Tại sao bị nghẹt mũi kéo dài

Ngạt mũi là tình trạng hốc mũi bị tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Triệu chứng đi kèm với ngạt mũi thường là đau đầu, chảy nước mũi, hắt hơi,... Chữa ngạt mũi cần dựa vào nguyên nhân để có kết quả tốt.

1. Các nguyên nhân điển hình dẫn đến ngạt mũi

Ngạt mũi có thể do các nguyên nhân sau:

1.1. Cảm lạnh, cảm cúm

Nếu bạn bị ngạt mũi cùng các dấu hiệu khác như đau họng, hắt hơi, ho và có thể sốt, thì rất có thể bạn đã bị cảm lạnh, cảm cúm.

Ngạt mũi là tình trạng hốc mũi bị tắc nghẽn, không thể hô hấp bình thường

Thông thường, nếu do cảm lạnh, bạn chỉ cần ủ ấm cơ thể, triệu chứng ngạt mũi sẽ giảm. Nếu do cảm cúm, bệnh thường khỏi sau 7 - 10 ngày và tình trạng ngạt mũi cũng sẽ hết.

1.2. Viêm xoang

Viêm xoang sẽ làm tăng tiết dịch, gây cản trở đường hô hấp và ngạt mũi. Tình trạng ngạt mũi sẽ nặng nề hơn ở tư thế nằm. Nếu bị viêm xoang, ngoài ngạt mũi, bạn có xuất hiện một số dấu hiệu khác như đau đầu, người mệt mỏi, đau nhức hai hốc mắt.

1.3. Viêm amindan

Dây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ngạt mũi, nhất là ở trẻ em.

1.4. Dị tật mũi

Các dị dạng ở mũi như polyp mũi, khối u, lệch vách ngăn mũi cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp ở mũi, gây ngạt mũi.

1.5. Viêm mũi dị ứng

Nhiều người bị dị ứng với các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa, thức ăn,... Khi tiết xúc với các dị nguyên này sẽ gây ra các phản ứng của cơ thể như viêm mũi, ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,...

Viêm mũi dị ứng gây ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,...

1.6. Dị vật trong mũi

Dị vật trong mũi gây bít tắc đường thở, gây viêm, phù nề và dẫn tới ngạt mũi. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ nhỏ bởi trẻ con thường hiếu động, thường nhét đồ chơi hoặc vật thể lạ vào mũi.

1.7. Căng thẳng thần kinh

Thần kinh bị căng thẳng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ngạt mũi.

Ngoài ra, một số yếu tố làm tình trạng ngạt mũi ngày càng trầm trọng hơn là:

  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại.

  • Không vệ sinh mũi thường xuyên.

  • Ăn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

  • Bổ sung lượng nước cho cơ thể không đủ.

2. Ngạt mũi khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng ngạt mũi kéo dài không giảm, kèm theo các dấu hiệu sau thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:

  • Ngạt mũi kéo dài trên 1 tuần.

  • Dịch mũi có màu xanh đục, vàng và hôi.

  • Đau vùng xoang.

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Lúc này, can thiệp y tế là điều cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của bạn.

Nếu tình trạng ngạt mũi kéo dài không giảm, kèm theo các dấu hiệu sốt, đau đầu thì bạn nên đi khám

3. Hướng dẫn cách chữa ngạt mũi tại nhà hiệu quả

Nếu ngạt mũi do bệnh lý, cần điều trị bệnh lý thì mới giảm tình trạng ngạt mũi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách chữa ngạt mũi sau tại nhà để giảm sự khó chịu của triệu chứng này.

3.1. Massage

Đây là cách đơn giản nhất để giảm sự khó chịu của ngạt mũi. Cách làm như sau:

  • Massage điểm giữa lông mày giúp giảm áp lực xoang và ngăn ngừa tình trạng niêm mạc bị khô.

  • Để việc hỉ mũi dễ dàng hơn, bạn có thể day, massage hai bên cánh mũi.

