Soạn ôn tập phần văn học 12 trang 196

Khi học môn Ngữ văn, học sinh sẽ được ôn tập các tác phẩm văn học đã được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.

Soạn ôn tập phần văn học 12 trang 196

Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Ôn tập phần Văn học, mời bạn đọc tham khảo dưới đây.

Soạn văn Ôn tập phần Văn học

Câu 1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân). Phân tích nét đặc sắc tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.

- Những nét khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người lao động trong hai tác phẩm:

  • Vợ chồng A Phủ: số phận bi thảm của người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất bị áp bức, đày đọa và giam hãm trong cuộc sống tăm tối.
  • Vợ nhặt: tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

- Những nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm:

  • Vợ chồng A Phủ: ca ngợi sức sống tiềm tàng của đã biết vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
  • Vợ nhặt: ca ngợi tình người cũng như bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ.

Câu 2. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.

a. Rừng xà nu:

- Câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh để đặt ra một vấn đề lớn lao của dân tộc.

- Hình tượng rừng xà nu: một loại cây rất gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên, tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong công cuộc chống Mỹ cứu nước.

- Xây dựng hình tượng trung tâm của tác phẩm: nhân vật Tnú - với những phẩm chất anh hùng. Đồng thời phát hiện ra vẻ đẹp riêng của từng con người trong thời kì chống Mĩ gắn với số phận, tính cách và phẩm chất của họ: cụ Mết (già làng), Dít (bí thư chi bộ), đặc biệt là Tnú.

- Câu văn thể hiện tư tưởng của truyện: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” - để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù.

b. Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Thi trong Những đứa con trong gia đình.

- Câu chuyện kể về những đứa con trong gia đình kể về những đứa con trong một gia đình truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắc với quê hương và cách mạng.

- Hình ảnh mang tính biểu tượng: cuốn sổ gia đình đã ghi lại những chiến công của một gia đình giàu truyền thống cách mạng, được nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Nhân vật trung tâm của tác phẩm: Việt và Chiến với những vẻ đẹp riêng. Bên cạnh đó là các thế hệ đi trước: ba má Việt, chú Năm…

- Câu văn thể hiện tư tưởng của truyện: “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc để ghi vào đó. Trăm sông đổ về một biển, con sóng gia đình ta cũng chảy về biển mà biển thì rộng lắm”, đó là sự tiếp nối truyền thống yêu nước của gia đình.

Câu 3. Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Tình huống trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đó là những phát hiện của Phùng trong chuyến đi thực tế về miền Trung Trung Bộ:

a. Phát hiện về nghệ thuật:

- Hoàn cảnh:

  • Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, trưởng phòng đã đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi chụp thực tế bổ sung một bức ảnh cảnh biển buổi sáng có sương mù.
  • Nhân chuyến thăm Đẩu - người bạn chiến đấu năm xưa, Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ.
  • Phùng đã phục kích mấy buổi sáng mà vẫn chưa chụp được bức ảnh nào. Sau gần một tuần lễ, Phùng quyết định thu vào tờ lịch cảnh thuyền thu lưới vào buổi bình minh.

- Khung cảnh mà Phùng phát hiện “cảnh trời cho đắt giá”:

  • Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, “Mũi thuyền in một nét mơ hồ...vào bời”, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích.
  • Đây là cảnh tượng kì diệu của thiên nhiên, cuộc sống khi nhìn từ xa.

- Tâm trạng của họa sĩ Phùng: bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.

b. Phát hiện bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí

- Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhìn thấy:

  • Một người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền.
  • Lão chồng độc ác, vũ phu: “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.
  • Thằng bé Phác yêu thương mẹ hết mực, căm giận người cha…

- Thái độ của Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.

- Ý nghĩa:

  • Đằng sau cái đẹp của ngoại cảnh là cái xấu xa của cuộc sống bị khuất lấp.
  • Người họa sĩ cần phải có cái nhìn đa diện trước cuộc sống.

Câu 4. Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ.

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích:

- Sự sống đáng quý nhưng không thể sống bằng bất cứ giá nào.

- Sự sống chỉ có ý nghĩa và con người chỉ thấy thanh thản khi sống là chính mình, hài hòa giữa bên ngoài và bên trong, sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác.

- Mọi sự chắp vá, gượng ép chỉ đem đến lại đau khổ cho bản thân và người xung quanh.

Câu 5. Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp.

- Ý nghĩa tư tưởng: Ca ngợi và khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và cống hiến thầm lặng của mỗi cá nhân cho Tổ quốc. Từ đó kêu gọi trách nhiệm, sự quan tâm trở lại của Tổ quốc đối với họ.

- Nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện độc đáo (truyện lồng truyện), phần trữ tình ngoại đề với ý nghĩa sâu sắc.

Câu 6. Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán phê bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?

- Truyện nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân chìm đắm trong mê muội, lạc hậu còn những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân.

