Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc

Mục lục

  • 1 Quốc hiệu
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 Thời kỳ dựng nước
    • 2.2 Thời kỳ tiền đế quốc
    • 2.3 Thời đế quốc
    • 2.4 Thời Dân Quốc (1912–1949)
    • 2.5 Thời Cộng hòa Nhân dân (1949–nay)
    • 2.6 Mục tiêu tương lai
  • 3 Địa lý
    • 3.1 Vị trí địa lý
    • 3.2 Khí hậu
    • 3.3 Đa dạng sinh học
  • 4 Chính trị
    • 4.1 Chính phủ
    • 4.2 Phân cấp hành chính
    • 4.3 Quan hệ đối ngoại
    • 4.4 Vị thế quốc tế
  • 5 Quân sự
  • 6 Kinh tế
  • 7 Khoa học và kỹ thuật
    • 7.1 Vi phạm bản quyền
    • 7.2 Tự chủ công nghệ
  • 8 Cơ sở hạ tầng
    • 8.1 Viễn thông
    • 8.2 Giao thông vận tải
  • 9 Nhân khẩu
    • 9.1 Dân số
    • 9.2 Sắc tộc
    • 9.3 Ngôn ngữ
    • 9.4 Tôn giáo
    • 9.5 Quần cư
    • 9.6 Giáo dục
    • 9.7 Y tế
  • 10 Văn hóa
    • 10.1 Văn học
    • 10.2 Triết học, tư tưởng
    • 10.3 Hội họa, điêu khắc, kiến trúc
    • 10.4 Truyền thông
    • 10.5 Du lịch
    • 10.6 Âm nhạc
    • 10.7 Điện ảnh
    • 10.8 Trang phục
    • 10.9 Thể thao
  • 11 Xem thêm
  • 12 Ghi chú
  • 13 Chú thích
  • 14 Tham khảo
  • 15 Đọc thêm
    • 15.1 Cách mạng văn hóa, 1966–1976
  • 16 Liên kết ngoài

Quốc hiệu

Trung Quốc
"Trung Quốc" trong chữ Hán phồn thể (trên) và chữ Hán giản thể (dưới)
Tên tiếng Trung
Giảnthể中国
Phồnthể中國
Tên tiếng Trung thay thế
Giảnthể中华人民共和国
Phồnthể中華人民共和國
Tên Tây Tạng
Chữ Tạng ཀྲུང་ཧྭ་མི་དམངས་སྤྱི
མཐུན་རྒྱལ་ཁབ
Tên tiếng Việt
Tiếng ViệtCộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tên tiếng Tráng
Tiếng TrángCunghvaz Yinzminz Gunghozgoz
Tên tiếng Mông Cổ
Tiếng Mông Cổ
Tên tiếng Duy Ngô Nhĩ
Tiếng Duy Ngô Nhĩ
جۇڭخۇا خەلق جۇمھۇرىيىت

Quốc hiệu chính thức hiện nay của nước này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (giản thể: 中华人民共和国; phồn thể: 中華人民共和國; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc; bính âm: Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó). Tên gọi thông thường trong tiếng Trung là Trung Quốc (giản thể: 中国; phồn thể: 中國; bính âm: Zhōngguó). Mặc dù trong tên chính thức của Trung Quốc có từ Trung Hoa nhưng tại Trung Quốc, Trung Hoa không phải là tên gọi được sử dụng phổ biến của Trung Quốc, mọi người thường sẽ gọi Trung Quốc là Trung Quốc chứ không gọi là Trung Hoa.

Từ "Trung Quốc" xuất hiện sớm nhất trong "Thượng thư – Tử tài", viết rằng "Hoàng thiên ký phó trung quốc dân", phạm vi chỉ là khu vực Quan Trung–Hà Lạc vốn là nơi cư trú của người Chu. Đến thời Xuân Thu, nghĩa của "Trung Quốc" dần được mở rộng đến mức bao quát các nước chư hầu lớn nhỏ trong khu vực trung hạ du Hoàng Hà. Sau đó, cương vực các nước chư hầu mở rộng, phạm vi "Trung Quốc" không ngừng mở rộng ra tứ phía. Từ thời Hán trở đi, triều dã và văn nhân học sĩ có tập quán gọi vương triều Trung Nguyên do người Hán lập nên là "Trung Quốc". Do đó, các dân tộc phi Hán sau khi làm chủ Trung Nguyên cũng thường tự xem bản thân là "Trung Quốc", như triều đại Bắc Ngụy do người Tiên Ti kiến lập tự xưng là "Trung Quốc" và gọi Nam triều là "Đảo Di". Đồng thời kỳ, Nam triều do người Hán kiến lập tuy dời Trung Nguyên song vẫn tự xem bản thân là "Trung Quốc", gọi Bắc triều là "Tác Lỗ". Kim và Nam Tống đều tự xưng là "Trung Quốc", không thừa nhận đối phương là "Trung Quốc". Do vậy, "Trung Quốc" còn bao gồm ý nghĩa về kế thừa văn hóa, và có chính thống. Tuy nhiên, trong suốt lịch sử, chưa có vương triều nào sử dụng "Trung Quốc" làm quốc danh chính thức. "Trung Quốc" trở thành quốc danh chính thức bắt đầu từ khi Trung Hoa Dân Quốc kiến lập vào năm 1912,[60] là cách gọi tắt bằng hai chữ đầu và cuối của quốc hiệu "Trung Hoa Dân Quốc".

Triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là Hạ, đương thời dân sống từ trước tại lưu vực trung hạ du Hoàng Hà tự xưng là "Hoa Hạ", hoặc giản xưng là "Hoa", "Hạ". Từ "Hoa Hạ" xuất hiện sớm nhất là trong "Tả truyện-Tương công nhị thập lục niên", ghi rằng "sở thất Hoa Hạ". Khổng Dĩnh Đạt thời Đường thì nói "Hoa Hạ vi Trung Quốc dã".[60] "Trung Hoa" là giản lược từ liên kết "Trung Quốc" và "Hoa Hạ", ban đầu chỉ khu vực rộng lớn ở lưu vực trung hạ du Hoàng Hà. "Xuân Thu cốc lương truyện" quyển 1 "Ẩn công chú sơ" có viết rằng "Tần nhân năng viễn mộ Trung Hoa quân tử". Sau này, phàm là thuộc khu vực quản lý của vương triều Trung Nguyên thì đều được gọi chung là "Trung Hoa", ý chỉ toàn quốc. Hàn Ốc thời Đường có câu "Trung Hoa địa hướng biên thành tẫn, ngoại quốc vân tòng đảo thượng lai", đối lập giữa "Trung Hoa" và ngoại quốc. Do vậy, "Trung Quốc" cũng có thể gọi là Trung Hoa, gọi tắt là "Hoa", người Hán cư trú tại hải ngoại có thể gọi là "Hoa kiều", nếu đã nhập quốc tịch nước khác thì có thể gọi là "Hoa nhân ngoại tịch".[60]

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại Quốc Dân Đảng trong cuộc nội chiến Trung Quốc và kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục, nhà nước do Đảng Cộng sản cầm quyền được thành lập, vẫn giữ tên ngắn "Trung Quốc" nhưng thay đổi quốc hiệu và khẳng định "Trung Quốc" nghĩa là "Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc" (nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Còn thực thể "Trung Quốc" do Quốc Dân Đảng cầm quyền định nghĩa là "Trung Hoa Dân Quốc" đã di dời sang Đài Loan, nay trở thành Đài Loan với quốc hiệu hiện tại vẫn là "Trung Hoa Dân Quốc", chính phủ Trung Quốc đại lục coi là lãnh thổ ly khai bất hợp pháp và cần phải thống nhất.

Lịch sử

Thời kỳ dựng nước

Bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng người nguyên thủy đã cư trú tại Trung Quốc từ 250.000 đến 2,24 triệu năm trước.[61] Một hang tại Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh ngày nay) có những hóa thạch của họ Người có niên đại từ 680.000 đến 780.000 TCN.[62] Các hóa thạch là người Bắc Kinh, một ví dụ của giống người đứng thẳng sử dụng lửa.[63] Trong di chỉ người Bắc Kinh cũng có những hài cốt của người thông minh có niên đại từ 18.000 – 11.000 năm TCN.[64]

Phân tích di truyền cho thấy các dân tộc ở Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ các nhóm dân cư tiền sử sống ở khu vực phía nam sông Dương Tử của Trung Quốc.[65] Ngoại trừ người Chăm nói tiếng Austronesian và người Mang nói tiếng Austroasiatic, tất cả các dân tộc khác ở Việt Nam hiện nay và người Hán ở miền Nam Trung Quốc đều có chung tổ tiên là 1 nhóm dân cư tiền sử sống ở vùng mà ngày nay là miền Nam Trung Quốc[66]

Những mảnh đồ gốm có niên đại sớm nhất trên thế giới đã được tìm thấy tại Di chỉ Tiên Nhân Động, cho thấy người Trung Quốc đã biết làm đồ gốm từ ít nhất là khoảng 20.000 đến 19.000 năm trước, vào cuối Thời kỳ băng hà cuối cùng, chúng được dùng để đựng thực phẩm và nấu ăn[67][68] Các phát hiện tại Di chỉ Nam Trang Đầu cho thấy người Trung Quốc đã biết thuần hóa chó từ khoảng 12.000 năm trước.

Xét nghiệm Y-DNA năm 2006 cho kết quả về luồng di cư của người tiền sử ở Đông Á. Theo đó, người tiền sử đã di cư từ vùng Trung Á đến miền Bắc Trung Quốc, sau đó tách thành các nhánh di cư khác nhau để lan tỏa khắp vùng Đông Á

Các nghiên cứu gần đây đã xác định quê hương của văn minh lúa nước chính là vùng đồng bằng sông Dương Tử (Trung Quốc), nơi lúa nước được thuần hóa lần đầu tiên trên thế giới[69][70][71][72] Nghiên cứu di truyền vào năm 2011 cho thấy rằng tất cả các dạng lúa nước châu Á, gồm cả indica (lúa Ấn Độ) và japonica (lúa Nhật Bản), đều phát sinh từ một sự kiện thuần hóa duy nhất đã xảy ra cách đây khoảng 13.500 đến 8.200 năm ở miền Nam Trung Quốc, từ giống lúa hoang Oryza rufipogon[73]. Vết tích bữa cơm tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang xưa nhất thế giới, 13.000 năm trước, được một nhóm khảo cổ Mỹ-Trung Hoa tìm thấy trong hang Diaotonghuan phía nam sông Dương Tử (bắc tỉnh Giang Tây).

