Tại sao bị đau đầu thường xuyên

Hay bị đau đầu là triệu chứng của bệnh gì? Đau đầu là triệu chứng rất thường gặp, có thể là do căng thẳng, thiếu ngủ hoặc cũng có thể là do tác động của những bệnh lý nguy hiểm như xuất huyết màng nhện hay u não.

Đau đầu không phải là một triệu chứng đáng lo. Tuy nhiên, nếu cơn đau đầu diễn ra dai dẳng, thường xuyên, đặc biệt còn đi kèm với các triệu chứng khác thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy băn khoăn không biết tình trạng đau đầu của mình là triệu chứng của bệnh gì? Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hay bị đau đầu là triệu chứng của bệnh gì thường gặp để có cách can thiệp và xử lý hiệu quả.

Hay bị đau đầu là triệu chứng của bệnh gì?

Đau đầu là triệu chứng rất thường gặp và có thể là triệu chứng của các bệnh từ nhẹ đến nặng như:

– Đau đầu do các bệnh lý nghiêm trọng:

  • Sự hình thành bất thường của các mạch máu não (dị dạng mạch máu não)
  • Viêm não
  • U não
  • Xuất huyết dưới màng nhện
  • Xuất huyết não
  • Viêm tắc tĩnh mạch não
  • Chấn thương đầu
  • Bệnh não mô cầu
  • Đột quỵ
  • Huyết khối tĩnh mạch não

– Đau đầu do các bệnh lý nhẹ và ít nghiêm trọng:

  • Lạm dụng thuốc giảm đau
  • Tăng huyết áp
  • Viêm xoang
  • Viêm tai giữa
  • Viêm nướu và các bệnh nha khoa
  • Tăng nhãn áp
  • Mất nước
  • Cúm
  • Đau dây thần kinh (do bị kích thích hoặc tổn thương), đau dây thần kinh liên quan đến bệnh zona
  • Thiếu máu

Hay bị đau đầu là triệu chứng của bệnh gì? Đau đầu do bệnh lý còn được xếp vào nhóm đau đầu thứ phát. Và đa phần, triệu chứng này sẽ đi kèm với các dấu hiệu như:

  • Đau đột ngột, rất dữ dội
  • Cổ cứng và sốt cao trên 40°C
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Chảy máu mũi
  • Ngất xỉu
  • Chóng mặt hoặc mất thăng bằng
  • Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi thay đổi tư thế
  • Nhìn mờ hoặc xuất hiện ảo giác
  • Mặt ngứa ran
  • Yếu hoặc tê một bên cơ thể
  • Đi lại khó khăn
  • Gặp vấn đề về thính giác
  • Đau cơ hoặc khớp
  • Co giật
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Sưng ở mặt hoặc đầu
  • Đau và nhức gần thái dương

Ngoài ra, bạn cũng cần cẩn thận nếu:

  • Tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên sau 50 tuổi
  • Đau đầu dữ dội bất thường
  • Đau đầu tăng khi ho hoặc cử động
  • Đau đầu kèm theo đau mắt đỏ
  • Đau đầu sau khi ngã hoặc va chạm
  • Tình trạng đau đầu làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Xuất huyết dưới màng nhện và u não là 2 bệnh lý nguy hiểm có triệu chứng đặc trưng là tình trạng đau đầu. Đối với tình trạng xuất huyết dưới màng nhện, các cơn đau đầu thường rất dữ dội đi kèm với nôn, lú lẫn hoặc hôn mê. Trong khi với bệnh u não, triệu chứng đau đầu thường khởi phát từ từ tăng dần, đặc biệt là lúc nửa đêm và gần sáng. Ở giai đoạn đầu, bạn có thể chỉ bị đau đầu nhưng ở giai đoạn muộn, đau đầu có thể đi kèm với các triệu chứng buồn nôn, mờ mắt, co giật, liệt nửa người, lú lẫn…

Đau đầu cũng có thể là do các yếu tố từ môi trường và thói quen sinh hoạt…

Hay bị đau đầu là triệu chứng của bệnh gì? Thực tế, hay bị đau đầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nhưng đôi khi cũng có thể chỉ là do tác động của một số yếu tố như:

  • Thay đổi thời tiết
  • Các tác động từ môi trường như ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu, âm thanh to hoặc mùi mạnh
  • Uống rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ
  • Ăn một số loại thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn có chứa nitrat và bột ngọt (MSG)
  • Thiếu ngủ, ngủ quá nhiều hoặc thay đổi thói quen ngủ
  • Đi, đứng hoặc ngồi sai tư thế
  • Thường xuyên lo lắng, căng thẳng
  • Bỏ bữa

Đa phần, triệu chứng đau đầu do những nguyên nhân này thường là đau đầu nguyên phát – tình trạng não bộ hoạt động quá mức hoặc có các vấn đề trong cấu trúc. Cơn đau có thể từ mạch máu ở đầu và cổ, các mô bao quanh não và các dây thần kinh. Đau đầu nguyên phát thường có các loại:

  • Đau căng đầu: Mức độ từ nhẹ đến vừa, có cảm giác như có một dải băng quấn chặt quanh đầu, xuất hiện ở cả hai bên đầu, đôi khi kèm theo cứng cơ ở cổ và vai.
  • Đau nửa đầu: Đau dữ dội, dồn dập, mức độ từ vừa đến nặng, chỉ xuất hiện ở 1 bên đầu và thường kèm theo rối loạn thị giác.
  • Đau từng cơn: Cơn đau đột ngột và dữ dội, thường khu trú ở một bên mắt hoặc một bên đầu, xảy ra khoảng 15 phút đến 3 giờ mỗi ngày hoặc vài lần mỗi ngày trong khoảng thời gian vài tuần.

