Sự hy sinh thầm lặng của thầy cô

GIÁO VIÊN – NHỮNG NGƯỜI HI SINH THẦM LẶNG

Nói đến nghề giáo có lẽ ai trong xã hội cũng đều hô hào: “Đó là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Ai cũng nói, cũng hô như thế nhưng thử hỏi có mấy ai hiểu hết được nghề giáo “cao quý” như thế nào và vì sao lại “cao quý” hay chưa?

Với câu hỏi ấy đa số mọi người sẽ có những câu trả lời đại loại như: vì đó là nghề là nghề truyền dạy kiến thức cho học sinh, đào tạo ra các thế hệ tương lai cho đất nước….. thế nhưng họ không hiểu được, để làm được những điều đó một người giáo viên họ đã phải hi sinh nhiều như thế nào, và đó là những điều mà xã hội ngoài kia không phải ai cũng nhìn thấy được.

Nghề dạy học quả là vinh dự mà cũng thật khó khăn, để có thể gắn bó với nghề, tiếp tục cống hiến và truyền lửa cho các thế hệ học trò là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống đầy bộn bề, lo toan. Người thầy dạy học trò của mình đâu chỉ dạy kiến thức, quan trọng hơn là dạy làm người. Vì công lao đó, xã hội đã ví người giáo viên như những người “Kĩ sư tâm hồn” với tình cảm đặc biệt ưu ái và trân trọng họ. Bằng cái tài và cái tâm, người giáo viên đã tạo ra những con người không chỉ có tri thức, hiểu biết, mà còn có một trái tim rộng lớn, bao la. Để có được điều đó, thầy phải hết mực yêu trò, hiểu các em đang nghĩ gì và đang mơ ước những gì… Không có cái tâm, lòng yêu thương ấy, dù khéo léo đến đâu, người thầy cũng khó cảm hóa được học trò, nhất là trong trường hợp gặp những học sinh cá biệt.

Nghề dạy học nhiều khi dạy những điều chưa có trong sách vở hay giáo án mà dạy bằng tất cả những kinh nghiệm, bài học thầy có trong cuộc sống và truyền tải bằng chính trái tim của mình. Chính vì thế mọi người thường hay ví người thầy giáo như “Người lái đò” chở khách sang sông. Khách lên bờ có mấy ai ngoảnh lại, chỉ có người lái đò vẫn dõi trông theo. Thầy có thể không nhớ hết trò mình đã dạy nhưng lòng vẫn luôn mong chúng sẽ thật thành công trên bước đường đời, còn trò thì lại nhớ rất rõ thầy cô giáo đã dạy mình nhưng có mấy ai nhớ đến công lao của thầy mà biết ơn, thăm hỏi.

Nghề giáo – nghề mà cho dù hoàn cảnh, cuộc sống có khó khăn hay cuộc đời riêng nhiều trắc trở, cũng chẳng ai cho phép mình được u sầu, bất mãn trước học trò. Trước mặt các em, người thầy luôn phải thật nhập tâm vào bài giảng, thế mới có nhiều người ví người thầy như  một “diễn viên trên sâu khấu”, “diễn” chỉ để truyền kiến thức cho các trò một cách trọn vẹn nhất.

Hơn thế nữa, người thầy muốn dạy cho các em kiến thức trước hết thầy phải có kiến thức vững vàng, cũng như vậy, thầy muốn dạy học trò đạo đức làm người, lối sống lành mạnh thì trước hết thầy phải là người có lối sống, đạo đức trong sáng, lành mạnh. Bởi mỗi thầy cô là một tấm gương để học sinh noi theo. Một nhà tư tưởng đã nói: “Nếu người thợ kim hoàn làm hỏng một đồ vàng bạc thì anh ta có thể đem nấu lại. Nếu một viên ngọc quý bị hư thì có thể phá bỏ. Nhưng một hạt kim cương lớn nhất cũng không thể quý hơn một con người sẽ ra đời. Làm hư một con người là một lỗi lầm lớn không thể nào chuộc được”. Do đó, tư  cách  của  người giáo viên vô cùng quan trọng, quan trọng hơn những gì họ dạy rất nhiều.

Kể ra nghe sao nghề giáo thật khó nhưng cũng sẽ rất dễ nếu người thầy có “lòng yêu nghề”, đó giống như là một nguồn năng lượng không bao giờ vơi cạn giúp cho những người thầy dù có khó khăn, gian nan nhưng vẫn có thể vượt qua tất cả để đưa biết bao nhiêu chuyến đò sang sông.