Bằng chứng sớm nhất về việc trồng cấy kê tại Trung Quốc được xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ vào khoảng năm 6.000 TCN, và có liên quan tới Văn hóa Bùi Lý Cương (裴李崗文化) ở huyện Tân Trịnh, tỉnh Hà Nam. Cùng với nông nghiệp, dân cư ngày càng đông đúc, tăng khả năng tích trữ và tái phân phối lương thực và đủ cung cấp cho những người thợ thủ công cũng như quan lại. Cuối thời kỳ đồ đá mới, vùng châu thổ Hoàng Hà bắt đầu trở thành một trung tâm văn hóa, nơi những làng xã đầu tiên được thành lập; những di tích khảo cổ đáng chú ý nhất của chúng được tìm thấy tại di chỉ Bán Pha (半坡遗址), Tây An.

Vào khoảng năm 5.000 TCN, các cộng đồng nông nghiệp đã trải dài khắp trên đa phần lãnh thổ phía đông Trung Quốc hiện nay, và đã có những làng nông nghiệp từ đồng bằng sông Vị chạy về phía đông, song song với sông Hoàng Hà, bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn chảy về hướng vùng hoàng thổ nơi có cánh rừng trụi lá ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc. Ở đó con người có rừng và có nước để trồng kê, họ săn hươu, nai và các loài thú khác, câu cá làm thức ăn. Họ thuần hóa chó, lợn và gà. Họ đào đất để xây những ngôi nhà một phòng, với mái bằng đất sét hay rạ, nhiều ngôi nhà ngầm như vậy tạo thành một làng. Họ đã có guồng quay tơ và biết đan cũng như dệt sợi. Họ cũng biết chế tạo đồ gốm có trang trí. Một số học giả còn khẳng định rằng một hình thức chữ viết nguyên thủy đã xuất hiện ở Trung Quốc ngay từ năm 3000 TCN.[74]

Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi chép chính xác mà chỉ được chuyển tải cho đời sau bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung Quốc là ở thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế, cách đây khoảng 5.000 - 4.200 năm. Theo các nhà nghiên cứu, các truyền thuyết này phản ánh thời kỳ công xã nguyên thuỷ đang sắp tan rã, liên minh các bộ lạc đang dần trở thành triều đình nắm quyền lực cai trị dân chúng. Vào khoảng 3.000 TCN, xã hội nguyên thuỷ ở Trung Quốc bước vào giai đoạn tan rã hoàn toàn, xã hội chiếm hữu nô lệ với các giai cấp, triều đại đã hình thành.

Cốc gốm đen thuộc văn hóa Long Sơn, niên đại 2.500 - 2000 TCN
Tước (chén đựng rượu) bằng đồng tìm thấy tại di tích Nhị Lý Đầu, niên đại 2100 - 1600 TCN

Trong dự án "Nghiên cứu tổng hợp về nguồn gốc và sự phát triển trong thời kỳ đầu của nền văn minh Trung Hoa" (dự án khảo cổ khổng lồ cấp quốc gia, huy động gần 70 cơ quan nghiên cứu, đại học và cơ quan khảo cổ địa phương của Trung Quốc, triển khai từ năm 2001), các nhà khảo cổ đã điều tra và khai quật quy mô lớn ở 4 di chỉ mang tính đô thị có lịch sử 3.500 - 5.500 năm gồm: Di chỉ Lương Chử ở Dư Hàng - Chiết Giang, Di chỉ Đào Tự ở Tương Phần - Sơn Tây, Di chỉ Thạch Mão ở Thần Mộc - Thiểm Tây, Di chỉ Nhị Lý Đầu ở Yển Sư - Hà Nam, cũng như hơn chục thôn làng trên toàn quốc. Dự án đã phát hiện các chứng cứ cụ thể về nền văn minh Trung Hoa có lịch sử 5.000 năm, bao gồm phát hiện di tích hệ thống đập nước cổ nhất thế giới (niên đại 5.100 năm), kiến trúc cung đình cổ nhất Trung Quốc ở hạ du sông Trường Giang (niên đại 5.000 năm), phát hiện chữ viết xuất hiện sớm nhất Trung Quốc, những đồ dùng làm bằng đồng đỏ sớm nhất Trung Quốc (niên đại 4.900 năm), đài quan sát thiên văn sớm nhất thế giới (niên đại 4.100 năm) ở khu vực trung du sông Hoàng Hà. Dự án chứng thực đặc trưng tổng thể của nền văn minh Trung Hoa là "đa nguyên, nhất thể, thu gom tất cả trong giao lưu, tương tác lâu dài, cuối cùng hội nhập, ngưng tụ hình thành cốt lõi văn minh với Văn hóa Nhị Lý Đầu là đại diện, mở ra văn minh ba triều đại Hạ, Thương và Chu"

Thời kỳ tiền đế quốc

Giáp cốt văn có niên đại vào thời Vũ Đinh triều Thương
Một chiếc quỹ thời Tây Chu (1046–771 TCN)

Theo truyền thuyết Trung Hoa, triều đại đầu tiên có tổ chức nhà nước quy củ là nhà Hạ, bắt đầu từ khoảng năm 2070 TCN.[75] Triều đại này bị các sử gia cho là thần thoại cho đến khi các khai quật khoa học phát hiện ra những di chỉ về đô thị và cung điện có niên đại gần 4.000 năm trước, vào đầu thời kỳ đồ đồng tại Nhị Lý Đầu, Hà Nam vào năm 1959.[76] Phát hiện ở Nhị Lý Đầu cho thấy tổ chức nhà nước cai trị đã xuất hiện ở Trung Hoa từ hơn 4.000 năm trước, nhưng do không tìm thấy cổ vật có văn tự ghi chép, nên vẫn chưa rõ về việc liệu các di chỉ ở Nhị Lý Đầu là di tích của triều Hạ hay là của một triều đình khác cùng thời kỳ.[77] Theo truyền thuyết, Nhà Hạ truyền được 17 đời vua, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt, được hơn 400 năm thì bị diệt về tay vua Thành Thang của nhà Thương. [78]

Triều đại đầu tiên để lại các văn tự ghi chép lịch sử là nhà Thương (thành lập vào khoảng năm 1.700 trước công nguyên) với thể chế phong kiến lỏng lẻo[79] định cư dọc Hoàng Hà tại miền Đông Trung Quốc từ thế kỷ XVII TCN đến thế kỷ XI TCN.[80] Giáp cốt văn của triều Thương tiêu biểu cho dạng chữ viết Trung Quốc cổ nhất từng được phát hiện,[81] và là tổ tiên trực tiếp của chữ Hán hiện đại.[82] Thời nhà Thương, đồ đồng đã được dùng phổ biến, đạt trình độ chế tác cao. Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Nhờ có giáp cốt văn mà ngày nay các nhà khảo cổ có thể kiểm chứng được các sự kiện chính trị, tôn giáo diễn ra vào thời nhà Thương. Nhà Thương truyền được 30 đời vua, kéo dài khoảng 600 năm.

Nhà Thương thường phái quân đội đi chiến đấu chống lại những bộ tộc lân cận. Những lăng mộ vua nhà Thương được khai quật cho thấy họ có những đội quân từ 3.000 đến 5.000 binh lính. Trong cuộc chiến chống Khương Phương, vua Vũ Đinh (cai trị vào khoảng 1.200 TCN) đã huy động 13.000 quân, vào thời bấy giờ thì đó là một đội quân đại quy mô. Các đồ vật chôn theo nhà vua được tìm thấy là các đồ trang sức cá nhân, những chiếc giáo mũi đồng và những phần còn lại của những chiếc cung và mũi tên. Ngựa và xe ngựa để chở lính ra trận cũng được chôn cùng với vua. Và khi vị vua chết, người đánh xe, chó, người hầu và những nhóm mười người cũng bị tuẫn táng cùng với vua.

Chân dung Khổng Tử, triết gia, nhà giáo dục quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc

Triều Thương bị triều Chu lật đổ vào khoảng năm 1046 TCN. Nhà Chu đã hoàn thiện các nền tảng chính của Văn hóa Trung Quốc thông qua các chính sách Tỉnh Điền Chế, Tông pháp chế, Quốc dã chế và Lễ nhạc. Nhà tư tưởng, nhà giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc – Khổng Tử, cũng sinh ra trong thời đại này. Ngoài ra còn có Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử là tiểu biểu của Đạo Giáo; Hàn Phi là tiêu biểu của Pháp Gia; Mặc Tử là tiêu biểu của Mặc Gia. Họ là những người đề ra các trường phái tư tưởng ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc sau này. Việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu nhà Chu.

Đến thế kỷ 8 TCN, quyền lực tập trung của triều Chu dần suy yếu trước các chư hầu phong kiến, nhiều quốc gia chư hầu của triều Chu đã dần mạnh lên, họ bắt đầu không tuân lệnh vua Chu và liên tục tiến hành chiến tranh với nhau trong thời kỳ Xuân Thu kéo dài 300 năm (771 - 475 TCN). Đến thời Chiến Quốc trong thế kỷ V–III TCN, quân chủ bảy quốc gia hùng mạnh đều xưng vương như thiên tử nhà Chu. Đến năm 256 TCN, nhà Chu bị nước Tần tiêu diệt. Đến năm 221 TCN, nước Tần hoàn tất việc tiêu diệt tất cả những nước khác, tái thống nhất Trung Quốc sau 500 năm chiến tranh.

Nhiều học giả phương Tây thời cận đại khi tìm hiểu về văn minh Trung Hoa đã phải kinh ngạc về sự tồn tại lâu dài của nó. Voltaire cho rằng: "Chúng ta nhận thấy rằng quốc gia ấy tồn tại một cách rực rỡ từ trên 4.000 năm rồi mà luật pháp, phong tục, ngôn ngữ, cách ăn mặc vẫn không thay đổi bao nhiêu..." Học giả Keyserling thì kết luận: "Chính ở Trung Hoa thời thượng cổ người ta đã tạo ra được những mẫu mực nhân loại thông thường hoàn bị nhất… Trung Quốc đã tạo dựng được một nền văn hóa cao nhất từ trước đến nay."[83]

Thời đế quốc

Vạn Lý Trường Thành dài hơn 21.000 km, bắt đầu xây dựng cách đây hơn 2.500 năm, sau đó được tu bổ nhiều lần trong suốt 2.000 năm nhằm bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc trước các cuộc xâm nhập của quân du mục phương Bắc. Đây được coi là biểu tượng cho sức lao động của nhân dân Trung Hoa

Thời kỳ Chiến Quốc kết thúc vào năm 221 TCN, sau khi nước Tần chinh phục sáu vương quốc khác và thiết lập quốc gia phong kiến tập quyền thống nhất đầu tiên. Tần vương Doanh Chính tuyên bố bản thân là "Thủy hoàng đế", tức hoàng đế đầu tiên, và tiến hành cải cách khắp Trung Quốc, đáng chú ý là cưỡng bách tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ, đo lường, chiều dài trục xe, và tiền tệ. Triều đại Tần chỉ tồn tại trong 15 năm, nó bị diệt vong không lâu sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, do các chính sách Pháp gia hà khắc và độc đoán dẫn đến nổi dậy rộng khắp.[84][85]

Triều đại Hán cai trị Trung Quốc từ 206 TCN đến 220 SCN, thiết lập một bản sắc văn hóa Hán bền vững trong dân cư và tồn tại cho đến nay.[84][85] Triều đại Hán mở rộng đáng kể lãnh thổ thông qua các chiến dịch quân sự đến bán đảo Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và Trung Á, và cũng tạo điều kiện thiết lập Con đường tơ lụa tại Trung Á. Trung Quốc dần trở thành nền kinh tế lớn nhất của thế giới cổ đại.[86] Nhà Hán cùng với Đế quốc La Mã là 2 quốc gia có diện tích, dân số và trình độ văn hóa cao nhất thế giới vào thời đó.

