So sánh chiều dài 2 đối tượng 3 tuổi

1.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết so sánh chiều dài của 2 đối tượng.

- Biết quan sát và so sánh, dùng từ chính xác

- Giáo dục trẻ hoạt động tích cực cùng cô.

2.CHUẨN BỊ:

- Cô: Đồ dùng đồ chơi, cây.

- Trẻ: Tâm lý vui vẻ.

3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

HOẠT ĐỘNG 1: Hát “Em yêu cây xanh”

- Các bạn vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về điều gì?

- Hôm nay cô và các bạn cùng nhau tìm hiểu về chiều dài của 2 đối tượng nhé!

HOẠT ĐỘNG 2: So sánh chiều dài của 2 đối tượng.

- Trời tối, trời sáng. Các bạn nhìn xem cô có cái gì đây?

- Hai cây này có tên là gì?

- Các bạn nhìn xem hai cây thước này nó như thế nào với nhau?

- Muốn biết cây thước nào dài hơn, cây thước nào ngắn hơn cô làm ra sao?

+ Đầu tiên cô đặt 1 cây thước lên bàn cô mời các bạn quan sát.

+ Tiếp theo cô đặt 1 cây thước nữa lên bàn , các bạn cho cô biết 2 cây thước này có điểm gì giống nhau, bây giờ bạn nào cho cô biết có điểm gì khác nhau? ( Trẻ tự trả lời).

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - So sánh chiều dài của 2 đối tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Thứ tư, ngày 01 tháng 02 năm 2012 TOÁN SO SÁNH CHIỀU DÀI CỦA 2 ĐỐI TƯỢNG 1.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết so sánh chiều dài của 2 đối tượng. - Biết quan sát và so sánh, dùng từ chính xác - Giáo dục trẻ hoạt động tích cực cùng cô. 2.CHUẨN BỊ: - Cô: Đồ dùng đồ chơi, cây... - Trẻ: Tâm lý vui vẻ. 3.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG 1: Hát “Em yêu cây xanh” - Các bạn vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nói về điều gì? - Hôm nay cô và các bạn cùng nhau tìm hiểu về chiều dài của 2 đối tượng nhé! HOẠT ĐỘNG 2: So sánh chiều dài của 2 đối tượng. - Trời tối, trời sáng. Các bạn nhìn xem cô có cái gì đây? - Hai cây này có tên là gì? - Các bạn nhìn xem hai cây thước này nó như thế nào với nhau? - Muốn biết cây thước nào dài hơn, cây thước nào ngắn hơn cô làm ra sao? + Đầu tiên cô đặt 1 cây thước lên bàn cô mời các bạn quan sát. + Tiếp theo cô đặt 1 cây thước nữa lên bàn , các bạn cho cô biết 2 cây thước này có điểm gì giống nhau, bây giờ bạn nào cho cô biết có điểm gì khác nhau? ( Trẻ tự trả lời). - Cô khen và động viên các cháu. - Bây giờ qua 2 cây thước mà các con vừa nhận xét thì các con đã biết so sánh rồi đó. + Để xem các con có nắm vững so sánh về dài, ngắn của 2 đối tượng chưa? Thì cô mời các bạn xem cô có cái gì đây?. - Cô mời các con cho cô biết 2 miếng xốp này miếng nào dài? Miếng nào ngắn? Vậy cô mời 2 bạn lên thực hiện lại. - Cô mời các bạn nhận xét kết quả của 2 bạn thực hiện. - Con làm cách nào để nhận biết chiều dài của 2 miếng xốp đó? (Trẻ trả lời) - Vậy muốn so sánh chiều dài của 2 đối tượng thì ta phải đặt 2 đối tượng đó đứng gần nhau. Để các con dễ so sánh. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: Tìm hoa cánh ngắn, hoa cánh dài. - Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi. Cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Cô nhận xét: *LƯU Ý:……………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Thứ sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2011 TOÁN NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 5, ĐẾM SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 5 I/ Mục đích yêu cầu - Trẻ đếm được số lượng bông hoa có phạm vi 5. Nhận biết chữ số 5 - Trẻ liên hệ thực tế đếm số lượng bông hoa của lớp. - Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc cây trong trường. II/ Chuẩn bị - Cô: Tranh lô tô một số loại hoa. Chữ số 4,5. - Trẻ: Một số loại bông hoa. Tranh so sánh “khác và giống” Thẻ chữ số 4,5. III/ Tiến hành HĐ 1: Ôn số lượng trong phạm vi 4 - Cô cho trẻ đếm số lượng bông hoa của bạn - Cho trẻ đính số lượng tương ứng, đọc tên thẻ chữ số. HĐ 2: Đếm số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết chữ số 5 - Dạy trẻ đếm số lượng trong phạm vi 5 qua một số tranh lô tô một số loại hoa + Cô thêm vào mô hình mỗi thứ 1 đối tượng + Cô cho trẻ đếm lại một số lượng bông hoa mà cô vừa thêm. + Tương ứng chữ số mấy? + Cô quan sát sửa sai cho trẻ + Nhận xét tuyên dương trẻ * Nhận biết chữ số 5 - Cô giới thiệu chữ số 5 - Cô dạy trẻ đọc chữ số 5. + Chữ số 5 như thế nào? + Cô phân tích chữ số 5 lại cho trẻ nghe. - Cho trẻ đọc lại chữ số 5 HĐ 3: Trò chơi. Nhận xét tuyên dương - T/C: Về đúng nhà - T/C: Tô màu chữ số 5, tô màu 5 bông hoa - T/C: Khoanh tròn nhóm bông hoa có số lượng 5 + Cô giới thiệu giải thích trò chơi. + Cho trẻ chơi. Cô quan sát nhận xét sửa sai. HĐ 4: Nhận xét tuyên dương - Cô nhận xét và tuyên dương trẻ đồng thời động viên trẻ chưa tập chung - Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ, chăm sóc cây trong trường. - Lưu ý:……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………….. Thứ sáu, ngày 13 tháng 01 năm 2012 Toán XẾP TƯƠNG ỨNG 1 -1, GHÉP ĐÔI I.Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết cách xếp tương ứng 1- 1, ghép đôi. - Luyện khả năng xếp tương ứng và ghép đôi. - Trẻ vâng lời cô, tích cực tham gia hoạt động II,Chuẩn bị : - Tranh lô tô về giầy, ba lô, mũ tai bèo, các số thứ tự 1,2,3,4 III.Tổ chức hoạt động: 1.Hoạt đông 1 : Đọc bài thơ “Hoa kết trái” - Các bạn vừa đọc bài thơ gì? Trong bài thơ có nhắc đến 2 loại rau ăn trái đó là 2 loại trái gì? - Hôm nay cô và các bạn cùng nhau tìm hiểu về xếp tương ứng 1- 1, ghép đôi nhé! - Cô cho trẻ lặp lại tên đề tài 2 -3 lần 2.Hoạt động 2: * Dạy trẻ xếp tương ứng 1 – 1, ghép đôi: - Cô đang có củ gì đây? (Củ cà rốt) - Củ cà rốt có lá không? - Vậy cô gắn bao nhiêu lá cho 1 củ để cho số lá và số củ bằng nhau? (Một) - Như vậy cô cũng vừa mới thực hiện ghép đôi lá và củ. - Đây là hoa gì? (Hoa muống) - Hoa thì phải có gì? (Lá) - Như vậy cô có 1 hoa thì cô gắn thêm bao nhiêu lá nữa để số hoa và lá bằng nhau? - Cô cũng vừa mới thực hiện ghép đôi cho hoa và lá. - Tương tự cô cho trẻ thực hiện 2-3 lần - Cô kiểm tra từng cháu trong nhóm 3.Hoạt động 3:Luyện tập - Chơi trò chơi “Giúp hoa tìm lá” - Cách chơi: Chia trẻ ra 2 nhóm mỗi nhóm có 1 rỗ đựng các loại hoa và lá. Cô nói bây giờ các bạn nhìn xem trong rỗ mình có hoa gì và tìm đúng lá đó ghép vào hoa và lưu ý xếp theo dạng tương ứng 1 – 1, ghép đôi chúng lại nhé! - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần và nhận xét trò chơi - Nhận xét – tuyên dương trẻ. *Nhận xét của giáo viên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • So sánh chiều dài 2 đối tượng 3 tuổi
    TOAN.doc

