Tại sao ăn nhiều ăn đầy đủ vẫn ít sữa

Vì đây là lần sinh con thứ 2 nên chị Thanh Loan (hiện đang sinh sống tại Nha Trang, Khánh Hòa) có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu như lần sinh bé Ben đầu lòng chị chỉ cho bé bú được đến tháng thứ 8 là hết sữa thì lần này chị sẽ quyết tâm nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cho đến khi nào bé chán ti mẹ.

Hiện tại, con gái thứ 2, bé Sushi được hơn 3 tháng tuổi và chị đang có rất nhiều sữa. Ngoài việc cho con bú hoàn toàn sữa mẹ, chị còn hút dư mỗi ngày khoảng 1,1 lít sữa. Số sữa dư này chị để tủ đông và chia sẻ với các mẹ đang nuôi con nhỏ trong cùng thành phố, một số ít còn lại chị Loan để cho con dùng trong những lúc cần thiết.  

Mặc dù hiện tại có rất nhiều sữa nhưng ít ai biết rằng những ngày đầu sau sinh chị cũng từng có thời gian phải “vật vã” ngồi hút từng giọt sữa để kích sữa về. Thậm chí có những lúc ngồi cả nửa tiếng chỉ hút được vài chục ml sữa. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì cùng với một chế độ ăn uống, lối sống khoa học, cuối cùng chị đã kích sữa thành công.

Bé Sushi nhà chị Thanh Loan hiện tại đã được hơn 3 tháng tuổi, bé được bú sữa mẹ hoàn toàn và trộm vía rất cứng cáp.

Chị đã trữ đông được cả tủ sữa và còn tặng lại nhiều sữa cho các mẹ cùng thành phố.

Cùng trò chuyện với bà mẹ 2 con này để có thêm những kinh nghiệm trong việc kích sữa, hút sữa và nuôi con bằng sữa mẹ.

Hạn chế ăn tinh bột suốt 3 tháng mẹ vẫn dồi dào sữa

Xin hỏi lượng sữa mỗi ngày của chị bây giờ là khoảng bao nhiêu lít?

Thực ra vì mình vừa cho bé bú mẹ, vừa hút nên cũng không biết được chính xác mình có bao nhiêu sữa. Ngoài cho bé bú trực tiếp thì mỗi ngày mình dư được khoảng 1,1 lít sữa, nhiều hơn tuần trước là 100ml.

Chị có nhiều sữa ngay từ sau sinh hay phải áp dụng các biện pháp kích thích sữa?

Cả hai lần sinh nở, ngay từ đầu mình đã có nhiều sữa. Tuy nhiên với lần sinh đầu, mình chỉ cho con bú được đến tháng thứ 8 là hết sữa vì không biết cách hút sữa. Sữa ban đầu rất nhiều nhưng do không được hút ra và bé còn nhỏ bú cũng ít nên dần bị mất sữa. Đến lần này, mình đã có thêm nhiều kiến thức và hút ngay từ những ngày đầu sau sinh. Trước đây, mỗi ngày mình chỉ dư được 400ml thôi nhưng mỗi tuần lượng sữa lại tăng lên một chút nên giờ mới dư được nhiều như thế. Đến khi đầy tháng bé Sushi là tủ lạnh nhà mình đã chật kín sữa trữ đông.

Hiện tại, gia đình đã bố trí riêng cho mình một tủ đông để việc trữ sữa thuận lợi nhất.

Cả 2 lần sinh con, chị Thanh Loan đều có rất nhiều sữa.

Tuy nhiên với lần sinh đầu, chị chỉ cho bé bú được đến 8 tháng là mất sữa.

Các mẹ thường truyền tai nhau rằng ăn nhiều cơm sẽ giúp mẹ nhiều sữa? Vậy chế độ ăn uống của chị như thế nào, chị có ưu tiên tinh bột không?

Thực ra mình nghĩ ăn đủ chất, uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ là có nhiều sữa chứ không phụ thuộc vào các món mình ăn. Trong chế độ ăn uống hàng ngày mình có kiêng đồ chua, lạnh, cua, nghêu, sò (kiêng trong tháng đầu tiên sau sinh thôi) còn lại không kiêng gì hết. Mình ăn rất nhiều thịt, rau xanh (ăn bằng 3-4 người bình thường), uống nhiều nước canh, nước lọc và bổ sung đầy đủ vitamin theo đơn của bác sĩ.