Triều Hán chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng quốc gia, đây vốn là một tư tưởng triết học phát triển vào thời kỳ Xuân Thu. Mặc dù triều Hán chính thức bãi bỏ hệ tư tưởng chính thức của triều Tần là Pháp gia, song những thể chế và chính sách Pháp gia vẫn tồn tại và tạo thành nền tảng cho chính phủ triều Hán.[87]

Hoàng Hạc lâu tại Vũ Hán được xây dựng lần đầu vào thời Tam Quốc.

Sau khi triều Hán sụp đổ là một giai đoạn chia rẽ được mang tên Tam Quốc.[88] Sau một thời kỳ thống nhất dưới quyền triều đại Tây Tấn, Trung Quốc tiếp tục chia rẽ trong các giai đoạn Đông Tấn-Thập Lục Quốc và Nam-Bắc triều. Năm 589, Trung Quốc tái thống nhất dưới quyền triều đại Tùy. Tuy nhiên, triều đại Tùy suy yếu sau khi thất bại trong chiến tranh với Cao Câu Ly kéo dài từ 598 đến 614.[89][90]

Dưới các triều đại Đường và Tống, công nghệ và văn hóa Trung Quốc bước vào một thời kỳ hoàng kim.[91]. Nhà Đường cố gắng mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Trung Á, song bị Đế quốc Ả Rập Abbas đánh bại trong Trận Đát La Tư năm 751. Loạn An Sử trong thế kỷ VIII đã tàn phá quốc gia và khiến triều Đường suy yếu.[92] Triều Tống là chính phủ đầu tiên trong lịch sử thế giới phát hành tiền giấy và là thực thể Trung Hoa đầu tiên thiết lập một hải quân thường trực.[93] Trong các thế kỷ X và XI, dân số Trung Quốc tăng lên gấp đôi, đến khoảng 100 triệu người, hầu hết là nhờ mở rộng canh tác lúa tại miền trung và miền nam, và sản xuất dư thừa lương thực. Thời Tống cũng chứng kiến một sự hưng thịnh của triết học và nghệ thuật, nghệ thuật phong cảnh và tranh chân dung đạt được trình độ mới về sự thành thục và độ phức tạp,[94] và các tầng lớp tinh hoa trong xã hội tụ tập để chiêm ngưỡng nghệ thuật, chia sẻ tác phẩm của họ và giao dịch các tác phẩm quý báu. Thời Tống chứng kiến một sự phục hưng của Nho giáo, đối lập với sự phát triển của Phật giáo vào thời Đường.[95]

Tường thành Bình Dao tại Sơn Tây được xây dựng từ thời Minh, một trong bốn tường thành cổ được bảo tồn tốt nhất tại Trung Quốc.

Trong thế kỷ XIII, Trung Quốc dần bị Đế quốc Mông Cổ chinh phục, Tây Hạ và Kim dần bị tiêu diệt. Năm 1271, đại hãn người Mông Cổ là Hốt Tất Liệt thiết lập triều đại Nguyên; triều Nguyên chinh phục tàn dư cuối cùng của triều Tống vào năm 1279. Trước khi Mông Cổ xâm chiếm, dân số Trung Quốc là 120 triệu; song giảm xuống 60 triệu trong điều tra nhân khẩu năm 1300.[96] Một nông dân tên là Chu Nguyên Chương lật đổ triều Nguyên vào năm 1368 và kiến lập triều đại Minh. Thời Minh, Trung Quốc bước vào một thời kỳ hoàng kim khác, phát triển một trong những lực lượng hải quân mạnh nhất trên thế giới và có một nền kinh tế giàu có và thịnh vượng, trong khi phát triển về nghệ thuật và văn hóa. Trong giai đoạn này, Trịnh Hòa dẫn đầu các chuyến thám hiểm vượt đại dương, tiến xa nhất là đến châu Phi.[97] Trong những năm đầu thời Minh, thủ đô của Trung Quốc được chuyển từ Nam Kinh đến Bắc Kinh. Cũng trong thời Minh, các triết gia như Vương Dương Minh tiếp tục phê bình và phát triển lý học với những khái niệm về cá nhân chủ nghĩa và đạo đức bẩm sinh.[98]

Triều Thanh kéo dài từ năm 1644 đến năm 1912, là triều đại đế quốc cuối cùng của Trung Quốc. Trong thế kỷ XIX, triều đại này phải đương đầu với chủ nghĩa đế quốc phương Tây trong Chiến tranh Nha phiến. Trung Quốc buộc phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, trả tiền bồi thường, cho phép người ngoại quốc có đặc quyền ngoại giao và nhượng Hồng Kông cho người Anh[99] vào năm 1842. Chiến tranh Thanh-Nhật (1894–95) dẫn đến việc triều Thanh mất ảnh hưởng tại Triều Tiên, cũng như phải nhượng Đài Loan cho Nhật Bản.[100] Trong những năm 1850 và 1860, cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc đã tàn phá miền nam Trung Quốc.

Nhìn chung, trong suốt 2.000 năm, từ thời nhà Hán (206 trước công nguyên) cho tới giữa thời nhà Thanh (khoảng năm 1750), Trung Quốc luôn duy trì được địa vị của một nền văn minh phát triển bậc nhất thế giới, cả về khoa học kỹ thuật lẫn về hệ thống chính trị, và có thể coi là siêu cường theo cách gọi ngày nay. Năm 1078, Trung Quốc sản xuất 150.000 tấn thép một năm, và lượng tiêu thụ trên đầu người đạt khoảng 1,5kg một năm (gấp 3 lần so với mức 0,5kg ở châu Âu thời kỳ đó). Đồng thời Trung Quốc cũng phát minh ra giấy, la bàn, tơ tằm, đồ sứ, thuốc súng, phát triển súng thần công, súng phun lửa... kỹ thuật in ấn khiến tăng số người biết đọc viết. Người dân có cơ hội tham dự các kỳ khoa cử (科舉) để phục vụ triều đình, chính sách này tiến bộ vượt bậc so với các quốc gia khác cùng thời, vừa giúp tuyển chọn người tài vừa khuyến kích người dân tự nâng cao trình độ dân trí. Các lĩnh vực như thủ công mỹ nghệ, văn học, nghệ thuật, kiến trúc... cũng có những thành tựu to lớn. Nhờ những phát minh và chính sách đó (cùng với các cải tiến trong nông nghiệp), Trung Quốc đã phát triển được những đô thị lớn nhất thế giới thời kỳ ấy. Ví dụ kinh đô Trường An nhà Đường (năm 700) đã có khoảng 1 triệu dân (dù đến năm 900 đã giảm xuống còn 100.000 dân do chiến tranh liên tục vào thời mạt Đường), gần bằng so với kinh đô Baghdad của Đế quốc Ả Rập Abbas cùng thời với 1,2 triệu dân [101][102] Kinh đô Khai Phong thời Bắc Tống có khoảng 400.000 dân vào năm 1000 và vượt mức 1 triệu dân vào năm 1100, tương đương với Baghdad để trở thành 2 thành phố lớn nhất thế giới[102]. Kinh đô Hàng Châu thời Nam Tống (năm 1200) cũng có khoảng hơn 1 triệu dân[102]: lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ thành phố châu Âu nào (ở Tây Âu năm 1200, chỉ Paris và Venice có dân số trên 100.000 người, ở Đông Âu có Constantinopolis cũng chỉ tới 300.000 dân).

Điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành là nơi 24 đời hoàng đế Trung Hoa thiết triều trong suốt 500 năm.

Theo Madison ước tính, vào thời điểm năm 1 SCN, GDP đầu người của Trung Quốc (tính theo thời giá 1990) là 450 USD, thấp hơn Đế chế La Mã (570 USD) nhưng cao hơn hầu hết các quốc gia khác vào thời đó. Kinh tế Trung Quốc chiếm 25,45% thế giới khi đó[103] Trung Quốc thời nhà Hán và Đế chế La Mã có thể coi là hai siêu cường của thế giới thời điểm ấy[104] Đế quốc La Mã tan vỡ vào năm 395, dẫn tới một sự thụt lùi của văn minh Phương Tây trong hơn 1 thiên niên kỷ, trong khi đó văn minh Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển, với nhà Đường (618-907) được coi là siêu cường trên thế giới khi đó cả về quy mô lãnh thổ, tầm ảnh hưởng văn hóa, thương mại lẫn trình độ công nghệ. Nền văn minh duy nhất có thể sánh được với Trung Quốc vào thời kỳ này là nền văn minh của người Ả Rập ở Tây Á với các triều đại Umayyad và triều đại Abbas. Đế quốc Ả Rập tan rã vào đầu thế kỷ 10, trong khi văn minh Trung Hoa tiếp tục phát triển thống nhất với các triều đại nhà Tống (960-1279), nhà Nguyên (1271-1368), nhà Minh (1368-1644). Một số các nhà sử học thế giới coi những năm từ khoảng 600 đến 1500 là "thiên niên kỷ Trung Quốc", với Trung Quốc là nền văn minh lớn nhất, mạnh nhất và đông dân nhất ở lục địa Á-Âu. Ông Craig Lockard, giáo sư của trường Đại học Winconsin cho rằng đây là "thời kỳ thành công kéo dài nhất của 1 quốc gia trong lịch sử thế giới"[105]

Vào thời điểm năm 1000, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc (lúc này là nhà Tống) là 466 USD tính theo thời giá năm 1990, nhỉnh hơn phần lớn các nước Tây Âu (Áo, Bỉ, Anh là 425 USD; Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển là 400 USD) và Ấn Độ (450 USD)[106], dù thấp hơn 30% so với khu vực Tây Á, đạt 621 USD (Tây Á khi đó đang được cai trị bởi người Ả Rập)[107]. Theo tính toán của Maddison, Trung Quốc đã đóng góp khoảng 22,1% GDP thế giới vào năm 1000[103] Các ngành hàng hải, đóng thuyền của Trung Quốc vào thời nhà Tống có thành tựu đột biến, mậu dịch hải ngoại phát đạt, tổng cộng thông thương với 58 quốc gia tại Nam Dương, Nam Á, Tây Á, châu Phi, châu Âu.[tham 1] Robert Hartwell đã chứng minh quy mô sản xuất tại các xưởng luyện kim thời nhà Tống đã lớn hơn cả châu Âu trước khi bước vào thế kỷ 18. Sản xuất sắt ở Trung Quốc vào năm 1078 là khoảng 150.000 tấn mỗi năm, lớn hơn toàn bộ sản lượng sắt thép ở châu Âu vào năm 1700. Tốc độ tăng trưởng sản xuất sắt thép của Trung Quốc đã tăng 12 lần từ năm 850 đến năm 1050, là nước khai mỏ phát triển nhất thế giới trong thời trung cổ.

