Tại sao bị cước chân

Thời tiết Miền Bắc vào mùa đông thường rất lạnh khiến nhiều người hay bị bệnh cước chân tay, nhất là những người thường xuyên phải lao động ngoài trời, hoạt động chân tay tiếp xúc với cái lạnh nhiều. Vậy nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh cước chân tay như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cước chân tay

Chân tay bị cước là do vùng da bên ngoài bị tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh và bị kích thích trong một khoảng thời gian dài cũng có thể do tuần hoàn máu kém hoặc người có tính chịu lạnh kém làm cho vùng da sinh co thắt, rối loạn tuần máu dẫn đến sự thiếu oxy nên gây ra tổn thương mô. 

Biểu hiện của bệnh cước tay

Triệu chứng của bệnh cước chân tay

Bệnh cước chân tay có một số triệu chứng cơ bản như sau:

  • Các ngón chân, ngón tay bị đỏ hết lên, có cảm giác rất ngứa, rát khó chịu.
  • Những vùng bị cước có khi còn xuất hiện thêm các mụn nước, để lâu có thể gây nhiễm trùng dẫn đến bị lở loét.

Biểu hiện của bệnh cước chân

Cách phòng tránh bệnh cước chân tay

Phòng bệnh cước chân tay vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần giữ ấm chân tay bằng cách đi tất, đeo găng tay để giữ ấm cơ thể khi đi ra ngoài trời. Tuy nhiên với những người có tính chịu lạnh kém thì dù có đi tất hay đeo găng tay cũng không làm cơ thể ấm hơn được. Chính vì thế các bạn có thể sử dụng thêm thiết bị sưởi ấm hỗ trợ như túi chườm đa năng, bồn massage ngâm chân hay ủng sưởi ấm chân để hỗ trợ thêm, giúp phòng tránh bệnh cước chân tay cực kỳ hiệu quả. 

Túi chườm đa năng Thiên Thanh giữ nhiệt lâu từ 5 - 6 tiếng mới hết nóng

Túi chườm đa năng có tác dụng sưởi ấm đôi bàn chân và bàn tay hiệu quả, khi chân tay tiếp xúc với hơi ấm sẽ giúp làm ấm toàn bộ cơ thể và giúp da mềm hơn nên không bị cước chân tay.

Bồn massage ngâm chân thường sử dụng nước nóng để massage sẽ cung cấp độ ẩm cho da, đồng thời dưới đáy chậu còn có thêm đèn hồng ngoại giúp lưu thông máu tốt nên không bị co thắt da, khiến da luôn mềm mại.

Bồn ngâm massage chân Max-641C thúc đẩy vòng tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết tốt

Ủng ủ ấm chân sử dụng lớp lông mịn ở bên trong vừa giữ nhiệt, vừa có chức năng massage theo phương pháp hiện đại giúp giữ cho đôi chân của bạn luôn khỏe mạnh, lưu thông máu tốt, không bị nứt nẻ.

Ủng làm ấm đôi chân FWS hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau ngày dài làm việc căng thẳng

Ngoài ra, bạn còn có thể phòng bệnh cước chân tay theo những cách sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, da....
  • Không nên tiếp xúc trực tiếp nhiều với các chất tẩy rửa như nước rửa bát, bột giặt, nước lau nhà... mà nên đeo găng tay để bảo vệ trước khi tiếp xúc.
  • Không nên tiếp xúc với nước quá lạnh. Nếu bị cước, khi tắm nên sử dụng các loại sữa tắm có tác dụng làm mềm da, giữ ẩm cho da để làm giảm đi cơn ngứa.
  • Thường xuyên tập thể dục để giúp cho việc lưu thông máu dễ dàng hơn.
  • Trước khi đi ngủ lên ngâm chân, tay vào nước ấm có gừng khoảng 15 - 30 phút.
  • Hạn chế uống nhiều rượu bia, thuốc lá.

>> Xem thêm: Mùa đông nên uống nước gì tốt cho sức khỏe?

Cách chữa cước chân tay

  • Lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước và thêm chút muối. Sau đó ngâm chân và tay vào khoảng 30 phút. Ngày nào cũng làm như vậy, sau một thời gian sẽ đỡ dần và khỏi hẳn.
  • Thoa một chút dung dịch rượu anh đào (loại nhẹ) lên vùng chân, tay bị cước để làm dịu đi cơn ngứa, rát và dùng sau một thời gian sẽ hết.
  • Gừng tươi thái lát mỏng, sau đó dùng sát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm 1 đến 2 lần. Làm liên tục trong vòng 1 tuần.

