Suy thận mãn tính sống được bao lâu

Suy thận mạn tính giai đoạn cuối là một tình trạng bệnh nặng nề mà bệnh nhân phải đối mặt. Bởi khi này thận đã không còn đủ khả năng đáp ứng hoạt động thường ngày. Vậy, cụ thể các biến chứng người bệnh phải gặp là gì? Còn bao nhiêu thời gian cho người gặp phải bệnh lý này? Có những cách chữa trị nào? Tất cả sẽ được ThS.BS Trần Quốc Phong giải đáp qua bài viết sau. Mời bạn tìm hiểu nhé!

Thế nào là suy thận mạn tính giai đoạn cuối?

Suy thận mạn tính vào giai đoạn cuối là gì?

Thận là cơ quan giữ vai trò lọc chất thải cùng nước dư thừa từ máu, tạo nước tiểu. Bệnh thận mạn sẽ làm thận mất dần các chức năng này theo thời gian.

Suy thận mạn tính ở giai đoạn cuối hay còn gọi là suy thận ở giai đoạn thứ năm của bệnh thận mạn tính. Khi này thận không còn hoạt động đủ tốt để đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Cụ thể, thận sẽ hoạt động dưới 15% khả năng bình thường. Nói cách khác là thận hầu như không hoạt động hoặc hoàn toàn không hoạt động.

Suy thận mãn tính sống được bao lâu
Mức lọc cầu thận (GFD) ở giai đoạn cuối cùng có chỉ số rất thấp so với các giai đoạn khác

Xem thêm: Các cấp độ suy thận và những thông tin bạn cần biết

Ngoài ra, bệnh thận mạn tính thường diễn tiến đến giai đoạn cuối sau 10 đến 20 năm kể từ khi được chẩn đoán bệnh thận mạn.

Nguyên nhân của suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Nguyên nhân phổ biến nhất là tiểu đường và tăng huyết áp (huyết áp cao).

Một số nguyên nhân khác:

Suy thận mãn tính sống được bao lâu
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý này

Triệu chứng của suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Các triệu chứng phổ biến của suy thận mạn tính bao gồm:

  • Giảm số lần đi tiểu, giảm lượng nước tiểu (thiểu niệu).
  • Không có nước tiểu (vô niệu).
  • Tình trạng mệt mỏi.
  • Đau đầu.
  • Sụt cân không chủ ý và không rõ nguyên nhân.
  • Ăn mất ngon.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Da khô, ngứa.
  • Thay đổi màu da.
  • Đau xương.
  • Hay nhầm lẫn, khó tập trung.

Xem thêm: Bệnh viêm cầu thận cấp là gì? Mức độ nguy hiểm thế nào?

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Biến chứng của suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Các biến chứng thường gặp

  • Nhiễm trùng da do khô da, ngứa da và gãi nhiều.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rối loạn điện giải (muối – nước) trong cơ thể.
  • Đau khớp, xương và cơ.
  • Xương bị yếu đi.
  • Tổn thương hệ thần kinh.
  • Thay đổi mức đường huyết.

Biến chứng ít gặp nhưng nguy hiểm hơn

Suy thận mạn tính ở giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ở giai đoạn cuối, suy thận mãn tính có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. May mắn thay, những tiến bộ của y học hiện đại cho phép người bệnh sống lâu hơn nhiều so với trước đây.

Nếu được điều trị đúng cách, người bệnh có thể sống thêm vài năm. Nếu không được điều trị thì tiên lượng sống chỉ khoảng vài tháng. Trong trường hợp người bệnh có các bệnh lý đi kèm khác thì tuổi thọ có thể bị đe dọa nghiêm trọng hơn.

Bằng phương pháp điều trị lọc máu kèm chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có thể nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, sự kề vai sát cánh, hỗ trợ tích cực của bác sĩ, người thân và bạn bè cũng sẽ là nguồn động lực cho bệnh nhân.

