So sánh lăn kim và phi kim

Vi kim, lăn kim, phi kim là các dịch vụ thẩm mỹ khá hot tại thời điểm hiện nay. Hiện cả ba phương pháp này đều được nhiều cơ sở thẩm mỹ lựa chọn và là dịch vụ thẩm mỹ thế mạnh được quảng bá rầm rộ. Tuy nhiên, khách hàng sẽ rất băn khoăn khi lựa chọn vì không nắm được dịch vụ nào sẽ tốt hơn.

Bài viết này, Bevita Spa sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về các dịch vụ vi kim, lăn kim, phi kim và nó giống khác nhau như thế nào.

Vi kim là gì?

Vi kim là một dạng thủ thuật thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu được sử dụng để trị các vấn đề về da thông qua sản xuất Collagen. Phương pháp này còn gọi là liệu pháp cảm ứng Collagen giúp trị sẹo mụn và vêt rạn trên da. Vi kim da mặt được thực hiện bằng cách sử dụng các kim nhỏ đã được khử trùng chích vào da. Các vết thương này sẽ kích thích cơ thể tạo ra nhiều Collagen và elastin hơn.

Phi kim là gì?

Phi kim là phương pháp sử dụng thiết bị có các đầu kim nano siêu nhỏ tác động lên da, nhằm tạo ra những tổn thương giả trên bề mặt da theo phương thẳng đứng. Lúc này làn da đã được tạo kênh dẫn giúp những tinh chất điều trị được thẩm thấu vào sâu bên trong da. Đây là phương pháp ngày càng được các trung thâm thẩm mỹ, spa chuyên nghiệp áp dụng vì khả năng kích thích các tế bào hấp thu dưỡng chất tốt hơn hầu hết các phương pháp làm ẹp thông thường khác như bôi kem, đắp mặt nạ.

Lăn kim là gì?

Lăn kim là một phương pháp được nhiều bác sĩ da liễu sử dụng để trị các tình trạng da khác nhau. Lăn kim được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều kim nhỏ vô trùng để lăn trên bề mặt da tạo ra các thương tổn nhỏ. Các thương tổn này sâu tới lớp bì của da, kích thích tái tạo da, trẻ hóa da. Lăn kim có thể hữu ích trong cải thiện các vấn đề như: nếp nhăn nhỏ, sẹo, mụn, rụng tóc, tăng sắc tố da,…

Điểm giống nhau của Lăn kim, vi kim, phi kim

Cả 3 kỹ thuật thẩm mỹ này đều có điểm giống nhau là đều sử dụng đầu kim từ nhỏ đến siêu nhỏ để tạo các tổn thương giả trên bề mặt da. Các tổn thương này mở đường dẫn các thuốc/dưỡng chất vào trong da. Các vết thương nhỏ này cũng kích thích cơ thể tạo nên nhiều Collagen và Elastin hơn.

Điểm khác nhau giữa Vi kim, lăn kim, phi kim

Lăn kim

  • Dùng con lăn bằng tay, dạng bánh xe đẩy
  • Hoàn toàn thủ công, phụ thuộc nhiều vào độ sâu kim, mật độ kim và lực tay, tốc độ di chuyển của người thực hiện.
  • Tác động sâu lên lớp biểu bì, trung bì và tùy tình trạng da.
  • Lăn kim có tác động sâu hơn do đó hiệu quả trị và trẻ hóa sẽ nhanh xuất hiện hơn. Phù hợp hỗ trợ cải thiện sắc tố da, thâm sạm hay tình trạng da sần sùi.

Vi kim

  • Dùng các kim siêu nhỏ mix các chiết xuất thực vật như tảo biển, thực vật lên men,…
  • Kỹ thuật viên dùng tay massage đều các vùng da
  • Tác động ở bề mặt, nông, thường sẽ dừng lại ở tầng biểu bì của da
  • Phù hợp với tình trạng của da ít khuyết điểm, muốn lấy đi lớp tế bào cũ chết bên trên, kích thích tái tạo tế bào mới làm cho da đẹp hơn.