Ngoài ra mỗi ngày mình uống khoảng 1,5 lít sữa đậu nành mè đen. Sữa này sẽ giúp sữa mình thơm, đặc. Các mẹ cũng có thể ăn thêm rau lang, khoai lang, ngũ cốc, chuối móc, đậu xanh, bắp luộc… là những thực phẩm lợi sữa và cung cấp vitamin rất tốt.

Điều đặc biệt là trong suốt 3 tháng qua mình hạn chế tối đa ăn tinh bột nhưng vẫn rất nhiều sữa. Vì vậy mình nghĩ quan niệm ăn cơm nhiều sữa là không hoàn toàn đúng.

Còn về cách hút sữa, chị có thể chia sẻ chi tiết với các mẹ được không?

Hiện tại mình vẫn vừa cho bé bú trực tiếp ti mẹ vừa hút sữa. Mình hút sữa cứ 3 giờ mỗi lần từ 7 giờ sáng đến 23 giờ đêm là cữ cuối cùng. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là da tiếp da với con. Mẹ nên cho con bú cả ngày bất cứ khi nào bé muốn (cho con bú trực tiếp là cách da tiếp da hiệu quả nhất) nhưng vẫn cần canh đúng 3 giờ hút một lần ngay cả khi còn vừa ti xong cũng phải hút.

Khi hút, mẹ hút mỗi bên 30 phút nên mình khuyên chị em nên dùng máy đôi để khỏi đau lưng và mất nhiều thời gian. Thời điểm đầu kích sữa thì đầu ti sẽ rất đau, khó chịu nên mẹ cần cố gắng một chút. Những ngày đầu này cũng có thể mẹ sẽ không có giọt sữa nào nhưng chị em đừng có nản. Mấy ngày đầu không có sữa dư để trữ là chuyện bình thường, từ từ sữa sẽ về nên hãy cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất. Khi nào sữa ra nhiều và đều rồi thì có thể ngưng cho bé bú mẹ ban ngày mà cho bú bình, đêm thì cho con ti mẹ trực tiếp sẽ giúp mẹ đỡ mệt và có nhiều thời gian để ngủ hơn. Việc cho bé vừa bú mẹ, vừa bú bình sẽ thuận lợi cho chị em sau này đi làm trở lại không phải tập cho con bú bình nữa.

Dù không ăn tinh bột nhưng mỗi ngày chị dư được khoảng 1,1 lít sữa.

Mình cũng muốn nhấn mạnh thêm rằng các mẹ muốn có nhiều sữa thì phải hiểu cơ chế hoạt động của tuyến sữa. Nếu bạn muốn trữ sữa cho con thì ngoài việc cho bé bú thường xuyên phải hút sữa và kích sữa để có nhiều sữa. Nếu không hút sữa ra thì cơ thể mẹ chỉ tiết đủ lượng sữa con cần thôi. Duy trì cữ hút 3 giờ mỗi lần sẽ tạo nhiều sữa, còn sữa không hút để lâu trong ngực sẽ tự tiêu dần. Thêm nữa sau mỗi lần hút, mình uống thêm một cốc nước ấm để bổ sung đủ nước cho cơ thể.

Còn về việc bảo quản dụng cụ hút sữa, mình thường để tất cả dụng cụ trong một chiếc hộp to, sau mỗi cữ hút lại cất vào tủ lạnh và cữ sau lại đưa ra hút. Cuối ngày mình mới rửa và tiệt trùng một lần. Nếu rửa cà tiệt trùng liên tục sau mỗi lần hút sẽ rất mất thời gian khiến mẹ mệt mỏi, Việc cất tủ lạnh mình nghĩ là đảm bảo an toàn.

Sữa dư nhiều như thế, chị đã bảo quản bằng cách nào?

Vì tủ lạnh quá chật nên hiện tại mình trữ vào tủ đông. Khi con được đầy tháng là lần đầu tiên mình đi tặng sữa cho các mẹ khác. Ngoài ra, mình còn để lại một ít cho bé con nhà mình dùng khi cần thiết.

Hơn 3 tháng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và còn dư khá nhiều sữa, vậy chị có gặp khó khăn gì không?