  • Để hỗ trợ giảm sưng các mao mạch, bạn có thể massage điểm giữa môi trên và mũi. Khi mao mạch bớt sưng, đường thở sẽ thông thoáng hơn, giảm tình trạng ngạt mũi hiệu quả.

3.2. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, tốt nhất là nước muối ấm để tăng hiệu quả. Việc nhỏ nước muối vào mũi sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, tăng độ ẩm cho xoang và giảm viêm cách mạch máu ở mũi, từ đó triệu chứng ngạt mũi cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.

3.3. Xông hơi

Xông hơi sẽ giúp dịch nhầy trong xoang loãng hơn, đồng thời giảm viêm. Cách làm rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị một chậu nước nóng, để tăng thêm hiệu quả bạn có thể cho thêm sả, gừng, lá tía tô,...

  • Trùm kín đầu bằng khăn để cơ thể hít hơi nóng được nhiều hơn.

  • Xông trong khoảng 15 phút và mỗi tuần xông khoảng 3 lần.

Kiên trì đều đặn theo cách này, tình trạng ngạt mũi của bạn sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, bạn cần chú ý để không bị bỏng khi xông hơi.

3.4. Dùng khăn ấm

Cách này thực hiện rất đơn giản:

  • Dùng khăn sạch nhúng vào nước nóng. Có thể cho thêm sả, gừng, tía tô,... vào nước nóng để tăng hiệu quả.

  • Vắt khô khăn và đắp lên vùng sống mũi.

  • Khi khăn hết nóng, tiếp tục làm lại thao tác trên trong vòng 5 - 6 lần và thực hiện hàng ngày.

3.5. Uống nhiều nước

Việc bổ sung đủ lượng nước trong cơ thể sẽ giúp dịch nhầy trong mũi loãng hơn, từ đó dễ dàng tống chúng ra ngoài bằng động tác hỉ mũi. Ngoài ra, cơ thể đủ nước cũng sẽ làm giảm áp lực xoang và giảm kích ứng ở mũi. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước ép hoa quả, nước ép rau củ.

3.6. Hỗ trợ chữa ngạt mũi bằng thảo dược

Các thảo dược hỗ trợ chữa ngạt mũi hiệu quả có thể kể đến là:

Gừng

Gừng có tính ấm và được sử dụng như một kháng sinh tự nhiên, giúp chống viêm hiệu quả, từ đó giảm tình trạng ngạt mũi. Bạn chỉ cần pha một vài lát gừng với nước nóng, để dễ uống hơn có thể cho thêm chú mật ong là đã có ly trà gừng thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Gừng có tính ấm và được sử dụng như một kháng sinh tự nhiên, giúp chống viêm hiệu quả, từ đó giảm tình trạng ngạt mũi

Bạc hà

Một ly nước ép bạc hà hoặc cho lá bạc hà vào nước nóng cũng có thể giúp bạn giảm triệu chứng ngạt mũi nhanh chóng.

Tỏi

Trong tỏi rất dồi dào hàm lượng allicin và scordinin, do đó, tỏi thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp cũng như chứng ngạt mũi. Bạn có thể ăn các món ăn có tỏi như rau xào tỏi hoặc uống tỏi mật ong.

Nếu tình trạng ngạt mũi nặng, do bệnh lý thì cần sử dụng đến thuốc để điều trị. Chú ý cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Để được thăm khám và chữa ngạt mũi tại MEDLATEC, bạn có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch trước, giảm thời gian chờ đợi.

Những phiền toái mà chứng nghẹt mũi gây ra hầu như ai cũng phải trải qua một vài lần trong đời. Rất hiếm có trường hợp triệu chứng này là bệnh nghiêm trọng gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu kéo dài có thể trở thành bệnh mạn tính và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày.