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Điều trị

Có hai phương pháp điều trị suy thận ở giai đoạn cuối là: Lọc máu và ghép thận. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thay đổi lối sống và dùng một số loại thuốc.

Lọc máu

Người bệnh có hai sự lựa chọn:

  • Chạy thận nhân tạo: Sử dụng một loại máy để xử lý máu của người bệnh. Thiết bị này sẽ thay thận loại bỏ chất dư thừa ra khỏi máu. Sau đó đưa máu đã được lọc sạch trở lại cơ thể. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để tiến hành chạy thận 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần chạy thận kéo dài 3 đến 4 giờ.
  • Thẩm phân phúc mạc: Quá trình bao gồm đưa dung dịch vào bụng và rút ra lại bằng ống thông. Hình thức lọc máu này có thể được thực hiện tại nhà, với sự hướng dẫn đúng quy trình. Thẩm phân phúc mạc thường kéo dài qua đêm, khi bệnh nhân ngủ.
Suy thận mãn tính sống được bao lâu
Lọc máu là một trong những cách hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân suy thận ở giai đoạn sau cùng

Cấy ghép thận

Phẫu thuật cấy ghép thận bao gồm loại bỏ thận bị hỏng. Đồng thời thay bằng thận đang hoạt động từ người hiến tặng. Người hiến thận vẫn có thể hoạt động bình thường với quả thận còn lại.

Thuốc

Đối với những bệnh nhân có tình trạng tiểu đường hoặc tăng huyết áp. Bệnh nền cần được kiểm soát tốt để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Thuốc thường được chỉ định là nhóm ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn thụ thể angiotensin.

Chăm sóc người bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Thay đổi lối sống

Thận không hoạt động gây giữ nước trong cơ thể. Vì vậy, việc theo dõi cân nặng của người bệnh suy thận là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, người bệnh cần được tăng lượng calo và giảm tiêu thụ protein. Chế độ ăn hạn chế natri, kali, phốt pho và hạn chế chất lỏng luôn được chỉ định.

Thay đổi chế độ ăn

Người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm sau để tránh tiêu thụ quá nhiều natri hoặc kali:

Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh uống bổ sung vitamin C, vitamin D và sắt trong hàm lượng cho phép. Các chất dinh dưỡng này giúp thận hoạt động, hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Xem thêm: Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Suy thận mãn tính nên ăn gì?

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn các thắc mắc về suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Nhìn chung, việc tuân thủ điều trị và thực hiện lối sống lành mạnh. Cũng như sự hỗ trợ tích cực từ những người xung quanh sẽ giúp kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bài viết được tư vấn bởi PGS.TS.BS Trần Lê Linh Phương - Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh Viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bệnh viêm cầu thận mạn có thể tiến triển thành suy thận gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị kịp thời. Để biết được chính xác tình trạng thận, người bệnh buộc phải thực hiện sinh thiết thận, đọc cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vi và kết hợp nhiều loại xét nghiệm khác.

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, thận không thể thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể.

Để biết bệnh viêm cầu thận mạn có tiến triển thành suy thận không, trong thời gian bao lâu, bệnh nhân cần phải thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng thận mỗi tháng một lần, liên tục trong 3 tháng đầu tiên tính từ khi phát hiện bệnh và khi đang điều trị bệnh.

Đây là bệnh lý mãn tính vì thế ngay cả khi bệnh đã khỏi hẳn thì người bệnh cũng cần theo dõi đánh giá chức năng thận định kỳ 3 - 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng. Nếu bệnh đã ổn định hơn thì có thể kéo dài thời gian thực hiện đánh giá chức năng thận thành 1 năm/lần.

Nếu kết quả đánh giá chức năng thận tốt, thận chưa suy vào lúc phát hiện và điều trị bệnh, bệnh đáp ứng với điều trị, bệnh nhân có chế độ sinh hoạt hợp lý, tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ về sinh hoạt, điều trị và đạm niệu về âm tính hoàn toàn thì bệnh viêm thận mạn có thể ngăn chặn nhiều loại viêm thận mạn không tiến triển thành suy thận.