- Đặc sắc nghệ thuật: cốt truyện đơn giản nhưng giàu giá trị, hình ảnh mang tính biểu tượng, xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật…

Câu 7. Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ.Hê-minh-uê?

- Hình ảnh ông lão tượng trưng cho vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.

  • Ông lão ngư phủ lành nghề, một mình đơn độc trong cuộc chiến đấu, dũng cảm và mưu trí thực hiện ước mơ bắt bằng được con cá lớn của cuộc đời mình.
  • Cảm nhận của ông lão về “đối thủ” - con cá kiếm thể hiện sự cảm kích và chiêm ngưỡng, thậm chí pha lẫn niềm tiếc nuối nếu phải giết nó. Đây cũng là điểm làm nên vẻ đẹp cao thượng của ông lão.

- Hình ảnh con cá kiếm:

  • Biểu tượng của sức mạnh của thiên nhiên.
  • Đại diện cho những khó khăn mà con người phải đương đầu trong cuộc sống.
  • Biểu tượng của khát vọng chinh phục nghệ thuật của con người.

Nội dung bài Soạn bài Ôn tập phần Văn học sgk Ngữ văn 12 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 12 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.

I – NỘI DUNG ÔN TẬP

Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập hai, phần văn học Việt Nam gồm những tác phẩm văn học hiện đại từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX, thuộc các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, văn nhật dụng.

Về truyện ngắn và tiểu thuyết, chương trình gồm các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng xà nu (Nguyên Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và các tác phẩm đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải). Khi ôn tập, cần nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết để vận dụng vào việc phân tích tác phẩm. Ngoài việc nắm vững nội dung tư tưởng các tác phẩm, nên so sánh để làm rõ những nét đặc sắc về nghệ thuật của mỗi truyện: tình huống truyện, khắc họa nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn ngữ nghệ thuật,… Ở đây, ngoài yêu cầu nhận ra những nét đặc sắc của từng tác phẩm thể hiện tư tưởng và phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn, còn phải thấy được phần nào sự đa dạng, phong phú của truyện ngắn thời kì này.

Về kịch hiện đại Việt Nam, sách giáo khoa trích học vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Khi ôn tập, ngoài việc nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, cần phải hiểu được một số đặc điểm của thể loại kịch qua đoạn trích và vận dụng được những tri thức đó để đọc văn bản kịch.

Phần văn học nước ngoài có các trích đoạn truyện ngắn và tiểu thuyết: Thuốc (Lỗ Tấn), Số phận con người (M. Sô-lô-khốp), Ông già và biển cả (Ơ. Hê-minh-uê). Khi ôn tập, ngoài việc nắm vững giá trị nội dung, những sáng tạo về hình thức trong mỗi tác phẩm, còn cần nắm được cách đọc một tác phẩm truyện hiện đại nước ngoài.

II – PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP

Học sinh có thể vận dụng những hình thức ôn tập sau:

– Làm bài tập tại lớp.

– Thuyết trình.

– Thảo luận ở lớp (có thể theo nhóm).

– Viết báo.

Có thể lập đề cương ôn tập theo hệ thống các vấn đề và câu hỏi sau:

1. Câu 1 trang 197 Ngữ văn 12 tập 2

Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân). Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.

Trả lời:

♦ “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) và “Vợ nhặt” (Kim Lân)

– Phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động:

+ Vợ chồng A Phủ: số phận bi thảm và cảnh ngộ tủi nhục, lầm than của những người lao động miền núi dưới ách bóc lột, đè nén cả về thần quyền và cường quyền của bọn thống trị (phong kiến miền núi, thực dân Pháp).

+ Vợ nhặt: số phận rẻ mạt, bấp bênh và cảnh ngộ đói khát, ê chề của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

♦ Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm:

– Vợ chồng A Phủ: Ngợi ca sức sống tiềm tàng và cuộc hành trình gian khổ đến với tự do của đồng bào miền núi Tây Bắc.

– Vợ nhặt: Ngợi ca vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc gia đình và tấm lòng nhân hậu ở những người lao động nghèo khổ dẫu họ đang ở bờ vực của cái chết.

2. Câu 2 trang 197 Ngữ văn 12 tập 2

Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.

Trả lời:

Khám phá và sáng tạo riêng của Nguyễn Thi trong “Những đứa con trong gia đình” và Nguyễn Trung Thành trong “Rừng xà nu” khi viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kì kháng chiến chống Mĩ:

– “Những đứa con trong gia đình”:

+ Chủ đề: Khẳng định sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc qua việc phản ánh dòng sông truyền thống của một gia đình nông dân Nam Bộ.

+ Hình tượng nhân vật (Việt, Chiến, chú Năm): kế thừa, phát huy và trao truyền truyền thống gia đình tốt đẹp; đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của gia đình và cộng đồng. Trong đó, Nguyễn Thi tập trung vào lớp thế hệ trẻ (Việt, Chiến), họ có cá tính riêng, đặc điểm riêng nhưng đều gắn bó với gia đình và xả thân vì nước.

