Sốt mọc răng hàm ở trẻ kéo dài bao lâu

Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và các con rất dễ sốt, ốm vặt. Bên cạnh đó, trong thời gian bé mọc răng, chúng ta cũng thấy hiện tượng trẻ sốt mọc răng. Nhiều cha mẹ có sự nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này với nhau nên chưa biết cách chăm sóc bé phù hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được hai hiện tượng kể trên và một số bí quyết chăm sóc bé bị sốt do mọc răng.

1. Thời gian trẻ nhỏ bắt đầu mọc răng

Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, chắc chắn cha mẹ luôn ghi nhớ những kỉ niệm khi lần đầu tiên con trẻ mọc răng. Đó là dấu hiệu để chúng ta theo dõi sự lớn khôn qua từng ngày của con.

Sốt mọc răng hàm ở trẻ kéo dài bao lâu
Khi bé bắt đầu mọc răng, chúng ta thường thấy hiện tượng trẻ sốt mọc răng.

Vậy bạn có biết trẻ thường bắt đầu mọc răng khi nào hay không? Đối với các em bé phát triển bình thường, chiếc răng đầu tiên thường xuất hiện khi trẻ được từ 4 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi.

Trên thực tế, một số em bé mọc răng sớm hoặc muộn hơn so với bình thường một chút. Đây không phải là vấn đề đáng lo ngại, trừ khi 18 tháng mà con vẫn chưa mọc răng thì bạn nên đưa bé đi kiểm tra nhé!

Răng cửa dưới thường là chiếc răng đầu tiên của trẻ nhỏ và khi bắt đầu mọc răng, em bé có một số biểu hiện khác lạ. Trong đó chúng ta có thể kể đến hiện tượng trẻ sốt mọc răng, hay chảy dãi, nhai, gặm các đồ vật xung quanh và có khi quấy khóc hoặc bỏ bú. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng

Hai chiếc răng hàm dưới thường xuất hiện đầu tiên.

Có thể nói hiện tượng đặc trưng nhất khi em bé bắt đầu mọc răng đó là trẻ bị sốt, cơ thể mệt mỏi và hay quấy khóc.

2. Phân biệt hiện tượng trẻ sốt mọc răng và sốt thông thường

Cơ thể của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị sốt, ốm vặt vì thế nếu cha mẹ không để ý kĩ thì có thể nhầm lẫn giữa hiện tượng trẻ sốt mọc răng với tình trạng sốt thông thường. Điều này khiến chúng ta chăm sóc bé chưa đúng cách, vì vậy việc phân biệt rõ ràng hai hiện tượng trên là cực kỳ cần thiết.

Điểm chung của hai hiện tượng trên đó là thân nhiệt của bé cao hơn bình thường, cơ thể mệt mỏi và quấy khóc liên tục. Đôi lúc các em bé còn trở nên biếng ăn, bỏ bú. Điều này khiến các bậc phụ huynh không giấu được sự lo lắng.

2.1. Hiện tượng trẻ sốt do mọc răng

Có thể nói sốt do mọc răng là tình trạng không hiếm gặp đối với trẻ nhỏ, vậy làm sao để chúng ta phân biệt tình trạng này với việc trẻ bị ốm vặt?

Các em bé khi bắt đầu mọc răng thường có một số triệu chứng rất đặc trưng, ví dụ như chảy dãi rất nhiều, phần nướu răng có dấu hiệu sưng và bé cảm thấy đau nhức, khó chịu vô cùng. Chính vì thế, trong thời gian mọc răng, các em bé thường tỏ ra cáu kỉnh, quấy khóc liên tục, thỉnh thoảng là đờ đẫn, cha mẹ nên lưu ý hiện tượng này nhé!

Trong thời gian mọc răng, trẻ thường gặm các đồ vật xung quanh.

Ngoài ra, trẻ nhỏ đang mọc răng cũng hay có thói quen cắn hoặc gặm các đồ vật xung quanh mình bởi chúng đang cảm thấy ngứa răng, khó chịu ở nướu răng. Mọc răng sẽ khiến con trẻ có cảm giác khó chịu vì thế bé thường xuyên thấy khó ngủ. Đây là điều hết sức bình thường.

