Soạn văn 6 bài phương pháp tả cảnh trang 45

Soạn bài Phương pháp tả cảnh – Bài 21 trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 2. Trả lời các câu hỏi ở các mục I, II trang 45 – 47 SGK Văn lớp 6. Câu 1 phần II: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thê nào ?  Lựa chọn hình ảnh:– Cảnh khi học sinh bắt đầu nhận đề bài; Học sinh chăm chú làm bài, trật tự và nghiêm túc…

I. Phương pháp viết văn tả cảnh:

Câu 1. Đọc ba văn bản sau:

2. Trả lời các câu hỏi sau:

a. Qua hình ảnh nhân vật Dượng Hương Thư, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông dữ là bởi vì: Dượng Hương Thư đã phải đem hết sức mạnh của mình có để có thể chiến đấu với thác dữ: “hai răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn…”.

b. Văn bản thứ 2 tả quang cảnh vùng sông nước Cà Mau – Năm Căn:

Người viết đã miêu tả theo thứ tự:

– Từ dưới dòng sông nhìn lên bờ.

– Từ gần đến xa.

c. Tóm tắt các ý của văn bản 3:

Mở đoạn: Từ đầu đến “của lũy”: tả khái quát, tác dụng, cấu tạo, màu sắc của tre.

Thân đoạn: Tiếp đến “không rõ”: Tả chi tiết 3 vòng của tre.

Kết: Còn lại: Tả măng tre dưới gốc.

*Nhận xét thứ tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể , từ ngoài vào trong. Cách tả như vậy rất hợp lí bởi người đọc sẽ dễ theo dõi hơn.

II. Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài tả cảnh.

Câu 1. Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn thì em sẽ:

a. Lựa chọn hình ảnh:

Quảng cáo - Advertisements

– Cảnh khi học sinh bắt đầu nhận đề bài

– Học sinh chăm chú làm bài, trật tự và nghiêm túc.

– Tả một vài hoạt động của giáo viên trong khi học sinh đang làm bài (hướng dẫn các bạn đọc kĩ đề, đi lại kiểm tra, nhắc nhở không sao chép…).

– Cảnh bên ngoài lớp học: sân trường, cây cối, chú chim hót líu lo…

b. Tả theo trình tự từ ngoài vào trong kết hợp tả theo trình tự thời gian.

c. Mở bài và kết bài:

*Mở bài:

– Tiếng trống tùng, tùng, tùng đã vang lên.

– Chúng em đứa nào đứa nấy đều chạy nhanh cho kịp giờ vào lớp.

– Bởi tiết đầu tiên của lớp em hôm nay là kiểm tra Tập làm văn.

*Kết bài:

– Giờ kiểm tra Tập làm văn đã kết thúc.

– Chúng em vui vẻ và mong là sẽ nhận được điểm cao từ cô giáo.

Câu 2. Tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi:

– Giờ ra chơi đã đến.

– Chúng em ùa ra sân như bầy ong vỡ tổ

– Dưới gốc cây phượng, có một số bạn đang rủ nhau chơi nhảy dây, một số khác lại chơi trò đuổi bắt…

– Giữa sân các bạn đang chơi đá cầu và tụ tập để tập lại bài hát lúc nãy học.

– Trống vào lớp: chúng em chạy thật nhanh vào lớp để bắt đầu học tiết tiếp theo.

*Cách tả theo tự không gian

*Chọn một cảnh của sân trường giờ ra chơi

Chọn tả hoạt động dưới gốc cây phượng:

Chúng em chạy thật nhanh đến dưới gốc cây phượng rồi túm tụm ngồi quanh một góc. Bạn Lan hôm nay kể cho chúng em nghe câu chuyện hôm qua bạn nhặt rau giúp mẹ nhưng không biết nhặt nên làm nát rau của mẹ khiến chúng em phì cười. Đến bạn Hoa, bạn đã cho chúng em xem bức tranh bạn vẽ và chúng em đã bình luận rất sôi nổi. Đang đến phần hay thì tiếng trống lại vang lên, chúng em lại co chân chạy thật nhanh vào lớp.

Câu 3. Rút thành dàn ý:

*Mở bài: Biển đẹp

*Thân bài:

– Buổi sớm nắng sáng.

– Buổi chiều gió mùa đông bắc

– Ngày mưa rào

– Buổi nắng sớm mờ

– Buổi chiều lạnh

– Chiều nắng tàn

– Buổi trưa xế

– Biển, trời đổi màu.

*Kết bài: Nhận xét về biển vì sao đẹp?

Hướng dẫn Soạn Bài 21 sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Phương pháp tả cảnh sgk Ngữ văn 6 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 6 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 6.

