Tại sao bán chui cổ phiếu

Tối 11/1, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cho biết sẽ huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC hôm 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết. Lý do là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC không báo cáo, không công bố thông tin trước khi giao dịch.

Tại sao bán chui cổ phiếu

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC. Ảnh: Anh Tú

Nhằm giảm bớt rủi ro bất cân xứng thông tin trên thị trường, ngăn chặn các hành vi thao túng cổ phiếu, theo quy định, người vừa là lãnh đạo doanh nghiệp, vừa là cổ đông lớn như ông Quyết thuộc đối tượng phải công bố thông tin. Giả sử thông tin ông Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu được công bố rộng rãi ngày 5/1, trước ngày ông Quyết thực hiện bán, nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng và phản ứng trước khi giao dịch được thực hiện. Trong trường hợp này, nhiều nhà đầu tư có thể hạn chế mức thua lỗ vì đã nhanh chóng chốt lời trước khi ông Quyết bán ra.

Tuy nhiên, ở phía ông Quyết, nếu nhà đầu tư phản ứng mạnh thông qua việc chốt lời và khiến cổ phiếu giảm sàn, số tiền doanh nhân này thu về có thể ít hơn rất nhiều. Cụ thể, nếu thị giá rớt hết biên độ ba phiên 6-10/1 (ngày 8 và 9 rơi vào cuối tuần nên thị trường không giao dịch) thì giá cổ phiếu có thể chỉ còn 16.100 đồng. Số tiền ông Quyết thu được khi đó chỉ khoảng 1.200 tỷ đồng.

Việc thực hiện hủy giao dịch sẽ không khó khăn do giao dịch mới được xác lập nhưng chưa hoàn tất thanh toán bù trừ, bởi cơ chế áp dụng cho giao dịch chứng khoán hiện tại là T+2.

T+2, tức là, một giao dịch mua cổ phiếu FLC thực hiện vào phiên 10/1 thì tới 16h30 của ngày 12/1, giao dịch mới hoàn tất, cổ phiếu mới thực sự về tài khoản người mua.

Tài khoản của ông Quyết đã bị phong tỏa và giao dịch này đã bị Sở thông báo hủy bỏ từ ngày 11/1. Cũng theo thông báo của Sở, việc hủy bỏ chỉ liên quan đến giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu của ông Quyết, các giao dịch khác liên quan tới mã FLC trong phiên 10/1 vẫn giữ nguyên.

Chia sẻ với VnExpress, trưởng phòng nghiệp vụ một công ty chứng khoán đặt trụ sở tại TP HCM, nói việc hoàn lại tiền bắt buộc thực hiện trong hôm nay. Quy trình là Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) lập danh sách nhà đầu tư đã khớp lệnh đối ứng với giao dịch bán ra của ông Quyết trong phiên đầu tuần, sau đó thông báo cho công ty chứng khoán để tự xử lý trên hệ thống.

Lãnh đạo một số công ty chứng khoán khác sáng nay cho biết vừa nhận được danh sách này và sẽ lập tức huỷ giao dịch, hoàn lại tiền cho nhà đầu tư.

Tại sao bán chui cổ phiếu

Các cổ phiếu liên quan ông Trịnh Văn Quyết sáng 11/1 "nằm sàn", trắng bảng bên mua. 11/1 cũng là ngày đầu tiên bắt đầu áp dụng phong tỏa các tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Phương Đông

"Phản ứng của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) quyết liệt và kịp thời nhưng không thể khắc phục hết thiệt hại", tổng giám đốc một công ty chứng khoán đánh giá.

Theo vị này, các nhà đầu tư đã khớp lệnh đối ứng với ông Quyết sẽ không bị thiệt hại, thậm chí có lợi bởi không chịu lỗ vì giá FLC giảm hơn 21% sau ba phiên giao dịch (tính theo tham chiếu phiên 10/1 so với giá hiện tại). Trong khi đó, đối tượng chịu thiệt đầu tiên là những nhà đầu tư không khớp đối ứng với 74,8 triệu cổ phiếu này mà khớp với những lệnh bán ra khác. Họ không được hoàn tiền, nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi thông tin này làm giá cổ phiếu đi xuống.