Hiện tại thì không có khó khăn gì, tuy nhiên có đợt mình cũng đã bị mất sữa, mỗi lần hút chỉ được 50ml, thậm chí có lúc còn không được giọt nào. Ngay sau đó mình đã áp dụng phương pháp kích sữa để lấy lại nguồn sữa dồi dào cho con. Mình cứ ngồi kiên trì hút chừng nửa tiếng mỗi lần và đều đặn trong 2 tuần là sữa lại bắt đầu về nhiều. Hiện tại, sau khi đã cho bé bú no nê, mỗi lần mình hút được 200ml sữa.

Giảm cân sau sinh bằng nước chanh loãng

Chị mới sinh bé được hơn 3 tháng mà đã lấy lại được vóc dáng thon gọn quá! Liệu có phải việc cho con bú và hút nhiều sữa giúp chị giảm cân nhanh?

Hút sữa và cho con bú đúng là cách giảm cân tốt nhất sau sinh. Trong thời gian mang thai, mình tăng 20kg. Lúc sinh bé là 74kg nhưng giờ mình chỉ còn 56kg thôi. Ngoài ra, có thể do mình không ăn tinh bột nữa nên cân cũng giảm nhanh và không bị tích mỡ bụng nhiều. Hơn 3 tháng mình không hề ăn một hạt cơm nào, chỉ chọn những thực phẩm giàu chất, uống vitamin và ăn rau xanh, canh, sữa mè đen.

Sau 3 tháng sinh con, chị Loan đã giảm được 18kg.

Con trai đầu của chị Loan đã được 3 tuổi.

Ngoài ra, chị có áp dụng phương pháp giảm cân, tập luyện nào khác không?

Buổi chiều, mình cũng hay đi bộ quanh biển để thư giãn gân cốt. Mình dành 1 giờ chiều mỗi ngày cho việc đi bộ.

Ngoài ra mình còn uống thêm nước mật ong pha loãng trước khi đi ngủ. Nước chanh cung cấp vitamin C và hạn chế béo bụng. Mình thường pha 1 trái chanh + 1 lít nước ấm và để tủ lạnh uống trong 2 ngày.

Chị dự định bao giờ sẽ cai sữa cho bé Sushi?

Chắc khi nào mình không còn sữa thì thôi. Mình nghĩ không có lý do gì để con cai sữa mẹ hết, trừ khi con không chịu bú nữa thôi.

Cảm ơn chị rất nhiều về những chia sẻ hữu ích này!

Xem thêm chủ đề Tin tức mẹ bầu

LÀM MẸNuôi dạy bé 1 tuổi trở lên

Chào các mẹ!Em sinh cháu được gần 2 tháng, em đã tích cực ăn móng giò, uống canh nhưng sữa vẫn không đủ cho con bú, cả ngày không thấy căng sữa, ngủ 4 tiếng mà vẫn không căng sữa. E thấy có người mách uống bia + sữa tươi mà cũng không tác dụng gì, hu hu.Mẹ nào có mẹo giúp sữa về nhanh và nhiều không ạ? Em xin cảm ơn!

Sau khi sinh, các mẹ thường cố gắng ăn rất nhiều loại thực phẩm để có sữa cho con. Tuy nhiên, lượng sữa mẹ được cung cấp cho bé thì lại rất ít mà mẹ lại có hiện tượng tăng cân. Vậy, lý do dẫn đến tình trạng này là gì? Cách khắc phục nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hiện nay, rất nhiều phụ huynh nghĩ rằng ăn càng nhiều thì lượng sữa cho bé sẽ càng tăng. Tuy nhiên, lại có nhiều mẹ bỉm sữa gặp phải tình trạng khi ăn nhiều thì chỉ mẹ tăng cân mà lượng sữa cho bé thì ít.