Soạn văn 6 bài phương pháp tả cảnh trang 45
Soạn bài Phương pháp tả cảnh sgk Ngữ văn 6 tập 2

I – Phương pháp viết văn tả cảnh

Muốn tả cảnh cần:

Xác định được đối tượng miêu tả;

Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;

Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

1. Câu 1 trang 45 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Đọc ba văn bản sau:

a) Những động tác thả sào, rút sào rộn ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

(Võ Quảng)

b) Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đếm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây được mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lèn lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lả mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,… loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

(Đoàn Giỏi)

c) Lũy làng

Luỹ làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Luỹ làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của luỹ:

Luỹ ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven luỹ, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền.

Luỹ tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chằng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách ấy khiến con sẻ bay cũng không lọt…

Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, voi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì!

Luỹ giữa cũng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hoá). Luỹ trong cùng tre càng thẳng hơn. Tre hóa óng chuốt mọc thẳng, ngọn không dày và rậm như tre gai. Cả năm xanh một màu xanh thẫm, đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi những trận gió mùa đến lay gốc, cả một tầng lá trút xuống, bay theo từng dải vàng. Và trong tôi lưu đọng mãi một vẻ đẹp, một nỗi buồn, của một vật thể hết một vòng đời đang vùng vẫy, đắm đuối với trời cao, mây gió và ngang tàng với mưa bão, với lốc bụi phải trở về với đất, theo lẽ hoàn toàn tự nhiên . Tre luỹ làng thay lá… Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!…

Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?…

(Ngô Văn Phú)

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 46 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Trả lời câu hỏi:

a)* Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của vượt thác. Tại sao có thế nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?

b) Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?

c) Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả trong đoạn văn (miêu tả từ trên xuống dưới, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể hay theo thứ tự thời gian …).

Trả lời:

a)* Miêu tả Dượng Hương Thư:

– Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào.

– Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

Biện pháp so sánh hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Qua hình ảnh nhân vật, có thể hình dung những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ vì: động tác con người phải mạnh mẽ, dứt khoát thì mới chống chọi được cái hung dữ của dòng thác mạnh, siết.

b) Văn bản hai tả cảnh : dòng Năm Căn và rừng đước.

– Miêu tả theo thứ tự gần đến xa (khi tả dòng Năm Căn), thấp đến cao (khi tả rừng đước).

– Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, rừng đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c) Văn bản thứ ba miêu tả lũy làng của Ngô Văn Phú: 3 phần

– Phần 1 (Từ đầu … màu của lũy) : giới thiệu lũy làng.

– Phần 2 (tiếp … lúc nào không rõ) : miêu tả các vòng của lũy.

– Phần 3 (còn lại) : suy nghĩ tác giả về tình mẫu tử.

Trình tự miêu tả: Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian).

II – Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài tả cảnh

Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần:

Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;

Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự;

Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào? Hãy suy nghĩ và trả lời theo sự gợi ý sau:

a) Em sẽ quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nào cho quang cảnh ấy:

b) Em định miêu tả quang cảnh ấy theo thứ tự như thế nào?

c) Hãy viết mở bài và kết bài cho bài văn này.

Trả lời:

a) Chọn những hình ảnh tiêu biểu: cô giáo (thầy giáo), không khí lớp, quang cảnh chung của phòng học (bảng đen, bốn bức tường, bàn, ghế …), các bạn (tư thế, thái độ, công việc chuẩn bị viết bài …), cảnh viết bài, cảnh ngoài sân trường, …

– Hoạt động của cô: ghi bảng, phát giấy thi, nhìn đồng hồ, đi lại ,ngồi, nhắc nhở học sinh, vừa gần gũi vừa nghiêm khắc

– Hoạt động của trò: chăm chú làm bài, giở giấy loạt soạt, tiếng ngòi bút, gương mặt các bạn,…

b) Miêu tả theo thứ tự nào cũng được, sao cho hợp lí, chẳng hạn theo thứ tự: từ ngoài vào trong lớp; từ phía trên bảng, cô giáo xuống lớp; từ không khí chung của lớp học đến bản thân người viết…

Theo thứ tự thời gian:

– Bắt đầu phát đề

– Làm bài

– Chuông báo hết giờ

c) Viết mở bài và kết bài

Mở bài:

Trong những giờ học, có lẽ giờ viết bài tập làm văn là giờ mà chúng tôi yêu thích nhất. Chúng tôi có thể thoải mái sáng tạo, thoải mái thể hiện cá tính của mình trong từng câu chữ. Bởi vậy, mỗi lần đến tiết viết bài không khí của lớp trở nên sôi nổi, hào hứng hẳn lên.