Nên làm gì khi bị đau đầu?

Hay bị đau đầu là triệu chứng của bệnh gì? Đau đầu là triệu chứng của nhiều bệnh nhưng cũng rất hay bị bỏ qua do quá thường gặp và nhiều người chỉ nghĩ đây là bệnh vặt. Tuy nhiên, bạn cần cảnh giác với các biểu hiện của bệnh đau đầu.

Nếu cơn đau đầu ngày càng dữ dội với mức độ tăng dần thì bạn cần cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đau đầu do bệnh lý. Bạn nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, tránh tự ý dùng thuốc. Đối với các bệnh lý thần kinh não bộ, việc dùng thuốc bừa bãi sẽ để lại hậu quả lâu dài.

Nếu chỉ bị đau đầu nhẹ, thoáng qua và không đi kèm với những triệu chứng khác, bạn có thể dùng:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc giảm đau theo toa
  • Thuốc điều trị các bệnh lý cụ thể, chẳng hạn như chứng đau nửa đầu.

Ngoài việc dùng thuốc, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị đau đầu dưới đây theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Châm cứu
  • Liệu pháp hành vi nhận thức
  • Thiền

Một số bằng chứng cho thấy bạn có thể bị đau nửa đầu nếu thiếu hụt magie. Dù chưa có bằng chứng khẳng định nhưng việc dùng 400–500 mg magie oxit mỗi ngày được cho là có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau.

Nếu bạn thường bị nhức đầu và vẫn chưa tìm được lời giải đáp hay bị đau đầu là triệu chứng của bệnh gì, bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp điều trị và ngăn ngừa đau đầu tại nhà như:

  • Chườm nóng hoặc lạnh cho khu vực đầu hoặc cổ nhưng tránh để nhiệt độ quá cao hoặc chườm đá trực tiếp lên da
  • Khắc phục và hóa giải stress bằng cách giảm áp lực công việc, cố gắng giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, nghỉ ngơi thường xuyên…
  • Ăn đủ bữa với chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học, chú ý duy trì lượng đường trong máu ổn định.
  • Ngủ đủ giấc bằng cách duy trì các thói quen đi ngủ và giữ cho phòng ngủ mát mẻ, tối, yên tĩnh.
  • Tập thể dục thường xuyên, nhất là các bài tập như yoga, thiền, đi bộ, dưỡng sinh, khí công… để tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng.
  • Hạn chế uống rượu và uống nhiều nước.

Hy vọng thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng thường xuyên đau nhức đâu và hay bị đau đầu là triệu chứng của bệnh gì để biết cách điều trị cũng như ngăn ngừa nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bệnh đau đầu hết sức phổ biến và xảy ra ở mọi độ tuổi, mọi giới tính hay nghề nghiệp. Tuy nhiên có một số nhóm người có nguy cơ bị đau đầu cao hơn. Đau đầu cũng có nhiều dạng bệnh với các nguyên nhân và biểu hiện khác nhau. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tình trạng đau đầu là gì?

Đau đầu được xem là các cơn đau diễn ra ở vùng đầu và mặt. Cơn đau có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy đau ở một vị trí nhất định hoặc cơn đau lan rộng ra khắp vùng đầu. Có một số trường hợp đau ở vùng cổ trên cũng được xếp vào nhóm tình trạng đau đầu.

Mặc dù mọi nhóm tuổi và giới tính đều có thể gặp tình trạng đau đầu, tuy nhiên có một số nhóm người có nguy cơ bị đau đầu cao hơn, bao gồm:

Có người thân ruột thịt trong gia đình mắc bệnh đau đầu, đặc biệt đau nửa đầu.

Dùng nhiều những chất kích thích, gây hại thần kinh như bia, rượu cà phê, thuốc lá…

Nữ giới: Các cơn đau nửa đầu dễ xảy ra với phụ nữ hơn so với nam giới do có sự thay đổi về hormone sinh dục nữ. Vì vậy, chị em dễ bị đau đầu vào thời kì kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh, mãn kinh.

Thường xuyên bị áp lực, căng thẳng, suy nghĩ nhiều.

Công việc hàng ngày đòi hỏi phải làm việc liên tục với máy tính, người làm các công việc thường xuyên phải đứng, ngồi cùng 1 tư thế, sai tư thế, mang vác nặng…

Các cơn đau nửa đầu dễ xảy ra với phụ nữ hơn so với nam giới do có sự thay đổi về hormone sinh dục nữ.