Đặc biệt, khi bị sốt do mọc răng thân nhiệt của trẻ không quá cao nên cha mẹ chăm sóc rất dễ dàng. Các hiện tượng như sổ mũi, ho hoặc tiêu chảy gần như không xảy ra. Với những dấu hiệu kể trên, chắc hẳn cha mẹ đã phần nào nắm được hiện tượng trẻ bị sốt vì mọc răng sẽ diễn ra như thế nào.

2.2. Hiện tượng trẻ sốt thông thường

Khi bị sốt thông thường, thân nhiệt của bé thường dao động từ 38 độ C trở lên, kèm theo đó là một số hiện tượng như: rét run người hoặc là hay bị đổ mồ hôi trộm. Trong trường hợp này, tình trạng sốt cao khiến cơ thể bé bị mất nước và trở nên mệt mỏi, uể oải vô cùng.

Khác với hiện tượng trẻ sốt mọc răng, trong trường hợp này các em bé có thể bị sổ mũi, đau họng. Trẻ nhỏ biếng ăn hơn so với bình thường vì cơ thể mệt mỏi, đắng miệng, mất cảm giác ngon miệng khi ăn.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị sốt, bé có thể chỉ bị sốt nhẹ hoặc rơi vào tình trạng sốt cao tùy vào các tác nhân gây bệnh. Trong đó một số nguyên nhân chính thường gặp đó là cơ thể bé bị vi rút, vi khuẩn tấn công và gây ra hiện tượng sốt.

Khi bị sốt, cơ thể của trẻ mất nước khiến các bé cảm thấy mệt mỏi.

Một số lý do khác có thể kể đến như là: bé bị rối loạn hệ miễn dịch, rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt,… Ngoài ra, hiện tượng sốt cũng có thể xảy ra như một tác dụng phụ sau khi các em bé đi tiêm chủng vắc xin.

Trong từng trường hợp khác nhau, cha mẹ cần tìm ra những phương pháp chăm sóc trẻ phù hợp nhất để cải thiện tình trạng sức khỏe.

3. Chăm sóc trẻ sốt mọc răng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh rất lo lắng khi thấy em bé nhà mình bị sốt do mọc răng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng đúng cách nhé!

Nếu như bé sốt dưới 38 độ C, cha mẹ không nhất thiết cho con uống thuốc, tốt nhất bạn hãy cho bé uống Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ khi con sốt trên 38 độ C. Đặc biệt các em bé sốt cao kèm biểu hiện co giật nên được đưa đi khám kịp thời.

Khi bị sốt, cơ thể của trẻ bị mất rất nhiều nước, chúng ta nên tăng cường bổ sung nước bằng cách cho con bú sữa, uống nước hoa quả hoặc oresol để bù nước cho cơ thể bạn nhé! Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng nước ấm để lau mát cho bé. Cách này giúp bé hạ sốt rất nhanh và hiệu quả.

Ngoài ra các bạn nên để trẻ nhỏ mặc những bộ trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để bé mau khỏi bệnh. Bạn hạn chế để bé mặc đồ quá kín, khó thở nhé!

Trong thời gian con mọc rằng các bậc phụ huynh cũng đừng quên vệ sinh răng thật sạch sẽ cho trẻ nhỏ nhé! Sau khi bé bú mẹ hoặc ăn, bạn hãy vệ sinh nướu sạch, dùng khăn mềm lau nước dãi cho bé!

Cha mẹ hãy vệ sinh nướu cho bé sạch sẽ.

Nhìn chung hiện tượng trẻ sốt mọc răng không quá nghiêm trọng, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Chúng ta nên chăm sóc bé thật cẩn thận để đảm bảo răng miệng sạch sẽ và sức khỏe tốt nhé! Hy vọng rằng bài viết trên cũng giúp bạn phân biệt được tình trạng trẻ sốt do mọc răng và sốt thông thường.

Mọc răng sữa là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình trẻ phát triển, đây cũng là thời gian vất vả với các bậc phụ huynh vì trẻ hay quấy khóc do đau, biếng ăn và dễ mắc bệnh hơn. Vậy trẻ mọc răng mất bao lâu? Dấu hiệu gì để nhận biết và cách chăm sóc khi trẻ mọc răng như thế nào?

