Sức mạnh quân sự mỹ 2023

Vị thế quân sự của Nhật Bản sắp có sự chuyển biến mạnh mẽ khi nước này chuẩn bị nâng gấp đôi chi tiêu quốc phòng chỉ trong vòng 5 năm tới, đồng thời thúc đẩy chiến lược xuất khẩu vũ khí sát thương cho các đối tác và đồng minh trên thế giới.

Cú hích lớn tạo nhảy vọt

Ngân sách quốc phòng Nhật Bản trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3-2023 đạt khoảng 47,2 tỉ USD. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Thủ tướng Fumio Kishida đang đề xuất kế hoạch tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng lên gấp đôi trong vòng 5 năm tới, tức đạt khoảng 105 tỉ USD vào năm 2028, tương đương 2% GDP.

Nếu được phép tăng chi tiêu theo đúng kế hoạch thì ngân sách quốc phòng của Tokyo sẽ nhảy vọt lên hàng thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Giới cầm quyền cho rằng nguồn ngân sách mới sẽ giúp nâng cao “năng lực phản công” của các lực lượng phòng vệ Nhật Bản chứ không nhằm phát triển khả năng “tấn công phủ đầu” vốn bị cấm theo hiến pháp hòa bình của đất nước Mặt trời mọc. Các nhà phân tích nhận định khả năng tăng cường sức mạnh quân sự sắp tới của Nhật Bản là một cú hích tạo ra sự khác biệt trong việc răn đe Trung Quốc vốn có thể gây bất ổn, thậm chí xung đột tại khu vực.

Hiện tại, các lực lượng phòng vệ Nhật Bản có khoảng 250.000 binh lính thường trực và 60.000 quân dự bị. Số binh sĩ Mỹ tại Nhật là 55.000, nhiều hơn tại bất kỳ quốc gia nào khác và đóng tại 85 cứ điểm quân sự. Nhật Bản là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ 12 thế giới, chiếm 2,2% thị phần vũ khí toàn cầu. Mỗi năm, nước này dành khoảng 17,7 tỉ USD mua sắm trang thiết bị vũ khí mà phần lớn nhập khẩu từ đồng minh Mỹ. Tokyo còn đang hợp tác với Mỹ, Anh phát triển chiến đấu cơ và tên lửa chống máy bay thế hệ mới. Thế nên, dù cơ cấu quân sự của Nhật Bản không được xếp loại quân đội quốc gia nhưng hỏa lực quân sự của các lực lượng phòng vệ nước này đứng thứ 5 toàn cầu.

Mở lối xuất khẩu vũ khí

Tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng dự kiến sẽ tạo cơ hội cho ngành công nghiệp vũ khí của Nhật Bản đẩy mạnh đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trước các “ông lớn” Mỹ và quốc tế, qua đó có thể giành hợp đồng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Năm 2014, Tokyo đã nới lỏng quy định cấm xuất khẩu vũ khí phi sát thương và chuyển giao thiết bị quốc phòng phục vụ công tác cứu hộ, vận tải, cảnh báo, giám sát và rà phá bom mìn cho các nước thân thiện.

Thế nhưng, đến nay Nhật Bản chỉ bán được một sản phẩm hoàn chỉnh là radar giám sát cho Philippines, sau khi tặng nước này máy bay huấn luyện TC-90  đã qua sử dụng cùng các bộ phận thay thế của trực thăng đa chức năng UH-1H. Trong khi đó, Tokyo từng muốn xuất khẩu radar cho Thái Lan và khinh hạm cho Indonesia nhưng đều bất thành. Quá trình đàm phán bán khoảng một chục thủy phi cơ ShinMaywa US-2 lớn nhất của Nhật Bản cho Ấn Độ cũng không có kết quả do bất đồng về giá cả. Đáng chú ý là năm 2016, Nhật Bản không thể bán được công nghệ tàu ngầm lớp Soryu cho Úc. Canberra khi đó chọn tàu ngầm động cơ diesel-điện của Pháp và đến năm 2021 lại chuyển sang kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và Anh.

Giờ đây, theo tờ Nikkei, chính quyền Thủ tướng Kishida đang xem xét nới lỏng xuất khẩu vũ khí sát thương cho các nước đã ký thỏa thuận chuyển giao thiết bị, công nghệ quốc phòng song phương với Nhật Bản. Sẽ có 12 nước “cùng chí hướng” được Chính phủ Nhật Bản xem xét xuất khẩu các loại vũ khí như tên lửa đánh chặn, chiến đấu cơ. Nikkei cho rằng xuất khẩu vũ khí sẽ cho phép các nhà sản xuất Nhật Bản thu lại một phần chi phí đầu tư sản xuất và hơn thế nữa là nhằm củng cố mối quan hệ bền chặt hơn giữa Tokyo và các nước tiếp nhận, qua đó hạn chế một số nước bị cuốn vào ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.