Cuộc đời của một người giáo viên nghe thật lắm chông gai nhưng sao cũng thật đẹp. Và sẽ còn đẹp hơn nữa nếu mỗi người thầy đều có “lòng yêu trẻ” và dạy học bằng trái tim của mình:

“Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim”.

Sự hi sinh, cống hiến của những người thầy tuy rất thầm lặng nhưng rất mực vẻ vang, như Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.

N.T.T.N

(TG) -Hơn 70 năm qua, nền giáo dục cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, chăm lo; sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao danh hiệu Nhà giáo Nhân dân cho các nhà giáo

Cùng với sự phát triển của nền giáo dục, đội ngũ nhà giáo cũng ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết, tận tụy với nghề, luôn giữ vững đạo đức, tác phong nhà giáo. Biết bao tấm gương nhà giáo đã vượt khó vươn lên, bám trường, bám lớp, tình nguyện công tác ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, hy sinh cả tuổi thanh xuân, hết lòng vì học sinh thân yêu, mang hết tâm sức, trí tuệ của mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả.

Danh hiệu vinh dự Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú thể hiện sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước đối với ngành Giáo dục nói chung, đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng, đồng thời cũng biểu thị niềm tin, lòng mong mỏi của toàn xã hội đối với các thầy, các cô và đòi hỏi mỗi thầy cô phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi đạo đức, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với vinh dự mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, hàng triệu nhà giáo đang lặng lẽ, miệt mài ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp "trồng người" trên khắp mọi miền đất nước. Đó là các thầy giáo, cô giáo ngày đêm bám trường, bám lớp ở các buôn làng, xóm, ấp, nơi biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để duy trì sĩ số lớp học. Đó là những giáo viên không ngừng đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy. Đó cũng là các giảng viên có thành tích xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, có nhiều công trình khoa học góp phần giải quyết những vấn đề của đời sống, nhất là trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh vừa qua…

Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó, lĩnh vực giáo dục chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ ngừng tới lớp - không ngừng học tập, toàn ngành Giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái sang dạy và học ứng phó với dịch bệnh, ra sức cố gắng để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.

Trong giai đoạn khó khăn này, các thầy cô giáo, cán bộ và nhân viên toàn ngành đã nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi và thích ứng. Sự hy sinh, tận tâm, trách nhiệm của các thầy cô đã góp phần hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành. Qua đó, củng cố thêm sức mạnh, niềm tin để toàn ngành tiếp tục nỗ lực, vượt khó, không chỉ trong giai đoạn “thích ứng tạm thời” hiện nay, mà còn trên cả chặng đường dài đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà.

Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện. Theo đó, đổi mới thành công hay không, một phần rất quan trọng do đội ngũ nhà giáo quyết định. Do đó, một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng sẽ là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới được thành công.

Giai đoạn đầu đổi mới vừa qua, mỗi thầy cô giáo đều đã và đang cố gắng nỗ lực để hòa vào “dòng chảy” chung của quá trình đổi mới của ngành. Tuy nhiên, thách thức, khó khăn đặt ra còn rất nhiều, vì vậy, yêu cầu đối với nhà giáo là phải sẵn sàng tâm thế cho sự đổi mới, thích ứng với điều kiện mới, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Vẫn biết còn rất nhiều việc phải làm để đáp ứng được mong mỏi của các thầy cô, song với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ tiếp tục nỗ lực kiến tạo những chính sách mới, điều chỉnh các chính sách bất cập lạc hậu, để tạo động lực cho đội ngũ giáo viên; hỗ trợ và đồng hành cùng tất cả các thầy, các cô. Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay sẽ có nhiều giáo viên không được hưởng niềm vui trọn vẹn, khi dịch bệnh vẫn còn tác động, ảnh hưởng tới đời sống, công việc của các thầy cô.

Chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà trước mắt sẽ còn nhiều chông gai, trọng trách của những người giữ vai trò “quyết định thành công đổi mới” sẽ còn nặng nề, nhưng nền Giáo dục Việt Nam sẽ cùng nhau để hoàn thành được trọng trách ấy./.

Thu Giang

Có ai đó đã nói, nghề dạy học như nghề chèo đò đưa khách sang sông. Và người ta ví von, mỗi thầy, cô giáo như những người lái đò cần mẫn, chở biết bao thế hệ học trò cập bến đỗ tương lai.