Phi kim

  • Dùng máy chuyên dụng (thường là bút phi kim)
  • Dùng máy thực hiện phi kim phụ thuộc vào độ rung của bút, kỹ thuật làm, cách chọn đầu kim
  • Tác động sâu lên lớp biểu bì, trung bì tùy tình trạng da.
  • Phi kim có tác động sâu hơn do hiệu quả trị và trẻ hóa sẽ nhanh xuất hiện hơn. Phù hợp hỗ trợ cải thiện sắc tố da, thâm sạm hay tình trạng da sần sùi.

Mỗi thủ thuật thẩm mỹ đều có cách thực hiện khác nhau và có công dụng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ các thủ thuật trước khi lựa chọn để phù hợp với tình trạng da của mình. Để chắc chắn và đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ có uy tín để thực hiện các thủ thuật này. Bevita.vn là địa chỉ Spa chuyên các dịch vụ chăm sóc da với chuyên gia chăm sóc da khoa học và tư vấn viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình. Đến đây, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về các tình trạng da của mình.

Phi kim và lăn kim khác nhau thế nào? Lăn kim có tốt không? Sau lăn kim bao lâu da trở lại bình thường? Tác hại của lăn kim là gì? Là nhân sự làm việc trong ngành spa, bạn cần hiểu rõ các vấn đề trên để tư vấn hiệu quả, tạo lòng tin cho khách hàng. Nào, hãy cùng tìm hiểu về phi kim và lăn kim trong bài viết sau đây nhé.

Phi kim và lăn kim khác nhau thế nào?

Phi kim là gì?

Phi kim là sử dụng các mũi kim tác động lên da theo chiều thẳng đứng, tạo kênh dẫn đẩy tinh chất thẩm thấu vào da nhanh chóng hơn. Những mũi kim này được thiết kế ở kích thước siêu nhỏ và được điều khiển bằng hệ thống tự động.

Phi kim là gì? (Nguồn ảnh: Uma Clinic)

Các đầu kim phổ biến gồm đầu lăn kim 1, 3, 5, 7, 12, 36…; kim lăn nano tròn; kim lăn nano vuông. Cách đặt tên dựa trên số lượng mũi kim và cách sắp xếp chúng trên đầu lăn.

Lăn kim là gì?

Lăn kim là sử dụng nhiều kim nhỏ, vô trùng để lăn lên bề mặt da và tạo ra các thương tổn nhỏ nằm sâu tới lớp bì của da. Lăn kim làm tăng sản sinh collagen và các yếu tố lành thương khác do đáp ứng việc tạo ra tổn thương nhỏ trên da.

Lăn kim là gì? (Nguồn ảnh: Root And Vine Blog)

Các loại kim lăn phổ biến trong lăn kim gồm:

  • Kim đặc: Kim tạo các lỗ trên da để đưa thuốc vào bên dưới da.
  • Kim có thuốc bao phủ: Kim mang thuốc sẽ xuyên sâu xuống dưới da để đưa thuốc vào da.
  • Kim có thể hòa tan: Kim gồm thuốc được đóng gói trong một kim nhỏ. Kim được đưa vào da sẽ hòa tan để thuốc thấm vào da.
  • Kim rỗng: Kim đưa thuốc liên tục vào cơ thể và rút dịch cơ thể ra ngoài để phân tích.

Phi kim và lăn kim cái nào tốt hơn?

Để biết phi kim và lăn kim cái nào tốt hơn, hãy cùng điểm qua ứng dụng điều trị của hai loại hình này.

Công dụng của phi kim trong điều trị

Tác dụng của phi kim tùy thuộc vào kỹ thuật thực hiện và cách lựa chọn đầu kim. Ví dụ, đầu kim 1, 3, 5, 7 dùng trong xăm môi – mày; đầu kim 1, 3, 5 dùng trong điều trị sẹo; kim nano tròn và vuông dùng để thay da sinh học…

Phi kim được ứng dụng trong điều trị sẹo, lão hóa… (Nguồn ảnh: Aviary Beauty And Hair)

Công dụng của lăn kim trong điều trị

Nhìn chung, lăn kim hữu ích trong việc điều trị những vấn đề về da như sẹo mụn, rụng tóc, tăng sắc tố da, trứng cá đỏ, hói đầu… hoặc cần đưa hoạt chất thấm sâu hơn vào da (vitamin C, tretinoin…).