Giáo án LQVT
So sánh chiều dài của 2 đối tượng

1. Mục đích –yêu cầu:

-Trẻ nắm được kĩ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng. Trẻ hiểu và diễn đạt đúng các từ chỉ mối quan hệ về chiều dài của 2 đối tượng: Dài hơn, ngắn hơn, dài bằng nhau

- Rèn kĩ năng so sánh chiều dài 2 đối tượng, nêu được kết quả và giải thích được kết quả. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

- Trẻ chú ý, tích cực tham gia hoạt động

2.Chuẩn bị:

- Ống hút 2 túi có chiều dài khác nhau: xanh12cm; đỏ 10cm

- Bảng quay 2 mặt. Rổ  nhựa(4 cái), sáp màu. Đàn casio, Tranh các đối tượng dài ngắn khác nhau

3. Tiến hành:

* Ổn định – gây hứng thú:

Cô cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau” Cùng trò chuyện xem cả nhà trẻ hay đi chơi ở đâu? Có hay đi uống nước dừa, nước mía không? Dùng gì để uống? Vậy ống hút dùng để làm gì?Ngoài ùng để uống ra còn làm gì nữa?....

* Hoạt động 1: Ôn nhận biết sự khác nhau rõ nét về chiều dài 2 đối tượng

- Cô tạo chiếc vòng bằng 2 loại ống hút và đeo vào tay trẻ. Cho trẻ nhận xét tại sao vòng màu xanh thì đeo được, vòng màu đỏ thì lại không đeo được?

