Tại sao cáp quang bị đứt

Các tuyến cáp quang biển tại Việt Nam 

Cáp quang biển được dùng để chỉ những sợi cáp viễn thông đặt dưới biển có lõi bằng sợi thủy tinh và sử dụng ánh sáng để truyền dẫn tín hiệu. 

Cáp quang có nhiều ưu điểm như mỏng hơn cáp đồng, chỉ truyền tín hiệu ánh sáng nên nhanh, không bị nhiễu, khó bị can thiệp (như nghe trộm, đánh cắp tín hiệu…), không cháy do không có điện chạy qua. 

Cáp quang nhỏ hơn cáp đồng nên một bó cáp cùng kích thước có thể gồm nhiều sợi cáp, truyền tải được nhiều kênh tín hiệu hơn. Đặc biệt, do độ suy giảm tín hiệu thấp và dung lượng truyền tải cao, cáp quang biển thường được sử dụng để kết nối hệ thống mạng Internet giữa các khu vực, các quốc gia trên thế giới. 

Hiện có nhiều tuyến cáp quang biển khác nhau kết nối Internet Việt Nam với quốc tế. 

Tại Việt Nam, cũng tương tự như ở nhiều nước khác trên thế giới, kết nối Internet quốc tế hiện tại chủ yếu phụ thuộc vào các tuyến cáp quang biển. 

Các doanh nghiệp Việt Nam đang tham gia khai thác 6 tuyến cáp quang biển gồm AAG (Asia-America Gateway), SMW3 (hay còn gọi là SEA-ME-WE3), TVH (Thái Lan - Việt Nam - Hongkong), cáp quang biển Liên Á - IA (Tata TGN-Intra Asia), APG (Asia Pacific Gateway) và AAE-1 (Asia Africa Europe 1).

Vì sao cáp quang biển liên tục gặp sự cố?

Kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đã nhiều lần gặp phải sự cố. Trong đó, mới đây nhất là sự cố ngày 14/5 vừa qua với tuyến cáp quang biển AAG. 

Có một điều đáng buồn là tuyến cáp AAG chỉ vừa mới khắc phục xong một sự cố khác hồi giữa tháng 4. Tuy vậy, thực tế cho thấy,  sự cố xảy ra với các tuyến cáp quang biển là điều không hiếm gặp. 

Nguyên nhân phổ biến dẫn tới các sự cố cáp quang biển là ảnh hưởng của thiên tai (động đất, núi lửa,...), do các hoạt động hàng hải và do cả nguyên nhân chủ quan của con người trong quá trình khai thác, vận hành. 

Do điều kiện thi công đặc thù, việc sửa chữa các tuyến cáp quang biển thường mất khá nhiều thời gian. 

Về cơ bản, cáp quang biển thường chỉ là những sợi dây được đặt nằm trần ngay trên nền cát dưới biển. Do vậy, chúng rất dễ bị tác động bởi mỏ neo của các con tàu cũng như hoạt động đánh bắt cá của ngư dân, đặc biệt là khi họ sử dụng hệ thống lưới cào. 

Bên cạnh đó, do Biển Đông là một vùng biển tấp nập tàu bè qua lại và có mực nước tương đối nông, tình trạng đứt cáp quang biển do mỏ neo của tàu thuyền diễn ra khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra thường xuyên bất chấp việc tuyến cáp đã được gia cường ở những khu vực gần bờ.

Việc xây dựng một tuyến cáp quang biển mới không hề dễ dàng, thậm chí rất tốn kém và phức tạp. Nguyên nhân là bởi toàn bộ tuyến cáp chính sẽ phải nằm trong hải phận quốc tế.  

Trong những năm qua, các nhà mạng trong nước đã có nhiều động thái để giảm sự phụ thuộc vào các tuyến cáp quang biển truyền thống. Điều này được thể hiện qua việc đưa vào vận hành tuyến cáp quang biển APG (năm 2016) và tuyến cáp AAE-1 (năm 2017). Chất lượng đường truyền Internet mỗi khi có tuyến cáp quang biển gặp sự cố vì vậy cũng đã được cải thiện. 

