Tại sao bị xem là trẻ con

Hành hạ ngược đãi trẻ em là hành vi đối với một đứa trẻ nằm ngoài tiêu chuẩn hành xử và có nguy cơ gây tổn hại về thể chất hoặc tinh thần. Bốn loại hành vi ngược đãi thường được nhận thấy gồm: bạo hành thể xác, lạm dụng tình dục, bạo hành cảm xúc (bạo hành tâm lý) và bỏ rơi. Nguyên nhân ngược đãi trẻ em rất đa dạng và chưa hoàn toàn được hiểu rõ. Bạo hành và bỏ rơi thường liên quan đến thương tích cơ thể, sự chậm tăng trưởng và phát triển, và các vấn đề về tinh thần. Chẩn đoán dựa trên khai thác bệnh sử, khám thực thể, và đôi khi dựa vào các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Vấn đề quản lý trẻ bao gồm lập hố sơ và điều trị bất kỳ thương tích và các tình trạng cấp cứu về tinh thần và thể chất, báo cáo bắt buộc cho các cơ quan có thẩm quyền, và có thể nhập viện, nuôi dưỡng - chăm sóc để giữ cho trẻ an toàn.

Năm 2018, 4,3 triệu báo cáo về hành vi ngược đãi trẻ em bị cáo buộc với Trung tâm Bảo vệ Trẻ em (CPS) ở Hoa Kỳ với khoảng 7,8 triệu trẻ em. Khoảng 2,4 triệu bản báo cáo này đã được điều tra chi tiết và khoảng 678.000 trẻ em bị bạo hành đã được xác định. Nhìn chung, cả hai giới đều bị ảnh hưởng như nhau, nhưng trẻ em trai thường bị lạm dụng về thể chất hơn. Trẻ càng nhỏ, tỷ lệ trở thành nạn nhân càng cao.

Khoảng 3/5 báo cáo tới Trung tâm Bảo vệ Trẻ em được thực hiện bởi các chuyên gia được ủy quyền báo cáo về ngược đãi (ví dụ: các nhà giáo dục, cán bộ thực thi luật pháp, nhân viên dịch vụ xã hội, chuyên gia pháp lý, nhà cung cấp dịch vụ giữ trẻ ban ngày, nhân viên y tế hoặc chăm sóc sức khoẻ tâm thần).

Trong số các trường hợp được chứng minh ở Mỹ vào năm 2018, 60,8% chỉ liên quan đến việc bỏ bê (bao gồm cả việc bỏ bê y tế), 10,7% chỉ liên quan đến lạm dụng thể chất và 7% chỉ liên quan đến lạm dụng tình dục. Nhiều trẻ em (15,5%) là nạn nhân cùng lúc của nhiều loại bạo hành.

Thủ phạm tiềm năng được định nghĩa hơi khác nhau ở các bang khác nhau của Hoa Kỳ, nhưng nói chung, để được coi là lạm dụng, hành động phải được thực hiện bởi một người chịu trách nhiệm về phúc lợi của trẻ. Vì vậy, cha mẹ và những người thân khác, những người sống trong nhà của đứa trẻ thỉnh thoảng có trách nhiệm, giáo viên, tài xế xe buýt, nhân viên tư vấn, v.v. có thể là thủ phạm. Những người không liên quan thực hiện bạo lực đối với trẻ em mà họ không có liên hệ hoặc trách nhiệm (ví dụ như trong các vụ xả súng ở trường học) đều phạm tội hành hung, giết người, v.v. nhưng không phạm tội ngược đãi trẻ em.

  • 1. Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, Cục Quản lý Trẻ em và Gia đình, Cục Quản lý Trẻ em, Thanh niên và Gia đình, Cục Trẻ em: Ngược đãi trẻ em 2018 (2020). Có tại web site Văn phòng Trẻ em.

Khá thường gặp các hình thức ngược đãi khác nhau xảy ra trên cùng một trẻ. 4 hình thức chính bao gồm

  • Bạo hành thể xác

  • Lạm dụng tình dục

  • Bạo hành cảm xúc

  • Bỏ rơi

Việc cố ý ngụy tạo, làm sai lệch hoặc phóng đại các triệu chứng y tế ở trẻ dẫn đến các can thiệp y tế có thể gây hại được coi là một hình thức lạm dụng (lạm dụng trong cơ sở y tế).

Bạo hành thể xác là người chăm sóc gây ra tổn hại về thể chất hoặc tham gia vào các hành động tạo ra nguy cơ cao gây tổn hại. Sự tấn công của người không phải là người chăm sóc hoặc có trách nhiệm với đứa trẻ (ví dụ như một tay súng trong một vụ bắn súng trường học) không được xếp vào bạo hành. Các hình thức cụ thể bao gồm lắc, dốc ngược, đánh đập, cắn và đốt (ví dụ, bằng hơi nóng hoặc dí vào thuốc lá). Lạm dụng là nguyên nhân phổ biến nhất gây chấn thương vùng đầu nặng ở trẻ nhũ nhi. Ở trẻ chập chững biết đi, chấn thương bụng cũng phổ biến.