Tuy nhiên, đến thế kỷ 16 thì Tây Âu bắt đầu thời đại Phục Hưng, chinh phục thuộc địa ở châu Mỹ và tiến hành Cách mạng công nghiệp, trong khi nền kinh tế - xã hội Trung Quốc thì không có gì thay đổi, điều này khiến Trung Quốc dần bị tụt hậu. Theo một nghiên cứu do Stephen Broadberry (Đại học Oxford), Hanhui Guan (Đại học Bắc Kinh) và Daokui Li (Đại học Thanh Hoa) tiến hành thì GDP đầu người của Ý và Hà Lan (2 nước giàu có nhất ở châu Âu trong thời kỳ đó) đã vượt qua khu vực giàu có nhất của Trung Quốc là đồng bằng sông Dương Tử vào năm 1700[108]. Đến những năm 1500 thì GDP đầu người của tất cả các nước Tây Âu đã bắt đầu vượt qua Trung Quốc[109].[110] Ước tính GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vào năm 1600 là 600 USD (tính theo thời giá năm 1990), tăng không đáng kể so với năm 1000, trong khi của Ý là 1.100 USD, Anh là 974 USD, Tây Ban Nha là 853 USD, Pháp là 841 USD, Đức là 791 USD, Na Uy là 664 USD[111]. Thấp nhất trong các nước Tây Âu thời đó là Ireland cũng có GDP bình quân đầu người 615 USD, cao hơn Trung Quốc thời điểm đó[107]. Đến thế kỷ 19 thì Trung Quốc đã trở nên rất lạc hậu so với các nước Tây Âu, bắt đầu xuất hiện những trí thức Trung Quốc lên tiếng yêu cầu cải cách xã hội, bãi bỏ chế độ quân chủ chuyên chế. Những phong trào này dần phát triển, cuối cùng tạo thành cách mạng lật đổ nhà Thanh, chấm dứt thời kỳ phong kiến tại Trung Quốc.

Thời Dân Quốc (1912–1949)

Một biếm họa chính trị tại Pháp vào năm 1898, ngụ ý Trung Quốc bị phân chia giữa các đế quốc Anh, Đức, Nga, Pháp, và Nhật Bản.

Cuối thời nhà Thanh, do sự lạc hậu về khoa học công nghệ, Trung Quốc bị các nước phương Tây (Anh, Đức, Nga, Pháp, Bồ Đào Nha) và cả Nhật Bản xâu xé lãnh thổ. Các nhà sử học Trung Quốc gọi thời kỳ này là Bách niên quốc sỉ (100 năm đất nước bị làm nhục). Chế độ quân chủ chuyên chế đã tỏ ra quá già cỗi, hoàn toàn bất lực trong việc bảo vệ đất nước chống lại chủ nghĩa tư bản phương Tây. Điều này gây bất bình trong đội ngũ trí thức Trung Quốc, một bộ phận kêu gọi tiến hành cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh, thành lập một kiểu nhà nước mới để canh tân đất nước. Năm 1911, cách mạng Tân Hợi nổ ra, hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc là Phổ Nghi buộc phải thoái vị.

Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc được thành lập, Tôn Trung Sơn của Quốc dân đảng được tuyên bố là đại tổng thống lâm thời.[112] Tuy nhiên, sau đó chức đại tổng thống được trao cho cựu đại thần của triều Thanh là Viên Thế Khải, nhân vật này tuyên bố bản thân là hoàng đế của Trung Quốc vào năm 1915. Do đối diện với chỉ trích và phản đối rộng khắp trong quân Bắc Dương của mình, Viên Thế Khải buộc phải thoái vị và tái lập chế độ cộng hòa.[113]

Sau khi Viên Thế Khải mất năm 1916, Trung Quốc bị tan vỡ về chính trị, các lãnh thổ bị chia cắt và nội chiến diễn ra khắp nơi giữa các quân phiệt. Chính phủ đặt tại Bắc Kinh được quốc tế công nhận song bất lực trên thực tế; các quân phiệt địa phương kiểm soát hầu hết lãnh thổ.[114][115] Đến cuối thập niên 1920, Quốc dân đảng dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch tiến hành thống nhất miền đông Trung Hoa dưới quyền quản lý của họ sau một loạt hành động khéo léo về quân sự và chính trị, được gọi chung là Bắc phạt.[116][117] Tuy nhiên, các quân phiệt địa phương vẫn chưa bị loại trừ hoàn toàn, họ vẫn nắm quyền tại nhiều địa phương và chỉ trung thành với chính phủ trung ương Quốc dân đảng trên danh nghĩa. Các quân phiệt phía Tây (cai quản Tân Cương, Tây Tạng, Ninh Hạ...) thì vẫn chưa bị động tới và vẫn tiếp tục ly khai cát cứ. Đến năm 1931 thì vùng Mãn Châu lại rơi vào tay Nhật Bản. Trên thực tế, Trung Hoa Dân quốc chưa bao giờ kiểm soát được quá 1/2 lãnh thổ Trung Quốc.

Tưởng Giới Thạch tham dự Hội nghị Cairo năm 1943 cùng Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, và Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill.

Quốc dân đảng chuyển thủ đô đến Nam Kinh và thi hành "huấn chính", một giai đoạn trung gian của phát triển chính trị được phác thảo trong chương trình Tam Dân của Tôn Trung Sơn nhằm biến đổi Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại.[118][119] Nhưng ngay trong nội bộ Quốc dân đảng cũng bị chia rẽ. Năm 1930, do tranh chấp về quyền kiểm soát quân đội, trong nội bộ Quốc dân đảng nổ ra cuộc Trung Nguyên đại chiến, khi một số lãnh đạo của Quốc dân đảng đã liên minh với các quân phiệt địa phương để giao tranh với quân Tưởng Giới Thạch. Cuộc chiến tuy ngắn nhưng có sự tham gia của hơn 1 triệu lính, với khoảng 300.000 người bị thương vong.

Chia rẽ về chính trị tại Trung Quốc gây khó khăn cho Tưởng Giới Thạch trong việc chiến đấu với Đảng Cộng sản trong nội chiến từ năm 1927. Cuộc chiến này tiếp tục với thắng lợi ban đầu của Quốc dân đảng, đặc biệt là sau khi Đảng Cộng sản triệt thoái trong Trường chinh, kéo dài cho đến khi Nhật Bản xâm lược và sự biến Tây An năm 1936 buộc Tưởng Giới Thạch phải đối đầu với Đế quốc Nhật Bản.[120]

Chiến tranh Trung-Nhật (1937–1945) là một mặt trận của Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một liên minh miễn cưỡng giữa hai phe Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Trung Quốc vào năm 1945. Đài Loan, bao gồm cả Bành Hồ, được đặt dưới quyền quản lý của Trung Hoa Dân Quốc. Trung Quốc đóng vai trò là quốc gia chiến thắng, song bị tàn phá và tài chính kiệt quệ. Sự thiếu tin tưởng giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản khiến nội chiến tái khởi động. Năm 1947, hiến pháp được thiết lập, song do xung đột đang diễn ra, nhiều quy định trong Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc chưa từng được thực thi tại Trung Quốc đại lục.[121]

Nhìn chung, trong giai đoạn 1912-1949, tuy Trung Hoa Dân Quốc được coi là chính phủ hợp pháp duy nhất tại Trung Quốc, nhưng chính phủ trung ương chưa từng kiểm soát được hoàn toàn đất nước. Trên thực tế thì Trung Quốc trong giai đoạn này bị phân liệt thành nhiều mảnh, chiến tranh diễn ra liên tục giữa các quân phiệt cát cứ, nạn thổ phỉ xảy ra khắp nơi và còn phải chịu ngoại xâm, giống như thời kỳ Ngũ đại thập quốc hồi thế kỷ thứ X. Khoảng 30-40 triệu người Trung Quốc đã chết trong thời kỳ chiến tranh hỗn loạn này (bởi súng đạn hoặc bởi các nạn đói), trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công trong việc tái thống nhất đất nước và ổn định tình hình.

Thời Cộng hòa Nhân dân (1949–nay)

Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949

Đại tác chiến trong Nội chiến Trung Quốc kết thúc vào năm 1949 với kết quả là Đảng Cộng sản kiểm soát hầu hết Trung Quốc đại lục, Quốc dân đảng rút chạy ra ngoài khơi với lãnh thổ chỉ còn Đài Loan, Hải Nam và các đảo nhỏ. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[122] Năm 1950, Quân Giải phóng Nhân dân đánh chiếm Hải Nam từ Trung Hoa Dân Quốc[123] và hợp nhất Tây Tạng.[124] Tuy nhiên, tàn quân Quốc Dân đảng tiếp tục tiến hành nổi dậy ở miền tây Trung Quốc trong suốt thập niên 1950.[125] Trừ Đài Loan thuộc quyền Tưởng Giới Thạch, các quân phiệt và các nhóm vũ trang địa phương đã hoàn toàn bị loại bỏ. Sau 40 năm, Trung Quốc đại lục lần đầu tiên được tái thống nhất kể từ sau sự sụp đổ của nhà Thanh (năm 1912).

