Tại 2 điểm A và B cách nhau a đặt các điện tích cùng dấu q1 và q2

Hai điện tích điểmq1 và q2 được giữ cố định tại 2 điểm A và B cách nhau một khoảng a trong điện môi. Điện tíchq3 đặt tại điểm C trên đoạn AB cách B một khoảng a3. Để điện tíchq3 cân bằng phải có điều kiện nào sau đây ?

A.q1=2q2

B.q1=-4q2

C.q1=4q2

Đáp án chính xác

D.q1=-2q2

Xem lời giải

Thảo luận cho bài: Chương I: Bài tập cường độ điện trường

Bài viết cùng chuyên mục

  • Chương VII: Bài tập kính hiển vi, kính thiên văn

  • Chương VII: Bài tập kính lúp, năng suất phân li của mắt

  • Chương VII: Bài tập mắt và cách khắc phục

  • Chương VII: Bài tập hệ hai thấu kính đồng trục

  • Chương VII: Bài tập dịch chuyển thấu kính

  • Chương VII: Bài tập thấu kính cơ bản

  • Chương VII: Bài tập quang hình học thấu kính

  • Chương VII: Bài tập lăng kính

I. Đề thi trắc nghiệm vật lý 11 học kì 1

1. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1> 0 và q2 < 0. B. q1< 0 và q2 > 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0.

2. Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của vật A và D trái dấu. B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.

C. Điện tích vật B và D sẽ cùng dấu. D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.

3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.

B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.

C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.

D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.

4. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

5. Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1cm3 khí Hidro ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A.

B.

C. 4,3 (C) và - 4,3 (C). D. 8,6 (C) và - 8,6 (C)

6. Trong những phát biểu sau, phát biểu là không đúng?

A. Hạt electron là hạt mang điện tích âm, có độ lớn

(C).

B. Hạt electron có khối lượng m =

(kg).

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm electron để trở thành ion.

D. Electron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

7. Trong những phát biểu sau, phát biểu là không đúng??

A. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện tích dương là vật thiếu electron.

B. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện tích âm là vật thừa electron.

C. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện tích dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

8. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện trường tĩnh được gây ra bởi các hạt mang điện đứng yên sinh ra.

B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.

C. Vectơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường.

D. Vectơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.

9. Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:

A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.

B. ngược chiều đường sức điện trường.

C. vuông góc với đường sức điện trường.

D. theo một quỹ đạo bất kỳ.

10. Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:

A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.

B. ngược chiều đường sức điện trường.

C. vuông góc với đường sức điện trường.

D. theo một quỹ đạo bất kỳ.

Video liên quan

Chủ đề