Trẻ nhũ nhi và trẻ mới biết đi là đối tượng dễ bị bạo hành nhất bởi vì các giai đoạn phát triển mà đứa trẻ trải qua có thể gây bực bội cho người chăm sóc (ví dụ như khóc thét nhiều giờ, giờ ngủ không phù hợp, đại tiểu tiện). Nguy cơ nhóm này còn cao hơn nữa khi nhóm tuổi này không thể tường thuật hoặc báo cáo tình trạng bị báo hành. Nguy cơ bạo hành giảm hơn trong những năm đầu trẻ đi học.

Lạm dụng tình dục không bao gồm các trò chơi giới tính, ở đó các hành động tiếp xúc gần của trẻ cùng lứa tuổi hoặc chạm vào vùng sinh dục của nhau mà không có sức ép hoặc ép buộc. Các hướng dẫn phân biệt các hành vi này thay đổi theo từng tiểu bang, nhưng nói chung sự chạm vào vùng sinh dục xảy ra giữa những người có độ > 4 tuổi (theo thời gian hoặc trong sự phát triển về thể chất hoặc tinh thần) được coi là không phù hợp.

Việc bạo hành cảm xúc gây ra những tổn hại về cảm xúc thông qua việc sử dụng các từ hoặc hành động. Các hình thức cụ thể bao gồm nhạo báng một đứa trẻ bằng cách la hét hoặc hét lên, bác bỏ làm giảm khả năng và thành tích của đứa trẻ, hăm dọa và khủng bố bằng các mối đe dọa, và cổ xúy hoặc làm hư hỏng khi khuyến khích các hành vi sai trái hoặc phạm pháp. Bạo hành cảm xúc cũng có thể xảy ra khi những lời nói hoặc hành động bị bỏ qua hoặc từ chối, về bản chất trở thành bỏ mặc cảm xúc (ví dụ, bỏ qua hoặc từ chối trẻ hoặc cô lập chúng khi tương tác với các trẻ khác hoặc người lớn).

Bỏ rơi là việc không cung cấp hoặc đáp ứng các nhu cầu cơ bản về cảm xúc, giáo dục, phát triển thể chất và y tế của trẻ. Bỏ rơi khác với lạm dụng ở chỗ nó thường xảy ra mà không có ý định gây hại.

Các loại bỏ rơi khác nhau có thể được định nghĩa là

  • Bỏ mặc sự phát triển của trẻ, bao gồm việc không cung cấp đầy đủ thức ăn, quần áo, nhà ở, giám sát và bảo vệ khỏi những nguy hại có thể xảy ra.

  • Bỏ rơi cảm xúc là không cung cấp tình cảm hoặc tình yêu hoặc các hình thức hỗ trợ tinh thần khác.

  • Việc bỏ rơi về mặt giáo dục là việc không ghi danh cho đứa trẻ đi học, không đảm bảo việc đi học, hoặc không cung cấp cho việc học ở nhà

  • Việc bỏ rơi y tế là không đảm bảo rằng một đứa trẻ được chăm sóc thích hợp hoặc các điều trị cần thiết cho các chấn thương hoặc rối loạn thể chất/tâm thần.

Tuy nhiên, việc không cung cấp dịch vụ chăm sóc phòng ngừa (ví dụ tiêm phòng, khám răng thường xuyên) thường không được xem là bị bỏ rơi.

Những sự xâm hại thân thể nghiêm trọng (ví dụ như đánh đập, đốt, gây bỏng) thường rõ ràng cấu thành sự bạo hành thể xác, nhưng với những mức độ thấp hơn, sự hành hạ thể xác và tinh thần, ranh giới giữa bạo hành và hành vi được xã hội chấp nhận khác nhau giữa các nền văn hoá khác nhau. Tương tự như vậy, một số thực hành văn hóa nhất định (ví dụ: cắt bộ phận sinh dục nữ Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ được thực hiện ở các khu vực của châu Phi (thường là miền bắc hoặc trung châu Phi), trung tâm của một số nền văn hoá. Nó cũng được thực hiện ở một số khu vực của Trung... đọc thêm ) là cực đoan đến mức chúng tạo thành lạm dụng ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị dân gian (ví dụ: đắp, giác hơi Ống giác Giác hơi ( một phương pháp thực hành dựa trên cơ thể và thao tác) được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Thử nếm được cho là làm tăng lưu lượng máu đến vị trí bôi, do đó giúp cải thiện... đọc thêm , thuốc đắp gây kích ứng) thường tạo ra các tổn thương (ví dụ như vết bầm tím, đốm xuất huyết, bỏng nhẹ) có thể làm mờ ranh giới giữa việc lạm dụng và thực hành văn hóa được chấp nhận.

Nói chung, lạm dụng có thể góp phần từ sự thất bại trong kiểm soát các xung đột của cha mẹ hoặc người chăm sóc. Một số yếu tố đóng góp.