Ứng dụng của lăn kim trong điều trị phụ thuộc vào độ dài của kim. Ví dụ, kim có chiều dài 0.25mm được dùng cho mục đích tăng hấp thụ dưỡng chất, 1.0mm dùng trong trị sẹo nhẹ, 2mm dùng trong giảm nếp nhăn, 2.5mm dùng cho trị sẹo nặng…

Lăn kim được biết đến với khả năng điều trị những vấn đề về sẹo mụn, rụng tóc, tăng sắc tố da… (Nguồn ảnh: TopThreeRank)

Một số câu hỏi xoay quanh lăn kim và phi kim

Ai không nên phi kim, lăn kim?

Theo bác sĩ Lương Trung Hiếu, những trường hợp sau nên tránh lăn kim, phi kim:

  • Nền da đang có mụn viêm hoặc vết thương hở. Nếu vẫn lăn kim và phi kim trên nền da này thì dễ lan tỏa ổ viêm, vỡ mủ xung quanh.
  • Cơ địa dễ bị sẹo lõm, sẹo lồi.
  • Cơ địa dễ tăng sắc tố (dẫn đến thâm nhiều hơn).
  • Da mỏng, da giãn mạch.

Tác hại của lăn kim

Theo bài viết về lăn kim từ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, tác dụng phụ thường gặp của lăn kim là bị kích ứng da (bong tróc, khô da, đỏ da…). Chảy máu cũng có thể xảy ra nhưng chỉ khi điều trị quá sâu. Để giảm thiểu tác dụng phụ của lăn kim, bệnh nhân nên được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu có kinh nghiệm.

Lăn kim nên được thực hiện bởi người có kiến thức và kỹ năng để đảm bảo an toàn (Nguồn ảnh: Youthful Reflections)

Phi kim bao nhiêu tiền?

Phi kim trị mụn giá bao nhiêu tiền? Trên thị trường hiện tại có nhiều mức giá cho dịch vụ này. Cụ thể, có nơi phi kim trị mụn giá 1.050.000 đồng/lần, phi kim PRP giá 799.000 đồng/lần; có nơi phi kim điều trị sẹo rỗ (mức 1) giá 2.600.000 đồng/5 lần, phi kim điều trị nám – tàn nhang giá 2.600.000 đồng/5 lần…

1 liệu trình lăn kim bao nhiêu tiền?

Tùy vào mức độ bệnh lý và độ uy tín, nổi tiếng của mỗi cơ sở mà giá dịch vụ lăn kim khác nhau. Ví dụ, có nơi lăn kim mức độ nhẹ giá 2.500.000 đồng, mức độ nặng giá 2.000.000 đồng, lăn kim RF siêu vi điểm giá 3 – 4.000.000 đồng; có nơi lăn kim trị sẹo rỗ giá 1.400.000 đồng…

Giá tiền phi kim, lăn kim khá đa dạng trên thị trường hiện nay (Nguồn ảnh: Hush LA Medspa)

Các bước lăn kim tại spa

Để hiểu quy trình lăn kim tại spa gồm những bước nào, bạn có thể tham khảo liệu trình lăn kim tế bào gốc tại Doctor Kiệm Spa như sau:

Bước 1: Làm sạch da (10 phút) với các công đoạn tẩy trang – rửa mặt – tẩy tế bào chết – massage nhẹ.

Bước 2: Thoa thuốc tế khắp mặt (15 phút).

Bước 3: Làm sạch và khử trùng (5 phút) với các công đoạn như lau sạch thuốc tê bằng nước muối sinh lý, sát trùng da, lau khô…

Bước 4: Lăn kim trị sẹo hoặc lăn kim trị thâm (15 – 20 phút) gồm lăn vùng trán, hai bên thái dương, hai bên má, mũi, nhân trung và cằm.