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng lựa chọn và sử dụng sản phẩm của META.vn. Với mục tiêu "Luôn giành khó khăn phiền phức về mình để thỏa mãn khách hàng", chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để cung cấp cho khách hàng sự phục vụ tốt nhất. Nếu Quý khách có nhu cầu mua túi chườm, bồn matxa chân chất lượng, giá tốt vui lòng liên hệ theo số hotline dưới đây. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm bài viết liên quan:

Gửi bình luận

Xem thêm: chăm sóc sức khỏe

Bệnh cước là bệnh khá quen thuộc đối với rất nhiều người. Đặc biệt là những người sống ở khu vực có khí hậu lạnh. Như ở các tỉnh phía Bắc, vào cuối đông đầu xuân thời tiết thường lạnh ẩm. Vào thời gian này, bị cước ở tay, chân là điều khó tránh nếu không lưu ý chăm sóc da. Mặc dù bệnh cước phần lớn không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại tạo cảm giác khó chịu, và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy làm sao để tránh mắc bệnh cước? Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh cước là gì?

Bệnh cước (Chilblains) là tình trạng viêm các mạch máu nhỏ của da. Tạo nên các vùng da bị đổi màu (đỏ, xanh tím, trắng), sưng lên, phồng rộp và gây ngứa. Tình trạng này xảy ra ở các vị trí tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đặc biệt là đầu ngón tay và chân thường dễ mắc. Hai yếu tố thời tiết lạnh và tuần hoàn kém được xem là yếu tố dẫn đến bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và người già, những người ít vận động sống trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm. Đối với trẻ em, bệnh chỉ tái phát vào mùa đông trong vài năm, sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn. Ở người già, bệnh có xu hướng nặng lên trừ khi tránh được các yếu tố khởi phát. Ngoài ra, nữ giới có nhiều khả năng bị cước hơn nam giới.

Trong vòng một đến ba tuần, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu chỗ viêm có tình trạng nhiễm trùng sẽ phải cần được điều trị.

2. Nguyên nhân gây bệnh cước?

Mặc dù nguyên nhân gây nên bệnh cước vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng này được cho rằng có liên quan mật thiết đến phản ứng của cơ thể với môi trường lạnh, ẩm.

Hệ thống tuần hoàn của cơ thể bao gồm các động mạch, tĩnh mạch, mao mạch mang máu đến mọi tế bào và hệ thống này nhạy cảm với nhiệt độ.

Tại sao bị cước chân

Trong điều kiện nóng bức

Trong điều kiện nóng bức, cơ thể sẽ mở rộng các mạch máu gần da để nhiệt có thể tỏa vào không khí, từ đó làm mát cơ thể.

Trong điều kiện lạnh

Khi gặp lạnh, chúng sẽ co lại để bảo tồn nhiệt độ cơ thể. Sự co thắt này có thể gây tổn thương các chi, gây nên các biểu hiện của bệnh cước. Điều này thường xảy ra sau vài giờ tiếp xúc cái lạnh.

Các biểu hiện này sẽ trở nên tồi tệ hơn với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ví dụ như khi đi vào một nơi ấm áp sau khi ở ngoài trời lạnh nhưng làm nóng bàn chân lạnh quá nhanh.

Bằng cách đặt chân sát cạnh lò sưởi hoặc sử dụng chai nước nóng lăn trực tiếp vào chân, cũng sẽ làm bệnh nghiệm trọng thêm. Thay vào đó, nên làm ấm toàn bộ cơ thể.

Những người sống ở khác khu vực có khí hậu lạnh khắc nghiệt thường ít mắc bệnh cước hơn. Điều này là do ở vùng khí hậu khô, độ ẩm thấp, người dân có sự chuẩn bị về lối sống và quần áo chống lạnh tốt hơn.

Các yếu tố khác làm tình trạng bệnh nặng hơn:

Tại sao bị cước chân
Biểu hiện bệnh cước
  • Trong gia đình từng có người bị bệnh tương tự.
  • Bệnh mạch máu ngoại biên: do đái tháo đường, hút thuốc, tăng mỡ máu.
  • Thiếu cân, suy dinh dưỡng ( ví dụ do chán ăn, tâm thần…).
  • Thay đổi nội tiết tố, bệnh có thể cải thiện khi mang thai.
  • Bệnh mô liên kết: hiện tượng Raynaud (có thễ dẫn đến lở loét), xơ cứng bì. Đặc biệt là Lupus ban đỏ.
  • Rối loạn tủy xương.
  • Ngoài ra, mặc quần áo mang giày quá bó sát trong thời tiết lạnh, ẩm ướt.

3. Biểu hiện của bệnh?

Các tổn thương da thường xảy ra sau vài giờ tiếp xúc với lạnh. Vị trí thường ở trên các ngón tay hoặc ngón chân, một số ít bị ở mũi, tai, lòng bàn chân, bắp chân, đùi và mông. Thời gian khỏi trong vòng một đến ba tuần hoặc khi thời tiết ấm hơn.

Các biểu hiện bao gồm:

  • Các nốt, mảng da sưng đỏ và ngứa.
  • Cảm giác nóng rát trên da.
  • Da khô dẫn đến nứt nẻ.
  • Màu da thay đổi từ đỏ sang tím xanh, kèm theo đau.
  • Trường hợp nặng có thể phồng rộp, mụn mủ, loét da.
    Tại sao bị cước chân
    Biểu hiện của bệnh?