Hoàn cảnh cá nhân và cá tính của cha mẹ có thể đóng một vai trò. Thời thơ ấu của cha mẹ thiếu tình cảm và sự ấm áp, có thể không có lợi cho sự phát triển của lòng tự trọng hoặc sự trưởng thành về mặt tình cảm, và trong nhiều trường hợp, cũng trải qua các hình thức ngược đãi khác. Cha mẹ ngược đãi có thể nhìn thấy con của họ như là một nguồn ảnh hưởng không giới hạn và vô điều kiện và kì vọng ở đứa trẻ những điều mà họ không bao giờ nhận được. Do đó, họ có thể có những kỳ vọng không thực tế về những gì mà con cái của họ có thể cung cấp cho họ, họ dễ dàng bị nản lòng và khó kiểm soát, và họ có thể không có khả năng cung cấp những gì họ chưa bao giờ trải nghiệm. Việc sử dụng ma túy hoặc rượu có thể gây ra các hành vi bốc đồng và không kiểm soát đối với con của họ. Rối loạn tâm thần của cha mẹ cũng làm tăng nguy cơ ngược đãi.

Những đứa trẻ hay kích động, đòi hỏi, hoặc hiếu động có thể gây ra những áp lực lên bố mẹ, cũng như trẻ khuyết tật thường phụ thuộc nhiều hơn so với trẻ phát triển bình thường. Đôi khi tình cảm mạnh mẽ không phát triển giữa cha mẹ và con cái. Sự thiếu liên kết này thường xảy ra với trẻ sơ sinh non tháng hoặc trẻ nhẹ cân bị cách ly với cha mẹ sớm, hoặc những trẻ không cùng huyết thống (ví dụ, con riêng), làm tăng nguy cơ bị lạm dụng.

Tình huống căng thẳng có thể gây ra sự ngược đãi, đặc biệt là khi những người thân, bạn bè, hàng xóm không có sự hỗ trợ tinh thần cần thiết.

Bạo hành thể xác, bạo hành cảm xúc, và bỏ rơi cũng liên quan đến nghèo đói và tình trạng kinh tế xã hội thấp. Tuy nhiên, tất cả các loại bạo hành, bao gồm lạm dụng tình dục, đều có thể xảy ra trên nhiều nhóm kinh tế xã hội. Nguy cơ lạm dụng tình dục gia tăng ở trẻ em có nhiều người chăm sóc hoặc người chăm sóc có nhiều bạn tình.

Bỏ rơi thường là kết quả từ sự kết hợp của các yếu tố như cha mẹ nghèo, kỹ năng đối phó căng thẳng kém, hệ thống gia đình không hỗ trợ, và hoàn cảnh cuộc sống căng thẳng. Bỏ rơi thường xảy ra ở các gia đình nghèo khổ gặp phải những căng thẳng về tài chính và hoàn cảnh sống, đặc biệt là những người mà cha mẹ cũng mắc bệnh tâm thần không được điều trị (trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt), lạm dụng ma túy hoặc rượu, hoặc có năng lực trí tuệ hạn chế. Trẻ em ở các gia đình có bố mẹ độc thân có thể có nguy cơ bị bỏ rơi do có thu nhập thấp hơn và ít nguồn lực sẵn có hơn.

Các triệu chứng và dấu hiệu của ngược đãi trẻ em

Triệu chứng và dấu hiệu phụ thuộc vào tính chất và thời gian của việc bạo hành hoặc bỏ rơi.

Bạo hành thể xác

Tổn thương da là phổ biến và có thể bao gồm

  • Dấu tay hoặc dấu vân tay hình bầu dục gây ra bởi tát hoặc cái bắt giữ và lắc

  • Những vết bầm máu dài, theo dải gây ra do dây thắt.

  • Những vết thâm tím nhỏ, hình cung do roi đánh

  • Nhiều vết bỏng nhỏ, tròn do ngọn thuốc lá gây ra

  • Bỏng đối xứng chi trên hoặc chi dưới, hoặc bỏng ở mông do chấn thương có chủ ý

  • Dấu cắn

  • Da dày lên hoặc vết sẹo ở các góc của miệng gây ra bởi bịt miệng

  • Rụng tóc, tóc có độ dài khác nhau, gây ra bởi việc kéo tóc

Gãy xương có nhiều dấu hiệu của lạm dụng thể chất bao gồm các tổn thương ở hành xương cổ điển, gãy xương sườn và gãy mỏm gai. Gãy xương thường liên quan nhất đến lạm dụng thể chất bao gồm gãy xương sọ, gãy xương dài và gãy xương sườn. Ở trẻ em < 1 tuổi, khoảng 75% trường hợp gãy xương là do người khác gây ra.

Sự lú lẫn và các dấu hiệu thần kinh khu trú có thể xuất hiện với chấn thương ở hệ thần kinh trung ương. Không quan sát thấy các tổn thương ở đầu không loại trừ tổn thương não do chấn thương, đặc biệt ở trẻ bị rung lắc. Những trẻ sơ sinh này có thể bị hôn mê hoặc li bì do chấn thương não nhưng không có dấu hiệu thương tổn rõ rệt (thường gặp xuất huyết võng mạc) hoặc có thể có các dấu hiệu không đặc hiệu như bỏ bú và nôn mửa. Chấn thương nội tạng bên trong ngực hoặc vùng bụng/vùng khung chậu cũng có thể xảy ra mà không có dấu hiệu rõ ràng.

