Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật

Môn Văn Lớp: 12 Giúp em bài này với ạ: “Tại sao ta lại phải có cơn mưa này? Tại sao ta lại phải thất bại? Tôi nghĩ tốt hơn nên đặt câu hỏi theo cách khác: tại sao ta phải trải qua những kinh nghiệm thất bại? Để minh họa cho điều này, tốt hơn cả là nêu một vài ví dụ Có bao giờ bạn thấy 1 viên kim cương ở dạng thô chưa? Tôi dám chắc là bây giờ có đặt các viên kim cương chưa được cắt gọt ở ngay trước mặt nhiều người trong chúng ta cũng không nhận ra đó là kim cương. Chúng chỉ giống như những viên đá nhám bình thường. […] Các viên đá nhám ấy đã được gia công như thế nào để trở thành những viên kim cương xinh xắn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng yêu thích? Bằng cách đánh bóng ư? Đúng thế ,viên kim cương thô ráp được đánh bóng và được mãi dũa nhiều lần. Nó phải trải qua tất cả những lần đánh bóng để “kim cương” hiện ra .Điều tương tự cũng trải qua với chúng ta. […] Nếu ngắm nhìn bầu trời ban đêm, ta sẽ nhận ra rằng trời càng tối,các vì sao càng sáng! Tại sao ban ngày ta không thể thấy sao trời? Không phải các vì sao không có ở đó mà vì có quá nhiều ánh nắng! Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật!”

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2: văn bản trên muốn gửi tới thông điệp gì? Câu 3: Anh/Chị hiểu câu nói “Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật.” như thế nào? Lấy một vài ví dụ để làm sáng tỏ ý kiến này. Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên.

No copy trên mạng nha. Em xin cảm ơn mọi người ạ

Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật”? Vì sao?


Hướng dẫn “Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Dám thất bại” hay, chi tiết nhất theo các bộ đề Đọc hiểu do Top Tài Liệu sưu tầm từ các đề thi Ngữ Văn của các năm học gần nhất. Kèm theo đó là kiến thức mở rộng hữu ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

“Tại sao ta lại phải có cơn mưa này? Tại sao ta lại phải thất bại? Tôi nghĩ tốt hơn nên đặt câu hỏi theo cách khác: tại sao ta phải trải qua những kinh nghiệm thất bại? Để minh họa cho điều này, tốt hơn cả là nêu một vài ví dụ Có bao giờ bạn thấy 1 viên kim cương ở dạng thô chưa? Tôi dám chắc là bây giờ có đặt các viên kim cương chưa được cắt gọt ở ngay trước mặt nhiều người trong chúng ta cũng không nhận ra đó là kim cương. Chúng chỉ giống như những viên đá nhám bình thường. […] Các viên đá nhám ấy đã được gia công như thế nào để trở thành những viên kim cương xinh xắn mà bất cứ người phụ nữ nào cũng yêu thích? Bằng cách đánh bóng ư? Đúng thế ,viên kim cương thô ráp được đánh bóng và được mãi dũa nhiều lần. Nó phải trải qua tất cả những lần đánh bóng để “kim cương” hiện ra .Điều tương tự cũng trải qua với chúng ta. […] Nếu ngắm nhìn bầu trời ban đêm, ta sẽ nhận ra rằng trời càng tối,các vì sao càng sáng! Tại sao ban ngày ta không thể thấy sao trời? Không phải các vì sao không có ở đó mà vì có quá nhiều ánh nắng! Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật!

(Billi P.S. Lim, Dám thất bại, Trần Hạo Nhiên dịch, Nxb Trẻ, tr.32-33, 2012)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Anh/Chị hiểu như thế nào về cụm từ điều tương tự được tác giả nhắc đến trong văn bản?

Câu 3. Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng nào để minh họa cho các quan điểm của mình. Các dẫn chứng có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện nội dung của văn bản?

Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Ta cần bóng tối để làm các vì sao nổi bật.”? Vì sao?

Đáp án

Câu 1:

– Các phương thức biểu đạt: nghị luận, biểu cảm

Câu 2:

– “Điều tương tự” có thể được hiểu như sau: Con người muốn có những thành công, muốn trưởng thành cần phải trải qua sự gọt giũa, qua những khó khăn, thử thách.

Câu 3:

Tác giả sử dụng những dẫn chứng sau để minh họa cho quan điểm của mình:

– Những cơn mưa

– Viên kim cương

– Những ánh sao trên bầu trời đêm

Tác dụng:

+ Làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động, triết lí mà không khô khan

+ Những sự việc có thật, giống như quy luật tự nhiên mà con người ai cũng có thể thấy được => thuyết phục người đọc

Câu 4:

Học sinh đưa ra quan điểm của riêng mình. Lí giải hợp lí, phù hợp với những quan điểm đạo đức, pháp luật.

