So sánh ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay (Ảnh minh họa)

1. Tổ chức tín dụng là gì?

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.

Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

- Nhận tiền gửi.

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn;

+ Tiền gửi tiết kiệm;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi;

+ Kỳ phiếu;

+ Tín phiếu;

+ Các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

- Cấp tín dụng.

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc:

+ Có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay;

+ Chiết khấu;

+ Cho thuê tài chính;

+ Bao thanh toán;

+ Bảo lãnh ngân hàng.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, bao gồm:

+ Cung ứng phương tiện thanh toán;

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng;

+ Các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

2. Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay

Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

2.1. Ngân hàng

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm:

- Ngân hàng thương mại: loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận.

- Ngân hàng chính sách: ngân hàng do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.

- Ngân hàng hợp tác xã: ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.

2.2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:

- Công ty tài chính;

- Công ty cho thuê tài chính, đây là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010;

- Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

2.3. Tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

2.4. Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Luật Hợp tác xã 2012 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

>>> Xem thêm: Tổ chức tín dụng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào? Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền gì đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?

Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Tổ chức tín dụng nào cần phải dự phòng rủi ro?

Mua ngoại tệ của tổ chức tín dụng này để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật hiện hành có gì khác so với trước đó?

Minh Phương

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Đều là hình thức tín dụng nhưng tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại khác nhau như thế nào? Chúng có những ưu điểm và nhược điểm gì? Cùng tìm hiểu ngay bài phân tích sau đây!

Tổng quan về tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại

Có thể định nghĩa ngắn gọn 2 khái niệm trên như sau:

  • Tín dụng thương mại (TDTM) là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
  • Tín dụng ngân hàng (TDNH) là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong xã hội (cá nhân, doanh nghiệp).

Để hiểu rõ hơn, tham khảo bài viết tín dụng thương mại là gì và tín dụng ngân hàng là gì.

TDTM

TDNH

Điểm khác nhau

Bản chất

-Là mối quan hệ vay mượn hàng hóa giữa những người kinh doanh sản xuất với nhau

-Là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và các cá nhân hay doanh nghiệp dưới dạng hợp đồng tín dụng

Chủ thể tham gia

Các doanh nghiệp với nhau và thường không có người trung gian

Ngân hàng (là trung gian giữa người cần vốn và người có vốn), các cá nhân hoặc doanh nghiệp

Đối tượng

Chủ yếu là hàng hóa

Chủ yếu là tiền

Mục đích

Phục vụ cho sản xuất, thúc đẩy lưu thông tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp

Sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư phát triển, mở rộng kinh doanh, là tiền đề tăng trưởng kinh tế

Thời hạn

Ngắn hạn

Ngắn, trung và dài hạn

Quy mô

Quy mô bị hạn chế, thường phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất và dựa vào mối quan hệ giữa 2 doanh nghiệp

Quy mô lớn, độc lập với chu kỳ kinh doanh và nhiều yếu tố khác

Chi phí sử dụng vốn

Thường không mất chi phí sử dụng vốn

Chi phí sử dụng vốn là lãi vay

Hình thức

Hợp đồng trả chậm, thương phiếu

Hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay theo thời hạn, mức tín dụng,...

Điểm giống nhau

- Đều là quá trình sử dụng vốn lẫn nhau (có thể là tiền hoặc hàng hóa) dựa trên nguyên tắc hoàn trả có lợi tức (một vài trường hợp thì không có lợi tức) sau một thời gian nhất định

- Đều là nền tảng giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế

Ưu và nhược điểm của tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

Với những phân tích phía trên, chúng tôi có thể rút ra được những ưu và nhược điểm sau.

TDTM

TDNH

Ưu điểm

- Tiện dụng, nhanh chóng và rất linh hoạt

- Thủ tục nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu

- Có thể không áp lãi suất hoặc lãi suất thấp

- Không bị hạn chế chủ thể tham gia, số lượng tín dụng, thời gian cho vay, phương thức,...

- Ngân hàng đòi hỏi có hình thức đảm bảo nên hạn chế được rủi ro

Nhược điểm

- Chỉ giữa các doanh nghiệp, không có sự đảm bảo nên thường bị chi phối bởi mức độ quen biết và sự tín nhiệm

- Thời hạn bị phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh và khả năng, thường là ngắn

- Rủi ro cao hơn

- Bị hạn chế số vốn

-Thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian hơn

-Thường có lãi suất hoặc lãi suất cao hơn

Nên lựa chọn tín dụng thương mại hay tín dụng ngân hàng?

Mỗi một kiểu tín dụng lại có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu và các điều kiện khác nhau mà đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

Nhìn chung, tín dụng thương mại phù hợp cho những nhu cầu vốn cấp bách, có giá trị không quá lớn và có thể trả nợ trong vòng thời gian ngắn. Còn đối với tín dụng ngân hàng sẽ phù hợp hơn với những nhu cầu vốn có giá trị lớn, trong dài hạn và mang tính an toàn cao.

Nếu doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn, thì hãy đến ngay với SKC để được các chuyên gia tư vấn và đưa ra giải pháp tốt nhất.

  • Vay vốn không cần tài sản thế chấp
  • Hạn mức lên đến 100.000 USD
  • Lãi suất thấp, thời hạn dài
  •  Không phí bảo hiểm và các khoản phí phát sinh khác

Video liên quan

Chủ đề