Tác dụng của liệt kê là gì

Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn học. Vậy bạn đã biết biện pháp tu từ liệt kê là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê như thế nào? Bài viết dưới đây của Tạp chí giáo dục sẽ giúp các bạn giải đáp chi tiết các thắc mắc này nhé!

Biện pháp tu từ liệt kê thường xuất hiện trong rất nhiều bài văn, bài thơ nhằm thể hiện được mong muốn, ý tưởng của tác giả. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ thêm về biện pháp tu từ liệt kê và cách sử dụng biện pháp này như thế nào nhé!

Mục Lục

Biện pháp tu từ liệt kê là gì?

Tác dụng của liệt kê là gì

Liệt kê chính là biện pháp sắp xếp tiếp nối hàng loạt các từ, các cụm từ để có thể diễn đạt được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn nhiều khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. Mục đích của việc sử dụng biện pháp liệt kê là diễn tả các khía cạnh hoặc tư tưởng, tình cảm được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người đọc, người nghe.

Biện pháp tu từ liệt kê được dùng để làm tăng hiệu quả biểu đạt, diễn đạt, chứ không phải sự kể lể dài dòng hay lặp đi lặp lại trong cách nói và viết. Chính vì thế nên người học cần phải phân biệt rạch ròi hai hiện tượng này.

Ví dụ:

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt

Năm mươi sáu ngày đêm,

Khoét núi, ngủ hầm,

Mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!

(Tố Hữu)

Trong bài thơ này của Tố Hữu, các cụm động từ khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm và cơm vắt được liệt kê, sắp xếp cạnh nhau. Mục đích của việc sử dụng các từ ngữ này đó là miêu tả đậm nét về những khó khăn và vất vả mà các chiến sĩ Điện Biên phải trải qua. Điều này cũng gây ấn tượng mạnh đối với người đọc và người nghe.

Xem ngay: Biện pháp tu từ điệp ngữ là gì?

Tác dụng của biện pháp liệt kê

Tác dụng của liệt kê là gì

Qua tìm hiểu ta biết liệt kê là một biện pháp tu từ. Và người ta sử dụng phép liệt kê để làm tang hiệu quả biểu đạt trrong những câu văn, câu thơ. Với tính năng ưu việt đó mà biện pháp liệt kê sẽ đòi hỏi người viết, người nói tránh kể lể dài dòng dẫn đến rườm rà và trùng lặp. 

Biện pháp liệt kê đã giúp cho tác giả truyền đạt được cảm xúc và nhấn mạnh được ý nghĩa của đoạn thơ, đoạn văn. Nếu biết sử dụng khéo léo sẽ giúp cho bài làm văn của bạn trở nên chau chuốt hơn. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý nếu quá lạm dụng biện pháp này sẽ khiến cho các bạn có thể mắc lỗi trùng lặp từ. Vì thế, các bạn nên cẩn thận khi sử dụng. 

Để hiểu được tác dụng của phép liệt kê, chúng ta hãy cùng phân tích các ví dụ dưới đây để biết thêm chi tiết:

Ví dụ 1: Thường là chở chè vối, và thỉnh thoảng củng có những chuyến chở cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ.

(Nguyễn Tuân)

Trong đoạn văn trên, các cụm danh từ chè vối, cánh kiến trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xương và sừng nai hươu, xương gấu, xương hổ đã được liệt kê ra để sử dụng làm thành tố phụ cho cụm động từ có động từ trung tâm là chở. Biện pháp liệt kê trong đoạn này nhằm gây ấn tượng mạnh cho người tiếp nhận thấy được sự đa dạng của các sản vật vùng biên giới.

Ví dụ 2: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông, đất nước ta.

Trong đoạn văn trên chúng ta thấy phép liệt kê được sử đụng để liệt kê các cụm danh từ như: dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta. Cụm danh từ này được dùng làm chủ ngữ của câu nhằm giúp thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của người viết. Chúng ta thấy, người viết có một tấm lòng biết ơn vô hạn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đối với vị cha già của dân tộc.

Ví dụ 3:

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm,
khoét núi, ngủ hầm,
mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!

(Tố Hữu)

Trong đoạn thơ trên, chúng ta thấy phép liệt kê được thể hiện ở một lọa các động từ như: khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm và các cụm danh từ như: cơm vắt được sắp xếp đặt cạnh nhau nhằm. Điều này đã làm cho bút pháp miêu tả của tác giả trở nên điêu luyện hơn. Tác giả đã khắc họa đậm nét về những khó khăn, vất vả mà các chiến sĩ Điện Biên phải trải qua. Đồng thời, sự sắp đặt này cũng gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận.

Ví dụ 4: 

“Từ xưa đến này, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Trong đoạn văn trên, ta thấy phép liệt kê được sử dụng ở đây là: mạnh mẽ, to lớn với nguy hiểm, khó khăn. Nó nhấn mạnh cho chúng ta thấy những khó khăn, vất vả mà Tổ Quốc chúng ta đã gặp phải trong suốt chiều dài lịch sử. Bằng sức mạnh của nội tại trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đánh thắng không biết bao nhiêu cuộc xâm lược. Mỗi lần như vậy, Tổ quốc lại mạnh mẽ vượt qua và nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước, cướp nước.

Dấu hiệu nhận biết phép liệt kê

Tác dụng của liệt kê là gì

Để có thể nhận biết được phép liệt kê trong các văn bản khác nhau, các bạn có thể lưu ý các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất là sự xuất hiện liên tiếp của các từ và cụm từ có cùng trường nghĩa với nhau.