ĐỨC TRUNG (Tổng hợp)

Tàu sân bay USS Ronald Reagan và nhóm tàu tấn công số 5. Ảnh: Global Look Press

Hãng AP dẫn lời một số quan chức Mỹ giấu tên ngày 27/7 cho hay Lầu Năm Góc có thể cử thêm tàu, máy bay và hệ thống giám sát để bảo vệ Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi nếu bà vẫn triển khai kế hoạch thăm Đài Loan (Trung Quốc).

Hãng tin trên cho biết quân đội Mỹ đang xây dựng một kế hoạch dự phòng, trong đó có việc tạo ra các vòng bảo vệ kép, để bảo vệ bà Pelosi trong chuyến bay và thời gian lưu trú tại đảo Đài Loan. 

Các quan chức Mỹ cũng nhấn mạnh về nhu cầu cần thiết tạo ra "vùng đệm" xung quanh bà Pelosi và phi cơ trong chuyến thăm, sẵn sàng đối phó với bất kỳ sự cố tiềm ẩn nào liên quan.

Trước đó, Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo rằng chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, do vi phạm chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu rõ: “Nếu Mỹ kiên quyết đi theo con đường riêng và thách thức đến lợi ích của Trung Quốc, họ chắc chắn sẽ bị đáp trả mạnh mẽ”.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, gần đây lưu ý rằng số vụ chạm trán giữa máy bay và tàu chiến Trung Quốc với các lực lượng của Mỹ và đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương đã tăng lên đáng kể trong 5 năm qua, trong đó số vụ có hành vi không an toàn ngày càng lớn.

Trước đó, một số phương tiện truyền thông cho rằng Bắc Kinh có thể lập vùng cấm bay xung quanh Đài Loan hoặc điều chiến đấu cơ áp sát máy bay của Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Một nguồn tin quân sự nói với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) trong điều kiện giấu tên rằng chuyến thăm của bà Nancy Pelosi có thể trùng với lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) vào ngày 1/8 tới. Nhân dịp đó, quân đội Trung Quốc có thể tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn ở gần Eo biển Đài Loan, với số lượng lớn tàu chiến và máy bay chiến đấu.

Do đó, các nguồn tin tiết lộ với AP rằng phía Washington cần chuẩn bị sẵn sàng khả năng cứu hộ trên mặt đất, cũng như điều động trực thăng và tàu chiến đến khu vực này. Đề phòng kịch bản quân đội Trung Quốc sẽ chặn đường hoặc phô trương sức mạnh quân sự, quân đội Mỹ cũng có thể cử máy bay chiến đấu hiện diện tại khu vực trong thời gian diễn ra chuyến thăm của bà Pelosi. 

Tướng Mark Milley không nêu rõ những biện pháp có thể được thực hiện để đảm bảo an toàn cho bà Pelosi, nhưng cho biết Lầu Năm Góc sẽ làm mọi thứ cần thiết nếu nữ chính khách này đến Đài Loan.

Lầu Năm Góc đã dàn trải lực lượng khắp khu vực Thái Bình Dương và có thể huy động lực lượng để tăng cường bảo vệ chuyên thăm. Hãng thông tấn AP đề cập đến việc tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và nhóm tàu tấn công đã cập cảng Singapore vào cuối tuần qua. Ngoài ra, tàu khu trục USS Benfold cũng đã đi qua Eo biển Đài Loan vào tuần trước.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi từng dự định đến Đài Loan vào tháng 4, song phải tạm hoãn lại vì đại dịch COVID-19. Hiện bà vẫn chưa lên tiếng xác nhận về thời điểm xúc tiến lại chuyến thăm. Nếu diễn ra đúng kế hoạch, bà Pelosi sẽ trở thành nhà lập pháp cấp cao nhất của Mỹ đến thăm hòn đảo này trong vòng 25 năm qua. Trước đó, ông Newt Gingrich đã đến thăm Đài Loan vào năm 1997 trên cương vị Chủ tịch Hạ viện Mỹ.

Trung Quốc lâu nay luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và kêu gọi quốc tế tôn trọng nguyên tắc "Một Trung Quốc", không chấp nhận các nước thiết lập quan hệ ngoại giao cùng lúc với cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc.

Chủ đề