Suy thận mãn tính sống được bao lâu

Cần thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá chức năng thận

Để biết được chính xác tình trạng thận, người bệnh buộc phải thực hiện sinh thiết thận, đọc cấu trúc của các đơn vị thận dưới kính hiển vi và kết hợp nhiều loại xét nghiệm khác.

2.1. Các xét nghiệm sinh hóa

Blood Urea Nitrogen và Creatinin là hai chất được thận thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Đây là sản phẩm của quá trình cơ thể chuyển hóa đạm. Trung bình, Blood Urea Nitrogen: 6-24 mg/dL (tương đương 2,5-8 mmol/L) và creatinin: 0,5-1,2mg/dL (tương đương 45-110 mmol/L). Trị số bình thường có thể thay đổi tùy theo từng phòng xét nghiệm. Nếu các trị số này trong máu tăng lên thì chứng tỏ chức năng thận đang xấu đi.

Để có kết quả chính xác hơn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xét nghiệm urea/ máu và urea/ nước tiểu, creatinine/máu và creatinine/ nước tiểu. Ở người bình thường, độ thanh thải creatinine là 70-120mL/phút. Nếu độ thanh thải creatinine giảm thì chức năng thận đang bị suy giảm.

2.2. Điện giải đồ

Rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể nên một trong những xét nghiệm đánh giá chức năng thận không nên bỏ qua là điện giải đồ.

  • Sodium (Natri): Ở người bình thường, natri máu là 135 - 145 mmol/L. Người suy thận có thể mất natri qua da, đường tiêu hóa hoặc qua thận. Do đó, natri máu ở người suy thận giảm. Các biểu hiện của giảm natri máu chủ yếu ở hệ thần kinh như: nhức đầu, buồn nôn, nôn, người lừ đừ, nặng hơn là hôn mê và co giật.
  • Potasium (kali): Ở người bình thường, kali máu ở ngưỡng từ 3,5 - 4,5 mmol/L. Suy thận khiến việc đào thải kali giảm khiến kali máu ở bệnh nhân suy thận tăng. Biểu hiện cụ thể gồm: người mệt mỏi, dị cảm, cơ thể mất phản xạ dần, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.
  • Canxi máu: Ở người bình thường, canxi máu là 2,2 - 2,6 mmol/L. Người bị suy thận sẽ có canxi máu giảm và tăng phosphat. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là các dấu hiệu kích thích thần kinh cơ như: co cứng cơ, tăng phản xạ gân xương, co giật, rối loạn nhịp tim.

2.3. Rối loạn cân bằng kiềm toan

pH máu bình thường ở mức 7,37 - 7,43 cho phép hoạt động tối ưu của các men tế bào, các protein co cơ và yếu tố đông máu. Bệnh nhân suy thận sẽ bị giảm thải các axit hình thành trong quá trình chuyển hóa hoặc mất bicarbonat gây ra tình trạng toan chuyển hóa cho cơ thể.

Toan hóa máu gây rối loạn hô hấp, rối loạn nhịp tim, làm tình trạng tăng kali máu trở nên nghiêm trọng hơn.

Kiểm tra tình trạng toan máu được thực hiện bằng cách đo pH máu hoặc thông qua bicarbonat.

Đánh giá tình trạng toan máu bằng cách đo pH máu hoặc gián tiếp bằng bicarbonat.

2.4. Axit uric máu

Axit uric máu ở người bình thường như sau:

Ở nữ giới: 4,0 ± 1mg/dL (360 μmol/lít).

Ở nam giới: 5,1 ± 1,0 mg/dL (420 μmol/lít).

Tổn thương thận khiến axit uric máu tăng, đặc biệt là ở bệnh nhân suy thận do không thải được axit uric ra khỏi cơ thể.