Tuyến cáp quang biển SJC-2 sắp được đưa vào hoạt động. 

Sắp tới, Việt Nam sẽ có thêm tuyến cáp quang biển thứ 7 đi vào hoạt động là SJC-2 (South East Asia Japan Cable System 2 - Hệ thống cáp quang biển Đông Nam Á - Nhật Bản 2). 

Tuyến cáp quang biển có độ dài 10.500 km, kết nối 9 quốc gia (vùng lãnh thổ) trong khu vực châu Á. Hệ thống này dự kiến được đưa vào khai thác từ cuối năm nay. Sự xuất hiện của SJC-2 cũng sẽ giúp điều tiết và giảm tải cho nhiều hệ thống cáp quang biển khác hiện đang hoạt động. 

Trọng Đạt

Thân chào quý độc giả, nhân dịp lần thứ n cáp quang biển AAG lại bị đứt tại Việt Nam, hãy cùng Viễn Thông Xanh tìm hiểu nguyên nhân, hướng khắc phục, các mẹo tăng tốc độ mạng trong những ngày đứt cáp hay cơ bản là: làm gì khi cáp quang bị đứt? 😀

Sơ lược cho những bạn chưa biết cáp quang biển AAG là gì:

“AAG là hệ thống cáp quang biển có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế lên đến 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp quang biển này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua các nước Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hồng Kông, Philippines và Mỹ (Guam, Hawaii và California). Trong đó tuyến AAG là tuyến cáp quang biển xuyên Thái Bình Dương đầu tiên nối trực tiếp Malaysia, Thái Lan, Singapore, Brunei, Việt Nam, Hồng Kông, Philippines, Guam, Hawaii và Mỹ. AAG là kết quả hợp tác của 19 công ty viễn thông lớn, trong đó có bốn doanh nghiệp Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT và SPT, cùng tham gia xây dựng và bảo dưỡng. Tuyến cáp có chiều dài 20.191 km (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam có chiều dài dài 314 km) với tổng chi phí đầu tư lên tới  560 triệu USD, trong đó VNPT với tư cách thành viên sáng lập, là doanh nghiệp Việt Nam góp số vốn nhiều nhất, tới 40 triệu USD. AAG được chính thức đưa vào phục vụ tại Việt Nam từ ngày 10.11.2009. NEC và Alcatel-Lucent là hai công ty được giao phụ trách hoạt động khai thác tuyến cáp.

Việt Nam hiện có bốn tuyến cáp quang biển quốc tế cập bến gồm: AAG (Asia-America Gateway) và TGN-IA (TGN-Intra Asia Cable System) cập bến tại trạm Vũng Tàu, SMW3 (SEA-ME-WE 3) và APG (Asia Pacific Gateway) cập bến tại Đà Nẵng.”

Sơ đồ tuyến cáp quang biển AAG (Asia-America Gateway)

Có quá nhiều nguyên nhân khiến cho việc đứt cáp quang trở thành chuyện bình thường ở Huyện, trong số đó có các nguyên nhân chính như neo tàu thuyền, cá mập cắn, thiên tai động đất, cắt trộm cáp…

Chúng ta vẫn thường đổ mọi tội lỗi cho cá mập mỗi khi cáp đứt, nghĩ cáp quang là món ăn ưa thích của cá mập, vậy tại sao cá mập lại thích cắn cáp quang, có nhiều giả thiết dược đưa ra. Cơ bản như:

  • Cá mập là loài săn mồi có khả năng cảm nhận từ trường, mà trong tuyến cáp quang biển do truyền đi với khoảng cách rất xa nên điện áp lớn trong truyến cáp đã tạo ra từ trường tạo sức hút đối với cá mập
  • Cũng có những ý kiến cho rằng cá mập thích cắn cáp bởi tính tò mò, cũng giống như con chó con mèo, khi thấy vật lạ tước mặt chúng thường ngoạm lấy trêu đùa

Tuy nhiên, Cá mập hay các nguyên nhân khác theo thống kê chỉ chiếm khoảng 30% các vụ đứt cáp, nguyên nhân chính vẫn là do các hoạt động hàng hải.