1. Trẻ mọc răng mất bao lâu - băn khoăn của nhiều cha mẹ

Trẻ mọc răng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển quan trọng của hệ xương và răng đáp ứng nhu cầu ăn nhai của trẻ sau này. Thông thường, ở tháng thứ 6 sau khi sinh, trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, sau đó các răng sẽ tiếp tục mọc cho đến khi lấp đầy hai hàm răng.

Mọc răng là giai đoạn phát triển răng và xương quan trọng ở trẻ nhỏ

Thời gian trẻ bắt đầu mọc răng cũng như thời gian để trẻ mọc đủ răng sữa là khác nhau phụ thuộc vào yếu tố thể chất, dinh dưỡng,… Có nhiều trẻ mọc răng sớm và kết thúc sớm hơn bình thường hoặc ngược lại, đây thường không phải là dấu hiệu quá mức gây lo lắng.

Song cha mẹ cần lưu ý và theo dõi những mốc thời gian trẻ mọc răng như sau:

  • Trẻ từ 5 - 8 tháng tuổi: Thông thường trẻ đã mọc hoàn thiện 4 cái răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới.

  • Trẻ từ 7 - 10 tháng: Trẻ tiếp tục mọc 4 răng cửa bên.

  • Trẻ từ 12 - 16 tháng tuổi: 4 chiếc răng hàm đầu tiên sẽ được mọc lên.

  • Trẻ từ 14 - 20 tháng tuổi: là thời điểm để 4 chiếc răng nanh của trẻ mọc.

  • Trẻ từ 20 - 32 tháng tuổi: Mọc 4 chiếc răng hàm thứ 2 còn thiếu.

Trẻ đến 2 tuổi thường đã mọc đủ 2 hàm răng sữa

Thông thường khi trẻ 2 tuổi sẽ có đầy đủ một hàm răng sữa 20 chiếc răng chia đều ở hai hàm trên và dưới. Trẻ sẽ có một lần thay răng vĩnh viễn nữa và mọc thêm các răng hàm khi trưởng thành để hoàn thiện.

2. Các dấu hiệu cho thấy trẻ chuẩn bị mọc răng

Quá trình mọc răng là một trong những quá trình quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ, song giai đoạn này việc chăm sóc cho trẻ sẽ khó khăn hơn vì trẻ dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe. Cha mẹ nên nắm rõ và nhận biết các dấu hiệu trẻ chuẩn bị mọc răng để chăm sóc tốt hơn.

2.1. Trẻ bị chảy nước dãi

Trẻ nhỏ thường hay chảy nước dãi, nhưng ở giai đoạn chuẩn bị mọc răng hoặc đang mọc răng, nước dãi trong khoang miệng sẽ chảy ra nhiều hơn. Điều này có thể khiến trẻ khó chịu, hãy dùng khăn thấm nước dãi ở cằm trẻ để tránh gây bẩn quần áo. Ngoài ra nên hạn chế cho trẻ mút tay, tay trẻ kéo theo nhiều bụi bẩn vi khuẩn đưa vào miệng dễ gây viêm nhiễm nướu khi đang mọc răng.

2.2. Trẻ bị đau và sưng lợi

Răng sữa đẩy lên khi mọc sẽ khiến lợi sưng lên, đỏ và đau khó chịu nên trẻ dễ quấy khóc hoặc đưa tay vào ngậm miệng. Chiếc răng sữa đầu tiên mọc là lúc khiến trẻ đau nhất, nên tránh để trẻ gặm tay hoặc vật dụng cứng. Có thể dùng thuốc bôi, thuốc uống hoặc các biện pháp giảm đau tự nhiên như chườm ấm, chườm đá cho trẻ.

Trẻ mọc răng thường bị đau nên chán ăn

2.3. Trẻ thích cắn

Cảm giác bứt rứt khi răng chồi lên khỏi lợi gây ra cảm giác vô cùng bứt rứt khó chịu. Đây là lí do khiến trẻ thích cắn mọi thứ xung quanh để giảm khó chịu, cha mẹ có thể cho trẻ cắn các núm vú mềm để tránh gây tổn thương răng và lợi.