Đối tượng khác bị ảnh hưởng là các công ty chứng khoán bởi nếu là một giao dịch bình thường thì họ sẽ nhận được phí mua bán 0,1-0,35%.

Tổng giá trị bán của ông Quyết trong phiên 10/1 có thể đạt hơn 1.400 tỷ nếu tính theo giá trung bình, hoặc 1.800 tỷ đồng nếu tính theo mức giá trần. Với con số này, mức phí trung bình của các công ty chứng khoán thu về có thể đạt hơn 6 tỷ đồng.

"Chúng tôi đang chờ hướng xử lý tiếp theo của SSC và HoSE để xem công ty chứng khoán và nhà đầu tư tham gia phiên giao dịch 10/1 có được bồi thường không, vì luật đã quy định nếu cá nhân nào gây thiệt hại thì phải bồi thường", vị này nói thêm.

Còn với những nhà đầu tư khác giao dịch trong phiên 10/1, tổng cộng hơn 60 triệu cổ phiếu FLC nằm ngoài giao dịch của ông Quyết đã được sang tay. Những nhà đầu tư này cho tới nay đã chịu khoản lỗ hơn 20%.

Nhưng không phải chỉ có người mua phiên 10/1 bị ảnh hưởng. Những nhà đầu tư mua cổ phiếu FLC ở vùng giá cao, nếu không thoát hàng trong hai phiên gần đây, thì tài khoản đa phần đã chuyển từ lãi sang lỗ.

Một nhà đầu tư "ôm" FLC ở vùng giá 2x, cho biết đã lỗ 9% nhưng không có khả năng cắt lỗ vì mã FLC đang trong tình trạng "trắng bảng bên mua". Sự việc Chủ tịch FLC "bán chui" cổ phiếu, rồi quyết định xử phạt của Ủy ban chứng khoán diễn ra quá nhanh, khiến họ không kịp phản ứng lại.

"Với gần 40 triệu cổ phiếu FLC đang treo bán sàn, dù có đặt lệnh cũng không thể khớp. Mức lỗ hiện tại là không thể xác định bởi không biết tới khi nào mới có lực mua trở lại", nhà đầu tư này chia sẻ.

Việc hủy giao dịch với một trường hợp không công bố thông tin là điều chưa có tiền lệ trên thị trường Việt Nam. Nhưng nội dung này đã được quy định trong Quy chế hoạt động của HoSE.

Khoản 2, Điều 22 của quy chế này cho biết, trong trường hợp giao dịch đã được xác lập vi phạm quy định giao dịch hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các nhà đầu tư hoặc toàn bộ giao dịch trên thị trường, Sở có thể công nhận hoặc hủy bỏ giao dịch sau khi báo cáo Ủy ban chứng khoán.

Quy mô và mức độ ảnh hưởng của giao dịch ngày 10/1 có thể cũng là lý do để cơ quan quản lý xem xét áp một biện pháp nặng tay.

Cuối phiên 10/1, cổ phiếu FLC từ mức tăng trần 24.100 đồng giảm sàn còn 20.950 đồng chỉ trong thời gian ngắn, sau đó nhích nhẹ lên và đóng cửa tại 21.150 đồng. Khối lượng sang tay trong phiên này lên đến 134,96 triệu cổ phiếu, cao kỷ lục từ khi doanh nghiệp này niêm yết vào năm 2013.

    Đang tải...

  • {{title}}

Minh Sơn - Phương Đông

Mua bán chui cổ phiếu là một cụm từ được các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam sử dụng khi nói đến hiện tượng chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng hoặc những người liên quan (người nội bộ của doanh nghiệp, bố mẹ đẻ, vợ, chồng, con...) mua, bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch trước theo quy định.