Trẻ em bị lạm dụng thường rất sợ hãi và kích thích và ngủ kém. Họ có thể có các triệu chứng trầm cảm Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên Rối loạn trầm cảm được đặc trưng bởi nỗi buồn hoặc khó chịu nghiêm trọng hoặc dai dẳng, đủ để ảnh hưởng đến chức năng hoặc gây ra phiền toái đáng kể. Chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh và thăm khám... đọc thêm , căng thẳng sau chấn thương Các rối loạn stress cấp tính và sau chấn thương (ASD và PTSD) ở Trẻ em và vị thành niên Chứng rối loạn stress cấp tính (ASD) và chứng rối loạn stress sau chấn thương (PTSD) là những phản ứng với các sự kiện chấn thương. Các phản ứng liên quan đến những suy nghĩ xâm nhập hoặc những... đọc thêm tăng phản ứng, hoặc lo lắng Tổng quan các rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành niên Các rối loạn lo âu được đặc trưng bởi sự sợ hãi, lo lắng, hay kinh hãi làm suy giảm rất nhiều khả năng hoạt động bình thường và điều đó là không cân xứng với hoàn cảnh hiện tại. Lo âu có thể... đọc thêm . Đôi khi những nạn nhân bị lạm dụng có những triệu chứng tương tự như rối loạn tăng động/giảm chú ý Tăng động giảm chú ý (ADD, ADHD) Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một hội chứng bao gồm không chú ý, hiếu động thái quá và hấp tấp, bốc đồng. 3 dạng ADHD chủ yếu là giảm chú ý, tăng động/bốc đồng, và kết hợp cả hai dạng... đọc thêm (ADHD) và được chẩn đoán nhầm lẫn với rối loạn đó. Hành vi bạo lực hoặc tự sát có thể xảy ra.

Lạm dụng tình dục

Trong phần lớn trường hợp, trẻ em không tự tiết lộ tình trạng lạm dụng tình dục và hiếm khi biểu hiện các dấu hiệu hành vi hoặc thể chất về lạm dụng tình dục. Nếu làm dụng được tiết lộ, nó thường muộn, đôi khi vài năm. Trong một số trường hợp, có thể xuất hiện những thay đổi đột ngột hoặc cực đoan trong hành vi. Sự hung hăng hoặc buông bỏ có thể phát triển, cũng như là ám ảnh hoặc rối loạn giấc ngủ. Một số trẻ em bị lạm dụng tình dục có hành vi không phù hợp về giới tính so với độ tuổi của chúng.

Dấu hiệu thể chất của lạm dụng tình dục liên quan đến sự xâm hại có thể bao gồm

  • Khó khăn khi đi bộ hoặc ngồi

  • Bầm tím hoặc rách quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, hoặc miệng

  • Âm đạo tiết dịch, chảy máu, hoặc ngứa

Các biểu hiện khác liên quan nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, và mang thai. Trong vòng vài ngày sau khi bị lạm dụng, khám xét bộ phận sinh dục, hậu môn, và miệng có thể bình thường, nhưng người khám có thể tìm thấy tổn thương lành hoặc những thay đổi kín đáo.

Bạo hành cảm xúc

Ở thời kỳ nhũ nhi, bạo hành cảm xúc có thể làm giảm xúc cảm và giảm sự quan tâm đến môi trường. Tình trạng này thường dẫn đến thất bại trong việc phát triển và thường bị chẩn đoán nhầm lẫn với khuyết tật trí tuệ hoặc bệnh lý phát triển. Sự phát triển chậm kỹ năng xã hội và ngôn ngữ thường là kết quả từ việc kích thích và tương tác của cha mẹ không phù hợp. Trẻ em bị lạm dụng tình cảm có thể không an toàn, lo lắng, nghi ngờ, hời hợt trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, thụ động, và quá quan tâm đến sự hài lòng của người lớn. Trẻ em bị bỏ rơi có thể có lòng tự trọng rất thấp. Trẻ em bị khủng bố hoặc bị đe dọa có thể có biểu hiện sợ hãi và buông bỏ. Tác động cảm xúc lên trẻ thường trở nên rõ ràng ở tuổi đi học, khi những khó khăn phát triển trong sự hình thành mối quan hệ với giáo viên và bạn bè. Thông thường, các tác động của cảm xúc chỉ được chú ý sau khi đứa trẻ đã được đặt ở một môi trường khác hoặc sau khi những hành vi sai trái giảm đi và được thay thế bởi những hành vi dễ chấp nhận hơn. Trẻ em bị kích động có thể phạm tội hoặc lạm dụng rượu và/hoặc ma túy.

Bỏ rơi

  • 1. Pierce MC, Kaczor K, Aldridge S, et al: Bruising characteristics discriminating physical child abuse from accidental trauma. Pediatrics 125(1):67–74, 2010. doi: 10.1542/peds.2008-3632

  • Chỉ số nghi ngờ cao (ví dụ: bệnh sử không khớp với kết quả khám thực thể hoặc các kiểu chấn thương không điển hình)

  • Câu hỏi mở, hỗ trợ

  • Đôi khi cần xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh

  • Báo cáo với cơ quan chức năng để điều tra thêm.

