So sánh dương quá và quách tĩnh

Quách tĩnh và dương quá ai mạnh hơn

admin-18/08/202194

Quách tĩnh và dương quá ai mạnh hơn

admin 15/08/2021 107

Quách tĩnh và dương quá ai mạnh hơn

admin 02/07/2021

Các bí kíp võ công tuyệt thế không chỉ là khát khao, mơ ước của người trong giang hồ mà còn là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tàn khốc trong thế giới kiếm hiệp. Dưới đây là bốn môn võ công được xếp ở “top” ấn tượng nhất trong các tiểu thuyết của đại hiệp Kim Dung.

Bạn đang xem: Quách tĩnh và dương quá ai mạnh hơn

* * *

1. Hàng Long Thập Bát Chưởng - môn võ nổi tiếng nhất

Hàng Long Thập Bát Chưởng (18 chưởng hàng phục rồng), là một trong hai trấn bang chi bảo của Cái Bang. Chỉ bang chủ hoặc trưởng lão có địa vị rất cao mới được luyện và Quách Tĩnh là ngoại lệ duy nhất.

Ngoài sự uy mãnh vô song, môn võ này nổi tiếng vì… được xuất hiện nhiều nhất trong các tiểu thuyết Kim Dung. Ngay từ bộ tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ, Hàng Long Thập Bát Chưởng đã uy chấn giang hồ cùng với tiếng tăm lừng lẫy của đại hiệp Tiêu Phong.

Môn võ này tiếp tục gây tiếng vang trong “serie” Xạ Điêu Tam Bộ Khúc gồm: Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ và Ỷ Thiên Đồ Long Ký/i>. Trong Anh Hùng Xạ Điêu và Thần Điêu Hiệp Lữ, Hồng Thất Công là người lĩnh hội được hết nét tinh hoa của Hàng Long Thập Bát Chưởng. Sau đó, Quách Tĩnh là truyền nhân tiếp theo phát huy chưởng pháp này lên đỉnh cao.

Tới Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Hàng Long Thập Bát Chưởng được nhắc tới lần nữa khi bang chủ Cái Bang Sử Hỏa Long chỉ học được 12 chiêu thì bị Trần Hữu Lượng ám toán. Tới đây, bộ chưởng pháp này xem như thất truyền (dù có phiên bản cho rằng sau đó Chu Chỉ Nhược tìm thấy bí kíp trong Ỷ Thiên Kiếm rồi cho Tống Thanh Thư luyện. Khi Thanh Thư chết, môn võ này mới hoàn toàn biến mất).

2. Đả Cẩu Bổng Pháp - môn võ có tên gọi ấn tượng nhất

Tuyệt kỹ còn lại của Cái Bang chính là Đả Cẩu Bổng Pháp (dùng gậy để đánh chó). Môn võ này chỉ độc truyền cho bang chủ Cái Bang từ đời này qua đời khác. Chỉ có hai người không phải bang chủ Cái Bang được Kim Dung ưu ái cho học là Hư Trúc và Dương Quá.

Đả Cẩu Bổng Pháp là một loại côn pháp chí cao, có tổng cộng 36 chiêu thức. Mỗi chiêu thức lại có cách biến hóa khác nhau tạo thành vô số chiêu thức vi diệu khác. Cái cốt chính của Đả Cẩu Bổng Pháp là thi triển theo lối “tứ lạng bạt thiên cân” (bốn lạng địch ngàn cân). Cho nên dù đối thủ mạnh cỡ nào, dùng binh khí gì đi nữa thì Đả Cẩu Bổng Pháp cũng cân được hết.

Kim Dung còn xây dựng hình tượng cây gậy đánh chó thành biểu tượng trấn bang của Cái Bang với tên gọi Đả Cẩu Bổng. Đệ tử Cái Bang thấy Đả Cẩu Bổng cũng như thấy bang chủ. Tương truyền Đả Cẩu Bổng kết hợp với Đả Cẩu Bổng Pháp thì sức mạnh được nhân lên gấp bội.