Cụ thể, khoản 1 Điều 33 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định người nội bộ trong công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng phải công bố thông tin như sau:

Người nội bộ phải công bố thông tin, báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết) trước và sau khi thực hiện giao dịch.

Trong đó, giá trị giao dịch dự kiến trong ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc giá trị giao dịch dự kiến trong từng tháng có mệnh giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc giá trị chuyển nhượng nếu là quyền mua cổ phiếu, quyền mua trái phiếu chuyển đổi... kể cả không thực hiện chuyển nhượng thông qua hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán.

Thời gian công bố thông tin là trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch ít nhất 03 ngày làm việc, người nội bộ có nghĩa vụ công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu ban hành kèm Thông tư số 96/2020/TT-BTC.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất giao dịch hoặc kết thúc thời hạn dự kiến giao dịch, người nội bộ phải công bố thông tin về kết quả giao dịch và giải trình nguyên nhân không thực hiện/không thực hiện hết khối lượng giao dịch đã đăng ký (nếu có).

Ngoài ra, theo Điều 16 Luật Chứng khoán năm 2019, khi cổ đông công ty đại chúng muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng thì phải đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trừ trường hợp:

- Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần.

- Bán cổ phiếu theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, theo quyết định của Trọng tài hoặc khi phá sản, mất khả năng thanh toán...

Như vậy, có thể hiểu, nếu cổ đông công ty hoặc người nội bộ bán cổ phiếu nhưng không thông báo và công bố thông tin, đăng ký giao dịch với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thì sẽ bị coi là bán chui cổ phiếu.  

Bán chui cổ phiếu bị phạt thế nào?

Như phân tích ở trên, việc người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, người có liên quan của người nội bộ không công bố dự kiến giao dịch cổ phiếu theo quy định là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP phạt tiền hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch theo giá trị cổ phiếu giao dịch thực tế tính theo mệnh giá như sau:

STT

Giá trị của giao dịch

Mức phạt tiền

1

Từ 50 - dưới 200 triệu đồng

05 - 10 triệu đồng

2

Từ 200 - dưới 400 triệu đồng

10 - 20 triệu đồng

3

Từ 400 - dưới 600 triệu đồng

20 - 40 triệu đồng

4

Từ 600 - dưới 01 tỷ đồng

40 - 60 triệu đồng

5

Từ 01 - dưới 03 tỷ đồng

60 - 100 triệu đồng

6

Từ 03 - dưới 05 tỷ đồng

100 - 150 triệu đồng

7

Từ 05 - dưới 10 tỷ đồng

150 - 250 triệu đồng

8

Từ 10 tỷ đồng trở lên

3 - 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế

Nếu hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao hơn mức phạt tối đa thì bị phạt mức tối đa là 03 tỷ đồng với tổ chức và 1,5 tỷ đồng với cá nhân.

Như vậy, căn cứ vào giá trị của giao dịch mua bán cổ phiếu trái luật nêu trên, người vi phạm có thể bị phạt đến 1,5 tỷ đồng nếu là cá nhân và đến 03 tỷ đồng nếu là tổ chức.

Đáng nói thêm, việc thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu chui sẽ có rất nhiều rủi ro với:

- Nhà đầu tư nhỏ lẻ bởi thường những cổ phiếu này là thuộc dạng đầu cơ, lướt sóng...

- Các công ty chứng khoán cho vay margin các cổ phiếu này bởi sau khi bị công bố mức phạt, có thể thấy giá trị của các loại cổ phiếu này thường có xu hướng giảm mạnh. Do đó, các công ty chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Trên đây là giải thích sơ bộ về bán chui cổ phiếu là gì? Bán chui cổ phiếu bị phạt thế nào? Nếu còn thắc mắc các vấn đề khác liên quan mà bài viết chưa nêu cụ thể, độc giả có thể liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Cổ phiếu là gì? Những điều cần biết trước khi đầu tư cổ phiếu