So sánh kfc và lotteria về phục vụ năm 2024

Nếu một ngày được ăn uống thả ga không lo sợ béo, thì bạn sẽ ăn gì nhỉ? Một trong những món mà MoMo thích nhất là combo gà rán với lớp da giòn, khoai tây chiên nóng hổi và nước ngọt mát lạnh.

1. KFC

KFC – cái tên quen thuộc và gần như sẽ xuất hiện đầu tiên trong đầu bạn mỗi khi bạn thèm gà rán nhỉ? Bạn có biết KFC là từ viết tắt từ Kentucky Fried Chicken, là một chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên về các sản phẩm gà rán. Có thể nói KFC là một thương hiệu gà rán tuổi thơ của thế hệ 9X. Hiện nay, KFC đã phủ rộng hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng tìm được một cửa hàng KFC ở gần nhà mình.

Không chỉ mang sứ mệnh phục vụ gà rán vị Mỹ cho người Việt Nam, KFC đã “nhập gia tùy tục” và cho ra mắt những món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt Nam như: cơm gà gà quay, salad, đồ ăn kèm... Lớp da gà được chiên giòn rụm kết hợp với thịt luôn tươi và nóng là một điểm nổi bật của gà đến từ thương hiệu KFC.

Xuất hiện lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997, đến nay đã hơn 2 thập niên, tình yêu của tín đồ gà rán dành cho thương hiệu KFC vẫn không hề giảm đi.

2. Lotteria

Đến Việt Nam vào những năm 1998, Lotteria cũng là một trong những thương hiệu gà rán đầu ngành tại Việt Nam. Lotteria có trụ sở chính tại Nhật Bản và Hàn Quốc nên thương hiệu mang đến một hương vị phù hợp với người Châu Á. Nếu bạn muốn thưởng thức món gà rán với hương vị Châu Á thì Lotteria sẽ làm hài lòng bao tử của bạn đấy. Thực đơn của Lotteria cũng có những combo có giá cả phù hợp với túi tiền của học sinh, sinh viên. Trưa nay không biết ăn gì thì ghé vào Lotteria gọi một combo bữa trưa bạn nhé!

Ngoài món gà rán thì burger tôm của Lotteria cũng là một món ngón mà bạn nên thử!

3. Popeyes

“Sinh sau đẻ muộn” hơn hai người anh đầu ngành, Popeyes vẫn chiếm được một tình cảm nhất định của thực khách tại thị trường Việt Nam từ năm 2013.

Ra đời muộn nên Popeyes luon “chịu khó” cải tiến chất lượng gà của mình để “chiều lòng” khẩu vị của những tín đồ gà rán khó tính tại Việt Nam. Gà tiêu chanh là món mới tại Popeyes mà bạn nên thử. Gà tiêu chanh là một sự kết hợp hài hòa giữa công thức gà rán từ nước ngoài và gia vị đậm đà của người Việt Nam. Liệu với mô tả trên có đủ làm bạn tò mò về món Gà tiêu chanh của Popeyes?

Nếu muốn thay đổi khẩu vị thì Popeyes sẽ phù hợp với mong muốn của bạn.

4. Texas Chicken

Texas Chicken là một cái tên gây sốt mọi tín đồ gà rán tại Việt Nam từ 2012 bởi hương vị mới lạ đến từ vùng đất của những cao bồi hoang dại – Texas.

Một miếng gà Texas vô cùng chất lượng: thịt gà chín vừa tới, nóng hổi, ráo dầu, lớp da giòn rụm, nước chấm ngọt và cay – sẽ là một trải nghiệm hoàn hảo đối với tín đồ gà rán. Điều đặc biệt, bạn có thể uống “thả ga” nước ngọt tại Texas Chicken, cũng là một “món hời” bạn nhỉ!

Một điều mà bạn trẻ rất thích tại Texas Chicken ngoài hương vị gà đến từ vùng đất cao bồi, thì bạn còn được “uống thả ga” những vị nước ngọt có tại Texas. Ăn gà rán đã nhiều dầu mỡ, bạn nên uống thêm một ít nước ngọt để dễ tiêu nhé!