Từ năm 1946 đến năm 1952, Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện Cải cách ruộng đất tại Trung Quốc. Khoảng 200 nghìn đến 2 triệu địa chủ bị xử bắn vì các cáo buộc như cấu kết với quân Nhật hoặc hoạt động phản cách mạng[126]. Gần 47 triệu ha ruộng đất được chia cho nông dân[127]. Mao Trạch Đông khuyến khích tăng dân số, cùng với các tiến bộ về y tế, nông nghiệp đã khiến dân số Trung Quốc tăng từ khoảng 550 triệu lên trên 900 triệu trong thời gian ông lãnh đạo.[128] Tuy nhiên, kế hoạch cải cách kinh tế và xã hội quy mô lớn mang tên Đại nhảy vọt bị thất bại, cộng với các thiên tai đã khiến sản xuất nông nghiệp bị mất mùa nghiêm trọng, gây ra nạn đói khiến 20-43 triệu người thiệt mạng từ năm 1958 đến năm 1961[129] Năm 1966, Mao Trạch Đông cùng các đồng minh của ông tiến hành Đại cách mạng Văn hóa, kéo theo một giai đoạn tố cáo chính trị lẫn nhau và biến động xã hội kéo dài, gây nên cái chết của khoảng từ vài trăm nghìn tới hàng triệu người[130][131][132]. Cách mạng Văn hóa chỉ kết thúc khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976. Trong tháng 10 năm 1971, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hợp Quốc, giành được ghế một ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an.[133]

Đặng Tiểu Bình là người phát động chính sách cải cách kinh tế tại Trung Quốc vào năm 1978.

Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, Tứ nhân bang nhanh chóng bị bắt và bị buộc tội đã gây ra những cái chết dưới thời Cách mạng văn hóa. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền và thực hiện những cải cách kinh tế quan trọng. Đảng Cộng sản sau đó nới lỏng kiểm soát của chính phủ đối với đời sống cá nhân của công dân và các công xã nhân dân từ thời Mao Trạch Đông bị bãi bỏ nhằm tạo điều kiện cho thuê đất tư nhân. Sự kiện này đánh dấu Trung Quốc chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế hỗn hợp, với sự gia tăng của môi trường kinh tế thị trường mở.[134] Trung Quốc thông qua hiến pháp hiện hành vào ngày 4 tháng 1 năm 1982. Năm 1989, hành động trấn áp bạo lực các cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn khiến chính phủ Trung Quốc bị nhiều quốc gia chỉ trích và áp đặt chế tài.[135]

Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ lãnh đạo quốc gia trong thập niên 1990. Trong thời gian họ cầm quyền, các thành tích kinh tế của Trung Quốc đã đưa khoảng 150 triệu nông dân thoát khỏi bần cùng và duy trì tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân năm là 11,2%.[136][137] Trung Quốc chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dưới quyền lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo trong thập niên 2000. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh chóng cũng có tác động nghiêm trọng đến tài nguyên và môi trường quốc gia,[138][139] và dẫn đến chuyển dịch lớn trên phương diện xã hội.[140][141] Chất lượng sinh hoạt tiếp tục được cải thiện nhanh chóng bất chấp khủng hoảng cuối thập niên 2000, song kiểm soát chính trị tập trung vẫn chặt chẽ.[142]

Sau 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. GDP của Trung Quốc năm 1978 chỉ dưới 150 tỷ USD, đến năm 2017 đã tăng lên 12.000 tỷ USD (tăng 80 lần theo giá trị tuyệt đối và 30 lần nếu trừ đi yếu tố lạm phát), đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP toàn cầu đã tăng từ 1,8% (năm 1978) lên 15,2% (năm 2017). Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nước có hoạt động thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2014, theo tính toán sức mua tương đương (PPP), quy mô kinh tế Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô-tô lớn nhất thế giới tính về sản lượng hàng năm vào tháng 12/2009, và hiện nay Trung Quốc sản xuất nhiều ô-tô hơn cả của Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại[143].

Một nhân tố mới nổi lên trong thế kỷ 20 là người Hoa sống ở hải ngoại. Nhờ nền tảng văn hóa mà người Trung Hoa rất thành công ngay cả khi sống ở nước ngoài. Ngay từ đầu thế kỷ 20, Quốc vương Thái Lan Rama VI đã gọi người Trung Quốc là "dân Do Thái ở phương Đông". Năm 2016, số người Trung Quốc sống ở nước ngoài (bao gồm cả những người đã đổi quốc tịch) là khoảng 60 triệu (chưa kể du học sinh) và sở hữu số tải sản ước tính hơn 2,5 ngàn tỉ USD, tức là họ có khả năng tạo ảnh hưởng tương đương 1 quốc gia như Pháp. Hoa kiều là tầng lớp thương nhân làm ăn rất thành công ở Đông Nam Á. Vào cuối thế kỷ 20, họ sở hữu hơn 80% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thái Lan và Singapore, 62% ở Malaysia, 50% ở Philippines, tại Indonesia thì người Hoa nắm trên 70% tổng số tài sản công ty. Để hạn chế sức mạnh của người Hoa, chính phủ các nước Đông Nam Á dùng nhiều chính sách trấn áp hoặc đồng hóa, như ở Thái Lan thì người Hoa phải đổi tên thành tên Thái nếu muốn nhập quốc tịch, ở Indonesia thì người Hoa bị cấm dùng ngôn ngữ mẹ đẻ, trường công ở Malaysia thì hạn chế tiếp nhận sinh viên gốc Hoa. Nhưng trải qua bao sóng gió, trán áp và cưỡng chế đồng hóa, văn hóa người Hoa vẫn "bền bỉ như măng tre", như lời một lãnh đạo cộng đồng người Hoa ở hải ngoại[144]. Cộng đồng Hoa Kiều vẫn gắn kết chặt chẽ với chính phủ trong nước, và là một bàn đạp quan trọng để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng trên thế giới vào đầu thế kỷ 21.

Mục tiêu tương lai

Trong khoảng 100 năm qua, các chính trị gia hàng đầu của Trung Quốc đã nhiều lần nhắc tới việc Trung Quốc phải đứng đầu thế giới. Trong chủ nghĩa tam dân, Tôn Trung Sơn nêu rõ:

Sau đó, Mao Trạch Đông cũng cho rằng vượt qua Mỹ là trách nhiệm của Trung Quốc. Ngày 29 tháng 10 năm 1955, trong bài phát biểu tại cuộc hội đàm về cải tạo công thương nghiệp, Mao Trạch Đông từng nói:

Tới thời Đặng Tiểu Bình trong thập niên 1980, Đặng Tiểu Bình từng đề xuất thực hiện "chiến lược ba bước" với thời gian 70 năm, đến khi kỷ niệm 100 năm dựng nước (năm 2049) sẽ đưa Trung Quốc trở thành siêu cường đứng đầu thế giới. Bước thứ nhất, cần 10 năm để đạt được mức sống ăn no mặc ấm; bước thứ hai, cần 10 năm để đạt được mức sống khấm khá, bước thứ ba, cần 50 năm trong thế kỷ 21 để thực hiện mục tiêu vĩ đại chấn hưng dân tộc. Ngày 15 tháng 4 năm 1985, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: "Nay chúng ta thực hiện việc mà Trung Quốc vài nghìn năm qua chưa từng làm. Cuộc cải cách này không chỉ ảnh hưởng tới Trung Quốc, mà còn tác động tới thế giới".

Thành phố Thượng Hải vào năm 2017

Theo báo Bưu điện Huffington (Mỹ) ngày 30 tháng 5 năm 2012, hơn 20 năm kể từ khi Liên Xô tan rã và thế giới trải qua giai đoạn "đơn cực" do Mỹ đứng đầu, Trung Quốc đang dần nổi lên thành siêu cường mới nhất. Báo này nhận xét rằng Trung Quốc không nôn nóng mà chấp nhận sự phát triển dài hơi.

Đầu năm 2010, tại Trung Quốc xuất bản cuốn sách "Trung Quốc mộng" của Đại tá Lưu Minh Phúc, giảng viên Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, gây tiếng vang trong và ngoài nước. Tác giả đã có những so sánh, phân tích và những bước đi để Trung Quốc thực hiện Giấc mộng Trung Hoa – siêu cường số một thế giới. Tác giả phân tích: muốn đất nước trỗi dậy tất phải có "chí lớn", nước lớn không có chí lớn tất sẽ suy thoái, nước nhỏ mà có chí lớn cũng có thể trỗi dậy. Sự chuẩn bị về "chí hướng" là không thể thiếu được đối với người Trung Quốc. Trong Chương IV, tác giả cho rằng cần phải xây dựng "Trung Quốc vương đạo" kế thừa truyền thống Trung Hoa, lấy đó làm nguồn sức mạnh cho văn hóa, đạo đức và "ảnh hưởng mềm" của Trung Quốc trên thế giới. Văn minh Trung Hoa có bề dày lịch sử lâu đời bậc nhất trên thế giới, cần phải phân tích những bài học trị quốc trong lịch sử, đồng thời phải luôn tâm niệm "vương đạo" là: "không chèn ép bốn bể, không ức hiếp lân bang, hùng cường nhưng không ngang ngược, lớn mạnh nhưng không xưng bá".

Trong tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình kế nhiệm Hồ Cẩm Đào trong vai trò Tổng bí thư của Đảng Cộng sản.[146] Năm 2013, Tập Cận Bình đã nêu ra học thuyết Giấc mộng Trung Quốc tại kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc.[147] Sau đó được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Tập Cận Bình mô tả rằng "Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc", mục tiêu là trở thành siêu cường số một thế giới, giành lại địa vị mà 5.000 năm văn minh Trung Hoa từng có được trong quá khứ. Theo tạp chí lý luận của đảng Cầu Thị, giấc mộng Trung Quốc là sự thịnh vượng của Trung Quốc với nỗ lực tập thể, chủ nghĩa xã hội và vinh quang quốc gia.[148][149]

Tuy vậy, tiến sĩ kinh tế Trương Duy Nghênh của trường đại học Bắc Kinh cho rằng các thành tựu khoa học kỹ thuật của Trung Quốc hiện vẫn chưa tương xứng để được coi là siêu cường:

Tên gốc Hán

Tại Trung Quốc ngày nay, tên gọi Trung Quốc thường được dùng để chỉ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, bao gồm Trung Quốc bản thổ, Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng. Ngược lại, Hán thường chỉ nhóm sắc tộc Hán, là dân tộc đông nhất tại Trung Quốc bản thổ, Mãn Châu, và một phần tại ba vùng còn lại. Không có từ nào dành riêng để chỉ Trung Quốc bản thổ, hay lãnh thổ có người Hán sinh sống.

Trung Hoa thì lại là một từ mang tính chất văn chương hơn, có thể dùng thay thế cho Trung Quốc như trong tên gọi chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc. Đường (唐) cũng được coi như tương đương với Hán đối với người miền Nam Trung Quốc, mặc dù ở góc độ hạn hẹp nó thường chỉ tiếng Quảng Đông hoặc các nhóm ngôn ngữ khác ở miền Nam.