Đánh giá chấn thương và thiếu hụt dinh dưỡng được thảo luận ở các phần khác trong CẨM NANG. Phát hiện hành vi ngược đãi cũng như nguyên nhân có thể gặp khó khăn và phải giữ một chỉ số nghi ngờ cao. Theo khuynh hướng xã hội, lạm dụng được cho là ít hơn với trẻ em sống trong hộ gia đình có 2 phụ huynh với mức thu nhập ít nhất là trung bình. Tuy nhiên, bạo hành trẻ em có thể xảy ra với bất kể thành phần gia đình hay tình trạng kinh tế xã hội nào.

Đôi khi các câu hỏi trực tiếp cung cấp câu trả lời. Trẻ em bị ngược đãi có thể mô tả các sự kiện và thủ phạm, nhưng một số trẻ em, đặc biệt là những trẻ đã bị lạm dụng tình dục, có thể giữ bí mật, bị đe doạ, hoặc chấn thương đến nỗi họ không muốn nói về sự lạm dụng (và thậm chí có thể phủ nhận lạm dụng khi được hỏi cụ thể). Một bệnh sử bao gồm cả lịch sử các sự kiện nên được hỏi từ trẻ và người chăm sóc trẻ trong một môi trường thoải mái. Câu hỏi mở (ví dụ: "Bạn có thể cho tôi biết chuyện gì đã xảy ra?") đặc biệt quan trọng trong những trường hợp này bởi vì câu hỏi có hoặc không (ví dụ: "Cha có làm điều này không?", "Ông ấy có chạm vào bạn ở đây không?") có thể dễ dàng tạo ra một bệnh sử không đúng ở trẻ nhỏ.

Thăm khám bao gồm việc quan sát các tương tác giữa đứa trẻ và người chăm sóc khi có thể. Hồ sơ về bệnh sử và khám thực thể phải toàn diện và chính xác nhất có thể, bao gồm cả việc ghi lại các trích dẫn chính xác từ bệnh sử và hình ảnh của chấn thương.

Thông thường nó không rõ ràng sau đánh giá ban đầu cho dù bạo hành đã xảy ra. Trong những trường hợp như vậy, yêu cầu báo cáo bắt buộc về nghi ngờ lạm dụng cho phép các cơ quan chức năng tiến hành điều tra phù hợp; nếu đánh giá của họ xác nhận tình trạng bạo hành, can thiệp pháp luật và xã hội thích hợp có thể được thực hiện.

Cả bệnh sử và khám thực thể đều cung cấp những dấu hiệu cho thấy hành vi bị ngược đãi.

Các đặc điểm gợi ý bạo hành trong lịch sử

  • Sự gượng ép của cha mẹ hoặc không có khả năng đưa ra được bệnh sử của chấn thương đáng kể

  • Bệnh sử không phù hợp với thương tích (ví dụ, vết thâm tím trên mặt sau chân nhưng trẻ ngã về phía trước) hoặc giai đoạn giải quyết (ví dụ, các thương tích cũ được mô tả là gần đây)

  • Bệnh sử thay đổi tùy theo nguồn thông tin hoặc theo thời gian

  • Bệnh sử chấn thương không tương ứng với giai đoạn phát triển của đứa trẻ (ví dụ như chấn thương do lăn xuống giường khi trẻ còn quá nhỏ để lăn xuống, hoặc rơi xuống cầu thang ở trẻ còn quá nhỏ để bò)

  • Sự phản ứng không phù hợp của cha mẹ với mức độ nghiêm trọng của thương tích - hoặc quá quan tâm hoặc không quan tâm

  • Chậm trễ trong việc chăm sóc chấn thương

Các đặc điểm chính về bạo hành khi thăm khám

  • Chấn thương không điển hình

  • Thương tích không tương ứng với bệnh sử đã nêu

Các thương tích ở trẻ em do ngã thường đơn độc và xuất hiện ở trán, cằm, hoặc miệng hoặc mặt trước của các chi, đặc biệt là khuỷu tay, đầu gối, cẳng chân và cẳng chân. Những vết bầm tím trên mông và phần sau chân rất hiếm khi do ngã. Các gãy xương ngoài gãy xương đòn, gãy xương chày (trẻ mới tập đi) và gãy đoạn xa xương quay (Colles), ít gặp hơn ở những tư thế ngã điển hình trong khi chơi hoặc ngã cầu thang. Không có gãy xương nào là bệnh lý của lạm dụng, nhưng các tổn thương ở hành xương cổ điển, gãy xương sườn (đặc biệt là cung sau xương sườn và xương sườn thứ nhất), và gãy lún hoặc gãy nhiều chỗ ở xương sọ (do bị cáo buộc là chấn thương nhẹ), gãy xương vai, gãy xương ức và gãy gai xương cần được lưu ý lạm dụng.

