặc với đội đặc thù. Tìm hiểu thêm trong những bài viết tổng hợp hoặc chuyên sâu tiếp theo nhé!

Chúc bạn lãnh đạo hiệu quả và thành công!

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Dưới góc nhìn của một nhân viên, phong cách đó thường được thể hiện qua các hành động hoặc rõ ràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ (Newstrom, Davis, 1993).

Vào năm 1939, các nghiên cứu quan trọng về các phong cách lãnh đạo lần đầu tiên được tiến hành bởi Kurt Lewin, người đứng đầu một nhóm các nhà nghiên cứu về các phong cách lãnh đạo khác nhau (Lewin, Lippit, White, 1939). Cho đến nay, nghiên cứu ban đầu này vẫn có tầm ảnh hưởng sâu rộng bởi nó đã tạo nên được ba phong cách lãnh đạo chủ chốt (U.S. Army, 1973):

  • Quyền uy hoặc độc quyền – Các nhà lãnh đạo giao việc và chỉ ra luôn cho các nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắng nghe những góp ý từ nhân viên.
  • Tham gia đóng góp hoặc dân chủ – Ban lãnh đạo bao gồm một hoặc nhiều nhân viên sẽ thực hiện việc ra quyết định, nhưng các nhà lãnh đạo thường sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.
  • Trao quyền tự do– Lãnh đạo cho phép các nhân viên đưa ra quyết định, tuy nhiên, họ vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng.

Với các nhà lãnh đạo tài năng, họ xây dựng cho bản thân một phong cách chủ đạo nhưng vẫn sử dụng các phong cách còn lại một cách linh hoạt. Ngược lại, các nhà lãnh đạo yếu kém về năng lực luôn có xu hướng chỉ gắn bó với một phong cách duy nhất và phong cách đó thường là Lãnh đạo quyền uy.

Số sánh 3 phong cách lãnh đạo theo Kurt Lewin

LÃNH ĐẠO QUYỀN UY

Tôi muốn hai bạn phải…

Phong cách lãnh đạo này là việc các nhà lãnh đạo nói với nhân viên họ muốn gì và cách chúng được thực hiện ra sao mà không để tâm tới sự góp ý của nhân viên. Một số hoàn cảnh  thích hợp có thể sử dụng phong cách lãnh đạo này là khi các nhà lãnh đạo đã có đủ thông tin để giải quyết vấn đề hoặc khi bị thiếu thời gian, hoặc khi đã tạo ra nguồn động lực cho các nhân viên.

Một số người có xu hướng nghĩ rằng phong cách này được sử dụng như một phương tiện để mắng mỏ, xúc phạm và đe dọa. Đây thực chất không phải là Lãnh đạo quyền uy, mà đúng hơn thì nó là một kiểu lạm dụng, thiếu chuyên nghiệp, còn được gọi là “Ông chủ của tất cả mọi người.” Chắc chắn kiểu làm việc này sẽ không bao giờ có mặt trong “từ điển” làm việc của một nhà lãnh đạo tài năng.

Tuy vậy, phong cách Lãnh đạo quyền uy chỉ nên áp dụng hạn chế trong một vài trường hợp cá biệt. Nếu bạn có thời gian và mong muốn nhận được sự cam kết nhiều hơn và nguồn động lực lớn hơn từ phía nhân viên, thì bạn nên vận dụng phong cách Dân chủ.

LÃNH ĐẠO DÂN CHỦ

Hãy cùng nhau giải quyết vấn đề này …

Phong cách này được miêu tả như sau: ban lãnh đạo bao gồm một hoặc nhiều nhân viên sẽ thực hiện việc ra quyết định (định hướng những điều họ cần làm cũng như cách thức thực hiện những điều đó), nhưng các nhà lãnh đạo sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Sử dụng phong cách này không có nghĩa bạn là một nhà lãnh đạo yếu đuối mà ngược lại, nó càng cho thấy rằng bạn đang nắm giữ một sức mạnh mà các nhân viên đều phải nể phục.

Phong cách này được áp dụng phổ biến khi mà người lãnh đạo nắm trong tay một phần thông tin, và phần còn lại thuộc về các nhân viên của bạn. Tất nhiên, một nhà lãnh đạo không thể biết tất cả mọi thứ, và đó là lý do tại sao bạn tuyển dụng những người có kiến ​​thức và tay nghề cao. Việc sử dụng phong cách này giúp đôi bên cùng có lợi bởi phong cách này khiến các nhân viên cảm thấy mình là một phần của đội nhóm và cho phép họ đưa ra những quyết định hiệu quả hơn.