Trung Quốc

Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc


Chữ giản thể bỏ bộ “tâm” (màu đỏ) ra khỏi chữ Yêu, nghĩa là Yêu không có trái tim?


Ví như chữ “thân” (親) phồn thể dùng để chỉ tình thân trong gia đình đã bị lược bỏ bộ kiến (見 ) ở bên phải, vậy là “thân bất kiến”, nghĩa là có gia đình nhưng lại không ngó ngàng đến. Chữ “ái” (愛) phồn thể bị bỏ đi bộ tâm (心) ở giữa, vậy là “ái bất tâm” nghĩa làtình cảm (tình yêu) hời hợt bên ngoài không có con tim.

Chữ đạo (導) dẫn đường, đã bị mất bộ đạo (道) thành ra là mất phương hướng. Hay là chữ tiến (進) hay tiến bộ dạng phồn thể được tạo bởi bộ sước (辶): bước đi và bộ giai: tốt đẹp, nghĩa là bạn bước lên tầm cao hơn khi bạn tiến bộ. Thế nhưng phiên bản giản thể lại gồm bộ sước (辶) và bộ tỉnh (井): cái giếng, vậy là tiến bộ là nhảy xuống hố. Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến cuộc cách mạng Đại Nhảy Vọt do Mao Trạch Đông thực hiện làm chết 43 triệu ngườitừ1958đến1960.

Mặc dù người Trung Quốc dùng tiếng Trung giản thể còn người Đài Loan dùng tiếng phồn thể, tuy nhiên, tỉ lệ người Đài biết chữ vẫn nhiều hơn rất nhiều. Chính vì chữ phồn thể càng khó học thì lại khiến người học càng nhớ lâu, hơn nữa, những đạo lý làm người trong chữ phồn thể khiến người Đài Loan càng có ý thức giữ gìn văn hoá truyền thống.

TTCT - Cần phân biệt được sự khác nhau giữa những người Trung Quốc trên toàn cầu. Sẽ không đúng khi cho rằng người Trung Quốc trên toàn thế giới tự động ủng hộ hành vi của Trung Quốc tại biển Đông hiện nay.

Mỹ: Trung Quốc là bên khiêu khích trên biển Đông Nhật: Yêu cầu Trung Quốc không gây căng thẳng ở biển ĐôngTrung Quốc nói một đằng làm một nẻoViệt Nam triệu đại diện ngoại giao Trung QuốcĐâm chìm tàu cá là hành động khủng bố

Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc
Nhiều thế hệ người Hoa đã sinh sống, làm ăn thanh bình và trở thành một phần của đất nước Việt Nam. Trong ảnh: một tiệm bán thuốc đông y trên đường Hải Thượng Lãn Ông, Q.5, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Quan trọng hơn, nên tìm hiểu thêm về việc người dân và chính phủ ở một quốc gia là khác nhau.

Sự khác biệt rất lớn

"Những trao đổi bí mật với các học giả ở miền nam Trung Quốc cho thấy người Hoa ở miền nam không đồng ý với những gì chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đang làm tại biển Đông."

Việc người Trung Quốc di cư khỏi Trung Quốc đã diễn ra trong gần hai thập kỷ, và giờ ở mọi châu lục trên Trái đất đều có người Trung Quốc. Vài năm sau khi di cư, những người Trung Quốc này có hai lựa chọn: hoặc hòa nhập với cộng đồng địa phương, hoặc trở lại Trung Quốc.

Những gì diễn ra ở Trung Quốc và quan điểm về những sự kiện đó sẽ tác động tới sự dịch chuyển của người Trung Quốc từ Trung Quốc ra phần còn lại của thế giới. Vì kết quả của quá trình di dân và việc nhiều người ở lại với nước mà họ tới để trở thành một phần của xã hội, không thể định nghĩa hay hiểu về Trung Quốc như một thực thể duy nhất đồng nhất.

Không cần phải nhìn đâu xa xôi để thấy các ví dụ về sự đa dạng này. Ở Đài Loan hay Đông Nam Á, người Hoa thường khác biệt đáng kể trong cả vẻ ngoài và văn hóa so với người Hoa ở đại lục. Sự khác biệt không chỉ là về ngôn ngữ mà cả về ẩm thực, thái độ với cuộc sống và sự chung thủy. Đã qua lâu rồi những ngày mà cuộc kháng chiến chống Nhật Bản của những người cộng sản Trung Quốc nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng người Hoa “hải ngoại”.

Tan Kah Kee, Hoa kiều nổi tiếng ở Singapore, đã dẫn đầu các nỗ lực gây quỹ tại Đông Nam Á đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Nhật và trở về Trung Quốc góp tay cho công cuộc tái thiết, đóng góp phần lớn tài sản của ông cho công cuộc đó, giờ chỉ còn là lịch sử. Mỗi cộng đồng người Hoa ở các nước Đông Nam Á giờ sống độc lập với người Hoa “chính thống” ở đại lục, và gắn kết hơn với các xã hội của những nước mà họ đang cư trú.

Nếu và khi một cuộc chiến hay xung đột nghiêm trọng nổ ra giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, họ sẽ đứng về phía nào? Để hiểu được câu hỏi đó, hãy nhìn lại lịch sử để tìm hiểu diễn tiến của việc người Hoa lan ra khắp Đông Nam Á. Năm 1955, trong một chuyến thăm Indonesia để tham dự Hội nghị Á - Phi tại Bandung, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã kêu gọi Hoa kiều trước hết phải trung thành với quốc gia mà họ đang sống.

Trong khi vẫn có những Hoa kiều trở về Trung Quốc để hỗ trợ công cuộc tái thiết sau chiến tranh, sự trở lại dần chấm dứt và sau này trở thành không thể vì cuộc chiến tranh lạnh khiến thái độ của nhiều nước Đông Nam Á trở nên cứng rắn với chính quyền ở Trung Quốc.

Bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN chỉ diễn ra sau khi Trung Quốc đồng ý ngưng việc phát sóng, phát thanh tới các nước Đông Nam Á hòng gây ảnh hưởng với cộng đồng người Hoa ở đây. Điều này xảy ra sau khi Thủ tướng Đặng Tiểu Bình thăm các nước Đông Nam Á vào tháng 11-1978.

Với thái độ rõ ràng và các chính sách hòa hợp cũng như bắt buộc một quốc tịch của các nước Đông Nam Á, người Hoa ở Đông Nam Á hiểu rằng họ phải trung thành với quốc gia mà họ đang sống. Với những người Hoa sinh ra ở các nước Đông Nam Á, cảm giác là người Hoa càng ít ỏi hơn, do họ trưởng thành trong hệ thống giáo dục, văn hóa và ngôn ngữ địa phương.

Giờ rất nhiều người thậm chí không nói được tiếng Hoa, và họ chỉ hiểu biết mơ hồ về việc tổ tiên mình tới từ lâu. Sự hòa nhập và quá trình xây dựng quốc gia đồng nghĩa với việc các thế hệ người Hoa hiện giờ ở Đông Nam Á không lớn lên trong một môi trường văn hóa Hán. Rất nhiều người đã học ở các trường và đại học theo lối phương Tây, chịu nhiều ảnh hưởng bởi văn hóa pop phương Tây.

Dấu tích của văn hóa Trung Hoa cứ yếu dần sau mỗi thế hệ. Trong hoàn cảnh như thế, sử dụng khái niệm “Trung Quốc” để nói về những thế hệ Hoa kiều trẻ hơn đặt ra câu hỏi văn hóa Trung Quốc thật ra là gì.

Người Hoa ở Đài Loan cũng khác biệt không ít với người Hoa đại lục. Sự phân biệt chủ đạo ở chỗ người Đài Loan du nhập các giá trị phương Tây vào đời sống chính trị và các định chế công của họ. Trong những năm gần đây, trào lưu khẳng định bản sắc Đài Loan đang trở nên phổ biến và dần hòa nhập với một phong trào chính trị chống lại việc tái thống nhất về mặt chính trị với Trung Quốc.

Trào lưu này thậm chí căm ghét cả việc duy trì một quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc, tin rằng vì điều đó Đài Loan dần dần sẽ mất đi khả năng tự chủ một khi bị kéo vào hấp lực của nền kinh tế Trung Quốc. Phong trào này chủ yếu có ảnh hưởng ở phía nam Đài Loan, nhưng trong thập kỷ qua đang lan nhanh, với sự kiện điểm nhấn là việc các sinh viên đại học chiếm tòa nhà quốc hội.

Vì thế sẽ là sai lầm khi cho rằng vì là một phần của Trung Quốc nên Đài Loan ủng hộ mọi chính sách về biển Đông mà chính quyền Bắc Kinh theo đuổi.

Việc sử dụng cụm từ “Trung Quốc” như một khái niệm chung cũng khó khăn ngay cả ở trong đại lục vì Trung Quốc là một quốc gia đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và đa tôn giáo. Người Hoa ở Đài Loan và Đông Nam Á có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc.

Trong lịch sử, có sự khác biệt rất lớn giữa những người Hoa sống ở các vùng miền khác nhau tại Trung Quốc, với nhóm người ở nam Trung Quốc là nhóm lớn nhất đối lập với nhóm người Hoa phía bắc. Sự khác biệt giữa các vùng miền ở Trung Quốc lớn tới mức đôi khi ngay cả những người sống ở các tỉnh gần nhau cũng khó chấp nhận nhau.

Vấn đề muốn nói ở đây là ngay cả “Trung Quốc” cũng có cách hiểu khác nhau về những sắc thái, vùng miền và đặc điểm của “Trung Quốc”. Vì thế, chúng ta phải loại trừ hoàn toàn quan điểm cho rằng “Trung Quốc” hay “người Trung Quốc là một thực thể thống nhất, đồng nhất và duy nhất”. Chính phủ Trung Quốc có thể tô vẽ đó là một khối đồng nhất, nhưng những người quan sát từ bên ngoài phải phân biệt được sự đa dạng.

Một chính phủ đại diện cho người dân, nhưng không phải là người dân

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam sử dụng một chiến lược thông minh phân biệt Chính phủ Mỹ với người dân Mỹ. Việt Nam thường xuyên nói họ không chống lại người dân Mỹ, mà chống lại sự sai trái của Chính phủ Mỹ khi phát động chiến tranh ở Việt Nam. Chiến lược thông minh này đã đóng góp không nhỏ trong việc đánh động nhiều thành phần xã hội Mỹ về những lợi ích cốt lõi của nước Mỹ là gì và khiến nhiều người dân Mỹ kết luận rằng không nên can thiệp vào việc thống nhất của Việt Nam.