Gợi ý:

Đồng tình vì:

+ Khó khăn là một phần của cuộc sống

+ Trải qua khó khăn, con người sẽ được rèn giũa, trưởng thành hơn

+ Thành công đã được thử thách bởi khó khăn sẽ bền vững hơn

Em đồng tình với ý kiến trên, bởi vì cuộc sống vốn dĩ không màu hồng màu luôn có những khó khăn, thử thách, khó khăn như là một phần của cuộc sống. Con người muốn thành công thì phải trải qua khó khăn. Lúc đó con người sẽ được có thêm kinh nghiệm, trưởng thành hơn

Đề 1. Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa việc khám phá giá trị bên trong của mỗi người.

Bài làm

Con người là tổng hòa của các giá trị,cả về bên ngoài lẫn bên trong,vì vậy việc khám phá giá trị bên trong mỗi người có ý nghĩa rất lớn. Bởi lẽ một người đôi khi không thể bộc lộ ra hết bên ngoài những giá trị của mình mà chỉ khi rơi vào 1 hoàn cảnh nào đó thì những giá trị tiềm ẩn bên trong mới bắt đầu xuất hiện. Việc phát hiện ra giá trị bên trong giúp con người nhận thức được giá trị bản thân mình hơn. Ngoài những ưu điểm đã thể hiện ra bên ngoài, liệu còn những tố chất nào khác chưa được phát huy hay không. Giá trị đích thực của mỗi con người không nằm ở vẻ bề ngoài, ở chiếc xe bạn đi hay chiếc áo bạn mặc mà nằm ở bên trong bạn, ở trí tuệ, ở suy nghĩ. Điều đó sẽ khẳng định với thế giới rằng bạn là ai, bạn là người như thế nào. Khám phá ra điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục, để từ đó nâng tầm bản thân mỗi người. Và mỗi người nên học hỏi, trau dồi nhiều hơn để làm giàu thêm giá trị bên trong và tích cực khám phá giá trị ấy.

Đề 2. Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về về điều quan trọng nhất để có được thành công

Bài làm

Ai cũng đều khao khát đạt được thành công, nhưng để đạt được điều đó cần phải chuẩn bị cho mình một hành trang thật tốt. Hành trang đó chính là những yếu tố tạo nên sự thành công. Yếu tố đầu tiên mà chúng ta có thể kể đến chính là thời cơ. Tuy không đóng vai trò quyết định nhưng đây cũng là một yếu tố khá quan trọng. Nếu như khi cơ hội đến với bạn, và bạn biết cách nắm bắt nó để tận dụng thật tốt thì đó chính là một khởi đầu hoàn hảo. Nhưng thời cơ không quyết định tất quả, mà quan trọng vẫn phải từ mỗi người. Yếu tố tiên quyết chính là việc rèn luyện cho mình một trí tuệ vững mạnh sẽ biến ta thành người nắm lợi thế để đến với thành công nhanh nhất. Học vấn luôn là con đường ngắn nhất đến với thành công. Chắc hẳn ai cũng ý thức được điều đó. Khi bạn am hiểu sâu rộng ở một lĩnh vực nhất định, chắc chắn bạn sẽ có được một nền tảng tốt cho công việc của mình. Người nông dân muốn có vụ mùa bội thu thì phải có hiểu biết về giống cây mình trồng (cách gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch). Nhờ có trí tuệ mà chúng ta có khả năng phân tích và xử lý những tình huống phát sinh trong công việc một cách tốt nhất. Có trí tuệ thôi chưa đủ, lòng say mê với công việc cũng rất cần thiết. Nếu như làm một việc gì đó vì bị ép buộc sẽ khiến bản thân cảm thấy chán nản, không muốn cố gắng và dễ dàng bỏ dở giữa chừng. Nhưng khi bản thân cảm thấy yêu thích, say mê và muốn cống hiến cho công việc ấy thì hiệu quả công việc sẽ tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải trau dồi kỹ năng, cũng như phẩm chất tốt đẹp… Không có con đường nào đến với thành công là dễ dàng, mỗi người cần phát huy tối đa khả năng của bản thân để tìm đến đích của trái ngọt.

Đề 1. Nghị luận về việc chọn nghề nghiệp

Đáp án

1. Mở bài:

Dẫn dắt, đưa ra vấn đề cần nghị luận:

– Với HS lớp 12 – những HS cuối cấp, chúng ta sắp phải đưa ra một quyết định hệ trọng, một quyết định ảnh hưởng lâu dài tới tương lai của chính bản thân đó là quyết định lựa chọn một nghề nghiệp cho tương lai.

– Mỗi chúng ta cần phải có một quan điểm rõ ràng, đúng đắn về việc lựa chọn nghề nghiệp để có thể thành công trong cuộc sống và tránh được sự ân hận sau này.

2. Thân bài:

* Giải thích “nghề “: Là một lĩnh vực lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật

chất hay tinh thần nào đó đáp ứng được những nhu cầu xã hội và đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho bản thân.

