So sánh chi phí móng đơn và móng băng

Đăng ký tư vấn Miễn Phí: So sánh móng đơn và móng băng, chi phí, cấu tạo, sử dụng.

Xây nhà trọn gói ( là kênh chia sẻ về kiến thức xây nhà, giúp bạn nắm rõ ràng hơn về các thủ tục pháp lý xây nhà trọn gói cũng như giúp bạn hiểu rõ bảng báo giá xây dựng và các khâu chuẩn bị liên quan.

Từ đó, bạn có đầy đủ kiến thức để tự mình có thể thẩm định báo giá xây nhà trọn gói và tìm kiếm cho mình nhà thầu uy tín, đảm bảo chất lượng công trình bền an toàn. Với tiêu chí, giúp bạn tự nhận biết rõ báo giá xây nhà không chỉ rẻ hơn thị trường mà còn phải đảm bảo vật tư tốt chất lượng.

Nếu bạn đang quan tâm về xây nhà trọn gói thì hãy đăng ký ủng hộ kênh.

—————— Kỹ sư. Trần Hải Phong Hotline: 0901 022 248 – 0868 111 248 Website:

Email:

#Kiến_Thức_Xây_Nhà #Hỏi_Kỹ_Sư_Xây_Dựng

Nguồn: //bannhabandat.vn

Xem thêm bài viết khác: //bannhabandat.vn/bat-dong-san/


Xem thêm Bài Viết:

Cách tính chi phí móng cọc và móng băng cho nhà phố

Khi bạn lên một kế hoạch xây nhà, thì phần móng là một phần quan trọng quyết định độ vững chắc của ngôi nhà. Tuy nhiên cách tính chi phí làm móng cọc (móng nhà) cũng chênh lệch tùy thuộc theo từng nhà thầu, vị trí địa lý hay chi phí nhân công của từng địa phương.

Trong bài viết dưới đây chúng tôi công ty thiết kế Xây dựng An Phú sẽ đề cập đến những yếu tố căn bản, phổ biến nhất để có cách tính chi phí làm móng nhà chính xác & đúng đắn. Dưới đây là một vài lưu ý khi tính toán chi phí làm móng cọc để bạn có cái nhìn tổng quát về vấn đề này.

Đơn giá làm móng cọc mới nhất 2021

Muốn biết cách tính chi phí làm móng cọc phải biết cách tính diện tích xây dựng nhà phố dân dụng

Công tác ép cọc tại An Phú Design And Build.

Một điều cơ bản là muốn biết cách tính chi phí làm móng cọc phải biết cách tính diện tích xây dựng nhà phố dân dụng. Để tính được tổng diện tích xây dựng trước hết bạn cần phải biết được diện tích xây dựng từng thành phần:

Phần móng dao động từ 30 đến 50%

Tầng trệt (tầng 1): được tính 100%

Tầng lửng: Phần đổ sàn được tính 100%; phần ô trống được tính bằng 70%

Tầng 2,3,4,… (tầng lầu trên cao) được tính bằng 100%

Mái dao động từ 50 đến 100%

Sân thượng gồm phần trong nhà tính bằng 100%, và phần ngoài nhà tính bằng 70%

Sân & tường rào được tính bằng 70%

Cách tính chi phí làm móng cọc dựa trên diện tích xây dựng

Thi công xây dựng móng cọc

Để có cách tính chi phí làm móng cọc chính xác nhất phải biết được cách tính diện tích thi công trong thiết kế biệt thự nhà đẹp. Từ bảng hướng dẫn tính diện tích xây dựng trong thiết kế & thi công nhà có thể dễ dàng tính toán chính xác diện tích & từ đó có thể tính được chi phí xây dựng nhà bạn. Để dễ hiểu hơn chúng tôi sẽ lấy ví dụ cho bạn về cách tính diện tích như sau:

Đối với nhà phố có tầng hầm sẽ được tính bằng 200% diện tích. Ví dụ nhà có diện tích 10x10m = 100m2 thì diện tích tầng hầm sẽ là 200%x100m2 = 200m2

Đối với móng cọc có kích thước 10x10m thì diện tích thi công móng là 100m2x30%=30m2

Nhà 1 tầng, 2,3,4 tầng thì diện tích thi công tính bằng 100% & nhà cao tầng phải tính thêm diện tích phần ban công.

Đối với mái nhà: tùy thuộc theo từng loại mái có cách tính khác nhau như mái tôn sẽ tính bằng 40% diện tích, mái ngói hệ vì kèo thép tính bằng 70%, mái bê tông cốt thép tính bằng 50%, mái dán ngói được tính bằng 100% diện tích.