4. Cần được đến khám bác sĩ khi nào?

Bệnh cước thông thường sẽ tự khỏi trong vài tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp có mụn nước có thể gây ra các biến chứng như: loét và nhiễm trùng. Cơn đau sẽ ngày càng nghiêm trọng hoặc các biểu hiện bệnh không giảm sau một đến hai tuần. Lúc này, bạn cần đến khám bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp.

Nếu các triệu chứng bệnh kéo dài đến các tháng có khí hậu trở nên ấm hơn, bạn cũng cần nên đến cơ sở y tế để loại trừ khả năng mắc bệnh khác. Những người có bệnh kèm theo như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, v.v., việc chữa trị có thể kéo dài và cần chăm sóc đặc biệt hơn.

5. Làm sao để chẩn đoán bệnh cước?

Bệnh cước được chẩn đoán dựa trên khai thác quá trình bệnh và thăm khám là chính. Điều kiện mắc bệnh thường là những người có biểu hiện tổn thương da phù hợp. Bệnh liên quan đến tiếp xúc lạnh, đặc biệt là ở các vị trí ngón tay, ngón chân, mũi, tai. Các xét nghiệm như sinh thiết da thường không cần thiết. Trong một vài trường hợp các xét nghiệm chỉ nhằm mục đích hỗ trợ tìm ra các bệnh tìm ẩn khác kèm theo.

6. Điều trị và cách phòng ngừa bệnh cước như thế nào?

6.1. Điều trị:

Bệnh cước đáp ứng kém với thuốc điều trị. Để giảm triệu chứng có thể dùng kem bôi corticoid vào các vết ngứa và sưng trong vài ngày. Tuy nhiên, phần lớn các biểu hiện bệnh sẽ giảm mà không cần sử dụng thuốc. Trong trường hợp bệnh có kèm theo tình trạng nhiễm trùng, sử dụng kháng sinh dạng bôi hoặc dạng uống tùy mức độ nặng.

Việc dùng thuốc giãn mạch như nifedipine, có mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý các tác dụng phụ của nifedipine như nóng bừng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, phù ngoại biên.

Ngoài ra các biện pháp không sử dụng thuốc sau đây có thể thực hiện tại nhà. Nhằm giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu của bệnh:

  • Nhẹ nhàng giữ ấm vùng da ảnh hưởng, không cần xoa bóp, chà xát hoặc chườm nóng trực tiếp.
  • Tránh tiếp xúc lạnh bất cứ khi nào có thể.
  • Giữ cho vùng da bị cước khô ráo và ấm, nhưng tránh ngồi quá gần các nguồn nhiệt.
  • Đảm bảo làm sạch tổn thương bằng chất sát trùng và băng nhẹ, mỏng để tránh nhiễm trùng.
  • Tránh trầy xước, không gãi vào vết thương.
  • Ngưng hút thuốc, vì thuốc lá ảnh hưởng lưu thông mạch máu làm chậm lành vết thương.

6.2. Cách phòng ngừa:

Tại sao bị cước chân
Cách phòng ngừa

Bệnh cước không khó phòng ngừa với nhiều phương pháp được áp dụng. Tập trung chủ yếu nhất vào việc giảm thiểu việc tiếp xúc lạnh và giữ ấm toàn bộ cơ thế, bao gồm:

  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
  • Giữ ấm và khô ráo cho tay, chân, mặt. Cần lưu ý lau thật khô cơ thể sau tắm.
  • Khi đi ra ngoài trong thời tiết lạnh, hạn chế tối đa phần da lộ ra ngoài, mang găng tay và giày dép chống thấm nước, có thể mặc nhiều lớp quần áo sẽ tăng hiệu quả giữ ấm hơn một áo dày.
  • Ngâm tay vào nước ấm trong vài phút, sau đó giữ ấm trong vài giờ.
  • Giữ cho nhà ở và nơi làm việc có không khí ấm áp, thoải mái.
  • Khi thời tiết lạnh, lựa chọn môn thể thao trong nhà để giữ cho cơ thể được ấm.
  • Ngừng hút thuốc vì chất nicotine có trong thuốc lá gây co mạch.
  • Hạn chế các chất gây co mạch như caffeine.

Bài viết đưa đến một số kiến thức và cách phòng ngừa bệnh cước. Tuy rằng bệnh không ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng nhưng cần lưu ý các biểu hiện nặng hơn của bệnh. Có thể kịp thời đến bác sĩ thăm khám, tránh được các biến chứng không mong muốn. Điều quan trọng là giữ ấm cho cơ thể nhất là các vị trí dễ mắc bệnh và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lạnh. Mong rằng các bạn có thể áp dụng được các cách trên đây để ngăn ngừa bệnh cước dễ dàng hơn.