Thầy cô – những người lái đò đã có công lao to lớn đưa học sinh tới bến bờ tri thức và răn dạy chúng ta phải biết ơn và yêu quý thầy cô.

Ngoài cha mẹ thì thầy cô chính là người truyền cho chúng ta những tri thức, dạy chúng ta những điều hay lẽ phải, yêu thương chúng ta như chính con cái trong nhà.

Thầy cô là những người lái đò thầm lặng đưa ta đến bến bờ tri thức, là những người họa sĩ vẽ nên cho chúng ta một tương lai tươi đẹp.

Chiều dần buông theo áng mây trôi hững hờ. Những người lái đò bên con sông kia vẫn luôn miệt mài, cặm cụi chở những đợt khách cuối cùng sang sông.

Giờ đây, tóc thầy bạc vì bụi phấn, mắt cô đã thâm quầng vì những đêm mất ngủ, như người lái đó chở khách sang sông, từng thế hệ này đến thế hệ khác, đưa chúng tôi- thế hệ trẻ cập bến tương lai, đi đến những chân trời rộng mở, mở ra cả hòai bão, ước mơ cho chúng tôi.

Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức.Dòng sông vẫn cứ êm trôi... Tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại nhưng vẫn luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ.

  • 99+ Stt chúc mừng ngày 20-11 gửi tặng các cô thầy và người yêu là giáo viên

Thầy cô, những người lái đò tận tụy chở bao lớp học trò cập bến tri thức, thầy cô là người đã chắp cánh tương lai cho biết bao thế hệ học sinh chúng em!

Câu chuyện năm xưa nhưng mãi đến bây giờ .Con mới hiểu, thầy cô – người đưa đò vĩ đại. Con đến với cuộc đời từ sự hy sinh thầm lặng ấy, trên chuyến đò của người chở nặng yêu thương.

Năm tháng qua đi, trên dòng đời tấp nập đó, thầy cô vẫn thầm lặng đưa từng chuyến đò sang sông, nâng bước cho bao thế hệ học trò nên người.

Thầy cô dạy đàn con thơ từng con chữ, dạy cả cách làm người. Như người lái đò tận tuỵ đêm ngày, thầy cô đưa biết bao thế hệ học trò qua dòng sông tri thức để cập bến bờ tương lai mơ ước.

Thời gian cứ dần trôi đi, những chuyến đò lặng lẽ qua sông có mấy ai quay trở lại. Nhưng thầy cô vẫn kiên trì, miệt mài chờ đợi những lượt khách tiếp theo.

Trên bục giảng thầy cô là thuyền trưởng. Lái con tàu là lớp học thân yêu. Thủy thủ chúng em cũng sớm sớm chiều chiều. Cần mẫn tiến vào đại dương khoa học.

Năm tháng đằng đẵng trôi, người lái đò vẫn mãi lặng thầm lái những con đò tri thức nối nhau cập bến, bỏ quên nỗi nhọc nhằn mà mỉm cười nhìn đàn con thơ tung cánh về tương lai…

Với những người đưa đò, học trò là niềm vui, là nguồn hứng khởi của cuộc sống. Làm nhà giáo là để xây tương lai từ ngay ngày hôm nay, để dành tình thương yêu và mang niềm vui tới cho trẻ nhỏ, cho những ai khát khao tri thức.

Thầy cô là chính nguồn cảm hứng, là người dẫn đường, mở lối cho chúng ta dũng cảm vươn đến những ước mơ và những khát khao to lớn.

Thầy cô - những người lái đò tận tuỵ, cần mẫn bên dòng sông đó ngày ngày vẫn miệt mài với nét mực nghiêng, với từng trang giấy trắng; vẫn lặng thầm chuyên chở kiến thức nuôi lớn chúng con.

“Con đò độc mái đầu sương. Mãi theo con khắp muôn phương vạn ngày . Khúc sông ấy vẫn còn đây, thầy đưa tiếp những đò đầy sang sông”.

Lời kết: Chuyện một con đò dầm dãi nắng mưa. Lặng lẽ chở từng dòng người xuôi ngược. Khách sang sông tiếp hành trình phía trước. Có ai nhớ chăng hình ảnh con đò ? Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, xin gửi đến những người cô, người thầy lời chúc tốt đẹp nhất. Chúc thầy cô luôn vững tay chèo để đưa được nhiều thế hệ học trò sang sông.

Video liên quan

Chủ đề