Bạo hành thể xác nên được xem xét khi một đứa trẻ không chịu đi hoặc ít nhất là đi men (ví dụ đi men với sự hỗ trợ của các vật trong môi trường) có thể bị chấn thương nghiêm trọng. Trẻ nhũ nhi có chấn thương dù nhẹ ở mặt cũng cần được đánh giá thêm. Trẻ nhỏ có thể trông bình thường mặc dù có chấn thương não nghiêm trọng và chấn thương đầu cấp cần chẩn đoán phân biệt với tất cả các trẻ có dấu hiệu li bì. Những gợi ý khác là có nhiều thương tích ở các giai đoạn khác nhau; tổn thương da với kiểu gợi ý các nguyên nhân chấn thương đặc biệt ( xem Bạo hành thể xác Bạo hành thể xác

Tại sao bị xem là trẻ con
); và thương tích lặp đi lặp lại, là gợi ý của bạo hành hoặc giám sát không đầy đủ.

Trẻ < 36 tháng (khuyến cáo trước đó là 24 tháng) với bạo hành thế xác có thể xảy ra nên cần được khảo sát hệ xương để xác nhận các tổn thương xương trước đó (gãy xương ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chữa bệnh hoặc can xương đối với xương dài). Các khảo sát hiếm khi được thực hiện trên trẻ em > 3 tuổi. Khảo sát chuẩn bao gồm các hình ảnh của

  • Xương chi: Cánh tay, cẳng tay, bàn tay, đùi, cẳng chân và bàn chân

  • Xương trục: Xương trục: lồng ngực (bao gồm sụn tiếp hợp), khung chậu, cột sống thắt lưng - cùng, cột sống thân và sọ

(Xem thêm hướng dẫn cập nhật hướng dẫn mới nhất để đánh giá y tế và chăm sóc trẻ em bị lạm dụng tình dục).

Bệnh lây truyền qua đường tình dục Bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục Các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), còn gọi là các bệnh nhiễm qua đường tình dục (STI), do nhiều vi sinh vật khác nhau về kích thước, chu kỳ sống, triệu chứng và sự nhạy... đọc thêm (2 Tài liệu tham khảo chẩn đoán Hành hạ ngược đãi trẻ em là hành vi đối với một đứa trẻ nằm ngoài tiêu chuẩn hành xử và có nguy cơ gây tổn hại về thể chất hoặc tinh thần. Bốn loại hành vi ngược đãi thường được nhận thấy gồm... đọc thêm

Tại sao bị xem là trẻ con
) ở trẻ < 12 tuổi nên được các thầy thuốc đặc biệt lưu ý về khả năng bị lạm dụng tình dục. Khi trẻ bị lạm dụng tình dục, những thay đổi về hành vi (ví dụ như kích thích, sợ hãi, mất ngủ) có thể là những dấu hiệu ban đầu duy nhất. Nếu nghi ngờ trẻ bị lạm dụng tình dục, khu vực quanh hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài phải được kiểm tra để chứng minh thương tích. Nếu nghi ngờ lạm dụng vừa xảy ra (≤ 96 giờ), cần phải thu thập bằng chứng pháp y bằng cách sử dụng một bộ dụng cụ phù hợp và xử lý theo các tiêu chuẩn pháp lý bắt buộc ( xem Xét nghiệm và thu thập chứng cứ Xét nghiệm và thu thập chứng cứ Mặc dù các định nghĩa về pháp luật và y tế có khác nhau, nhưng hiếp dâm thường được định nghĩa là sự xâm nhập qua miệng, hậu môn hoặc âm đạo bằng cách đe dọa hoặc dùng vũ lực đối với người không... đọc thêm ). Kiểm tra dùng nguồn ánh sáng mạnh đi kèm thiết bị soi cổ tử cung sẽ giúp cho các bác sĩ thu thập các tài liệu pháp lý liên quan.

Đánh giá tập trung vào quan sát toàn trạng và hành vi để xác định xem đứa trẻ có rối loạn liên quan đến việc phát triển bình thường hay không. Giáo viên và nhân viên công tác xã hội thường là người đầu tiên nhận ra trẻ bị bỏ bê. Bác sĩ có thể nhận thấy qua các lần trễ hẹn đi khám và lịch tiêm chủng không theo hẹn. Sao nhãng y tế có thể nguy hiểm đến tính mạng, bệnh mãn tính, như hen hoặc tiểu đường, có thể khiến số lần thăm khám tăng lên cùng sự không tuân thủ với phác đồ điều trị đã được đưa raị.

  • 1. Maguire SA, Watts PO, Shaw AD, et al: Retinal haemorrhages and related findings in abusive and non-abusive head trauma: A systematic review. Eye (Lond) 27(1):28–36, 2013. doi: 10.1038/eye.2012.213

  • Điều trị thương tích

  • Báo cáo cho cơ quan thích hợp

  • Xây dựng kế hoạch an toàn

  • Tư vấn và hỗ trợ gia đình

  • Đôi khi đưa ra khỏi nhà

Điều trị ban đầu đáp ứng các nhu cầu y tế khẩn cấp (kể cả các chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục) và sự an toàn trước mắt của đứa trẻ. Cần được giới thiệu đến bác sĩ nhi khoa chuyên về lạm dụng trẻ em để tư vấn. Trong cả hai tình huống lạm dụng và bỏ rơi, các gia đình nên được tiếp cận với sự giúp đỡ chứ không phải là trừng phạt.