3. Càn Khôn Đại Na (Nã) Di - môn võ tốn thời gian học nhất


Những ai yêu tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung chắc chắn sẽ biết đến trận chiến kinh thiên động địa trên đỉnh Quang Minh trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Trận này kịch tính, hấp dẫn bởi hầu hết cao thủ của lục đại môn phái đều có mặt để tiêu diệt Minh Giáo. Vậy mà một mình Trương Vô Kỵ lại cân được hết cả sáu phái mới ghê gớm làm sao. Con át chủ bài của Trương Vô Kỵ chính là Càn Khôn Đại Na Di.

Xem thêm: Tải Game Siêu Anh Hùng Liên Minh Cho Android, Ios Mới Nhất, Liên Minh Anh Hùng Cho Android

Tuyệt kỹ võ công này có bảy tầng và không hề dễ “nuốt” chút nào. Người thông minh phải mất bảy năm mới luyện được tầng một, người bình thường cần đến 14 năm. Cho nên có người tới già cũng chưa luyện đến tầng thứ ba. Sở dĩ Trương Vô Kỵ chỉ mất một thời gian rất ngắn để luyện đến tầng thứ sáu là bởi vì anh chàng trước đó đã luyện được Cửu Dương Chân Kinh.

Bản chất môn công phu này là một phương pháp làm thế nào phát huy tối đa tiềm lực trong cơ thể của con người, sau đó mới lôi kéo (na di) kình lực của đối phương, đạt đến chỗ tối thượng của tinh thần “tứ lạng bạt thiên cân”.

Trong trận chiến Quang Minh đỉnh, nhờ có Càn Khôn Đại Na Di mà Vô Kỵ lần lượt đánh bại cao thủ Thiếu Lâm, Nga My, Hoa Sơn…, giải cứu Minh Giáo khỏi họa diệt vong. Do thời gian luyện tập quá lâu nên sau Vô Kỵ không còn ai luyện được môn võ công này nữa. Quang Minh tả sứ Dương Tiêu cũng chỉ học được một ít.

4. Quỳ Hoa Bảo Điển - môn võ kỳ dị nhất

Đây là môn võ công quái dị và cực kỳ lợi hại, rất nhiều người ham muốn chiếm đoạt nhưng khi luyện thì cái giá phải trả rất đắt.

Để luyện Quỳ Hoa Bảo Điển, người nam phải “dẫn đao tự cung” (tự cắt của quý). Vì đây là loại võ công mang tính dương tà, khi luyện hơi nóng sẽ bốc lên ngùn ngụt nên phải tự cung để tránh tẩu hỏa nhập ma. Luyện một thời gian thì râu tự rụng, giọng nói biến chuyển như nữ nhi, càng luyện lâu cơ thể càng biến đổi.

Chính vì môn võ này đòi hỏi phải hy sinh lớn đến vậy nên Kim Dung chưa bao giờ cho các nhân vật chính của mình luyện cả. Người luyện Quỳ Hoa Bảo Điển nổi tiếng nhất là Đông Phương Bất Bại (trong bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ). Sau khi luyện thành công, Đông Phương Bất Bại không có đối thủ. Tuy nhiên, người này không còn là đấng nam nhi hùng tài đại lược, đầy tham vọng như xưa mà lại ăn mặc và trang điểm như phụ nữ, cuối cùng chết vì… mê trai.

Chỉ tiếc là Kim Dung không nói rõ sau khi luyện thành công Quỳ Hoa Bảo Điển, người đàn ông có hoàn toàn trở thành phụ nữ hay không. Trong khi môn võ này cũng đã thất truyền nên chúng ta chỉ biết mà không rõ...