Hoặc:

Ai ai cũng có một tuổi học trò vô tư hồn nhiên để rồi khi lớn lên ai cũng ao ước được một lần trở về những năm tháng ấy. Tôi cũng vậy, mỗi khi nhớ tới quãng thời gian tươi đẹp ấy tôi lại không thể quên quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.

Hoặc:

Sáu mươi phút căng thẳng nô nức đến từ cái không khí nặng nề lan tỏa trên gương mặt cô giáo và các bạn, trên những tờ giấy nắn nót viết tên. Giờ viết tập làm văn đã sẵn sàng.

Kết bài:

Giờ viết bài tập làm văn thật lí thú và sôi động. Ai ai cũng hứng khởi vì vừa tạo ra một tác phẩm do chính mình sáng tác. Giờ tập làm văn cũng là khoảng thời gian quý báu giúp chúng tôi rèn luyện kĩ năng viết lách của bản thân. Tôi hi vọng có nhiều giờ viết văn hơn nữa, để tôi cũng như các bạn được rèn luyện, tăng cường khả năng viết bài.

Hoặc:

Chẳng hiểu sao mỗi lần nhớ lại quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn, tôi lại cảm thấy nó như vừa mới xảy ra. Đó là những mảnh kí ức thật đẹp trong cuộc đời học sinh của tôi.

Hoặc:

Giọng nói rõ ràng của cô giáo thông báo hết giờ làm bài. Các cây bút đồng loạt buông xuống bắt đầu những lời bàn tán sôi nổi mọi phía trong lớp. Cô kết thúc giờ kiểm tra trên tay xấp giấy cứ dày lên theo mỗi bước chân.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân em sẽ miêu tả theo thứ tự nào (theo thứ tự không gian: từ xa tới gần hay theo thứ tự thời gian: trước, trong và sau khi ra chơi)? Hãy lựa chọn một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi ấy để viết thành một đoạn văn miêu tả.

Trả lời:

Tả theo trình tự thời gian:

– Trước giờ ra chơi, sân trường yên ắng, tĩnh mịch.

– Trong giờ ra chơi:

+ Trống hết hai tiết, báo giờ ra chơi đã tới.

+ Học sinh từ các lớp ùa ra sân.

+ Cảnh học sinh chơi đùa.

+ Các trò chơi quen thuộc.

+ Cảnh giữa sân, các phía, góc sân.

+ Trống vào lớp, học sinh về lớp.

– Sân trường sau khi ra chơi trở về vẻ yên tĩnh vốn có.

Ví dụ tham khảo:

Tùng….tùng… tùng tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã vang lên rộn ràng cả sân trường. Từ các lớp học các bạn học sinh ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Tiếng nói cười ồn ào cùng không khí náo nhiệt được khơi lên xua tan đi cái không khí tĩnh lặng, tịch mịch của sân trường lúc trước. Các trò chơi bắt đầu mở màn. Chỗ này thì đá cầu, chỗ kia thì nhảy dây,… một nhóm bạn chơi đuổi bắt cứ chạy vòng quanh sân trường. Trông mặt bạn nào, bạn nấy thở hổn hển y như vận động viên vừa tham gia cuộc thi điền kinh nào đó. Tùng… tùng…tùng ba tiếng trống lại vang lên một lần nữa báo hiệu giờ ra chơi đã kết thúc. Các trò chơi nhanh chóng được kết thúc, các bạn vào lớp để tiếp tục những tiết học trả lại sự yên tĩnh cho sân trường.

Tả theo trình tự không gian:

– Các trò chơi ở giữa sân, các góc sân.

– Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.

Ví dụ: Chọn một cảnh của sân trường giờ ra chơi:

Chúng em chạy thật nhanh đến dưới gốc cây phượng rồi túm tụm ngồi quanh một góc. Bạn Lan hôm nay kể cho chúng em nghe câu chuyện hôm qua bạn nhặt rau giúp mẹ nhưng không biết nhặt nên làm nát rau của mẹ khiến chúng em phì cười.

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 47 sgk Ngữ văn 6 tập 2

Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và rút lại thành một dàn ý.

BIỂN ĐẸP

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên.

Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,…. Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.

Có buổi sớm nắng mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy núi xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.

Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những núi xa màu lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió, mà sóng vẫn đổ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lăn tăn như bột phấn trên da quả nhót.

Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.

Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.

Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ,…. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu muôn sắc ấy phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.

Trả lời:

Mở bài:

Cảnh biển buổi sớm mai.

Thân bài:

– Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc).

– Biển trong ngày mưa rào.