Các bác sĩ và các chuyên gia khác tiếp xúc với trẻ em (ví dụ như y tá, giáo viên, nhân viên chăm sóc ban ngày, cảnh sát) bắt buộc phải báo cáo lại tình hình theo luật pháp ở tất cả các tiểu bang với các trường hợp nghi ngờ bị lạm dụng hay bỏ bê (xem Báo cáo bắt buộc ở trẻ bị lạm dụng và sao nhãng-). Mỗi bang đều có luật riêng. Công chúng được khuyến khích, nhưng không bắt buộc, để báo cáo các trường hợp nghi ngờ bị lạm dụng. Bất kỳ người nào báo cáo lạm dụng dựa trên các lý do hợp lý được miễn trừ khỏi trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Những báo cáo bắt buộc bị từ chối có thể bị phạt hình sự và dân sự. Các báo cáo được gửi tới Dịch Vụ Bảo Vệ Trẻ Em hoặc một cơ quan bảo vệ trẻ em thích hợp khác. Trong hầu hết các tình huống, các chuyên gia cần khuyến cáo với người chăm sóc rằng báo cáo được thực hiện theo yêu cầu luật pháp và rằng họ sẽ được liên lạc, phỏng vấn và thăm viếng. Trong một số trường hợp, chuyên gia có thể xác định rằng việc thông báo cho phụ huynh hoặc người chăm sóc trước khi cảnh sát hoặc cơ quan trợ giúp có mặt sẽ gây hại cho đứa trẻ và/hoặc bản thân họ. Trong những trường hợp đó, chuyên gia có thể chọn cách trì hoãn thông báo cho phụ huynh hoặc người chăm sóc.

Các đại diện của các cơ quan bảo vệ trẻ em và nhân viên hoạt động xã hội tiến hành đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh của đứa trẻ và có thể giúp bác sĩ xác định hậu quả có thể xảy ra và tìm phương án tối ưu nhất cho trẻ. Các lựa chọn bao gồm

  • Nhập viện bảo vệ

  • Chuyển tới cùng người thân hoặc ở trong nhà tạm (đôi khi cả gia đình được đưa ra khỏi nhà khi người vợ/chồng là người lạm dụng)

  • Chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời

  • Về nhà với các dịch vụ xã hội và theo dõi y tế

Bác sĩ đóng một vai trò quan trọng khi làm việc với các cơ quan cộng đồng để có thể làm những điều tốt nhất cho đứa trẻ. Các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ ở Hoa Kỳ thường được yêu cầu viết một bản báo cáo về tác động đối với trẻ bị nghị ngờ là nạn nhân bị ngược đãi, đó là một bức thư được gửi đến nhân viên Dịch Vụ Bảo Vệ Trẻ Em (người sau đó sẽ mang đến hệ thống tư pháp). Bức thư phải giải thích rõ ràng về bệnh sử và kết quả khám lâm sàng (theo ngôn ngữ thông thường) và ý kiến cá nhân về khả năng đứa trẻ bị ngược đãi.

Một nguồn chăm sóc y tế cơ bản là cần thiết. Tuy nhiên, gia đình của trẻ em bị lạm dụng và bỏ rơi thường xuyên di chuyển, làm cho sự chăm sóc liên tục trở nên khó khăn. Các cuộc hẹn bị lỡ là phổ biến; các nhân viên xã hội và/hoặc y tá y tế công cộng có thể tiếp cận và thăm nhà tại nhà có thể hiệu quả. Một trung tâm bảo vệ trẻ em địa phương có thể giúp các cơ quan cộng đồng, những người hành nghề chăm sóc sức khỏe và hệ thống pháp luật làm việc cùng nhau như một nhóm đa ngành theo cách thức phối hợp, thân thiện với trẻ em và hiệu quả hơn.

Cần phải có sự đánh giá chặt chẽ về bối cảnh gia đình, liên hệ trước với các cơ quan dịch vụ cộng đồng khác nhau, nhu cầu của người chăm sóc là thiết yếu. Nhân viên hoạt động xã hội có thể tiến hành các cuộc đánh giá và giúp đỡ triển khai các cuộc phỏng vấn và tư vấn gia đình. Nhân viên hoạt động xã hội cũng hỗ trợ người chăm sóc bằng cách giúp họ nhận được sự trợ giúp của cộng đồng, chăm sóc trẻ em và dịch vụ nghỉ ngơi (có thể làm giảm căng thẳng cho người chăm sóc). Họ cũng có thể giúp điều phối các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho người chăm sóc. Hoạt động xã hội thường xuyên hoặc định kỳ là cần thiết.

Các chương trình phụ trợ dành cho cha mẹ, sử dụng các nhân viên đào tạo những người không chuyên nghiệp để hỗ trợ các phụ huynh lạm dụng và bỏ bê con cái và cung cấp các ví dụ về cha mẹ tốt, có sẵn trong cộng đồng. Nhiều nhóm hỗ trợ phụ huynh đã thành công.

