So sánh mũi khỏe mũi bệnh năm 2024

Nước mũi của trẻ đổi màu khiến bố mẹ lo lắng không yên. Cơ chế đổi màu nước mũi có liên quan mật thiết tới những bệnh hô hấp từ đơn giản tới phức tạp như: viêm mũi dị ứng, viêm mũi bội nhiễm, dị vật mũi,… Và thông qua “màu nước mũi”, ba mẹ có thể xác định được phần nào tình trạng bệnh của trẻ để xử lí kịp thời.

Ba mẹ nhìn màu sắc nước mũi có thể dự đoán được tình trạng sức khỏe con như thế nào? Mời Quý gia đình cùng Phương Châu tham khảo thêm tại bài viết dưới đây nhé.

Nước mũi màu trắng trong

Trẻ chảy nước mũi màu trắng trong, loãng khá phổ biến. Lúc này, trẻ đang ở trạng thái khỏe mạnh và ba mẹ không nên lo lắng. Dịch mũi ở dạng này là cách cơ thể ngăn ngừa và loại bỏ các hạt bụi nhỏ, vi khuẩn, virus từ ngoài môi trường ra khỏi mũi, để chúng không đi vào phổi.

Nếu thấy dịch mũi dạng nhầy, trong nhưng đặc quánh thì có thể trẻ đang gặp phải tình trạng dị ứng mãn tính. Hội chứng này làm khoang mũi bị tắc nghẽn hoặc sưng viêm niêm mạc.

Nước mũi màu trắng đục

Nước mũi màu trắng đục là biểu hiện nghẹt mũi do:

  • Mất nước
  • Dị ứng
  • Dấu hiệu của bệnh cảm lạnh

Hiện tượng này xảy ra khi các tế bào lông mũi bị tổn thương, dịch nhầy sẽ giảm tiết, mất đi độ ẩm và trở nên trắng đục. Trong trường hợp này, ba mẹ nên cho trẻ:

  • Uống thật nhiều nước
  • Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý để giúp làm ẩm niêm mạc mũi, rửa trôi những tác nhân lạ từ môi trường.

Nước mũi màu hồng, đỏ hay nâu

Nước mũi màu hồng, đỏ hay nâu đều là dấu hiệu cho thấy có máu trong mũi của trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc mũi đang tổn thương do bị trầy xước niêm mạc mũi. Khô mũi hoặc ho quá nhiều cũng có thể khiến các mạch máu trong mũi dễ dàng bị vỡ, gây xuất huyết. Làm nước mũi chuyển màu. Nước mũi màu hồng, đỏ là dấu hiệu mới chảy máu. Màu nâu là máu đã bị khô lại.

Các bác sĩ khuyến cáo nếu sau 30 phút mà máu không ngừng chảy thì cần đưa trẻ đến bệnh viện. Điều này cần đặc biệt lưu ý, nhất là đối với trẻ nhỏ.

Nếu máu khô lại khiến nước mũi có sắc nâu. Hãy vệ sinh bằng bông sâu kèn có thấm nước muối sinh lý để loại bỏ máu khô, làm ẩm và cân bằng sinh lí niêm mạc mũi cho trẻ.

Nước mũi màu vàng

Nếu nước mũi có màu vàng, trẻ có thể bị cảm lạnh hoặc viêm mũi giai đoạn nặng. Khi phần niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, các tế bào bạch cầu sẽ tập trung tại khu vực đó và lẫn vào trong dịch mũi. Từ đó, khiến màu nước mũi chảy ra là màu vàng.

Khi trẻ mới chảy nước mũi màu vàng, lựa chọn nước muối có chứa các thành phần tự nhiên giúp kháng viêm, kháng khuẩn là an toàn hơn cả so với việc sử dụng thuốc kháng sinh. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, các cơ quan trong chưa được hoàn thiện, dễ bị tổn thương nếu dùng thuốc không đúng cách.

Nếu trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi màu vàng trong hơn 2 tuần, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám.

Nước mũi màu xanh lá cây

Khi thấy màu nước mũi ngả dần sang màu xanh lá cây thì đây là biểu hiện hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động “tích cực” nhằm chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Dịch mũi lúc này đặc quánh cùng với xác của các tế bào bạch cầu bị tiêu diệt tạo thành dịch nhầy màu xanh.

Nếu nước mũi chuyển xanh lá cây liên tục trong 12 ngày kèm sốt, buồn nôn, nôn. Ba mẹ nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế. Bởi, đây là biểu hiện của bệnh viêm xoang hoặc các bệnh lý nhiễm trùng.

Nước mũi màu đen là biểu hiện của của nấm trong khoang mũi. Nấm có xu hướng bám lại ở những mô chết. Do vậy, nếu dịch mũi bị tích tụ ở những vị trí này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh viêm xoang do nấm. Đây là bệnh hiếm gặp ở trẻ. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ chảy nước mũi màu đen, ba mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện thăm khám.

Rất mong bài viết trên đã phần nào giúp ba mẹ giải đáp được màu sắc nước mũi của trẻ.

Ba mẹ có thể Liên hệ đến Tổng đài 1900 54 54 66 (phím 2) hoặc liên hệ qua fanpage: Bệnh Viện Phương Châu Sa Đéc để được tư vấn thêm các thông tin cần thiết.

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng miễn dịch của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng qua đường thở. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường hô hấp khác bởi có cùng triệu chứng hắt hơi không ngừng, chảy nước mũi.