1. Sơ lược về chứng nghẹt mũi

nghẹt mũi hay tắc mũi là hiện tượng một bên hoặc cả hai bên mũi bị nghẹt do dịch nhầy hoặc niêm mạc mũi bị viêm sưng gây tắc nghẽn. Lớp niêm mạc lót bên trong hốc mũi chính là lớp màng lọc bụi hữu hiệu với hệ thống mạch máu cùng lớp lông chuyển động liên tục. Không khí đi vào mũi mang theo bụi bẩn, khô và lạnh sẽ được làm sạch, ấm, ẩm nhanh chóng rồi mới được di chuyển đến các cơ quan tiếp theo. Cũng chính vì vậy mà đây cũng là nơi dễ bị viêm nhiễm nhất nếu gặp bất kỳ tổn thương nào.

Không khí khô đi vào mũi là nguyên nhân của khá nhiều bệnh lý vì nó làm mũi khô lại, dịch mũi trở nên keo đặc, làm cho các tế bào hình sợi dính lại và gây nên nhiều triệu chứng khó chịu.

Nghẹt mũi là trình trạng một hoặc hai bên mũi bị nghẹt do dịch nhầy hoặc viêm sưng

2. Nghẹt mũi làm ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?

Viêm nhiễm cơ quan hô hấp

Một hoặc hai lỗ mũi đều bị bít sẽ khiến cho người bệnh hít thở khó khăn. Lúc này, nhiều trường hợp sẽ hít thở thông qua đường miệng. Tuy nhiên, không khí vào miệng đến các cơ quan không được lọc sạch bụi, khô và lạng vẫn có thể gây ra tổn thương đường hô hấp, viêm họng, viêm thanh quản, phế quản, phổi.

Ảnh hưởng giấc ngủ của người bệnh và những người xung quanh

Mũi bị nghẹt thường đi kèm với các triệu chứng như nước mũi chảy nhiều khiến người bệnh thường xuyên hít vào. Dịch nhầy chạm với không khí bên ngoài sẽ bị bẩn dẫn đến tình trạng viêm có thể nặng hơn. Mũi bị kích ứng dẫn đến sưng đỏ, hắt hơi liên tục, thở khò khè hoặc thở bằng miệng, ngáy khi ngủ. Người bệnh mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc cao, chóng mặt, xây xẩm,…

Mũi bị tắc có thể diễn ra nặng hơn vào buổi tối làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Tiếng thở khò khè kèm theo ngáy còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người xung quanh.

Ù tai

Tắc mũi kèm với chứng ù tai là biểu hiện thường gặp của tình trạng viêm sưng phù nề có mủ đọng. Dịch nhầy chứa mủ trở nên đặc cùng với các vùng bị viêm sưng là nguyên nhân làm tắc đường thông của mũi, tai.

Ảnh hưởng mắt

Mặc dù không nhiều nhưng nếu mũi bị nghẹt, viêm lâu ngày có thể ảnh hưởng lan sang mắt gây viêm tuyến lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt…

Ngoài ra việc tắc đường thở khiến cho việc lấy oxy khó khăn, cơ thể người bệnh trở nên chậm chạp, thiếu linh hoạt, đau đầu, không tập trung. Điều đó dẫn đến giảm hiệu quả và năng suất công việc, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.

Viêm mũi lâu ngày thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến mắt

3. Nguyên nhân nào dẫn đến nghẹt mũi?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi nhưng thường gặp và phổ biến nhất vẫn là:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: viêm mũi xoang , viêm họng cấp.

  • Dị ứng với các tác nhân như khói bụi, một số mùi, lông thú cưng, nấm mốc, vi trùng, vi khuẩn, phấn hoa, khói thuốc lá,… Đi kèm có thể là biểu hiện hắt hơi, phát ban, nổi mẩn đỏ.

  • Thời tiết thay đổi có lẽ là trường hợp dễ gặp nhất trong số các nguyên nhân. Những bất thường của thời tiết khiến cơ thể có những phản ứng để thích nghi. Khi thời tiết trở lại bình thường thì hầu hết các phản ứng cũng tự khỏi. Tuy nhiên, đối với người bị viêm xoang thì mũi sẽ vô cùng khó chịu và các triệu chứng sẽ dai dẳng hơn.