* * *

Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc môn võ công nào lợi hại nhất trong tiểu thuyết Kim Dung. Chắc sẽ khó có câu trả lời, hay nói đúng hơn là không có câu trả lời. Trong tiểu thuyết Kim Dung, chỉ có người thắng người chứ không có võ công thắng võ công.

Đặc điểm chung trong tiểu thuyết Kim Dung là những người có tâm, có đức thường có duyên với các bí kíp võ học đệ nhất thiên hạ. Và nếu ai lĩnh hội được triết lý nhân sinh của môn võ thì cuối cùng trở thành người vừa có tài vừa đức độ, vang danh giang hồ.


Chuyên mục: Game Tiếng Việt

Tiểu sửSửa đổi

Dương Quá, là con trai duy nhất của Dương Khang (Hoàn Nhan Khang) và Mục Niệm Từ, dòng dõi Dương Tái Hưng thời Nam Tống. Tên của chàng là do Quách Tĩnh đặt, vì khi chàng ra đời thì Dương Khang đã chết, với mong muốn khi lớn lên chàng sẽ sửa lại các sai lầm của cha. Chàng được mô tả là người có chân mày tỏa ra khí khái bất phàm, cặp mắt sáng ngời, tính tình thông minh, cổ quái, có nhiều mưu mẹo. Chàng biết rất ít quá khứ của song thân, từ nhỏ mồ côi cha mẹ, lẻ loi hiu quạnh.

Khi còn niên thiếu, Dương Quá có 2 cha nuôi: Âu Dương phong và Quách Tĩnh. Âu Dương Phong khi gặp Dương Quá trong lúc thần trí điên khùng, quên hết quá khứ, khi được Dương Quá cưu mang nên đã ép cậu gọi mình là "cha", truyền dạy nhiều chiêu thức "Cáp Mô Công" cho cậu. Sau đó, Dương Quá được Quách Tĩnh tìm thấy và nhận nuôi. Vì càng lớn dung mạo cậu càng giống Dương Khang, nên Hoàng Dung (vốn có ác cảm với Dương Khang) ngày càng ngờ vực cậu. Kha Trấn Ác khi biết Dương Quá được học Cáp Mô Công, đã nhất quyết đòi không sống chung với cậu. Dương Quá bất mãn, Quách Tĩnh thuyết phục Dương Quá đến núi Chung Nam gia nhập làm môn đồ của Trường Xuân Chân Nhân. Mặc dù là đệ tử nhập thất của Toàn Chân giáo, nhưng vì bất mãn với sư phụ lòng dạ hẹp hòi là Triệu Chí Kính, lại chịu đủ giày vò hành hạ nên sau khi trót đánh gục một sư huynh đồng môn, Dương Quá trốn khỏi Toàn Chân. Sau đó lạc vào Cổ Mộ, gặp được Tiểu Long Nữ và bái nàng làm sư phụ (tuy vậy gọi là cô cô chứ không xưng sư đồ, Tiểu Long Nữ lúc này 18 tuổi còn Dương Quá là 14 tuổi) đã học được rất nhiều võ công. Mối tình sư đồ giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ bắt đầu từ đây. Mối tình này chịu sự kỳ thị, chèn ép của giang hồ vì nó đi ngược lại đạo nghĩa sư đồ truyền thống, nhưng Dương Quá không những một mực mặc kệ mà còn ngày càng yêu Tiểu Long Nữ hơn và quyết lấy nàng làm vợ dù ai có nói gì chăng nữa.

Trong một lần gặp gỡ con gái đầu của Quách Tĩnh là Quách Phù, chàng đã bị cô chặt mất cánh tay phải. Từ đó chàng ẩn thân trong hang động, cùng với Thần điêu (chim thần, một con chim to lớn có thể chở được người, chim này biết võ công và hiểu tính người) ngày đêm luyện tập võ nghệ. Sau đó, cùng với Thần điêu, chàng đã cứu giúp được nhiều người gặp nạn và được tôn làm Thần điêu đại hiệp. Vì trúng độc nặng, biết không thể nào chữa khỏi và không muốn Dương Quá chết theo mình, Tiểu Long Nữ đã nhảy xuống đáy Tuyệt tình cốc và khắc lại chữ trên bia đá hẹn 16 năm sau gặp lại tại nơi này. Dương Quá suy sụp nhưng nhờ Hoàng Dung nhanh trí nói rằng Tiểu Long Nữ được Nam Hải Thần Ni cứu giúp.

