Tài liệu luật học so sánh

This Textbook has been prepared with financial assistance from the European Union. The views expressed herein are those of the authors and therefore in no way reflect the official opinion of the European Union nor the Ministry of Industry and Trade

Slide bài giảng môn Luật so sánh của Thạc sĩ Lê Thị Hồng Liễu. Luật so sánh là ngành khoa học pháp lý, nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật [Xem thêm…]

Tuyển tập 138 câu hỏi tự luận môn Luật so sánh (cùng file đáp án) thường gặp trong các đề thi được chọn lọc từ Ngân hàng đề cương câu hỏi Luật [Xem thêm…]

[Download Ebook] Giáo trình Luật So sánh – Đại học Luật Hà Nội (HLU) – Nhà xuất bản Công an nhân dân 2019. Chủ biên: TS. Nguyễn Quốc Hoàn. .. Những tài [Xem thêm…]

[Hocluat.vn] Dưới đây là những câu hỏi nhận định đúng sai luật so sánh có đáp án được sắp xếp theo nội dung bài học mà mình tổng hợp được trong suốt [Xem thêm…]

Có nhiều cách phân loại luật so sánh. Mỗi cách phân loại sẽ dựa vào các tiêu chí khác nhau, vì thế kết quả phân loại cũng không giống nhau. Ngoài việc [Xem thêm…]

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm luật so sánh có đáp án để bạn tham khảo, ôn tập. Dưới đây là 138 câu hỏi theo ghi chép của mình, nếu bạn [Xem thêm…]

Quyền và nghĩa vụ giải thích luật của Tòa án – từ góc nhìn luật so sánh và trong bối cảnh áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015. Các nội [Xem thêm…]

Mục đích Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả. Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo. Nội dung hướng dẫn Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau: Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học. Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm. Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm. Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM

Chương 1: Khái quát chung về Luật So Sánh Chương 2: Hệ thống Pháp luật Civil Law (hệ thống pháp luật Dân Luật) Chương 3: Hệ thống Pháp luật Common Law (hệ thống pháp luật Thông Luật) Chương 4: Hệ thống Pháp luật Xã Hội Chủ Nghĩa Chương 5: Hệ thống Pháp luật Hồi Giáo Chương 6: Hệ thống pháp luật một số nước Châu Á PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT SO SÁNH

  1. Khái niệm Luật So Sánh Luật So sánh là môn khoa học nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt; giải thích nguồn gốc của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệ thống pháp luật khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật khác hoặc nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật, và xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận có liên quan đến việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài, để làm sáng rõ sự giống nhau và khác nhau, xác định khuynh hướng phát triển chung của pháp luật.
  2. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về đối tượng nghiên cứu của LSS. Bản chất của sự khác nhau giữa các quan điểm về ĐTNC của LSS là sự khác nhau trong việc xác định nội hàm ĐTNC của LSS, chứ không phải là những quan điểm trái ngược, mâu thuẫn nhau. Các quan điểm này cùng song song tồn tại, không thể khẳng định quan điểm nào là chính xác nhất. Nhưng vẫn có những điểm tương đồng giúp chúng ta xác định ĐTNC mà LSS hướng đến chính là các hệ thống pháp luật trên thế giới. Tuy nhiên, cần lưu ý một điểm là thuật ngữ “hệ thống pháp luật” ở đây không chỉ được hiểu một cách hạn hẹp là tổng thể các quy phạm pháp luật của quốc gia, mà “hệ thống pháp luật” còn được hiểu bao hàm cả các vấn đề khác có liên quan đến hệ thống pháp luật của quốc gia như nguồn luật, các thiết chế pháp lý, văn hóa pháp lý, đào tạo luật, nghề luật..ủa các quốc gia.

Chương 2: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CIVIL LAW (Hệ thống PL Dân Luật) Trước khi đi vào tìm hiểu chương này, học viên phải nắm được một số thuật ngữ về Hệ Thống Pháp Luật quốc gia (HTPL), và HTPL thế giới; HTPL thành văn và bất thành văn; truyền thống pháp luật, gia đình pháp luật, dòng họ pháp luật, tập quán pháp; tiền lệ pháp; văn bản pháp luật, pháp điển hóa, luật công, luật tư, luật thực định, luật tố tụng....Đồng thời phân biệt được một số thuật ngữ khác mà chúng ta thường gặp khi nghiên cứu các HTPL trên thế giới. Phải nắm được mục đích và các tiêu chí phân nhóm các HTPL tiêu biểu trên thế giới. I. Khái quát về hệ thống pháp luật Dân Luật