Bước 5: Thoa tế bào gốc (5 phút).

Bước 6: Chuyên viên hướng dẫn chăm sóc da tại nhà (5 phút).

Quy trình phi kim gồm mấy bước?

Bạn có thể tham khảo các bước phi kim tế bào gốc tại Viện thẩm mỹ Liên Anh như sau:

Bước 1: Làm sạch da chuyên sâu

Tẩy trang – rửa mặt – tẩy da chết – lấy nhân mụn.

Bước 2: Ủ tê da mặt

Ủ thuốc tê khắp khuôn mặt có tác dụng trong khoảng 15 phút để khách hàng không cảm thấy khó chịu khi phi kim.

Bước 3: Làm sạch và khử trùng

Sau khi gây tê, da sẽ được lau sạch thuốc tê bằng nước muối sinh lý. Tiếp theo, da được thấm khô và chuẩn bị bước vào liệu trình phi kim.

Bước 4: Thực hiện phi kim

Quá trình phi kim bắt đầu từ trán xuống hai thái dương, hai má và cằm trong khoảng 15 phút. Tế bào gốc sẽ được đưa vào sâu dưới da.

Bước 5: Đắp mặt nạ

Cuối cùng là bước đắp mặt nạ bổ sung vitamin, collagen… để cấp ẩm và phục hồi thương tổn trên da. Sau đó sẽ thoa kem chống nắng.

Sau lăn kim bao lâu da trở lại bình thường?

Sau khi lăn kim, da rất nhạy cảm và dễ nhiễm khuẩn nên cần hạn chế ra ngoài, không trang điểm… trong 2 – 3 ngày đầu và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Sau tầm 28 – 45 ngày, lớp da mới được hình thành và cần chăm sóc cẩn thận để duy trì lớp da mới ấy.

Thời gian phục hồi sau lăn kim tùy thuộc vào cơ địa (Nguồn ảnh: Healthline)

Nhìn chung, thực chất lăn kim và phi kim đều là tạo ra thương tổn giả trên da, từ đó đẩy nhanh cơ chế tái tạo của da. Trong quá trình đó, ta có thể bổ sung dưỡng chất, tế bào gốc để khắc phục các vấn đề về da. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần có kiến thức chuẩn về cách sử dụng hai loại hình này.

Buổi học về phi kim, lăn kim tại Hướng Nghiệp Á Âu

Kỹ thuật vi điểm là nội dung thuộc khóa Quản Lý Spa Chuyên Nghiệp tại Hướng Nghiệp Á Âu. Trong buổi học này, các bạn học viên được làm quen với khái niệm về lăn kim và phi kim, so sánh ứng dụng giữa lăn kim và phi kim, cách lựa chọn kim lăn/mức giá tham khảo nếu học viên muốn tự lăn kim tại nhà, chỉ định và chống chỉ định khi lăn kim và phi kim…

Cũng trong buổi học này, các bạn được giảng viên hướng dẫn cặn kẽ cách cầm thiết bị phi kim và lăn kim, cách kiểm soát lực ở tay và hướng di chuyển thiết bị, cùng nhau thực hành trên cà chua, da giả để có cảm giác thật trước khi ứng dụng trên da thật…

Hãy cùng xem qua một số hình ảnh bên dưới về buổi học này nhé.

Thiết bị phi kim dùng trong lớp học spa

Giảng viên thị phạm thao tác phi kim trên da giả

Từng vùng trên mặt, cách sử dụng lực khi thực hiện phi kim đều được giảng viên hướng dẫn cụ thể

Các bạn học viên thực hành lăn kim đồng loạt

“Cầm tay chỉ việc” là điểm đặc biệt trong các buổi học spa tại Hướng Nghiệp Á Âu

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về phi kim và lăn kim, cùng những câu hỏi quen thuộc xoay quanh hai loại hình này. Để tìm hiểu khóa học Quản Lý Spa Chuyên Nghiệp tại Hướng Nghiệp Á Âu, bạn có thể tham khảo tại đây nhé.

Chủ đề