Ngoài gợi ý bệnh suy thận, axit uric máu tăng còn là biểu hiện của sỏi ở hệ tiết niệu.

2.5. Tổng phân tích nước tiểu

Tỷ trọng nước tiểu của người lớn bình thường ở mức: 1,01 - 1,020. Giảm chức năng thận ở giai đoạn đầu sẽ làm giảm độ cô đặc của nước tiểu khiến tỷ trọng nước tiểu giảm theo. Nếu nghi ngờ suy thận, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm, nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu...

Nếu mẫu tổng phân tích nước tiểu có protein thì kết quả thu được không đánh giá chính xác tình trạng tổn thương của các cầu thận, nhưng nó có tính gợi ý để bệnh nhân được chỉ định thực hiện tiếp xét nghiệm định lượng đạm niệu 24 giờ.

Suy thận mãn tính sống được bao lâu

Tổng phân tích nước tiểu và và máu để đánh giá tình trạng tổn thương của thận

2.6. Định lượng protein nước tiểu 24 giờ

Định lượng protein trong nước tiểu ở mức bình thường là từ 0 - 0,2g/24h.

Protein niệu do bệnh cầu thận thường dai dẳng và lớn hơn 0,3 g/l.

Các bệnh có thể làm tăng protein niệu như: viêm cầu thận cấp do nhiễm độc thuốc hoặc nhiễm độc hóa chất, suy thận... hoặc các bệnh lý khác có ảnh hưởng đến thận như: đái tháo đường, lupus đỏ, tăng huyết áp...

2.7. Albumin huyết thanh

Albumin huyết thanh ở mức bình thường là khoảng từ 35 - 50 g/L, chiếm khoảng 50 - 60% protein toàn phần. Bệnh lý cầu thận cấp khiến albumin giảm mạnh.

2.8. Protein toàn phần trong huyết tương

Chỉ số protein toàn phần trong huyết tương phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Bình thường, protein toàn phần trong huyết tương là 60 - 80 g/L. Protein toàn phần giảm khi màng lọc cầu thận của các bệnh nhân bị tổn thương.

2.9. Tổng phân tích tế bào máu

Nếu bệnh nhân suy thận bị giảm số lượng hồng cầu thì bệnh nhân đó đã mắc suy thận mạn, nhất là khi giảm số lượng hồng cầu đi kèm với không tăng hoặc giảm hồng cầu lưới. Bệnh nhân có thể bị thiếu máu thiếu sắt.

2.10. Siêu âm bụng

Siêu âm bụng có thể phát hiện được tình trạng thận bị ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Trường hợp thận bị ứ nước hai bên có thể gây suy thận mạn hoặc suy thận cấp.

Ngoài ra, siêu âm bụng còn giúp phát hiện các bệnh lý đa nang thận di truyền, bẩm sinh.

Qua hình ảnh siêu âm, nếu thấy thận có kích thước nhỏ hay thay đổi cấu trúc bất thường thì có thể gợi ý mắc bệnh lý thận mạn tính.

Suy thận mãn tính sống được bao lâu

Siêu âm bụng có thể phát hiện được tình trạng thận bị ứ nước do tắc nghẽn niệu quản

2.11. Chụp CT scan bụng

Chụp CT scan bụng giúp quan sát rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu nhờ đó phát hiện chính xác tình trạng bệnh. Phương pháp chụp có tiêm thuốc cản quang cho phép dựng lại hình ảnh hệ tiết niệu, không những phát hiện được bệnh mà còn thấy rõ vị trí và chỉ ra nguyên nhân gây bế tắc niệu quản.

Chú ý, chỉ sử dụng chụp CT scan trong các trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu.

2.12. Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ

Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ là xét nghiệm duy nhất có thể đánh giá chức năng của từng bên thận, nhìn rõ chức năng lọc máu, tỷ lệ phần trăm tưới máu, tham gia chức năng của từng thận.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM: