So sánh ông hai và chị dậu

Dàn ý Vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và truyện ngắn “Làng” của Kim Lân - Bài số 1

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về đề tài người nông dân trong các tác phẩm

- Nêu luận điểm: Hình ảnh người nông dân qua hai tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao và “Làng” của Kim Lân.

2. Thân bài:

* Khái quát chung

- Hoàn cảnh sáng tác của 2 tác phẩm:

+ Lão Hạc: Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943, ra đời trong lúc xã hội là thực dân phong kiến, Người dân phai chịu nhiều áp bức, bóc lột

+ Làng: Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, ra đời vào lúc người nông dân được giải phóng khỏi áp bức, tham gia vào công cuộc cách mạng tự giác.

- Giải thích: nông dân là người làm nông nghiệp, là tầng lớp đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất trong XH thực dân phong kiến xưa. Đây là một trong hai lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam

* Vẻ đẹp cụ thể của người nôn dân qua 2 tác phẩm

- Đều mang những nét chung, là tiêu biểu cho tất cả tầng lớp nông dân nói chung:

+ Hiền lành, cần cù, chịu khó.

Lão Hạc: già mà vẫn làm thuê, làm mướn, kiếm ăn, không cần nhờ sự giúp đỡ của ai

Ông Hai: may mắn hơn Lão Hạc đó là ông còn có gia đình. ở nơi tản cư dù khó khăn những vẫn cần mẫn cuốc xới đất: "hì hụi vỡ vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng tới giờ”

+ Giàu lòng nhân ái, lương thiện, giàu lòng tự trọng

Lão Hạc: là người cha hết mực yêu thương con. Gửi tiền cho ông giáo để lo ma chay cho mình, sẵn sàng chết bằng liều bả chó chứ không sống bất lương như Binh Tư…

Ông Hai: cũng là người yêu thương con, thương vợ. Ông còn yêu thương cái làng chợ Dầu của mình nữa. khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và cảm thấy đó là điều nhục nhã. Ông nhận thức đó là việc làm trái với lương tâm nên ông thấy xấu hổ, nhục nhã.

- tuy vậy, hình ảnh người nông dân qua 2 tác phẩm còn mang những phẩm chất riêng đậm đà phong cách thời đại:

+ Về cảnh ngộ, cuộc sống:

Lão Hạc: là hình ảnh người nông dân sống trước thời kỳ Cách mạng Tháng Tám với cuộc sống bất hạnh, đau khổ, bị áp bức, bóc lột, không có lối thoát.

Ông Hai: là người nông dân sống trong thời kỳ KCCP, cuộc sống gần với không khí khẩn trương, náo nức của dân làng tham gia khi cùng nhau tham gia kháng chiến.

+ Về phẩm chất, tính cách:

- Lão Hạc: thương yêu con

- Ông Hai: yêu làng, yêu nước sâu sắc

3. Kết bài:

Khẳng định vẻđẹp của người nông dân qua 2 tác phẩm

Video liên quan

Chủ đề