Gà rán, burger hay nước ngọt luôn là một combo.... gây béo. Tuy nhiên, thỉnh thoảng hãy nuông chiều khẩu vị của mình nhé. Cuối tuần này hãy lên kèo hẹn hò hội bạn thân cùng ăn gà rán, uống nước ngọt và trò chuyện thật vui bạn nhé. Điều đặc biệt là hiện nay, bốn ông lớn của ngành gà rán đều chấp nhận thanh toán bằng MoMo. Quét MoMo thanh toán và thưởng thức món gà rán thật ngon!

Những thương hiệu đứng đầu thị trường đồ ăn nhanh tiếp tục ăn nên làm ra, nhưng tốc độ tăng trưởng đã thu hẹp do sự thay đổi thói quen của người tiêu dùng.

Tại thị trường Việt Nam, nhắc tới đồ ăn nhanh là nhắc tới những chuỗi gà rán, pizza. Theo số liệu của Công ty cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), tổng doanh thu năm 2018 của 5 chuỗi KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut hay The Pizza Company đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước. Tuy nhiên, tốc độ này đã giảm đáng kể nếu so sánh với tỷ lệ 24% của năm 2017.

KFC và Lotteria, hai chuỗi đồ ăn nhanh giữ thị phần cao nhất, cán mốc doanh thu nghìn tỷ đồng, bắt đầu cho thấy dấu hiệu giảm tốc. Do sự chênh lệch quá lớn với phần còn lại của thị trường, sự chậm lại của hai chuỗi này cũng là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng của những chuỗi "fast-food" lớn thấp hơn cùng kỳ.

Báo cáo tài chính 2018 của Công ty Liên doanh TNHH KFC Việt Nam ghi nhận doanh thu gần 1.480 tỷ đồng, chỉ tăng 7,5% so với năm 2017. Trong khi trước đó một năm, tốc độ tăng doanh thu đạt hơn 18,3%.

Công ty TNHH Lotteria Việt Nam cũng gặp tình trạng tương tự khi doanh thu năm 2018 chỉ tăng hơn 2%, so với mức 17% một năm trước đó.

So với hai "đại gia" đứng đầu thị trường, quy mô doanh thu của chuỗi Jollibee chỉ bằng một nửa, nhưng hoạt động kinh doanh có phần khả quan hơn. Năm 2018, Công ty TNHH Jollibee Việt Nam đạt doanh thu gần 800 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2017 và duy trì tốc độ tăng trưởng xấp xỉ giai đoạn trước đó.

So với nhóm gà rán, phân khúc pizza có quy mô khiêm tốn hơn về doanh số. Pizza Hut và The Pizza Company đạt doanh thu lần lượt 617 tỷ và 496 tỷ đồng năm 2018. Tổng doanh thu vẫn chưa thể so sánh với riêng KFC hay Lotteria, tuy nhiên, có sự phân hóa mạnh giữa hai cái tên này. Pizza Hut, với quy mô đứng đầu phân khúc pizza, chỉ tăng hơn 6% doanh thu so với năm trước đó, trong khi The Pizza Company, có quy mô khiên tốn hơn, đang "chạy" nhanh hơn với tốc độ tăng gần 72%.

Tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại ở nhóm dẫn đầu, theo một số công ty nghiên cứu thị trường, xuất phát từ sự thay đổi của thị trường, trong tư duy tiêu dùng của khách hàng và sự cạnh tranh được đẩy lên với những phân khúc thay thế.

Báo cáo của Euromonitor đánh giá, KFC hay Lotteria dù vẫn giữ vị thế dẫn đầu nhưng tốc độ tăng đã chậm lại đáng kể trong hai năm gần đây, một phần do sức nóng trên thị trường "fast-food" được đẩy lên cao khi các mô hình cửa hàng tiện lợi kèm đồ ăn nhanh mở rộng.

