So sánh độ cứng của thép và inox

Có thể bạn đã nghe tới Inox là một loại thép không gỉ, nhưng bạn có hoài nghi hay tìm hiểu gì về đặc tính của sản phẩm này chưa ? Tại sao chúng lại được lựa chọn phổ biến đến thế trong đời sống ? Cùng tìm hiểu về những đặc tính của Inox và Thép, cách phân biệt chúng qua bài viết dưới đây nhé.

Tính chất của vật liệu thép

Nhắc lại tí kiến thức đã đề cập ở bài trước nhé. Thép là hợp kim của sắt với một lượng nhỏ carbon và một số chất phụ gia là thành phần hoá học được kể đến như là mangan, phốt pho, silic, lưu huỳnh…

Trong quá trình sản xuất, nhiều loại tạp chất sẽ được lọc bỏ để thu về loại chất liệu tốt nhất, tiêu chuẩn nhất và phù hợp với yêu cầu của công trình. Sau khi hoàn thành quy trình, thép sẽ có độ cứng cao và nhiều ưu điểm vượt trội do chứa lượng cacbon lớn. Tỉ lệ cacbon có trong thép sẽ điều chỉnh cho phù hợp để phù hợp đa dạng nhu cầu. Chất lượng các loại thép khác nhau làm cho thép có nhiều giá thành khác nhau , phù hợp cho điều kiện sử dụng đa dạng của người dung

Vì trong thành phần có chứa Niken nên thép có tính từ. Vậy nên, với những loại thép thông thường, khi đặt gần nam châm, sẽ có độ hút nhất định.

Vật liệu thép

Tính chất của inox – thép không gỉ

Do có những đặc điểm khá tương đồng với thép, nên Inox thường được gọi thép không gỉ. Tuy nhiên do thành phần của thép còn có thêm nito, niken, crom và molipden nên inox là một loại vật liệu không thể bị gỉ sét dù có phải chịu tác động như thế nào của môi trường thời tiết.

Inox cũng được phân thành khá nhiều loại khác nhau, điển hình là: Duplex, Martensitic, Ferit, Austenitic. Điểm khác biệt lớn nhất của chúng là tỉ lệ thành phần tham gia, trong đó inox Austenitic được xem là loại cơ bản nhất. Thậm chí, nếu được phân loại cụ thể, thép có thể chia thành 120 loại khác nhau.

Inox thì thường không có từ tính( điểm khác biệt so với thép). Một đặc điểm thú vị là: Inox luôn có giá thành thấp hơn so với các loại thép thông thường. Đây là cách phân biệt điển hình nhất giữa Inox và Thép.

Vật liệu Inox

Cách thức nhận biết thép không gỉ chuẩn Inox trên thị trường

3 loại Inox phổ biến trên thị trường vật liệu xây dựng hiện này là: Inox 304 

(thành phần chứa 18% là Crom và 10% là niken), inox 201 và inox 430. Inox 304 có độ sáng bóng cao, tương đối sạch, không bị hoen gỉ tính thẩm mỹ lớn nên giá thành khá cao. Inox 201 thì có tỷ lệ niken tham gia thấp hơn, inox 430 chứa nhiều thành phần tạp chất và sắt hơn. Do vậy loại inox 201 và 430 dễ gỉ sét hơn, độ bền thấp hơn và dĩ nhiên giá thành của chúng cũng thấp hơn nhiều so với inox 304.

Nhận biết Inox 304 trên thị trường

Inox 304 là loại thép được ưa chuộng nhất hiện nay, vì nó có độ bền cao, tính thẩm mỹ cùng nhiều ưu điểm vượt trội của thép.

Thời điểm hiện tại, Inox 304 bị làm giả rất nhiều trên thị trường vì giá thành của chúng quá cao và nhiều nhà buôn chạy theo lợi nhuận; nhiều sản phẩm Inox bán tràn lan trên thị trường hiện nay làm giả bằng chất liệu làm bằng inox 201 và inox 430.

Vậy có cách nào để phân biệt được đâu là Inox 304 thật để tránh mua nhầm hàng giả. Dùng mắt thường để phân biệt là điều vô cùng khó khăn. Nếu thử nghiệm bằng nam châm bạn có thể dễ dàng phân biệt được inox 430 với các inox còn lại do có độ hút lớn.

Cách tốt nhất để thử inox 201 và 304 là dùng axit hoặc thuốc thử chuyên dụng. Inox 304 gần như không có phản ứng gì, inox 201 thì sẽ phải bị sủi bọt và có hiện tượng xảy ra. Cách dùng thuốc thử chuyên dụng giúp dễ dàng phân biệt bằng màu sắc: phản ứng đổi màu đỏ gạch là inox 201, màu xám là inox 304.