Theo Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP HCM, khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như sụt sịt hoặc hắt hơi, không nên vội kết luận ngay về tình trạng của cơ thể. Thực tế, một số bệnh lý như cảm cúm, viêm xoang, viêm phổi.... với các triệu chứng trên có thể nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng. Nếu không phân biệt rõ, bệnh nhân có thể sẽ phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc để điều trị mà không khỏi bệnh.

Khác với viêm mũi dị ứng (một phản ứng không gây lây nhiễm của hệ thống miễn dịch trước các tác nhân gây dị ứng, đôi khi vô hại như phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng... và là bệnh không gây lây nhiễm), các bệnh lý viêm đường hô hấp khác như cảm cúm, viêm xoang, viêm phổi lại thường do các loại nấm, vi khuẩn, virus truyền nhiễm gây ra.

Viêm mũi dị ứng dễ bị nhầm với các bệnh hô hấp khác. Ảnh: Freepik

Mặc dù đều có thể có các triệu chứng gần giống nhau như ho, hắt hơi, sổ mũi, nhưng viêm mũi dị ứng thường không gây đau mặt như viêm xoang hoặc có các triệu chứng sốt và khó thở nhiều như viêm phổi. Ngoài ra, nếu so sánh với cảm cúm thông thường, bệnh có xu hướng tiến triển lên đến đỉnh điểm và từ từ biến mất, thì các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường chỉ biến mất khi cơ thể ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Ngoài các chứng viêm đường hô hấp, các triệu chứng hen suyễn cũng thường hay bị nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, với hen, mức độ ảnh hưởng thường nghiêm trọng hơn vì triệu chứng bệnh không chỉ dừng lại ở đường mũi mà còn tác động lên phổi, gây khó thở, giảm chức năng hô hấp.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Journal of Managed Care & Specialty Pharmacy, viêm mũi dị ứng thường không tồn tại một mình mà cùng đồng mắc với nhiều chứng bệnh khác như hen suyễn. Có tới 40% người mắc viêm mũi dị ứng mắc hen suyễn, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 5-10% tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn trong dân số nói chung. Ngược lại, tỷ lệ mắc viêm mũi dị ứng ở các bệnh nhân hen suyễn cũng chiếm tới 90% và cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 20% lưu hành trong dân số chung.

Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng cũng là yếu tố góp phần gia tăng 25-30% số ca viêm xoang cấp tính và 60-80% bệnh nhân viêm xoang mãn tính. Các nghiên cứu đã chỉ ra, viêm mũi dị ứng có khả năng làm tắc nghẽn các xoang, từ đó thúc đẩy sự phát triển của chứng viêm xoang mũi.

Việc đồng mắc nhiều bệnh lý như trên không những gây khó khăn cho việc chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất, mà còn làm gia tăng gánh nặng tài chính lên người bệnh do chi phí điều trị có thể tăng lên gấp nhiều lần. Vì thế, việc xác định đúng bệnh và điều trị hiệu quả là vô cùng cần thiết đối với những bệnh nhân viêm mũi dị ứng đồng mắc với nhiều bệnh lý đường hô hấp khác.

Cách tốt nhất để phòng tránh viêm mũi dị ứng là hạn chế tối đa tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng. Nếu ra ngoài, hãy đeo kính râm hoặc khẩu trang để bảo vệ mắt và mũi không hít hay dính phải tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, nên chú ý giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng; giặt chăn ga, gối nệm thường xuyên ở nhiệt độ cao để diệt khuẩn. Ngoài ra, nếu có điều kiện, có thể sử dụng máy lọc không khí hay máy lạnh có bộ lọc chuyên dụng để giúp loại bỏ mạt bụi, phấn hoa, lông thú cưng và các tác nhân gây dị ứng khác tốt hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải loại máy nào cũng có hiệu quả, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại máy phù hợp nhất.

Những loại thuốc kháng histamin giúp giảm các triệu chứng dị ứng một cách nhanh chóng. Ảnh: Freepik

Ngoài ra, có thể chuẩn bị sẵn một số loại thuốc không kê đơn phòng khi cơn dị ứng ập đến một cách đột ngột. Các thuốc không kê đơn được bán trên thị trường giúp làm giảm và kiểm soát các triệu chứng viêm mũi dị ứng gồm thuốc kháng histamin đường uống hoặc chế phẩm kháng histamin dùng cho mắt; các chất trị nghẹt mũi đường uống, tại mũi và dùng cho mắt...

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua được những loại thuốc kháng histamin giúp giảm các triệu chứng dị ứng một cách nhanh chóng. Đặc biệt, nên ưu tiên các loại kháng histamin thế hệ 2 có chứa thành phần Desloratadine vì ít xảy ra tương tác với các hoạt chất khác, an toàn cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi. Các loại thuốc này còn có hiệu quả nhanh chóng và ít ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, ít gây nên tình trạng buồn ngủ trong quá trình làm việc và sinh hoạt thường ngày.

Bệnh nhân cũng cần chú ý theo dõi các biểu hiện của cơ thể và thăm khám khi cần thiết để có thể xác định được chính xác tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời, nhằm tránh những biến chứng nặng hơn của viêm mũi dị ứng.

Nội dung này do Hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP HCM thực hiện với sự tài trợ của Gigamed cho mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng.

Chủ đề