  1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Dân Luật Học viên sẽ nắm được lịch sử hình thành và phát triển của HTPL Dân Luật qua các thời kỳ. Qua đó Học viên có cái nhìn tổng quan nhất về HTPL này dưới góc độ lịch sử. Quá trình hình thành của HTPL Dân Luật có thể chia thành ba giai đoạn khác nhau gồm:
  2. Giai đoạn trước thế kỷ XIII. Giai đoạn này có những biến đổi lớn về chính trị và các quan hệ kinh tế. Về pháp luật thì giai đoạn này đánh dấu sự ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã trong những bước đầu tiên hình thành nên HTPL châu Âu lục địa. Tiêu biểu nhất trong thời kỳ này là luật 12 bảng.
  3. Giai đoạn từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII. Đây là giai đoạn nghiên cứu và áp dụng trở lại Luật La Mã. Tuy nhiên, việc ứng dụng của Luật La Mã trong giai đoạn này không chỉ đơn thuần là áp dụng một cách máy móc mà việc áp dụng Luật La Mã theo một góc độ khác trước rất nhiều.
  4. Giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến nay. Luật La Mã tiếp tục được kế thừa và phát triển. Trong giai đoạn này thể hiện trình độ pháp điển hóa rất cao với sự ra đời của hàng loạt các Bộ luật có giá trị như Bộ luật Dân sự Napoléon... Mỗi giai đoạn đánh dấu một bước phát triển trong việc hành thành và phát triển của HTPL Dân Luật.
  5. Cấu trúc của Hệ thống pháp luật Dân Luật Nét đặc trưng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa là có sự phân chia giữa luật công (jus publicum) và luật tư (jus privatio). Tuy nhiên, sự chia này chỉ mang tính tương đối.
  6. Hình thức pháp luật
  7. HTPL châu Âu lục địa có nhiều nguồn luật khác nhau gồm:
  8. Luật thành văn;
  9. Án lệ;
  10. Tập quán pháp;
  11. Các học thuyết pháp lý;
  12. Các nguyên tắc pháp luật.
  13. Đặc điểm của HTPL Dân Luật HTPL Dân Luật mang những đặc điểm nổi bật sau:
  14. Là “Luật mẫu” từ các trường đại học.
  15. Phân chia giữa luật công và luật tư và các ngành luật.
  16. Luật thành văn được xem là nguồn chính trong nguồn luật...
  17. Có tính pháp điển hóa rất cao.
  18. Có chung nguồn gốc lịch sử.
  19. Tòa án không tham gia vào hoạt động lập pháp.
  20. Luật thực định có ưu thế hơn luật tố tụng.
  21. Sự mở rộng của hệ thống pháp luật Dân Luật  Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đã có điều kiện thuận lợi để phát triển sang các châu lục khác không chỉ do kết quả của quá trình mở rộng thuộc địa, mà còn do nhu cầu học hỏi văn minh pháp lý với trình độ pháp điển hóa cao. II. Hệ thống pháp luật Pháp (Học viên tự nghiên cứu)
  22. Common Law ở Australia
  23. Common Law ở Canada
  24. Common Law ở Hong Kong  HTPL Thông Luật ra đời và phát triển Anh với đặc trưng là HTPL này khá mềm dẽo, linh hoạt và có tính thực tiễn cao. Với những ưu điển đó, common law đã được mở rộng và tiếp tục phát triển ở nhiều quốc gia và khu vực khác nhau thông qua con đường xâm chiếm thuộc địa của Anh quốc và con đường tiếp nhận tự nguyện. II. Hệ thống pháp luật Anh (Học viên tự nghiên cứu) III. Hệ thống pháp luật Mỹ (Học viên tự nghiên cứu) Chương 4: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
  25. Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Xã Hội Chủ Nghĩa
  26. Giai đoạn 1917-
  27. Giai đoạn 1945-
  28. Giai đoạn 1991 đến nay 2 Đặc điểm cơ bản:
  29. Gắn liền với hệ tư tưởng Mác-Lênin
  30. Không có sự phân chia luật công và luật tư 3 Xu hướng phát triển của HTPL XHCN
  31. Đối với những nước không còn theo CNXH:
  32. Những nước thuộc liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu
  33. Những nước trước đây vốn là các quốc gia Hồi giáo
  34. Đ/v những nước vẫn kiên định theo định hướng XHCN Chương 5: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HỒI GIÁO HTPL tôn giáo (mà chủ yếu là HTPL Hồi giáo) là một trong bốn HTPL chủ yếu trên thế giới hiện nay. HTPL này rất đặc trưng vì không phải quốc gia nào cũng có thể xây dựng HTPL của quốc gia mình theo HTPL Hồi giáo, chỉ có những quốc gia mà Đạo hồi được xem

là quốc đạo và pháp luật hoàn toàn được xây dựng trên nền tảng kinh thánh thì mới được xem là có HTPL Hồi giáo. 1. Khái quát được lịch sử hình thành, phát triển của đạo Hồi để nắm được dấu hiệu nhận diện cũng như biết được mức độ phổ cập của HTPL này thông qua khái niệm. 2. Đặc trưng cơ bản của HTPL Hồi giáo + Các quy định của Luật Hồi giáo hoàn toàn độc lập. + Pháp luật Hồi giáo thể hiện tính đa dạng. + Luật Hồi giáo là sản phẩm của kinh thánh. 3. Nguồn luật và phạm vi áp dụng HTPL Hồi giáo có bốn nguồn chủ yếu: + Kinh Qu&