2. Các nguyên nhân gây đau đầu nguyên phát

Nhóm căn nguyên này chiếm đại đa số trong các nguyên nhân gây đau đầu, thậm chí chiếm tới 90%. Đây là nhóm nguyên nhân không xuất phát từ bệnh lý thực thể nào, và không do tổn thương ở não bộ. Các mạch máu và dây thần kinh xung quanh hộp sọ và các cơ ở vùng đầu cổ là yếu tố phổ biến tác động dẫn đến chứng đau đầu nguyên phát.

2.1. Bệnh đau đầu do vận mạch, căng cơ:

Đây là nhóm bệnh đau đầu nguyên phát phổ biến gồm có các dạng như: Đau nửa đầu Migraine, đau đầu do căng cơ, đau đầu theo từng cụm. Ngoài ra còn có các dạng khác như đau đầu khi hoạt động gắng sức, đau vào lúc ngủ, đau nửa đầu liên tục…

2.2. Bệnh đau đầu do di truyền:

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau đầu, nhất là bệnh đau nửa đầu. Nếu trong gia đình có thành viên bị đau nửa đầu, những người khác, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên cũng đễ mắc phải bệnh này. Đặc biệt, có đến 70% các trường hợp con cái của gia đình có cả hai bố mẹ đều bị đau nửa đầu cũng sẽ mắc chứng bệnh này.

2.3. Thói quen xấu, stress, tính chất công việc, thời tiết:

Các thói quen hoặc tâm trạng tiêu cực trong đời sống hàng ngày, hay môi trường và thời tiết cũng là tác nhân dẫn đến đau đầu nguyên phát, chẳng hạn như:

Thường xuyên ngồi, nằm hay đứng ở tư thế bất lợi như cúi, nghẹo cổ… sẽ tác động lên mắt, cổ, lưng dễ dẫn đến đau đầu. Thay đổi giờ giấc, thói quen trong sinh hoạt (ăn ngủ. vận động).

Sử dụng nhiều đồ uống chưa thành phần cồn hay caffein như rượu, bia, cà phê…

Môi trường, điều kiện sinh hoạt bất lợi: nhiều ánh sáng chói gắt,  nhiều tiếng ồn mạnh

Thay đổi thời tiết.

Tâm lý căng thẳng, buồn phiền, lo lắng.

Thường xuyên ngồi, nằm hay đứng ở tư thế bất lợi như cúi, nghẹo cổ… sẽ tác động lên mắt, cổ, lưng dễ dẫn đến đau đầu.

3. Nhóm nguyên nhân thứ phát gây đau đầu

Nhóm nguyên nhân thứ phát gây đau đầu là do những bệnh lý mà người bệnh mắc phải. ĐÓ là những căn bệnh như:

Bệnh lý về hệ thần kinh: bệnh về mạch máu não, bệnh ở màng não (viêm màng não…), u não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, hay do chấn thương sọ não,

Bênh lý toàn thân: nhiễm độc nhiễm khuẩn cấp tính, sốc nhiệt (do nắng nóng)

Bệnh lý nội khoa:  bệnh về tuyến nội tiết, các bệnh về tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, chứng thiếu máu…

Các bệnh khác như bệnh cơ xương khớp, răng miệng, mắt, tai mũi họng…

Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân gây đau đầu

Thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh là điều mà mỗi người cần làm khi nhận thấy xuất hiện chứng đau đầu thường xuyên, nghỉ ngơi vẫn đau hoặc đau cấp tính nhưng không rõ nguyên nhân.

Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh bằng các phương pháp:

Chẩn đoán lâm sàng: Hỏi tiền sử bệnh của người đến khám, tiền sử bệnh lý gia đình, hỏi người bệnh các đặc điểm của cơn đau như mức độ đau, tần suất xảy ra cơn đau, thời gian mỗi lần đau. Cùng với đó là việc quan sát, áp dụng các kỹ thuật khám chuyên khoa nội thần kinh.

Chẩn đoán cận lâm sàng: Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm cần thiết như: CHụp MRI não, chụp CT não, chụp X-quang hộp sọ, chụp X-quang xoang và chụp cột sống cổ, đo điện não đồ, đo lưu huyết não, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…. để có kết luận chính xác về căn bệnh đau đầu gặp phải cũng như nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh. Từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc phù hợp.

Điều trị đau đầu bằng cách nào?

Nếu cơn đau do một bệnh lý nào đó gây ra, phương pháp điều trị sẽ tập trung vào giải quyết bệnh lý gây đau đầu.

Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc phù hợp. Tình trạng đau căng đầu thường đáp ứng tốt với thuốc giảm đau không kê đơn nhưng cần theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng. Với những cơn đau đầu thường xuyên hoặc nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các thuốc đặc hiệu.

ĐỒng thời, người bệnh cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tạo môi trường yên tĩnh, trong lành, thoải mái, thoáng đãng khi làm việc và sinh hoạt. Đặc biệt cần cân bằng tâm lý, tránh tâm trạng tiêu cực bằng cách xem phim nhẹ nhàng với thời gian vừa. phải, nghe nhạc nhẹ, vẽ tranh, đi dạo…

Video liên quan

Chủ đề