Tuy nhiên vấn đề nhiều sữa hay ít sữa sau sinh không chỉ được quyết định bởi việc mẹ ăn đủ hay ăn nhiều. Là một người mẹ cho con bú, bạn cần ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh, uống nhiều chất lỏng, không nên quá tập trung ăn vào một vài loại thực phẩm quá nhiều. Bởi nó vừa khiến bạn mất đi sự ngon miệng, dẫn đến chán ăn, thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Nên ăn đủ các loại thực phẩm ở 4 nhóm dinh dưỡng chính, bao gồm:

Carbohydrate – nhóm chất bột đường

Protein – nhóm chất đạm

Chất béo

Vitamin & khoáng chất

Ngoài dinh dưỡng ra, các yếu tố khác cần được đảm bảo để có đủ đến nhiều sữa cho con bú đó là:

1. Tinh thần căng thẳng, stress là nguyên nhân gây ức chế tuyến sữa hoạt động.

Cơ thể người mẹ tiết sữa từ tuyến sữa, rồi theo các ống dẫn sữa ra lối thoát ở đầu vú. Sự tiết sữa này chịu ảnh hưởng bởi 2 hormon là Prolactin và Oxytocin. KHi người mẹ bị stress, căng thẳng kéo dài sẽ làm 2 loại hormon này giảm xuống, kết quả là sữa mẹ ít dần đi, thậm chí kéo dài có thể gây mất sữa. Trong thực tế, đây là nguyên nhân khiến mẹ ít sữa sau sinh khá thường gặp nhưng lại hay bị bỏ qua.

2. Vấn đề nội tiết tố

Tuyến giáp điều chỉnh hormon của chúng ta, bao gồm cả các hormon sản xuất sữa. Nếu nó không hoạt động đúng, sự mất cân bằng nội tiết tố sẽ xảy ra và sau đó dẫn đến ít sữa hoặc mất sữa. Tốt nhất là gặp bác sĩ để tìm hiểu xem đó có phải là nguyên nhân gây ra vấn đề của bạn không?

Các mẹ cần xây dựng chế độ ăn lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ để tránh căng thẳng, mệt mỏi.

3. Trẻ sơ sinh bú không đúng cách, sai khớp ngậm.

Thông thường, bạn càng cho con bú nhiều thì cơ thể càng tạo ra nhiều sữa sữa hơn. Tuy nhiên nếu con ngậm sai khớp sẽ không hút được nhiều sữa đủ nhu cầu của bé mà còn khiến núm vú của mẹ bị tổn thương. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tăng tiết sữa mẹ. Nếu gặp phải trường hợp trên hãy liên hệ các cơ sở y tế để được hướng dẫn cho bé tập bú đúng khớp.

4. Lạm dụng ti bình

Nhiều mẹ có thói quen cho con ăn dặm thêm cả sữa công thức hoặc hút sữa mẹ cho con ti bình. Điều này sẽ làm con quen với núm ti bình mà bỏ búmẹ. Con ti mẹ sẽ giúp kích thích sữa về nhanh và nhiều nhất, khi ngắt sự kích thích này kéo dài thì lượng sữa cũng ngày càng giảm dần.

4. Dùng máy hút sữa sai cách.

Máy hút sữa sẽ giúp ích rất nhiều trong các trường hợp con có vấn đề về cấu tạo vòm họng không thể bú mẹ bình thường. Hoặc trong các trường hợp mẹ cần hút sữa cho con để đảm bảo lịch sinh hoạt. Tuy nhiên nếu hút sữa không đúng cữ 2 giờ - 3 giờ/lần, hoặc cứ khi nào căng tức mới hút… điều này khiến cơ thể giảm tiết sữa vì cơ thể không hiểu được nhu cầu sữa để đáp ứng.

6. Ăn phải những món ăn gây mất sữa.

Những loại thực phẩm như: Lá lốt, bạc hà, rau răm, măng, bắp cải, mướp đắng, đồ uống chứa cafein, đồ uống có ga và cồn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ... có thể gây ra tình trạng tắt sữa ở các mẹ. Dù một số thực phẩm cần tránh thì mẹ cũng nên ăn đủ nhóm dinh dưỡng và vitamin để cơ thể không bị thiếu hụt vi chất để luôn duy trì nguồn sữa tốt nhất cho bé nhé!

//afamily.vn/am-anh-an-nhieu-ma-van-it-sua-tiet-lo-them-nhung-nguyen-nhan-ma-rat-nhieu-me-sau-sinh-dang-gap-phai-20220324132341921.chn

Mẹ bất cẩn không chú ý, bé gái 3 tuổi cho em mình ăn đậu phộng khiến bé tím tái, khó thở và màn phẫu thuật gay cấn chỉ trong 10 phút

Video liên quan

Chủ đề