Thứ hai là sự xuất hiện của các dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép…

Phân loại các biện pháp liệt kê phổ biến

Tác dụng của liệt kê là gì

Dựa theo cấu tạo, ý nghĩa trong văn bản mà người ta chia ra làm 4 kiểu liệt kê chính. Cụ thể:

Liệt kê theo từng cặp

Liệt kê theo từng cặp đó chính là cách liệt kê bằng những từ ngữ và, với, cùng…Những cặp từ được liệt kê thường có một vài điểm chung là rất dễ để phân biệt với các cặp từ khác. Liệt kê nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa cho văn bản.

Ví dụ như: Sách văn học và sách thơ là những loại sách được yêu thích nhất tại Nhã Nam.

Liệt kê không theo từng cặp

Liệt kê theo từng cặp sẽ giúp làm thỏa mãn các điều kiện là các từ được liệt kê sẽ có một điểm chung nào đó. Các từ này có thể chỉ sự vật, con người, mối quan hệ, thiên nhiên được liệt kê cách nhau bởi dấu phẩy, dấu chấm phẩy…

Ví dụ: Trên kệ sách của Lan có rất nhiều loại sách khác nhau như: Toán học, Văn học, Lịch sử, Địa Lý và cả truyện tranh, truyền ngắn…

Liệt kê theo dạng tăng tiến

Liệt kê theo kiểu tăng tiến tức là liệt kê theo một thứ tự, trình tự một cách tự nhiên hoặc theo quy luật nhất định. Thường thì người ta sẽ tiến hành liệt kê từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn…

Ví dụ: Trong cơ quan bao gồm rất nhiều vị trí khác nhau đầu tiên là anh Minh nhân viên, chị Hương phó phòng, anh Hải trưởng phòng, chị Hoa giám đốc.

Liệt kê không tăng tiến

Liệt kê không tăng tiến sẽ không quan trọng vị trí các từ được liệt kê. Khi viết thành câu vẫn tạo ra nghĩa và người đọc vẫn hiểu ý của câu mà người viết muốn chia sẻ.

Ví dụ: Gia đình An có nhiều thế hệ sống cùng nhau bao gồm: cha mẹ An, anh trai An, ông bà nội An, em gái An và An.

Bài viết liên quan: Cách nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ

Hướng dẫn luyện tập biện pháp tu từ liệt kê:

Tác dụng của liệt kê là gì

Để có thể hiểu sâu hơn về các biện pháp liệt kê, các bạn hãy thử làm các bài luyện tập sau đây:

Bài 1. Tìm và chỉ ra các phép liệt kê có trong các ví dụ sau:

  1. Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người. Có khi so sánh người với các con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có khi so sánh người với cây, với hoa: Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cây liễu.
  2. Trong tiếng gió thổi ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vọng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.
  3. Lúc ấy

Cả công trường đang ngủ cạnh dòng song

Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ

Chỉ có tiếng đàn ngân nga

Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.

Trả lời:

  1. Ở trong đoạn văn này, biện pháp tu từ liệt kê được thể hiện qua hai từ: mảnh mai, yểu điệu như cây liễu. Đây là biện pháp liệt kê không theo từng cặp và không theo dạng tăng tiến.
  2. Trong đoạn văn này, biện pháp liệt kê được sử dụng đó là: tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran, tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục. Mục đích của việc liệt kê đó là giúp miêu tả cho người đọc, người nghe thấy được không gian sôi động của ngày hè.
  3. Trong đoạn thơ này, biện pháp liệt kê được sử dụng đó là: xe ủi, xe ben. Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê để giúp gợi ra khung cảnh công trường cực kỳ yên tĩnh. Ngay cả những chiếc xe ủi, xe ben hàng ngày ầm ĩ làm việc nay cũng được đặt cạnh nhau sóng đôi nằm nghỉ.

Câu 2: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.

Trả lời:

Giờ ra chơi các bạn tụ tập với nhau để chơi trò: nhảy dây, trốn tìm, kéo co, đuổi bắt rất vui vẻ.

Học sinh đi học phải mang theo rất nhiều dụng cụ học tập như: thước kẻ, bút chì, bút mực, cục tẩy…

Tham khảo thêm: Một số biện pháp tu từ cú pháp

Những điều cần lưu ý khi sử dụng biện pháp liệt kê:

Liệt kê là một trong các phép tu từ đơn giản, dễ nhận biết và sử dụng nhất. Nhưng nếu các bạn muốn sử dụng hợp lý, đúng cách cần lưu ý những điều sau:

  • Tất cả các từ được sử dụng liệt kê phải có chung một chủ đề hay có 1 nghĩa chung tổng quát nhất định.
  • Đối với biện pháp liệt kê tăng tiến, các bạn cần xác định đúng thứ tự theo vị trí thấp đến cao.
  • Khi liệt kê các từ thì giữa các từ cần cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy hoặc kết hợp với các từ như “ với, và”.
  • Biện pháp liệt kê thường xuất hiện nhiều trong văn xuôi, tiểu thuyết, truyện ngắn… Và hầu như các bạn sẽ thấy rất ít khi xuất hiện trong thơ ca.
  • Khi phân tích biện pháp liệt kê, các bạn cần kiểm tra nếu các từ có liên quan ngữ nghĩa với nhau thì đó là phép liệt kê.

Biện pháp tu từ liệt kê hiện được sử dụng trong rất nhiều các tác phẩm văn học nhất là văn xuôi như: truyện ngắn, tiểu thuyết… Hy vọng với những thông tin Tạp Chí Giáo Dục đã chia sẻ trên đây có thể giúp các bạn hiểu thêm biện pháp tu từ liệt kê là gì? Ngoài ra, các bạn cũng biết cách luyện tập đặt câu với biện pháp liệt kê và ứng dụng tìm và phân tích biện pháp này trong các tác phẩm văn học như thế nào hiệu quả.