Rất có khả năng là những gì mà Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đang làm ở biển Đông hôm nay không đại diện cho mong muốn của người dân ở Trung Quốc. Người dân sẽ muốn hòa bình và cơ hội phát triển bản thân, cũng như hòa bình và sự phồn thịnh chung cho quốc gia và khu vực. Vì thế, hòa bình với các nước láng giềng là đặc biệt quan trọng.

Những trao đổi bí mật với các học giả ở miền nam Trung Quốc cho thấy người Hoa ở miền nam không đồng ý với những gì chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đang làm tại biển Đông. Tuy nhiên, chính quyền trung ương đã ngăn cản họ lên tiếng công khai. Thêm nữa, những hạn chế trong tiếp cận thông tin cũng như tiếp cận các quan điểm khác nhau của các cư dân mạng ở Trung Quốc là rất lớn.

Tôi rất khó hiểu về những kiến thức ít ỏi mà các sinh viên đại học ở đó biết về Đông Nam Á, hay về việc họ đã nghe các quan điểm khác về việc những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông không chỉ hủy hoại quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á, mà còn cả tương lai của chính các sinh viên đó.

Lý do hẳn phải là bởi việc thiếu một cuộc tranh luận cởi mở về các lập trường chính sách của chính quyền trung ương Bắc Kinh, và tình trạng kiểm duyệt gắt gao. Chỉ cần tới Trung Quốc một ngày, bạn sẽ nhận ra sự thiếu cân bằng và cởi mở.

Kết luận

Rất thường xuyên, khi làm quen với tôi, nhiều người Việt Nam chỉ ra rằng dù cho tôi có nói tôi là người Singapore gốc Hoa (Singapore trước, Hoa sau), tôi vẫn phải nhớ nguồn gốc tổ tiên từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhớ nguồn gốc của mình không có nghĩa là phải trung thành tuyệt đối với nguồn gốc đó.

Giống như người Hoa ở bất kỳ đâu tại Đông Nam Á, người Hoa ở Singapore chịu nhiều ảnh hưởng phương Tây và thậm chí có thể không ưa người Trung Quốc theo rất nhiều cách, bao gồm những gì Trung Quốc muốn làm ở biển Đông. Trong khi người Hoa ở Singapore có nhiều giá trị nhân văn và dấu tích văn hóa để có thể vẫn gọi họ là “người Hoa”, điều đó không có nghĩa là họ ủng hộ Trung Quốc.

Ngược lại, người Hoa ở Singapore tự coi mình là người Đông Nam Á, và lo lắng về việc Singapore bị coi là tiền đồn của Trung Quốc trong khu vực. Trong thời kỳ căng thẳng giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, trở thành một phần của Đông Nam Á càng quan trọng hơn với sự sống còn của chính Singapore.

Người Hoa ở các nước Đông Nam Á khác cũng có quan ngại lớn tương tự. Người Hoa ở Đông Nam Á không muốn chút nào việc xuất hiện một làn sóng bài Hoa ở các nước Đông Nam Á sẽ tàn phá cuộc sống của họ, giống như ba làn sóng đã xảy ra trong thế kỷ 20.

Tôi hi vọng rằng Việt Nam sẽ tránh được những sai lầm mà Trung Quốc đã mắc phải trong hiểu biết (hay sự thiếu hiểu biết) về phần còn lại của châu Á, nhất là trong cách đối xử với những người dân tộc Hoa. Họ không nên mặc nhiên cho rằng người Hoa ở Đông Nam Á phải trung thành với Trung Quốc chỉ vì họ là người Hoa.

Nếu có thì sự trung thành đó cũng chỉ đơn giản là các quan hệ kinh tế sẽ còn tồn tại chừng nào tiền vẫn còn tồn tại. Họ không nên cho rằng người Hoa sẽ phải quay lại với nguồn gốc của họ ở Trung Quốc. Những người muốn tìm lại nguồn gốc phần lớn chỉ là vì tò mò, vì họ chẳng còn gì đáng kể liên hệ với những ngôi làng nhỏ bé vu vơ ở đâu đó miền nam Trung Quốc.

Rất nhiều người Hoa Đông Nam Á thậm chí không biết văn hóa Hán là gì, và đã hòa nhập hoàn toàn với văn hóa địa phương. Họ chắc chắn là một sắc thái hoàn toàn khác của người Hoa.

Khoa Đông Nam Á, ĐHQG Singapore

Đài Loan có gì khác Trung Quốc?

0
9569

Đài Loan và Trung Quốc giống và khác nhau như thế nào? Vinahure xin giải đáp khái quát về lịch sử, cuộc sống và con người ở hai vùng đất này để các bạn có cái nhìn đa chiều và rõ ràng hơn!

  1. Lịch sử Đài Loan

Không rõ về những cư dân đầu tiên đã định cư tại Đài Loan, nối tiếp họ là những người Nam Đảo (Austronesia). Hòn đảo bị người Hà Lan thuộc địa hóa vào thế kỷ thứ XVII, theo sau là một dòng người Hán nhập cư đến từ các nơi tại Phúc Kiến và Quảng Đông ở Trung Quốc đại lục.

Người Tây Ban Nha cũng từng thiết lập nên một điểm định cư ở phía bắc hòn đảo trong một thời gian ngắn, song họ đã bị người Hà Lan trục xuất vào năm 1642. Tên tiếng Hán của hòn đảo, (臺灣, “Đài Loan”), có nguồn gốc từ một thuật ngữ thổ dân, trong quá khứ (từ thế kỷ XVI), hòn đảo được người phương Tây gọi là Formosa (từ tiếng Bồ Đào Nha Ilha Formosa, “Hòn đảo xinh đẹp”).

Năm 1662, một người trung thành với nhà Minh (tức thế lực đã mất quyền kiểm soát Trung Quốc đại lục vào năm 1644) là Trịnh Thành Công đã đánh bại người Hà Lan và thiết lập một căn cứ cho các chiến dịch của mình trên hòn đảo.

Nhà Thanh đã đánh bại quân của họ Trịnh vào năm 1683. Từ đó, các vùng đất tại Đài Loan dần dần hợp nhất vào Đại Thanh trước khi nó cùng với Bành Hồ bị nhượng cho Đế quốc Nhật Bản vào năm 1895 sau chiến tranh Thanh-Nhật.

Đài Loan sản xuất lúa gạo và mía đường để xuất cảng sang chính quốc Nhật Bản và cũng đóng vai trò là một căn cứ cho hoạt động mở rộng thuộc địa của Nhật Bản ra Đông Nam Á và Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nền giáo dục của đế quốc Nhật Bản đã được áp dụng tại Đài Loan và nhiều người Đài Loan đã từng chiến đấu cho người Nhật trong chiến tranh.

Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc

  1. Năm 1945, sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Hoa Dân Quốc do Quốc Dân đảng đã trở thành chính thể quản lý Đài Loan.
  2. Năm 1949, khi để mất quyền kiểm soát đối với Trung Quốc đại lục sau Nội chiến Trung Quốc, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Quốc Dân đảng đã rút đến Đài Loan và Tưởng Giới Thạch đã tuyên bố áp đặt thiết quân luật tại hòn đảo.
  3. Nhật Bản chính thức từ bỏ tất cả chủ quyền lãnh thổ tại Đài Loan vào năm 1952 trong Hiệp ước San Francisco.
  4. Quốc Dân đảng cai quản Đài Loan (cùng với Kim Môn, Ô Khâu và quần đảo Mã Tổ ở phía đối diện của eo biển Đài Loan) như một nhà nước độc đảng trong suốt 40 năm, cho đến khi Tưởng Kinh Quốc tiến hành cải cách dân chủ vào thập niên 1980.
  5. Các cải cách được tiếp tục dưới thời người kế nhiệm. Tưởng Kinh Quốc là Lý Đăng Huy, mà đỉnh cao là cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên vào năm 1996.
  6. Năm 2000, Trần Thủy Biển đắc cử tổng thống và trở thành Tổng thống đầu tiên tại Đài Loan không phải là đảng viên của Quốc Dân đảng.
  7. Vào năm 2004 ông tái cử.
  8. Một đảng viên Quốc Dân đảng là Mã Anh Cửu đã đắc cử tổng thống vào năm 2008, và tái cử vào năm 2012.

Đài Loan còn có một số tên gọi sau:

+ Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China – ROC) được thành lập năm 1912 sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) do Tôn Trung Sơn lãnh đạo thành công.

+ Đài Bắc Trung Quốc (Chinese Taipei): Đây là tên gọi được chỉ định trong Nghị quyết Nagoya, theo đó Cộng hòa Trung Quốc (ROC) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) công nhận lẫn nhau khi nói đến các hoạt động của Ủy ban Olympic Quốc tế. Cộng hòa Trung Quốc (ROC) tham gia dưới tên Đài Bắc Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế và các sự kiện khác nhau.

  1. Tiếng đài loan và tiếng trung quốc

Sự khác nhau giữa tiếng Trung Quốc và tiếng Đài Loan là gì? Các bạn học tiếng Trung đã biết chưa? Sau đây chúng tôi xin nêu ra một số điểm khác biệt lớn nhất giữa tiếng Trung và tiếng Đài Loan

Nhiều bạn khi học tiếng Đài Loanđều có chung một câu hỏi, đó là tiếng Đài Loan khác tiếng Trung Quốc như thế nào? Thực ra tiếng Đài Loan hay còn gọi là tiếng Phúc Kiến (Mân Nam) đều là một trong những ngôn ngữ của Trung Quốc.

Cũng có thể nói Đài Loan là ngôn ngữ địa phương, nhưng ngày nay đa số giới trẻ Đài Loan ở thành phố, thị xã đều giao tiếp bằng ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc đó là tiếng Hoa phổ thông (Quan Thoại). Điểm khác biệt lớn nhất giữa tiếng Đài Loan và tiếng Hoa phổ thông chính là tiếng Đài Loan sử dụng ngôn ngữ Phồn Thể, còn tiếng phổ thông sử dụng ngôn ngữ Giản Thể.

Vì tiếng Trung được xem là quốc ngữ, chính vì vậy, nó thường sử dụng chữ giản thể. Chính vì vậy mà người học rất dễ tiếp cận. Còn đối với tiếng Đài Loan thì lại sử dụng chữ phồn thể. Loại chữ này thì ngoằn nghoèo, nhiều nét hơn. Tuy nhiên, tiếng Đài Loan nhìn chung lại có nét chữ đẹp hơn. Nhưng tài liệu luyện chữ phồn thể thì rất hiếm.

Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc

Về âm điệu:

Nếu xét về âm điệu của tiếng Trung Quốc và tiếng Đài Loan thì tiếng Trung vẫn không thể sánh bằng. Tiếng Trung đa phần là phát ra âm bằng, nghe ít âm điệu, cũng ít cảm xúc. Trong khi đó, tiếng Đài Loan lại có âm bổng, âm trầm, âm bằng… khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra được những âm điệu rất hay và thể hiện được rất nhiều biểu cảm của người nói.

Tuy nhiên, nhìn chung thì tiếng Đài Loan tương đối khó học, thêm nữa tài liệu tham khảo, luyện chữ cũng không nhiều.

Phạm vi sử dụng

Đối với tiếng Trung (hay còn gọi là tiếng Hoa), đây là ngôn ngữ chính của Trung Quốc, có thể hiểu như là quốc ngữ. Cụ thể thì đây là tiếng phổ thông và trở thành quy ước chung. Chính vì vậy mà phạm vi sử dụng của tiếng Trung Quốc là rất rộng.

Còn về tiếng Đài Loan thì lại khác, nó được hiểu là ngôn ngữ địa phương. Chính vì vậy mà phạm vi sử dụng của nó nhỏ hơn. Đa phần sử dụng ở một số nơi như:

  • Hông Kông
  • Đài Loan
  • Singapore
  • Mã Lai…

Ngoài ra, nếu tính đến thời điểm hiện tại, tiếng Đài Loan đa phần chỉ được hiểu tường tận bởi những người lớn tuổi hoặc là những người sinh sống ở nông thôn là nhiều. Qua đó cho thấy, nếu ai đam mê tiếng Đài Loan thì tìm được nơi học cũng là cả vấn đề.

  1. Wifi, internet

Ở Đài Loan được sử dụng wifi, internet với tốc độ ổn định. Bạn có thể truy cập:

  • Facebook
  • Gmail
  • Zalo
  • Youtube
  • Skype
  • Twitter…

như ở các nước khác, mặc dù các điểm phát wifi miễn phí ở nơi công cộng như ga tàu điện ngầm thì hơi yếu.

Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc

Ở Trung Quốc, các mạng xã hội như: Facebook, Skype, Youtube, Gmail, Twitter, Google Maps, Google Drive, Instagram, Netflix, Dropbox, Flickr, The New York Times, The Wall Street Journal… Đều không dùng được do bị kiểm soát bởi hệ thống tường lửa.

Bạn chỉ có thể xài các mạng như Weibo, Baidu… Muốn vào được các mạng xã hội như nêu phía trên thì bạn phải tải VPN, dùng sim 4G Trung Quốc (mua, nhận tại Việt Nam).

  1. Tiếng Anh

Trong khi người Trung Quốc hầu như không nói Tiếng Anh, thì ở Đài Loan tiếng Anh được dùng như một ngôn ngữ thứ 2, đi kèm với tiếng Hoa. Các bảng hiệu, trường học, ga tàu điện, xe bus… đều có tiếng tiếng Anh song song với tiếng Hoa.

Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc

Nhiều bạn trẻ cũng dùng tiếng Anh khá tốt. Do đó bạn sẽ dễ dàng hỏi thăm đường sá, đi lại nếu cần thiết.

  1. Văn hóa

Có một sự tương đồng về văn hóa giữa Đài Loan và Trung Quốc xuất phát ở chỗ nguồn gốc ngôn ngữ sử dụng của 2 bên. Tuy nhiên, sự khác biệt văn hóa lại đến từ việc mỗi bên đã có những ảnh hưởng lịch sử khác nhau.

Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc

Đài Loan vừa ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc truyền thống cũng như có ảnh hưởng văn hóa Nhật Bản. Do đó bạn sẽ thấy Đài Loan còn mang nhiều nét rất Trung Hoa, chứng tỏ qua các chùa chiền, lễ hội. Nhưng mặt khác, ở những khu vực nhất định và lĩnh vực nhất định thì Đài Loan mang ảnh hưởng văn hóa Nhật rất nhiều.

Tham Khảo:

  • Đại học Từ Tế
  • Đại học Giáo dục Quốc gia Đài Trung
5 / 5 ( 5 votes )

Khái niệm 'Hán nhân' và 'Hán tộc' mới định hình đầu thế kỷ 20

Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc
Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Các trang mạng xã hội Việt Nam đôi khi lại rộ lên tranh luận về nguồn gốc người Việt, nhấn mạnh đến sự khác biệt cả về văn hóa và thậm chí 'di truyền' với Hán.

Nhưng trên thực tế, khái niệm 'Hán nhân', 'Hán tộc' và 'chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa' cũng chỉ mới có gần đây.

Phận đàn ông ở 'Vương quốc nữ nhi' bên hồ Lư Cô, Trung Quốc

Trận Vân Đồn và tham vọng của Nguyên chúa

Hậu duệ các thương gia Ba Tư ở Trung Quốc

Đó là giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu 20, khi các trí thức như Lương Khải Siêu, Uông Tinh Vệ, Trần Thiên Hoa... cố xây dựng định nghĩa 'Hán tộc' cho nhu cầu chính trị.

Các khái niệm họ nêu ra hoàn toàn không mang tính khoa học mà chủ yếu là phản ứng trước tình trạng lạc hậu, bế tắc của Trung Hoa.

Họ đau lòng trước nỗi nhục mất chủ quyền, đổ lỗi cho nhà Thanh và muốn dùng cả thuyết Darwin xã hội (mạnh được yếu thua) để thổi lên lòng yêu nước của dân.

Trong 'Constructing Nationhood in Modern East Asia' (Tạo dựng dân tộc tính ở Đông Á hiện đại), Kai‐wing Chow, Kevin M. Doak, và Poshek Fu đã mô tả kỹ lưỡng quá trình này.

Theo cuốn sách này và các bài viết của Kevin Doak (Georgetown University), thì 'dân tộc tính' xây dựng trên quan điểm có một dân tộc Hán, là hiện tượng rất mới.

Từ thời xưa, các triều đại Trung Hoa đã nhấn mạnh đến vị trí trung tâm của họ, và nền văn minh Hoa Hạ.

Dư âm thời thịnh trị Hán (trên 200 năm, tương đương với Đế chế La Mã) và Đường (thế kỷ 7-8) để lại khái niệm Hán nhân (người dùng chữ Hán), hoặc Đường nhân (Tangren) mà các cộng đồng Hoa hải ngoại vẫn dùng.

Cả hai khác niệm này đều mang tính tự tôn văn hóa.

Nhưng sau khi tộc Mãn chinh phục toàn Trung Quốc và các vua Thanh tự xưng là hậu duệ xứng đáng nhất của Khổng Tử để chiếm đoạt luôn cả di sản tinh thần Trung Hoa, thì trí thức Trung Quốc gặp khủng hoảng.

Tiếp đó, người Phương Tây đã đem tới châu Á các định nghĩa về dân tộc và chủng tộc.

TQ: Bêu xấu trước công chúng vì đưa người lậu từ VN sang Quảng Tây

Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc
Sự khác nhau giữa trung hoa và trung quốc

Nguồn hình ảnh, Zhengguan video

Camera ghi lại hình ảnh các cảnh sát ở miền nam Trung Quốc đã áp giải 4 đối tượng buôn người nhằm bêu xấu trước công chúng.

4 người đàn ông này bị cáo buộc buôn người Việt Nam qua biên giới ở Trung Quốc phần lớn đã bị đóng cửa vì Covid.

Vụ việc diễn ra vào ngày 28/12, 4 người đàn ông mặc đồ bảo hộ và kính chống giọt bắn bị cảnh sát đưa đi qua một khu vực trong thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây.

Họ đồng thời có mang theo những tấm biển ghi tên và có in ảnh cá nhân trong sự chứng kiến của một số người.

Việc bêu xấu trước công chúng này đã thu hút những phản ứng khác nhau trên mạng, bao gồm cả truyền thông nhà nước.

Trang tin nhà nước Guangxi Daily cho biết hành động kỷ luật này nhằm ngăn chặn nạn tội phạm qua biên giới và khích lệ sự tuân thủ các quy tắc phòng ngừa dịch bệnh.

Truyền thông nhà nước thì mô tả tình hình dịch Covid ở khu vực biên giới là "nghiêm trọng và phức tạp".

Tại sao Trung Quốc vẫn cố gắng đạt ‘Không Covid’?

Covid: TQ ngăn biên giới 'làm 5.000 container hàng VN bị kẹt'

SpaceX: Trung Quốc cáo buộc vệ tinh của Elon Musk 'gây chuyện'

Hong Kong: Cảnh sát bắt giữ sáu người từ hãng tin độc lập Stand News

Trung Quốc, nơi có ca đầu tiên nhiễm Covid-19 vào cuối năm 2019 vẫn theo đuổi chiến dịch Zero-Covid (Không Covid), sử dụng biện pháp xét nghiệm hàng loạt và phong toả để kiềm chế đại dịch. Trung Quốc cũng tiến hành chương trình tiêm chủng nhanh với khoảng 86% dân số đã được tiêm đủ 2 liều vaccine.

Việc bị áp giải để bêu xấu trước công chúng đã nhận được sự phản hồi khác nhau trên mạng xã hội Weibo và dòng hashtag về vụ việc đã trở thành chủ đề nổi trội.

Một số người cho rằng hành động này làm họ nhớ lại việc bêu xấu cách đây hàng trăm năm trong khi những người khác thì thông cảm cho rằng điều này là cần thiết để kiểm soát virus lây lan ở biên giới.

"Còn gì đáng sợ hơn khi bị chuyện bị dắt đi bêu xấu trên đường phố lại nhận được nhiều bình luận ủng hộ," một người dùng viết.

Trang tin Beijing News của nhà nước nói rằng "biện pháp này đã vi phạm nghiêm trọng tinh thần của nền pháp quyền và không thể được phép xảy ra một lần nữa".

Tuy nhiên, Cục an ninh thành phố Bách Sắc và chính quyền địa phương bảo vệ hành động này, cho rằng đây là một "hoạt động cảnh báo kỷ cương tại chỗ" và "không có gì là không phù hợp", theo truyền thông địa phương.

Vào năm 2007, một thông báo từ chính quyền ở Trung Quốc có nội dung cấm việc dắt tù nhân đã bị tuyên án tử hình đi bêu xấu.

Bêu xấu trước công chúng phổ biến trong thời kỳ cách mạng Văn hoá và ngày nay thì khá hiếm khi xảy ra. Vào năm 2006 có khoảng 100 người hành nghề mại dâm và một số khách hàng phải mặc trang phục tù nhân màu vàng và bị giải đi trên đường phố.