  • Một trong những biểu hiện điển hình của cảm cúm, cảm lạnh là tắc mũi. Thông thường bệnh do virus gây tổn thương đến đường hô hấp. Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày sẽ khỏi, chấm dứt các triệu chứng đi kèm.

  • Các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên phải kể đến như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm xoang,… đều gây tác động đến quá trình tiết dịch mũi gây tắc nghẽn mũi.

  • Các trường hợp như phụ nữ thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai thường đi kèm với tình trạng nghẹt mũi.

  • Môi trường sinh sống hoặc làm việc khô và lạnh cũng có thể được coi là một lý do. Hai yếu tố khô và lạnh gây kích thích niêm mạc mũi dẫn đến tình trạng chạy nhiều dịch làm tắc nghẽn mũi.

  • Khối u lành tính với tên gọi poly mũi xuất hiện bên trong xoang mũi hoặc một bên hốc mũi làm gián đoạn quá trình lưu thông ở mũi.

  • Ngoài ra còn có thể do lệch vách ngăn mũi, dị vật, chấn thương, tác dụng phụ của một số thuốc, thuốc xịt mũi, hay người hút thuốc lá, căng thẳng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Lệch vách ngăn mũi có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi

4. Làm gì để không phiền toái với chứng nghẹt mũi?

Một số biện pháp hiệu quả giúp bạn hạn chế được chứng tắc nghẽn mũi mà không cần phải đến cơ sở y tế như sau:

  • Vệ sinh mũi sạch sẽ và thường xuyên là một việc bạn phải làm hằng ngày chứ không nhất thiết khi có vấn đề về mũi mới thực hiện. Trường hợp bị viêm, sưng, có dịch mũi ứ đọng thì nên rửa với nước muối sinh lý hoặc cũng có thể là nước muối pha loãng. Sau khi vệ sinh thì dùng khăn ẩm lau sạch dịch ứ đọng. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ nhỏ giọt, ngửa mặt lên trời rồi nhỏ một vài giọt nước muối vào mũi sau đó hít vào. Cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà hay bạch đàn để rửa sâu đường mũi.

  • Cung cấp đầy đủ nước cơ thể cũng là một việc làm tất yếu hằng ngày. Đặc biệt nước cũng sẽ làm loãng dịch đường hô hấp và giảm tình trạng viêm, ức chế quá trình nhiễm trùng cũng như làm giảm các cơn đau rát họng.

  • Xông mũi với thảo dược là phương pháp thông mũi và giữ ấm không khí đi vào hiệu quả, đồng thời cũng làm sạch mũi. Bạn có thể xông với chanh, sả, ngải cứu, gừng, tinh dầu bưởi hoặc lá bạc hà,…

Xông mũi là phương pháp thông mũi hiệu quả

  • Dùng một chiếc khăn ấm đắp ngang hai mắt xuống gò má trong vài phút sẽ giữ ấm xoang mũi và giúp máu lưu thông dễ dàng.

  • Để dịch mũi lưu thông dễ dàng thì khi ngủ nên nằm gối cao hơn so với bình thường hoặc nằm nghiêng cho dễ thở.

  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung vitamin, nhất là B5, ăn nóng, uống nóng, uống nhiều nước ép,… là những phương pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa mật nước và giảm nghẹt mũi nhanh chóng.

Mọi phương pháp điều trị đều mang tính tương đối và hỗ trợ. Nếu bạn nghẹt mũi kéo dài và không khỏi dù thực hiện nhiều cách thì nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị sớm. Một gợi ý dành an toàn dành cho các vấn đề sức khỏe của bạn là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Hãy gọi ngay vào hotline: 1900 56 56 56 để được nhân viên của chúng tôi tư vấn kỹ hơn.