039;ran (hay còn gọi là Coran); + Kinh Sunna; + Idjmá; + Qiyas. Chương 6: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

  1. Hệ thống pháp luật Nhật Bản (Học viên tự nghiên cứu)
  2. Hệ thống pháp luật Trung Quốc (Học viên tự nghiên cứu) PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
    1. Hình thức kiểm tra và kết cấu đề Ôn tập theo chương, đề mục ghi trong tài liệu hướng dẫn ôn tâp. Đề thi kiểm tra gồm ba phần: Phần I (Lý thuyết); Phần II (Câu trả lời đúng/sai); Phần III (Tự luận)  Phần lý thuyết gồm 1 câu (3 điểm);  Phần câu trả lời đúng/sai gồm 3 câu (3 điểm);  Phần tự luận gồm 1 câu phân tích (4 điểm).
  1. Nhiệm vụ trọng tâm của các công trình Luật so sánh là nghiên cứu pháp luật nước ngoài? c. Hệ thống pháp luật Hồi giáo bao quát hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội? Câu 3: (4 điểm) Anh/chị hãy cho biết Luật so sánh tác động như thế nào trong công cuộc hoàn thiện pháp luật Việt Nam? 2. Hướng dẫn đáp án: Câu 1: Phương pháp so sánh chức năng:
  • Là phương pháp so sánh các giải pháp được sử dụng trong các xã hội khác nhau để giải quyết cùng vấn đề xã hội hoặc pháp lý tồn tại ở các xã hội đó.
  • Quy trình thực hiện phương pháp so sánh chức năng là đi từ quan hệ xã hội đến sự điều chỉnh của pháp luật.
  • Quy trình của phương pháp này được thực hiện như sau:
  • Bước đầu tiên là lựa chọn, xác định quan hệ xã hội cần điều chỉnh;
  • Xác định toàn bộ các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề cần so sánh;
  • Tiến hành so sánh trên cơ sở các thông tin có được;
  • Đưa ra kết luận về sự tương đồng, khác biệt, hiệu quả của các giải pháp pháp lý điều chỉnh quan hệ xã hội đó. Ưu điểm của PPSS Chức năng:
  • PPSSCN luôn luôn tìm được các quy phạm, chế định tương ứng điều chỉnh vấn đề so sánh nếu trong nhiều trường hợp PPSS Quy phạm không thể tìm ra được. Hạn chế của PPSS Chức năng:
  • Đòi hỏi phải có hiểu biết sâu rộng về hệ thống pháp luật nước mình và nước ngoài để có thể tìm ra được những quy phạm pháp luật có liên quan.
  • Phải có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khác như kinh tế, lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội ... để có thể lý giải được sự tương đồng và khác biệt trong các giải pháp pháp lý của các hệ thống pháp luật khác nhau.
  • Rào cản về ngôn ngữ cũng là một trong những vấn đề khó khăn khi sử dụng PP này.
  • Tốn nhiều thời gian, chi phí. Câu 2 a/ Sai: Thuật ngữ “Luật so sánh” được sử dụng phổ biến nhất để gọi tên lĩnh vực này vì đây là thuật ngữ ra đời sớm nhất thì đúng nhưng Thuật ngữ “Luật học so sánh” mới là thuật ngữ phản ánh chính xác nhất bản chất của Luật so sánh. b/ Sai: Nghiên cứu pháp luật nước ngoài là công việc trước tiên và quan trọng, không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu Luật so sánh. Nhưng nghiên cứu pháp luật nước ngoài không phải là nhiệm vụ trọng tâm của Luật so sánh mà nghiên cứu pháp luật nước ngoài, dựa trên những hiểu biết về pháp luật nước ngoài để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, lý giải nguyên nhân và đánh giá các giải pháp pháp lý khác nhau. c/ Đúng: Pháp luật Hồi giáo phản ánh ý chí của Trời, cho nên nó bao quát hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chứ không phải chỉ những lĩnh vực thông thường thuộc lĩnh vực pháp luật.. Câu 3: Luật so sánh có những tác động lớn trong công cuộc hoàn thiện pháp luật Việt Nam:
  • Ở nước ta hiện nay, trong nhiều lĩnh vực xã hội đã có nhiều quy định điều chỉnh còn hạn chế, đôi khi không hợp lý, không còn phù hợp hoặc không có hiệu quả cao, do đó cần sửa đổi. Như vậy, hiểu biết pháp luật nước ngoài có thể giúp chúng ta cải thiện chất lượng điều chỉnh của hệ thống pháp luật đang tồn tại. (phân tích)

Trong thực tế đời sống, hiểu biết pháp luật nước ngoài không chỉ giúp chúng ta hoàn thiện pháp luật về chất lượng cũng như khối lượng điều chỉnh mà còn giúp chúng ta về phương pháp hoàn thiện pháp luật vì Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó để hoàn thiện pháp luật cho phù hợp nhất với hoàn cảnh xã hội của mình. (phân tích)

Chủ đề