Hy vọng bạn đã phân biệt được Inox và thép, và cách thức nhận biết hai loại thép qua bài viết này.

Thép Đồng Tâm tự hào là đơn vị cung cấp thép uy tín với hơn 35 năm thành lập với chất lượng tự hào cung cấp cho ngành xây dựng của cả nước.

Tham khảo ngay sản phẩm của chúng tôi ngay tại đây

Trên thị trường hiện nay đang có hai danh từ được sử dụng song song là thép không gỉ và inox, nhiều người băn khoăn không biết thép không gỉ là gì và inox là gì? Điểm khác biệt giữa hai loại vật liệu này là gì…Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu và so sánh thép không gỉ và Inox. Tại sao lại có tên gọi là inox và thép không gỉ?

Định nghĩa thép không gỉ và inox

Thép không gỉ hay còn có tên gọi khác là Inox, là một dạng hợp kim sắt có chứa Crom với hàm lượng tối thiểu là 10,5%. Hợp kim này có khả năng chống lại oxy hóa, bay màu, rỉ sét như các loại sắt thép thông thường khác. Bắt nguồn từ tiếng pháp Inox có nghĩa là thép không gỉ, và hiện nay trên thị trường đang có hai tên gọi là cùng một loại hợp kim là thép không gỉ và inox.

Đặc điểm của thép không gỉ/ Inox

Từ thành phần của hợp chất thép không gỉ chúng ta cũng có thể thấy được các sản phẩm được làm từ thép không gỉ/ inox sẽ có rất nhiều ưu điểm nổi bật như khả năng chống oxy hóa và ăn mòn rất cao. Do đó, inox thường được sử dụng làm nguyên vật liệu sản xuất ra các đồ dùng, vật dụng cao cấp. Điều này không chỉ giúp sản phẩm có tuổi thọ sử dụng lâu dài mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng đặc biệt là các vật dụng, gia dụng hàng ngày như bát, đũa, đồ trang sức…

Xem Thêm: Thép Xây Dựng Pomina

So với các loại vật liệu khác và thép thông thường thì nox có rất nhiều đặc điểm nổi bật như tốc độ hóa bền rèn cao, độ dẻo cao hơn, cứng hơn và bền hơn, phản ứng từ kém hơn hẳn so với thép thông thường. Tùy vào thành phần của thép không gỉ mà chúng ta có được những sản phẩm có chất lượng khác nhau, độ cứng, độ bền, độ mềm dẻo khác nhau.

Các loại thép không gỉ/ Inox phổ biến trên thị trường hiện nay

– Inox 430 (SUS 430): là loại inox có chất lượng được đánh giá ở mức trung bình trong cả tính nhiềm từ, độ ăn mòn và oxy của các sản phẩm được sản xuất từ loại inox này.

– Inox 201 (SUS 201): Là vật liệu được sử dụng để sản xuất các loại vật dụng quen thuộc quanh chúng ta như bàn, ghế inox, thau, chậu inox, ấm inox, bồn nước inox, làm mái xếp khung inox…Là những sản phẩm được đánh giá có chất lượng, độ bền, khả năng chống ăn mòn, oxy hóa ở tầm trung, do đó trong quá trình sử dụng cần bảo quản vệ sinh bề mặt sản phẩm, nếu không được bảo quản tốt vật liệu có thể xuất hiện những vết han rỉ nhỏ li ti trên bề mặt.

– Inox 304 (SUS 304): Là loại inox được đánh giá tốt nhất hiện nay trên thị trường với các đặc tính như bền, tốt, chống oxy hóa và han gỉ tuyệt đối. Inox 304 có hàm lượng niken tối thiểu là 8%.

Giá thép không gỉ/ Inox trên thị trường

Các sản phẩm được sản xuất từ inox có chứa hàm lượng Niken thấp giá cả thấp và ổn định hơn nên thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng, người tiêu dùng. Inox 304 và 201 là hai loại Inox được đánh giá cao và đang dần chiếm lĩnh thị trường thay thế cho loại inox 430 chất lượng thấp hơn. Quý khách hàng có nhu cầu mua hay tìm hiểu về  giá inox 304 xin vui lòng liên hệ số hotline của công ty để nắm được giá mới nhất.

BTV : Khothepxaydung.com

Thép không gỉ, có nơi gọi là thép trắng, SUS hay inox, là một loại hợp kim của Sắt và Crom. Trong đó, Crom chiếm ít nhất là 10.5% tỉ lệ thành phần cấu tạo. Thành phần Crom này có công dụng tạo ra một lớp màng oxit mỏng bên ngoài bề mặt vật liệu. Lớp màng này có khả năng tách bề mặt vật liệu khỏi các tác nhân oxy hóa như oxy và độ ẩm. Chính vì thế, inox có khả năng không gỉ, hay vốn đã nổi tiếng với cái tên “Thép Không Gỉ” của mình.