16 năm sau, Dương Quá trong một lần gặp gỡ Hoàng Dược Sư, Dương Quá biết là Hoàng Dung đã lừa dối mình chuyện của Tiểu Long Nữ, chàng tức giận và suy sụp vô cùng. Nhưng thật không ngờ, lời nói dối hôm đó của Hoàng Dung lại trở thành sự thật. Đúng ngày mà Hoàng Dung nói Tiểu Long Nữ sẽ trở về thì Dương Quá lại gặp Tiểu Long Nữ thật. Chàng vô cùng mừng rỡ. Hai người từ đó sống hạnh phúc bên nhau. Về sau chàng lập được nhiều chiến công cho Đại Tống, cùng Quách Tĩnh bảo vệ thành Tương Dương. Trong cuộc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ ba, với võ công trác tuyệt, Dương Quá được tôn là Tây Cuồng - một trong Thiên hạ ngũ tuyệt (danh xưng thay cho "võ lâm ngũ bá" trước đó). Vì chàng đã tìm lại được Tiểu Long Nữ, Dương Quá quyết định cùng thê tử của mình bỏ đi ẩn dật và không ai biết họ đã đi đâu, sống như thế nào. Theo lời của cô gái áo vàng họ Dương (hậu duệ Dương Quá) ở cuối bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký thì có nhắc tới "Chung Nam sơn hậu, hoạt tử nhân mộ, Thần điêu hiệp lữ, tuyệt tích giang hồ". Rất có thể Dương Quá và Tiểu Long Nữ đã về Cổ Mộ, lánh ẩn giang hồ, sống cuộc sống tự tại.

Bản thân Dương Quá mang phong thái rất đặc biệt, dung mạo lại tuấn tú nên dễ dàng cuốn hút nhiều cô nương ngoài Tiểu Long Nữ:

1. Lục Vô Song: con gái độc nhất của Lục Lập Đỉnh, nhị đệ tử của Lý Mạc Sầu. Là thiên kim tiểu thư của Lục gia trang, một mỹ nữ áo trắng nhưng trong lòng chất chứa nhiều hận thù. Nàng có tình cảm với Dương Quá nhưng chỉ kết tình huynh muội và được chàng truyền thụ cho Ngọc Nữ Tâm Kinh.

2. Trình Anh: đệ tử của Đông Tà Hoàng Dược Sư, biểu tỉ của Lục Vô Song. Nàng có vẻ đẹp trong veo như ngọc bích, thanh trúc và cúc hoa (trong 4 loài hoa tượng trưng cho người quân tử). Trình Anh đã cứu thoát Dương Quá ra khỏi Loạn thạch trận khi chàng cùng mẹ con Hoàng Dung đang bị Kim Luân pháp vương vây khốn. Trải qua nhiều hoạn nạn, Trình Anh yêu thầm Dương Quá nhưng không được đáp lại vì trong lòng của chàng chỉ có cô cô của mình là Tiểu Long Nữ. Sau này Trình Anh cùng Lục Vô Song và cô Ngốc ẩn cư ở vùng Gia Hưng.

3. Công Tôn Lục Ngạc: con gái của Tuyệt Tình cốc chủ Công Tôn Chỉ và Cừu Thiên Xích. Vì cứu Dương Quá giải độc tình hoa, nàng không ngần ngại phản lại cha mình. Về sau nàng tự vẫn trước tấn bi kịch của gia đình.

4. Quách Phù: trưởng nữ của Quách Tĩnh, Hoàng Dung. Từ nhỏ cùng Dương Quá lớn lên ở Đào Hoa đảo, đáng lý ra cũng là thanh mai trúc mã. Nhưng tính tình Quách Phù ngang ngược, vì yêu thành hận, trong lúc nóng giận đã chặt đứt cánh tay phải của Dương Quá.

5. Quách Tương: thứ nữ của Quách Tĩnh, Hoàng Dung. Nàng có sự hào hiệp của cha và sự thông minh, tinh quái của mẹ. Số phận của Quách Tương và Dương Quá đã có mối liên hệ từ khi Quách Tương vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Sau đó hai người lại vô tình gặp nhau, từ khi Dương Quá còn chưa lộ danh tính, Quách Tương đã có thiện cảm với chàng. Trong khi mọi người đều cho rằng Dương Quá là quái hiệp cụt tay đáng sợ thì Quách Tương lại chỉ cảm thấy ngưỡng mộ và thấy đây là con người thú vị. Có lẽ sau thời gian hành tẩu cô độc trên giang hồ, Quách Tương là người đầu tiên khiến Dương Quá cảm thấy có mối liên hệ khác biệt. Quách Tương biết cách làm Dương Quá vui, cười. Nàng dám cả gan xưng "muội" (em) với Dương Quá trong khi chỉ đáng tuổi con của chàng! Ngược lại, Dương Quá rõ ràng rất thích nghe nàng nói chuyện, thích tranh luận với nàng... và rất có cảm tình với nàng. Tưởng chừng Quách Tương có thể cùng Dương Quá vừa ngao du giang hồ vừa hành hiệp trượng nghĩa nhưng sau đó Dương Quá đã gặp lại Tiểu Long Nữ nên hình bóng nàng dần phai nhạt. Quách Tương thấy Dương Quá lòng yêu người khác thì rất buồn vì chính nàng cũng đã thầm yêu Dương Quá. Tuy nhiên, là một con người nhân hậu, Quách Tương cũng không tranh giành mà chủ động rút lui và thật tâm chúc phúc cho chàng với Tiểu Long Nữ. Quách Tương cũng là người sáng lập ra phái Nga My sau này.

6. Hoàn Nhan Bình: vợ của Võ Tu Văn, có đôi mắt làm Dương Quá rất thích. Nàng cũng có ấn tượng tốt và mến phục chàng nhưng biết không thể thay thế vị trí của Tiểu Long Nữ trong lòng người tình nên không có lý do gì rời xa Tiểu Võ, dành cho hắn mọi tình cảm cao quý, chân thành. Nàng đã sát cánh bên cậu Võ, vào sinh ra tử cùng người đã mang lại cho nàng cuộc đời mới.

Dương Quá là người học được rất nhiều loại võ công lợi hại và đều đén mức tùy tâm sở dục:

  1. Cáp mô công: Học từ nghĩa phụ Âu Dương Phong, từng sử dụng để đánh người khác bị thương, sau này Dương Quá chỉ phát triển nó chứ không sử dụng (có thể sau này là 1 trong những chiêu thức trong Ám nhiên tiêu hồn chưởng: Cùng đường mạt lộ).
  2. Ngọc Nữ Tâm Kinh: Do Tiểu Long Nữ dạy sau khi chàng được thu nhận vào Phái Cổ Mộ. Đây là loại võ công rất mạnh mẽ mà Dương Quá sử dụng thành thục, sau này truyền lại cho Lục Vô Song.
  3. Toàn Chân kiếm pháp: Chỉ ở mức độ hiểu biết, hầu như không dùng đến nhiều. Mặc dù Dương Quá không hề được dạy kiếm pháp của Toàn Chân giáo (do sư phụ Triệu Chí Kính là một kẻ lòng dạ hẹp hòi, không muốn dạy võ cho Dương Quá), nhưng để luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh, trước hết phải tự học kiến thức cơ bản về Toàn Chân Kiếm Pháp. Nguyên nhân là do tổ sư phái Cổ Mộ, Lâm Triều Anh, sáng tạo ra Ngọc Nữ Tâm Kinh để khắc chế võ công của phái Toàn Chân (được sáng lập bởi Vương Trùng Dương, người tình không bao giờ đến được với bà).
  4. Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp: Dương Quá tình cờ phát hiện ra bí mật này khi cùng Tiểu Long Nữ đánh nhau với đạo sĩ của Toàn Chân giáo. Lúc đối đầu, Ngọc Nữ Tâm Kinh sẽ khắc chế Toàn Chân kiếm pháp. Tuy nhiên, khi cùng nhau liên thủ, hai môn võ công này sẽ tạo nên Song Kiếm Hợp Bích với uy lực ghê gớm bội phần.
  5. Dương Quá còn luyện Cửu Âm Chân Kinh ( nhưng không hoàn thiện ).
  6. Đả cẩu bổng pháp: Học chiêu thức từ Hồng Thất Công khi ông gặp Dương Quá trên đỉnh Hoa Sơn cùng với Âu Dương Phong. Học khẩu quyết tâm pháp từ Hoàng Dung và hoàn thiện trong đại hội võ lâm khi đối đầu với thầy trò Kim Luân Pháp Vương.
  7. Đàn chỉ thần công: Do Đông Tà Hoàng Dược Sư chỉ dạy trong một lần tình cờ gặp gỡ. Sau này chỉ lực của cả thầy và trò là tương đương. Ngay cả Hoàng Dung - con gái Hoàng Dược Sư và Quách Tĩnh cũng không thể có chỉ lực như vậy dù đã được truyền thụ hơn 10 năm trước Dương Quá.
  8. Ngọc Tiêu kiếm pháp: Cũng học từ Hoàng Dược Sư.
  9. Phương pháp rèn luyện nội lực và triết lý dùng kiếm của Độc Cô Cầu Bại
  10. Ám nhiên Tiêu Hồn Chưởng: Môn võ công cực kỳ lợi hại do Dương Quá đã sáng tạo ra trong thời gian 16 năm chờ đợi Tiểu Long Nữ. Điểm yếu duy nhất của môn võ công này là chỉ phát huy tối đa sức mạnh khi người sử dụng đang ở trong tâm trạng u sầu cực độ, nếu đang hạnh phúc vui vẻ sẽ mất hiệu lực. Chưa từng có bất kỳ đối thủ nào khiến Dương Quá phải sử dụng hết 17 chiêu trong pho chưởng pháp này. Khi chiết giải chiêu số với Hoàng Dược Sư Dương Quá chỉ sử dụng hơn 10 chiêu nhưng phần lớn không đấu lực, khi luận võ với Châu Bá Thông chỉ là 4 chiêu sử dụng qua lại, khi tử chiến với Kim Luân pháp vương chỉ trong 5 chiêu đã toàn thắng đạp đối phương bay xa hộc máu (lúc này Dương Quá không dùng binh khí, lại bị đối phương dùng ngụy kế chém trọng thương vai và chân).

Ngoài ra, Dương Quá còn có cơ duyên xem được Ngũ độc kỳ thư của Lý Mạc Sầu sau khi Dương Quá được Trình Anh cứu thoát khỏi tay Kim Luân Pháp Vương và lúc này Dương Quá đang dưỡng thương và ở cùng Trình Anh, Lục Vô Song. Trong sách có chép nhiều phương thuốc khắc chế và trừ các loại độc, chế ra hơi độc, luyện thuốc chữa độc. Nội lực: Dương Quá là nhân vật được đánh giá có nội ngoại công sung mãn và cương mãnh nhất đương thời, ngay cả Nhất Đăng đại sư còn tự nhận thời khỏe mạnh nhất cũng còn kém xa. Chỉ một tiếng hú cũng khiến cho hơn 10 hảo thủ võ lâm và bầy mãnh thú trăm con chao đảo thậm chí ngất xỉu. Ngay cả cao thủ có hàng chục năm công lực như Anh Cô cũng không chịu nổi tiếng hú dù cách xa Dương Quá tới 2 dặm.

Mục lục

Võ côngSửa đổi

Võ công của Quách Tĩnh học được từ rất nhiều người, đầu tiên là từ Giang Nam thất quái. Được Mã Ngọc chân nhân (đại sư huynh của Toàn Chân Thất Tử) truyền dạy bí quyết luyện nội công của phái Toàn Chân khi còn lưu lạc ở sa mạc Mông Cổ. Sau là học được từ Hồng Thất Công môn Hàng Long Thập Bát Chưởng. Về sau lên Đào Hoa đảo, gặp được Chu Bá Thông, được ông truyền thụ hai môn võ lợi hại là Song Thủ Hỗ Bác và bảy mươi hai lộ Không Minh Quyền, lại bị Chu Bá Thông "chơi xấu" dạy Cửu Âm Chân Kinh.

Do tính cách cương nghị, khí phách nên Quách Tĩnh phù hợp hoàn toàn bộ chưởng pháp cương mãnh đệ nhất là "Hàng Long Thập Bát chưởng" (Quách Tĩnh cũng là số ít người sử dụng thành thạo bộ chưởng pháp này). Hàng Long thập bát chưởng là một trong 2 môn võ công trấn phái của cái bang song hành cùng Đả cẩu bổng pháp. Nhờ Hoàng Dung đã dụ Hồng Thất Công bằng những món ăn ngon nên ông đã truyền lại Hàng Long Thập Bát Chưởng lại cho Quách Tĩnh nhưng chỉ truyền 15 chiêu vì nếu truyền hết thì Quách Tĩnh sẽ là đệ tử của ông. Sở dĩ Hồng Thất Công lại có sĩ diện cao, thấy Quách Tĩnh tư chất vốn kém nên không muốn nhận làm đệ tử. Sau này khi Âu Dương Khắc đến bắt nạt các ăn mày trong cái bang (vì một số người trong cái bang đang làm chuyện trượng nghĩa: cứu người ra khỏi tay của Âu Dương Khắc và định dạy cho y 1 bài học). Nhưng võ công của Âu Dương Khắc cao hơn bọn họ nên tất cả đã thua. Quách Tĩnh và Hoàng Dung thấy nên đã ra tay cứu giúp nhưng Quách Tĩnh võ công lúc đó còn kém nên đánh thua. Hồng Thất Công thấy vậy định ra tay nhưng bị Âu Dương Khắc chọc tức rằng cao nhân một đời mà đánh với loại tiểu bối, thắng cũng mất mặt. Lúc đó, Hồng Thất Công đã nhận Quách Tĩnh và Hoàng Dung làm đệ tử rồi truyền nốt 3 chiêu còn lại cho Quách Tĩnh. Quách Tĩnh hoàn thiện 18 chiêu Hàng long thập bát chưởng.

Quách Tĩnh là người duy nhất học và hiểu trọn vẹn bộ "Cửu Âm chân kinh". Chu Bá Thông tìm hiểu lâu năm hơn cả (từ trong vô thức đã tự luyện võ công này) nhưng thiếu mất phần tổng cương chữ Phạn. Nam Đế, Bắc Cái luyện công chương chữ Phạn được dịch sang tiếng Hán nhằm chữa thương nhưng chỉ dừng ở đó. Vương Trùng Dương không luyện Cửu âm chân kinh mà chỉ học một đoạn để khắc chế Ngọc Nữ Tâm Kinh (chính đoạn này được khắc lại và về sau Dương Quá học được), như vậy cũng chỉ là một đoạn thiếu khuyết.