- Cô đo 2 ống hút cho trẻ xem. Trẻ nói ống nào dài ống nào ngắn.

- Cho trẻ chơi trò chơi: Nói nhanh, nói đúng.

* Hoạt động 2:    Dạy trẻ kĩ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng

- Cô cho trẻ về chỗ ngồi và đưa rổ ra phía trước, cô tặng mỗi trẻ 1 ống hút và yêu cầu trẻ lấy thêm 2 ống hút: một ống dài bàng ống hút của cô, một ống ngắn hơn ống hút của cô. Cho trẻ so sánh ống hút màu xanh với ống hút màu xanh, ống hút màu xanh với ống hút màu đỏ, sau đó nêu kết quả cho cô:

+ Ống hút màu xanh với ống hút màu xanh như thế nào? Vì sao con biết?( Vì cả 2 ống hút khi đặt cạnh nhau không có ống hút nào có phần thừa ra.)

+ Ống hút màu đỏ sovới màu xanh( màu xanh so với màu đỏ) như thế nào? Vì sao con biết? (Ống hút xanh dài hơn ống hút đỏ vì ống hút xanh xó phần thừa ra….)

-Cho trẻ nhác lại kết quả so sánh.

* Hoạt động 3:          Luyện tập- Củng cố

- Trò chơi 1:   Tìm bạn thân

 Cô phát ống hút cho trẻ khi nghe hiệu lệnh: “Tìm bạn thân”, trẻ hỏi cô “ Bạn nào, bạn nào”. Cô nói: Bạn có ống hút dài bằng nhau(hoặc ngắn hơn, dài hơn….)

- Trò chơi 2: Thi đội nào nhanh

- Nghe hiệu lệnh hoặc yêu cầu của cô trẻ khoanh các đối tượng dài ngắn khác nhau

* Kết thúc hoạt động: Cô nhận xét tiết học. Cho trẻ  đọc bài đồng dao: Ghánh ghánh, gồng gồng” ra sân chơi.

So sánh chiều dài 2 đối tượng 3 tuổi

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

- HĐCCĐ: - Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.

- TCVĐ:            Nu na nu nống      - Chơi tự do: Chơi với đ/c ngoài trời., bóng..

1. Mục đích, yêu cầu.

- Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán và ngôn ngữ của trẻ.

2. Chuẩn bị:

- Chỗ quan sát sạch sẽ, an toàn, thước chỉ.

- Đ/c ngoài trời: Xích đu, đu quay, cầu trượt sạch sẽ, an toàn, quần áo gọn gàng cho trẻ.

3. Tiến trình tổ chức hoạt động.

* Quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.

- Cô trò chuyện với trẻ trước khi ra sân phải tắt gì? Khi ra sân các cháu phải như thế nào?

- Cho trẻ nối đuôi nhau rồi dẫn trẻ ra ngoài trời và tìm nơi an toàn, sạch sẽ và cho trẻ quan sát bầu trời, thời tiết trong ngày.

- Cho trẻ nêu lên nhận xét của mình sau khi quan sát bằng các câu hỏi gợi ý của cô:

+ Hôm nay cô cho lớp mình quan sát gì nào?

+ Thế thời tiết hôm nay như thế nào các con?

+ Nhìn các đám mây con thấy như thế nào?

+ Có màu gì? Hôm nay các con thấy có lạnh không?

+ Trời nắng lạnh con phải mặc quần áo như thế nào?

+ Ra đường phải làm gì?

* TCVĐ:                                Nu na nu nống

Cho nêu lại cách chơi và cùng chơi với trẻ, bao quát giúp đỡ trẻ chơi.

* Chơi tự do: Chơi với xích đu, đu quay, cầu trượt. và đồ chơi mang theo. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.

- Chơi xong cô cho trẻ đi rửa tay bằng xà phòng.

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Nội dung:   - Rèn các kĩ năng vẽ cho trẻ.

1. Mục đích:

- Trau dồi kỹ năng vẽ , tô màu cho trẻ.

- Hình thành thói quen sạch sẽ gọn gàng cho trẻ.

2 Chuẩn bị:

- Giầy, bút chì, bút màu đủ cho trẻ

3. Tiến hành:

* Rèn kỹ năng vẽ

* Rèn kĩ năng vẽ, tô màu.

- Cô phát giấy, bút chì, bút sáp màu cho trẻ, yêu cầu trẻ vẽ thêm hình vuông, cô gợi hỏi trẻ: Cầm bút bằng tay gì? Bằng mấy đầu ngón tay?  muốn vẽ được ngôi nhà thì phải vẽ như thế nào? gồm có hình gì/Vẽ hình vuông bằng các nét như thế nào?  để làm gì? Sau đó vẽ tiếp hình gì? ở đâu và hình đó làm gì? Sau khi vẽ xong chúng ta sẽ làm gì?Tô màu như thế nào?Tô phần nào trước? mái nhà tô màu gì? Thân nhà tô màu gì?

* Đánh giá các hoạt động trong ngày:


…………………………………………………………………………………….....