* Bàn luận về việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai:

– Nghề nghiệp là vấn đề gắn bó lâu dài với cuộc sống mỗi người:

+ Nếu lựa chọn đúng nghề, ta sẽ có niềm say mê, hứng thú với công việc, có cơ hội phát huy năng lực …

+ Nếu lựa chọn sai nghề ta sẽ mất cơ hội, công việc trở thành gánh nặng …

– Thuận lợi, khó khăn trong việc lựa chọn nghề hiện nay:

+ Thuận lợi: xã hội ngày càng phát triển, ngành nghề ngày càng đa dạng, mở ra nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho thanh niên.

+ Khó khăn: Nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi chất lượng tay nghề của người lao động phải giỏi; Một số ngành được xã hội đề cao hứa hẹn mức thu nhập tốt thì lại có quá nhiều người theo học dẫn tới tình trạng thiếu việc làm …

– Quan điểm chọn nghề: (HS trình bày quan điểm kết hợp với phân tích, đưa dẫn chứng)

+ Phải phù hợp với năng lực và niềm say mê, sở thích của bản thân

+ Có đủ các điều kiện để có thể theo học nghề mà mình chọn: (chiều cao, sức khỏe, tài chính, lý lịch,…)

+ Không nên chạy theo những công việc thời thượng bởi nhu cầu xã hội biến đổi không ngừng, không chọn nghề theo sở thích của người khác.

+ Khi đã chọn được nghề thì phải có ý thức trau dồi nghề nghiệp của mình

–> Giỏi nghề sẽ không bao giờ lo thất nghiệp mà ngược lại sẽ có cuộc sống sung túc, ổn định “ nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

– Em sẽ chọn nghề gì? Lý do vì sao lại chọn nghề đó? (HS tự do trình bày tuy nhiên phải mang ý nghĩa tích cực, phù hợp với đạo đức và sự tiến bộ của xã hội)

* Bài học nhận thức và hành động:

– Mỗi người cần nhận thức được khả năng thật sự của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp.

– Khi lựa chọn nghề nghiệp chúng ta cần có sự kết hợp hài hoà giữa năng lực và sở thích. Trong đó năng lực đóng vai trò quyết định.

3. Kết luận: Khái quát lại vấn đề …

Đề 2. Nghị luận về sự thành công trong cuộc sống

Đáp án

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Sự thành công trong cuộc sống.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Thành công là đạt được kết quả, tốt đẹp như mình mong muốn.

2. Biểu hiện của sự thành công

– Đối với một học sinh là thi đậu vào đại học.

– Đối với một doanh nhân là kí được một hợp đồng béo bổ.

– Đối với một người bình thường: Mua được một ngôi nhà như mơ ước cũng được coi là sự thành công.

3. Phân tích vấn đề đúng, sai

– Khi nói đến sự thành công người ta hay nói đến danh vọng, vật chất, công ăn việc làm, vị trí xã hội.

– Thành công với người này nhưng cũng có thể là thất bại với một người có quan niệm khác.

=> Thành công phải xét đến đối tượng cụ thể, lĩnh vực cụ thể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

– Nêu dẫn chứng minh họa: Sở hữu những thứ tiện nghi, sang trọng, đắt tiền hay vị trí xã hội mà nhiều người mơ tưởng thì gọi là thành công. Nhưng gia đình đổ vỡ, bạn bè xa lánh thì lại là thất bại và ngược lại. Bỏ mọi mối quan hệ, ăn thua đối với người khác cũng được gọi là thành công nhưng thất bại với chính mình.

– Trong cuộc sống hiện đại thương trường trở thành chiến trường. Để thành công, con người trở thành cỗ máy vô tri, vô giác, luôn nghi kỵ, cạnh tranh, ganh ghét, chui vào vỏ bọc của sự cô đơn, lạnh lùng. Đó là sự thành công mang theo tính chất của sự huỷ diệt.

– Một số người gặp thất bại, nhưng đối với họ, thất bại là mẹ thành công thành công vì chiến thắng với bản thân mình, tự tin, bước tiếp.

4. Phê phán các biểu hiện ngược

– Một số bạn trẻ không dám bước vào đời, sợ va chạm với khó khăn và sợ thất bại, sợ thua kém người khác.

– Những kẻ lười biếng.

– Phê phán những kẻ tự đánh bóng tên tuổi của mình hoặc gây ra các vụ tai tiếng động trời mà vẫn ung dung, tự đắc cho là thành công.

– Phê phán những kẻ luôn cố gắng kiếm thật nhiều tiền, cố gắng chứng tỏ tài năng mà đánh mất giá trị của cuộc sống.

5. Nhận thức hành động đúng cần có

– Không có sự thành công nào mà không nếm trắc trở, đắng cay, và cũng không có sự thành công vĩnh cửu nếu ta không cố gắng liên tục.

– Không nên lầm lẫn giữa phương tiện sống và mục đích sống.

– Phải sống tốt, thành công trong tình yêu thương, đầm ấm, sự thanh thản và tình yêu trong tâm hồn.

III. Kết bài

– Khẳng định là vấn đề: Để thành công phải luôn nỗ lực nhưng không đánh mất giá trị chân thật của cuộc sống.

– Cuộc đời không có những thành công lớn hay nhỏ, chỉ có những cảm xúc chân thật nhất thời hay vĩnh cửu mà thôi.