Bên trong một cửa hàng KFC tại Hà Nội. Ảnh: Bloomberg

Các chuỗi cửa hàng mới xuất hiện trong ba năm gần đây như Circle K hay 7-Eleven có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn phần còn lại của thị trường, thu hẹp miếng bánh thị phần của những chuỗi "fast-food" lâu đời như KFC hay Lotteria. Bên cạnh đó, nhóm sản phẩm đồ ăn nhanh cũng vấp phải sự thay đổi trong tư duy tiêu dùng của khách hàng, khi sức khỏe được ưu tiên hơn là sự tiện lợi.

"Một tỷ lệ lớn người tiêu dùng Việt Nam xác định khỏe mạnh và có sức khỏe tốt là dấu hiệu của sự thành công, thay vì giàu có. Mặt khác, mức độ gia tăng của các vụ bê bối thực phẩm và các vấn đề ô nhiễm môi trường buộc mọi người phải quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của chính họ và gia đình họ", báo cáo của Nielsen viết.

Trong bài viết cuối năm 2018 của CNBC lý giải sự thất bại của những chuỗi "fast-food" hàng đầu thế giới khi tham gia thị trường Việt Nam, như McDonald's và Burger King, ba rào cản được đưa ra là giá cả, thị hiếu và quy mô thị trường.

Theo CNBC, nhìn chung, giá cả đồ ăn của KFC, McDonald's hay Burger King vẫn quá cao so với thu nhập của người Việt Nam. Người Việt, trong một nghiên cứu cho biết, dành một phần khá lớn trong thu nhập của họ để mua thực phẩm. Tính chung, khoảng 70% số tiền họ chi tiêu cho thực phẩm dành cho các cửa hàng thực phẩm, nhà hàng, các quầy kinh doanh nhỏ, nhưng chỉ có 1% được dành cho các chuỗi kinh doanh đồ ăn nhanh.

Nhưng giá cả không phải là cản trở duy nhất. Ngành dịch vụ thực phẩm Việt Nam đã mở rộng rất lớn so với 10 năm trước. Hiện có khoảng 540.000 cửa hàng, trong đó có khoảng 430.000 gian hàng đường phố, 80.000 nhà hàng nhưng chỉ có khoảng 7.000 cửa hàng đồ ăn nhanh. Có quá nhiều sự lựa chọn nếu một khách hàng có ý định sử dụng dịch vụ ăn uống.

Khi McDonald's khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam năm 2014, lập tức thương hiệu này nhận được rất nhiều sự chú ý của truyền thông và công chúng. Đã có hàng trăm người xếp hàng trong nhiều giờ để mua được bánh Big Mac. Thế nhưng đến cuối năm 2018, tình trạng này không còn xuất hiện, chuỗi này cũng mới chỉ có 20 cửa hàng, so với kế hoạch tham vọng ban đầu.

Một yếu tố khác được đề cập là thị hiếu khách hàng. Trong văn hóa ẩm thực của người Mỹ, họ thường thích những suất ăn cá nhân, nhưng văn hóa ẩm thực của người Việt thường thích chia sẻ đồ ăn, trong khi bánh Mac hay Burger không phải thứ để chia sẻ.

KFC thành công trên thị trường đồ ăn nhanh nhờ việc điều chỉnh thực đơn theo thị hiếu khách hàng, bổ sung thêm món cơm và burger tôm. Năm 1997, KFC vào Việt Nam, thế nhưng thị trường lúc đó đã có quá nhiều sự lựa chọn. KFC mất đến 7 năm chỉ để mở được 10 cửa hàng. Sau đó, chuỗi "fast-food" này đã phải thay đổi thực đơn nhiều lần để phù hợp với thị hiếu của người Việt và sau đó mới phát triển trở thành tên tuổi dẫn đầu ngành kinh doanh này.

Với nhịp sống nhanh tại những thành thị lớn, thức ăn nhanh vẫn là một phân khúc không thể thiếu và còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, sự thay đổi về thị hiếu, về phong cách tiêu dùng và sự xuất hiện ngày càng nhiều những thương hiệu địa phương được dự báo sẽ thay đổi bức tranh chung của thị trường. Miếng bánh thị phần, với đa số thuộc về những chuỗi lớn, dự kiến sẽ có nhiều sự biến động.

Chủ đề