Khi chuẩn bị thi công xây dựng căn nhà của gia đình mình, chắc hẳn ai cũng băn khoăn tìm hiểu về cách tính đơn giá làm móng cọc. Bởi móng cọc là một bộ phận quan trọng của ngôi nhà, đây là nền móng của một công trình chịu toàn bộ tải trọng của phần nhà phía bên trên. Móng cọc là chân đế của ngôi nhà để tiếp đất, là bộ phận dưới cùng để đỡ tường & cột chịu lực của căn nhà. Nhận toàn bộ tải trọng của căn nhà (truyền xuống qua tường & cột) rồi truyền xuống nền đất. Móng cọc nằm sâu dưới mặt đất, tùy theo tải trọng của công trình & địa chất mà móng sẽ có kích thước, hình dáng khác nhau, độ sâu khác nhau. Và do đó, cách tính đơn giá làm móng cọc là khác nhau phụ thuộc vào việc gia đình bạn chọn lựa loại móng nào. Các loại móng đơn, móng bang một phương hoặc móng bang hai phương, móng cọc ép tải hay móng cọc khoan nhồi sẽ có cách tính đơn giá làm móng cọc khác nhau.

>>> Cách tính chi phí móng từ a-z

Tính chi phí làm móng đơn đã bao gồm trong đơn giá thi công xây dựng.

Chi phí thi công móng băng một phương: Được tính theo công thức: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô

Chi phí thi công móng băng hai phương: Được tính theo công thức: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô

Chi phí làm móng cọc (khoan nhồi) = (450.000 đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) +(hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng trệt x đơn giá phần thô)

Chi phí làm móng cọc (ép tải): 250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc) +(nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng) + (hệ số đài móng: 0.2 x diện tích tầng 1x đơn giá phần thô)

>>>So sánh móng cọc và móng băng

Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi đến các chuyên gia của An Phú Design & Build. Chúng tối sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại. Xin chân thành cảm ơn quý khách.

Hình ảnh: móng ép cọc bê tông cốt thép

Móng cọc bê tông thường sẽ chia thành hai phần thi công chính:

Chi phí ép cọc bê tông móng:

Là chi phí nhân công ép cọc và chi phí tổng khối lượng cọc BTCT sử dụng. Thường thì sẽ thuê một đơn vị chuyên thi công ép cọc móng. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào kết cấu tải trọng (sử dụng giàn ép Neo hoặc Tải) và địa chất tầng đất (độ sâu tim cọc).

Chi phí thi công đài móng và giằng móng:

Là chi phí cho phần đài móng và giằng móng phía trên các cọc ép. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào diện tích xây dựng. Và đơn giá thi công phần thô.

Ví dụ: Đối với nhà 1 tầng diện tích 5x20m, sử dụng móng cọc, ép cọc 70T, số lượng 15 tim, 9m cọc/tim.

Chi phí móng cọc sẽ là: (250.000x30x9) + 20.000.000 + (0.2x(100+20)x3.000.000) = 159.000.000đ

Cần biết thông tin chi tiết về chi phí thi công ép cọc móng vui lòng liên hệ tới số hotline 0972102527. Hoặc tham khảo bài viết CHI PHÍ ÉP CỌC BÊ TÔNG MÓNG.

Chi phí móng băng nhà dân dụng

Hình ảnh: kết cấu móng băng

Móng băng nhà dân dụng được tính sơ lược có chi phí phần móng trong khoảng từ 30-50% diện tích xây dựng. Mức chi phí móng sẽ phụ thuộc vào đơn giá thi công phần thô của công trình. Chi phí móng = 30-50% diện tích xây dựng nhân với đơn giá thi công phần thô.

Mức đơn giá thi công sẽ thay đổi phụ thuộc vào yếu tố vị trí địa lý, thời gian thi công trong năm và sự biến động của giá vật liệu xây dựng. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào kiểu dáng thiết kế của công trình…

Do đó, cần tìm hiểu và nắm bắt thông tin kỹ lưỡng để ước tính chính xác nhất có thể.

Ví dụ: Đối với nhà 1 tầng diện tích 5x20m, sử dụng móng băng 1 phương, đơn giá thi công 3.000.000đ/m2.

Chi phí móng sẽ là: 5x20x50%x3.000.000đ = 150.000.000đ

Qua bài viết so sánh chi phí móng cọc và móng băng vừa chia sẻ ở trên, hy vọng có thông tin mà bạn cần. Giúp ước tính sơ bộ chi phí móng, tạo tiền đề cho việc lựa chọn và chuẩn bị tốt nhất.

Hotline tư vấn: 097.210.2527

Video liên quan

Chủ đề