2.4. Bú ít, bỏ ăn

Cơn đau răng và lợi thường xuyên khiến trẻ dễ cáu kỉnh quấy khóc hơn, ngoài ra trẻ cũng sợ bú và bú ít hơn. Việc này kết hợp với hệ miễn dịch thay đổi ở trẻ độ tuổi 6 tháng tuổi trở lên khiến trẻ dễ bị ốm sốt, tiêu chảy hơn. Cha mẹ cần lưu ý bổ sung đủ dinh dưỡng, cho trẻ bú và ăn dặm nhiều bữa để đảm bảo sức khỏe.

2.5. Sốt

Mọc răng thường chỉ gây sốt nhẹ, nếu trẻ sốt cao kèm các triệu chứng khác thì thường do nguyên nhân bệnh lý kết hợp như sốt virus, viêm đường hô hấp,… Nếu trẻ sốt cao và kéo dài, cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm để theo dõi và hạ sốt kịp thời.

2.6. Trẻ mất ngủ

Cơn đau răng không những khiến trẻ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ đêm. Trẻ dễ giật mình tỉnh giấc và quấy khóc hơn, lúc này hãy vỗ về để trẻ an tâm và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Thời gian trẻ mọc mỗi răng thường từ 5 - 7 ngày kể từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện

Thông thường các triệu chứng mọc răng trên của trẻ sẽ xảy ra trước khi răng nhú lên từ 3 - 5 ngày. Khi răng nhú lên hẳn khỏi lợi, nghĩa là sau 5 - 7 ngày triệu chứng sẽ giảm và thường không còn gây khó chịu nghiêm trọng, trẻ sẽ sinh hoạt và vui chơi bình thường. Cha mẹ cần chú ý theo dõi các triệu chứng và hỗ trợ trẻ bằng việc chăm sóc răng miệng, vệ sinh, cho trẻ bú và ăn đủ dinh dưỡng,… Các trường hợp trẻ sốt cao, có dấu hiệu viêm nhiễm vùng nướu cần đưa trẻ đi khám nha khoa để điều trị, giảm triệu chứng.

3. Làm gì để giảm đau do mọc răng cho trẻ?

Các chuyên gia nhi khoa gợi ý một số biện pháp giảm đau và khó chịu do mọc răng của trẻ nhỏ mà cha mẹ có thể áp dụng tại nhà như:

3.1. Dùng khăn lạnh

Dùng khăn ẩm nhúng nước lạnh hoặc bọc đá viên để lau miệng cho trẻ, nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm sưng đau rất tốt ở vùng nướu. Ngoài ra có thể cho trẻ ngậm kẹo lạnh để quên đi cảm giác đau do mọc răng, lưu ý tránh cho trẻ ngậm đá hoặc uống nước quá lạnh sẽ gây viêm họng.

3.2. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau hoặc dùng loại thuốc bôi khi trẻ mọc răng, cách này có tác dụng nhanh nhưng có thể gây tác dụng phụ. Do đó, cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng.

Cho trẻ ngậm ti giả sẽ giúp giảm cảm giác đau và khó chịu do mọc răng

3.3. Cho trẻ ngậm ti giả

Nếu đau khó chịu khiến trẻ quấy khóc hoặc mất ngủ, có thể cho trẻ ngậm ti giả để làm giảm cảm giác này. Ban ngày hãy chơi với trẻ để trẻ quên đi cơn đau nhức.

3.4. Vệ sinh răng miệng

Trẻ ở độ tuổi đang mọc răng cần vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh nhiễm trùng nướu và răng. Nên dùng tay hoặc dụng cụ làm sạch chuyên dụng để vệ sinh nướu răng cho trẻ sau khi ăn hoặc bú. Ngoài ra, cần chú ý lau khô nước dãi chảy nhiều xuống ngực, cổ để tránh gây viêm da.

Trẻ mọc răng mất bao lâu còn tùy vào từng trẻ, thông thường là 5 - 7 ngày cho mỗi lần mọc răng. Phụ huynh cần hiểu rõ về thời gian cũng như các triệu chứng trẻ mọc răng để chăm sóc bé tốt hơn. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.