– “Rừng xà nu”:

+ Chủ đề: Nêu lên chân lí cách mạng “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” (dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng) qua số phận đau thương nhưng quật cường của nhân vật Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.

+ Hình tượng nhân vật: tập trung khắc họa hình tượng người anh hùng Tây Nguyên thấm đẫm chất sử thi Tnú, con người chịu đau thương, mất mát trong chiến tranh nhưng đã trải nghiệm bài học cách mạng từ cuộc đời mình, buôn làng mình và cầm súng chiến đấu bảo vệ quê nhà.

3. Câu 3 trang 197 Ngữ văn 12 tập 2

Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Trả lời:

Tình huống truyện độc đáo, đem lại những khám phá bất ngờ và những nhận thức mới mẻ. Tình huống ấy được xây dựng dựa trên những phát hiện của nhân vật Phùng:

– Phát hiện về cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh khi chiếc thuyền ở ngoài xa.

– Hoàn cảnh phát hiện: Phùng đã phục kích gần 1 tuần ở bờ biển mong chụp được một bức ảnh đẹp về cảnh biển buổi sớm.

+ Phát hiện: cảnh đắt trời cho, bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, hài hòa từ đường nét, màu sắc đến ánh sáng, là cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, cái đẹp toàn bích.

+ Ý nghĩa, tác động của phát hiện: phát hiện này khiến Phùng bối rối, hạnh phúc vô ngần và có những thức nhận sâu sắc của một nghệ sĩ chân chính về nghệ thuật.

– Phát hiện hiện thực thảm khốc và tàn nhẫn khi chiếc thuyền lại gần:

+ Hoàn cảnh: Phùng còn đang say sưa, ngây ngất với phát hiện về cái đẹp.

+ Phát hiện về hiện thực: cảnh gia đình hàng chài nheo nhóc, rách rưới; chứng kiến cảnh chồng đánh vợ, con và bố xô xát lẫn nhau; người đàn bà cam chịu tủi nhục và người đàn ông vũ phu; nghe những lời lẽ thô tục, tàn nhẫn.

+ Ý nghĩa, tác động của phát hiện: khiến Phùng kinh ngạc, bàng hoàng, bất bình.

⇒ Hai phát hiện đối lập, nghịch lí khiến Phùng bối rối và bất ngờ: một bên là nghệ thuật thuần túy tuyệt đẹp, một bên là hiện thực tàn khốc đau đớn, xót xa.

– Tư tưởng nghệ thuật:

+ Bên ngoài và bản chất đôi khi đối lập. Không phải lúc nào cái đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, cần nhìn đa chiều.

+ Người nghệ sĩ cần gần gũi với cuộc đời, cần rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật.

+ Nghệ sĩ không nhìn về cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm, biết trăn trở về con người.

4. Câu 4 trang 197 Ngữ văn 12 tập 2

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.

Trả lời:

Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt”:

– Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

– Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và linh hồn, không thể vay mượn hay nương nhờ vào kẻ khác.

– Con người phải luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính mình, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

5. Câu 5 trang 197 Ngữ văn 12 tập 2

Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của M. Sô-lô-khốp.

Trả lời:

Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của  truyện ngắn “Số phận con người”:

– Ý nghĩa tư tưởng: Ca ngợi tính cách Nga kiên cường, nhân ái; Thể hiện niềm tin ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phục mọi khó khăn, thử thách và vượt lên số phận.

– Đặc sắc nghệ thuật: Bút pháp hiện thực táo bạo, dũng cảm khám phá sự thật; kết cấu truyện lồng trong truyện tự nhiên, chân thực; tình huống nghệ thuật đặc sắc; nghệ thuật trần thuật hấp dẫn; lời trữ tình ngoại đề sâu sắc, tạo được chiều sâu.

6. Câu 6 trang 197 Ngữ văn 12 tập 2

Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?

Trả lời:

– Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX:

+ Bệnh u mê lạc hậu của người dân.

+ Bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng tiên phong.

– Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

+ Cách viết cô đọng, súc tích

+ Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tượng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đường, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,…

7. Câu 7 trang 197 Ngữ văn 12 tập 2

Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Ơ.Hê-minh-uê?

Lưu ý: Về những tác phẩm khác, học sinh dựa vào câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài để ôn tập.

Trả lời:

Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích “Ông già và biển cả”:

– Nghĩa bề nổi: cuộc đánh bắt con cá kiếm của lão Xan-ti-a-gô đơn độc.

– Nghĩa biểu tượng:

+ Vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

+ Hành trình chinh phục tự nhiên của con người

+ Việc câu cá cũng giống như quá trình sáng tác văn chương, đầy khó khăn gian khổ.

Bài trước:

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm sgk Ngữ văn 12 tập 2

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần Văn học sgk Ngữ văn 12 tập 2đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các em làm bài Ngữ văn thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“