Dù bạn đã có câu trả lời cho mọi vấn đề, thì việc lắng nghe và thu thập nhiều ý kiến đa dạng ​sẽ giúp bạn có khả năng sáng tạo hơn và tránh được những suy nghĩ bó hẹp. Theo Katherine Phillips: bây giờ bạn đang suy nghĩ về tính đa dạng và tác động của nó đến tổ chức của bạn phải không? Bạn cần phải nhận thức được rằng giá trị thực tiễn có tính lâu bền nhất của Sự đa dạng là việc nó thách thức mọi thành viên trong tổ chức. Từ đó, chúng ta suy nghĩ cân nhắc hơn, và có thể nhận ra cũng như tận dụng hiệu quả hơn các thông tin một cách linh hoạt. Đây chính là giá trị thực sự mà tính đa dạng mang lại.

LÃNH ĐẠO TỰ DO

Hai bạn hãy thay tôi giải quyết vấn đề trong khi tôi vắng mặt…

Ở phong cách này, các nhà lãnh đạo cho phép các nhân viên đưa ra quyết định, tuy nhiên, họ vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Phong cách này được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích vấn đề, xác định những việc cần làm và biết cách thực hiện chúng. Bạn nên nhớ người lãnh đạo không thể làm mọi thứ! Bạn phải biết cách thiết lập ưu tiên cũng như phân chia cho nhân viên của mình những nhiệm vụ nhất định.

Áp dụng phong cách lãnh đạo này không phải để bạn có thể đổ lỗi cho người khác khi có chuyện xảy ra, mà là khi bạn hoàn toàn tin tưởng vào nhân viên. Đừng ngại sử dụng phong cách này, tuy nhiên cần phải sử dụng một cách khôn ngoan!

Vậy sử dụng phong cách lãnh đạo nào tốt?

Một nhà lãnh đạo tốt sẽ vận dụng cả ba phong cách trên, tùy thuộc vào những nhân tố cấu thành như người lãnh đạo, các nhân viên, và hoàn cảnh cụ thể. Một số ví dụ được đưa ra là:

  • Áp dụng phong cách quyền uy với một nhân viên mới, người đang bắt đầu học việc. Lúc này, nhà lãnh đạo trở thành một người hướng dẫn có năng lực và tâm huyết. Từ đó, nhân viên mới được tạo động lực để học hỏi thêm kỹ năng. Đây sẽ là môi trường mới mẻ để các nhân viên phát triển.
  • Phong cách Dân chủ nên được áp dụng với một đội nhóm có các thành viên đã nắm rõ công việc. Người lãnh đạo là người hiểu rõ vấn đề tuy nhiên chưa nắm bắt được mọi thông tin để xử lý vấn đề đó. Các nhân viên đều tự biết việc của mình và muốn là một phần của đội nhóm.
  • Phong cách lãnh đạo Tự do được áp dụng trong tình huống một người sếp sở hữu những nhân viên có chuyên môn tốt hơn mình. Bạn không thể làm mọi việc và bản thân mỗi nhân viên cần có toàn quyền quyết định với công việc của họ! Thêm vào đó, điều này còn cho phép bạn nâng cao năng suất làm việc của mình.
  • Sử dụng cả ba phong cách: Thông báo cho nhân viên của bạn rằng quy trình làm việc gặp trục trặc và yêu cầu cấp thiết bây giờ là phải xây dựng một quy trình làm việc mới (Quyền uy). Tham khảo ý kiến của nhân viên để xây dựng một quy trình làm việc mới (Dân chủ). Tin tưởng giao phó công việc cho nhân viên để từng bước tiến hành quy trình làm việc mới (Tự do).

Những nguồn lực ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phong cách nào gồm có:

  • Lượng thời gian cho phép
  • Mối quan hệ trong nhóm: tin tưởng tôn trọng hay coi thường bài xích?
  • Ai là người nắm được thông tin – người lãnh đạo, nhân viên hay cả hai?
  • Trình độ của nhân viên và việc bạn hiểu nhiệm vụ đến đâu
  • Xung đột nội bộ
  • Mức độ áp lực của công việc.
  • Kiểu nhiệm vụ: phức tạp hay đơn giản, có hay không có hệ thống?
  • Luật lệ hay quy định ví dụ như luật Lao động hay quy định đào tạo nhân viên,…