Sau này Quách Tĩnh học được thêm 72 lộ Không Minh Quyền của Chu Bá Thông, cương nhu kết hợp, lấy tinh túy của Cửu Âm chân kinh làm nền tảng, thuật "song thủ hỗ bác" độc nhất vô nhị. Về sau Quách Tĩnh tự nghiên cứu ra nhiều điều như trận pháp của Toàn Chân Thất Tử. Cuối cùng bị Âu Dương Phong ép luyện công, trong vòng một hai tháng võ công đã đại tiến triển. Trong lần Hoa Sơn luận kiếm thứ hai, Hoàng Dược Sư và Hồng Thất Công đều thầm khen ngợi dù cho tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã có thể tiếp hơn trăm chiêu với hai người. Khi đến tuổi trung niên thì có thể nói võ công của Quách Tĩnh đã đạt tới mức cao thủ hạng nhất. Trong thiên hạ khi đó, số người có thể đấu ngang ngửa hoặc mạnh hơn ông có lẽ không quá 5 người.

Về nội công thì trích dẫn suy nghĩ của Trương Tam Phong (Ỷ Thiên Đồ Long ký): "Trong một sát na, Trương Tam Phong thấy một luồng lực đạo vô cùng mạnh mẽ theo lòng bàn tay đi vào mình, tuy còn kém xa nội lực của ông về mặt tinh thuần chuyên nhất, nhưng hàng hàng lớp lớp, liên miên bất tuyệt dường như không bao giờ dứt, không bao giờ cùng. Ông kinh hoảng, định thần nhìn kỹ mặt Trương Vô Kỵ, thấy mắt chàng không lộ quang hoa, chỉ ẩn dấu một nét trong sáng, ôn hòa, hiển nhiên đã đạt tới cảnh giới tuyệt đỉnh, bình sinh ông gặp chỉ có vài người như Giác Viễn đại sư, đại hiệp Quách Tĩnh, thần điêu đại hiệp Dương Quá là đạt đến cảnh giới này thôi. Còn đương thời, ngoại trừ chính ông ra, không tìm ra một người thứ hai có mức độ tương đương..." (Trận Hoa Sơn luận kiếm lần thứ 3, Trương Tam Phong khi đó còn là cậu bé đã có dịp gặp được tất cả cao thủ thời đó: Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Cuồng Dương Quá, Nam Tăng Đoàn Trí Hưng, Bắc Hiệp Quách Tĩnh, Chu Bá Thông, Tiểu Long Nữ, Hoàng Dung, Anh Cô... đến cả Doãn Khắc Tây, Tiêu Tương Tử... không sót một ai. Đến khi về già, ngẫm lại ông cho rằng trong tất cả những người đó nội lực của Quách Tĩnh, Dương Quá và sư phụ Giác Viễn là mạnh nhất)

Năng lực của Quách Tĩnh rất mạnh nhưng chỉ thật sự ấn tượng trong bộ Thần điêu hiệp lữ. Một mình Quách Tĩnh vừa chống chọi rất nhiều binh sĩ Mông Cổ vừa đánh trả Kim Luân Pháp Vương; và nhiều lần một mình địch trăm người để bảo vệ thành Tương Dương. Chỉ có duy nhất Hoàng Dung (vợ Quách Tĩnh) mới thấu hiểu cách triển khai chiêu thức và cách vô hiệu hóa võ công của Quách Tĩnh mà thôi.

Quách Tĩnh tuy trí tuệ không có gì nổi trội nhưng cuối cùng võ công lại thuộc hàng đệ nhất. Thậm chí ông còn thông thạo nhiều tài nghệ khác như: đấu vật, bắn cung, binh pháp... Thông qua nhân vật Quách Tĩnh, nhà văn Kim Dung muốn gửi tới thông điệp rằng: một người có tính cách trung hậu, ý chí kiên cường, giàu lòng yêu nước thương dân thì luôn xứng đáng được hưởng những thành quả tốt đẹp nhất.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist

Bài mới nhất

Chủ đề