Ngoài Crom, thành phần cấu tạo của inox còn có Carbon, Niken, Molypden, Mangan… tăng cường khả năng bị mài mòn bởi các tác nhân vật lý và hóa học khác nhau. Đồng thời, còn tạo ra khả năng tạo hình, uốn dẻo và dẫn nhiệt, độ cứng inox… Giúp cho Inox có khả năng gia công thành các thành phần cấu tạo, sản phẩm khác nhau cung cấp cho nhiều ngành nghề trong đời sống.

Có bao nhiêu loại inox phổ biến trên thị trường và độ cứng inox của từng loại như thế nào ?


Nói đến inox trong kinh doanh thì phải nói đến 3 loại inox đang rất phổ biến hiện nay.

Inox 201 và độ cứng inox đặc trưng:

Là loại inox bán chạy nhất trên thị trường, Inox 201 thuộc họ thép Austenit với thành phần cấu tạo Niken được thay bằng Mangan. Điều này khiến cho giá thành của inox 201 tương đối cạnh tranh so với 2 loại còn lại. Thành phần của chúng bao gồm: 16 – 18% Crom, 3.5 – 5.5% Niken và 5.5 – 7.5% Mangan…

Với hàm lượng N lớn trong thành phần của mình. Inox 201 có độ cứng và độ bền khá cao. Tuy nhiên lại có 1 điểm yếu là không thể làm cứng bằng phương pháp xử lý nhiệt mà phải dùng phương pháp làm lạnh. Inox 201 có thể ủ ở nhiệt độ 1010 đến 1090 độ C.

Inox 304 và thương hiệu top của mình:

Đây là loại vật liệu được khách hàng đánh giá là tốt nhất trong các loại inox hiện tại. Với hàm lượng Niken lên đến 8% của mình. Inox 304 cho khả năng bền lực, bền nhiệt, uốn dẻo và chống oxy cực kì tuyệt vời. Tuy nhiên, do giá thành của Niken trên thị trường vốn rất cao nên dẫn theo việc giá thành inox 304 cũng rất cao là điều không thể tránh khỏi. Bạn có thể dễ dàng nhận ra các dụng cụ gia công từ inox 304 thường có giá cao hơn hẳn so với các vật liệu khác.

Thế mạnh của inox 304 là độ linh hoạt và độ bền của mình. Các loại thép nhẹ và kim loại thông thường không phải là đối thủ để so sánh với inox 304 (họ thép Austenitic). Tuy nhiên, nếu tiêu chí “độ cứng” là tiêu chí hàng đầu của chúng ta mà không phải “độ bền” thì bạn nên tìm hiểu các dòng vật liệu cứng chuyên dụng như Martensitic hay Precipitation Hardening.

Inox 430

Thuộc dòng Ferritic, inox 430 có ưu điểm chống ăn mòn cùng với khả năng định hình tốt, hệ số giãn nở thấp và khả năng chống gỉ sét tốt. Thường được sử dụng trong ứng dụng hóa học vì khả năng chống axit nitric của mình.

Inox 430 có độ cứng thấp nhất trong 3 anh em của mình. Khi dùng phương pháp hàn để gia công, inox 430 tỏ ra khá yếu thế vì không thể chịu được lực tốt và tác động mạnh. Vì thế, loại vật liệu này không thể sử dụng cho các sản phẩm dùng ở nhiệt độ cao hay phải chịu lực nặng. Tại 0 độ C, inox 430 còn trở nên giòn và dễ gãy.

Hy vọng bài viết lần này đã phần nào giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về các loại inox khác nhau và công dụng, chức năng, thế mạnh của từng loại. Từ đó, chọn cho mình loại vật liệu phù hợp nhé.
Inox Đại Tín có 3 xưởng lớn ở TP.HCM

Inox Đại Tín với tiêu chí lấy “Uy tín là sự nghiệp” là một trong những cửa hàng inox uy tín nhất thành phố. Chúng tôi chuyên cung cấp, phân phối và gia công inox màu, inox tấm, inox cuộn. Inox Đại Tín sở hữu số lượng mẫu mã, chất lượng tốt và đa dạng nhất. Khách hàng sẽ không thất vọng với giả cả và chất lương mà Inox Đại Tín mang lại.

 Showroom: 49/6 Đông Hưng Thuận 6,Phường Tân Hưng Thuận, Quận 12  Xưởng sản xuất: 466/26 Tân Kỳ Tân Quý, phường Sơn Kỳ, Quận Tân PhúĐiện thoại: 028 6678 0072 – Di Động: 0975.24.24.24 (Anh Dũng)Email:

Website: inoxdaitin.com – giacongdaitin.com

Video liên quan

Chủ đề