– Biển chiều lạnh nắng tắt sớm.

– Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài:

Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp.

Áp dụng

1. Miêu tả khung cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em

Trả lời:

Mở bài:

– Giới thiệu ngày mới bắt đầu ở quê em vào tháng nào trong năm?

– Sau một đêm say ngủ, ngày mới tỉnh giấc như thế nào?

Thân bài:

– Tả bao quát vẻ đẹp của ngày mới.

– Tả chi tiết:

+ Cảnh vật thấp thoáng hiện dần trong màn sương.

+ Tiếng gà gáy, làn khói bếp.

+ Sinh hoạt của gia đình em và của mọi người xung quanh vào buổi sáng.

+ Khi mặt trời lên, cảnh vật, con người thay đổi như thế nào

+ Mọi vật, cây cối rực rỡ hơn bởi ánh nắng ban mai

+ Những giọt sương còn đọng lại trên cành cây được ánh mặt trời chiếu vào trông lấp lánh như những giọt kim cương.

+ Học sinh đến trường, những người nông dân hoặc công nhân đi làm.

Kết bài:

– Cảm nghĩ của em khi quan sát một ngày mới bắt đầu ở quê em: Yêu quê hương; Yêu con người; Yêu cuộc sống.

2. Miêu tả khung cảnh một đêm trăng đẹp mà em đã có dịp chứng kiến

Trả lời:

Mở bài:

– Giới thiệu đêm trăng định tả ở đâu?

– Vào dịp nào?

Thân bài:

– Tả bao quát: vẻ đẹp của cảnh vật dưới đêm trăng.

– Tả chi tiết:

+ Vẻ đẹp của trăng khi mới xuất hiện, khi trăng đã lên cao.

+ Cảnh vật đêm trăng, mặt đất, con sông, mặt hồ, cây cối, con người, con vật, gió…

+ Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya.

Kết bài:

– Cảm nghĩ của em về đêm trăng đẹp.

3. Miêu tả quan cảnh trường em trước buổi học

Trả lời:

Mở bài:

– Giới thiệu tên trường, nằm ở vị trí nào?

– Ở vị trí đó trường em trông như thế nào? (thoáng mát, rộng rãi hay chật hẹp, mặt quay về hướng nào?)

Thân bài: Quang cảnh chung

– Cảnh sân trường yên lặng (chưa có học sinh đến, chỉ có hàng cây đứng lặng yên trong gió sớm, chim hót ríu rít trên cành…)

– Những dãy phòng học như thế nào?

– Quang cảnh cùa từng khu vực trong trường: Cổng trường, sân trường, các phòng học. phòng Ban Giám hiệu, thư viện.

– Cây cối trước sân trường, trong vườn trường.

– Một vài hoạt động trước buổi học: Học sinh tưới cây, bác bảo vệ mở của học sinh trực nhật, thầy cô giáo đến trường hướng dẫn các em dọn vệ sinh…

– Cảnh sân trường khi học sinh đã đến đông đủ.

Kết bài:

– Cảm nghĩ của em đối với ngôi trường em đang học.

4. Miêu tả khung cảnh một khu vui chơi, giải trí mà em thích (cảnh đẹp của công viên vào buổi sáng)

Trả lời:

Mở bài:

– Giới thiệu tên công viên mà em định tả ở đâu?

– Em đến đó vào dịp nào hay thưởng xuyên đến?

Thân bài:

– Tả bao quát: Cảnh quan của công viên (không khí, diện tích, cây, hoa, màu sắc…)

– Tả chi tiết:

+ Từng khu có những loại hoa gì? Màu sắc, vẻ đẹp của các loài hoa?

+ Cây cối trong công viên (cây cổ thụ hay cây mới trồng, sự biến đổi của các loài cây theo thời gian như thế nào? Các cây kiểng được tỉa, xén thành hình các con vật có gì ấn tượng và đẹp?)

+ Những khu đồi nhân tạo hay tự nhiên sẵn có đẹp như thế nào? Cảnh vật có liên quan đến công viên vào buổi sáng (chim chóc, ong bướm, lúc mưa, lúc nắng).

+ Những hoạt động cùa con người vào buổi sáng nơi công viên có gì nhộn nhịp, vui vẻ?

+ Lợi ích của công viên, ý thức bảo vệ chăm sóc công viên.

Kết bài:

– Cảm nghĩ của em khi đến thăm công viên (Tinh thần thoải mái sau những giờ học tập mệt nhọc, gần gũi thiên nhiên…)

Bài trước:

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn tả cảnh sgk Ngữ văn 6 tập 2

Xem thêm:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Phương pháp tả cảnh sgk Ngữ văn 6 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“