Lạm dụng tình dục có thể để lại hậu quả lâu dài đối với sự phát triển của trẻ và khả năng thích ứng giới tính, đặc biệt là ở trẻ lớn và thanh thiếu niên. Việc tư vấn hoặc trị liệu tâm lý cho trẻ và người lớn có thể làm giảm các tác động này. Xâm phạm thể chất, chấn thương đầu nặng có thể tác động lâu dài đến sự phát triển. Nếu bác sĩ hoặc người chăm sóc quan tâm rằng trẻ nhỏ sẽ có khuyết tật hoặc chậm phát triển, họ có thể yêu cầu đánh giá từ hệ thống Can thiệp Sớm của tiểu bang (xem Dịch vụ can thiệp sớm), là một chương trình để đánh giá và điều trị trẻ em bị nghi ngờ khuyết tật hoặc chậm phát triển.

Mặc dù việc chuyển trẻ ra khỏi nhà tạm thời cho đến khi thẩm định xong đã hoàn tất và an toàn thì việc đảm bảo rằng, mục tiêu cao nhất của Hệ thống bảo vệ trẻ em là để trẻ được sống với gia đình an toàn, một môi trường lành mạnh. Thông thường, các gia đình được hỗ trợ để khôi phục quyền nuôi dưỡng nên những trẻ bị chuyển ra khỏi nhà có thể đoàn tụ với gia đình. Nếu những can thiệp được đưa ra không đảm bảo an toàn, cần chuyển trẻ ra khỏi nhà trong thời gian dài và đình chỉ quyền của cha mẹ. Bước quan trọng này đòi hỏi một bản kiến nghị của tòa, được đưa ra bởi luật sư của bộ phận phúc lợi thích hợp. Thủ tục cụ thể thay đổi từ tiểu bang này sang tiểu bang khác nhưng thường đi kèm lời khai của bác sĩ. Khi tòa quyết định đưa trẻ ra khỏi nhà, trẻ thường được đưa đến nơi tạm trú, chẳng hạn như trung tâm chăm sóc. Trong khi đứa trẻ đang ở nơi tạm trú, bác sĩ riêng của đứa trẻ hoặc đội y khoa chuyên về trẻ em cần duy trì liên lạc với cha mẹ nếu có thể và đảm bảo rằng các nỗ lực đã được thực hiện để giúp đỡ họ. Đôi khi, trẻ em lại bị lạm dụng trong khi ở cơ sở chăm sóc. Bác sĩ nên được cảnh báo về khả năng này. Khi điều kiện chăm sóc trong gia đình cải thiện, đứa trẻ có thể trở lại với người chăm sóc ban đầu. Tuy nhiên, tái phát của việc ngược đãi là rất phổ biến.

Phòng chống bị ngược đãi nên là một phần của trong chương trình giáo dục đối với phụ huynh, người chăm sóc và trẻ em cũng như xác định các yếu tố nguy cơ. Các gia đình có nguy cơ cao nên được chuyển tới các dịch vụ cộng đồng thích hợp.

Cha mẹ là nạn nhân bị ngược đãi có nguy cơ lạm dụng con cái cao hơn. Những cha mẹ này đôi khi nói lên sự lo lắng về tình trạng ngược đãi của họ và có thể hỗ trợ để cải thiện. Những người lần đầu làm cha mẹ và cha mẹ của thanh thiếu niên cũng như bố mẹ có nhiều con < 5 tuổi cũng thường tăng nguy cơ lạm dụng trẻ em. Thông thường, các yếu tố nguy cơ từ mẹ đối với lạm dụng được xác định trước khi sinh (ví dụ như người mẹ hút thuốc lá, lạm dụng ma túy, hoặc có tiền sử bạo lực gia đình). Các vấn đề y tế trong thời kỳ mang thai, sinh nở hoặc trong thời kỳ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và/hoặc trẻ sơ sinh có thể làm suy yếu mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ sơ sinh ( xem thêm Chăm sóc cho trẻ sơ sinh bệnh Chăm sóc cho trẻ sơ sinh bệnh Khó khăn phát sinh khi trẻ bệnh hoặc trẻ sơ sinh non tháng bị tách khỏi mẹ sau sinh vì bệnh lý. Cha mẹ trẻ có thể không được nhìn thấy trẻ bệnh nặng trong quá trình hồi phục và có thể bị tách... đọc thêm ). Trong những khoảng thời gian đó, điều quan trọng là khơi gợi tình mẫu tử và sự an toàn của đứa trẻ. Làm sao để họ có thể chấp nhận một đứa trẻ với nhiều đòi hỏi về nhu cầu và sức khỏe? Cha mẹ có hỗ trợ tinh thần và thể chất cho nhau không? Có những người thân hoặc bạn bè giúp đỡ trong những lúc cần thiết không? Người chăm sóc sức khỏe cần nhận thức được vấn đề và cung cấp sự hỗ trợ có thể gây ảnh hưởng lớn đến gia đình và ngăn ngừa hành vi ngược đãi trẻ em.

Sau đây là một số tài nguyên tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của các tài nguyên này.

  • Child Welfare Information Gateway: Child welfare information gateway from the US government containing guidance on many aspects of child abuse as well as listings of state and federal resources

  • Prevent Child Abuse America: Children's charity focusing on child abuse with much useful information for parents and health care practitioners and information about public policy