Nguyên nhân gây đứt cáp quang biển

Cáp quang biển được đặt nằm nổi trên nền cát dưới đáy biển khiến các mỏ neo được tàu thuyền thả xuống và rê trên nền cát rất dễ vướng phải, gây hư hại, đứt cáp là chuyện thường với mật độ tàu thuyền hoạt động dày đặc thì tình trạng này càng xảy ra phổ biến

Mật độ tàu thuyền hoạt động khu vực Đông nam á

Vùng biển Đông Việt Nam (đặc biệt là khu vực Vũng Tàu, nơi mà tuyến cáp AAG đi lên đất liền) có mức nước tương đối nông trong khi hoạt động tàu bè xung quanh khu vực các cảng nước sâu rất lớn.Biển Đông  Việt Nam và biển bờ đông của Trung Quốc là những khu vực có lưu thông hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới cùng với mực nước biển khá nông khiến đây là những vùng biển rât dễ xảy ra tình trạng đứt cáp quang do mỏ neo của tàu thuyền.

Còn một vài nguyên nhân khác như: Trộm cắp cáp quang biển mang đi bán lấy tiền chơi nét hoặc do động đất sóng thần thiên tai núi lửa hoặc hàng tỷ thứ khác. Tôi xin dừng lại ở đây.

2. Ảnh hưởng của việc đứt cáp quang biển với người dùng Việt Nam.

Chẳng cần phải nói nhiều chắc hẳn các bạn cũng biết, đứt cáp quang đồng nghĩa với việc trở về thời kỳ nguyên thủy, tốc độ mạng chậm, ping cao, nhất là đối với các bạn nào hay đọc báo nước ngoài, xem phim ở các trang nước ngoài thì coi như chấm hết. Ngay cả những website có saver đặt ở Việt Nam thì cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Tuy nhiên các bạn cũng không cần quá lo lắng đâu bởi năm 2017 này tuyến cáp quang biển APG có dung lượng gấp cả chục lần tuyến AAG đã đi vào hoạt động, vậy nên sự ảnh hưởng là không quá lớn khi đứt cáp tuyến AAG

3. Làm gì khi bị đứt cáp quang?

Làm mọi cách để tăng tốc độ internet là việc mà mọi người nghĩ đến, có khá nhiều cách bạn có thể làm như thay đổi DNS, face IP, trên GG cũng có khá nhiều bài hướng dẫn, tôi xin nói sơ qua vài cách như sau

Sử dụng DNS của Google

Hướng dẫn thay đổi DNS Google

Đổi DNS là một  thao tác giúp máy tính hoặc điện thoại sử dụng một máy chủ phân giải tên miền khác giúp tốc độ truy cập một trang web được cải thiện đáng kể. Gần đây, máy chủ DNS của chính Google ngày càng được sử dụng phổ biến do dễ nhớ và tốc độ truy xuất rất nhanh. Cách đổi DNS cũng khá dễ dàng trên cả máy tính lẫn smartphone.
Trên iPhone, bấm vào biểu tượng chữ i bên cạnh mạng Wi-Fi đang sử dụng và đổi DNS thành 8.8.8.8, 8.8.4.4 . Cách thức tương tự trên các điện thoại Android khi nhấn lì mạng Wi-Fi đang sử dụng, chọn sửa đổi mạng và tùy chọn nâng cao sau đó nhập dãy số DNS của Google.

Sử dụng mạng dii động 3G hoặc 4G Trong những ngày cáp quang biển bị đứt, người dùng tại Việt Nam đều cho rằng sử dụng kết nối mạng di động thậm chí còn nhanh hơn cáp quang. Rất đúng, Lý do là bởi đường truyền ra quốc tế của các kết nối 3G/4G sử dụng tuyến cáp riêng nên ít khi bị ảnh hưởng. Sự cố đứ t cáp quang AAG phần lớn chỉ ảnh hưởng đến các đường truyền mạng cáp quang thông thường.

Ưu tiên sử dụng các dịch vụ trong nước


Khi cáp quang biển AAG gặp sự cố, đường truyền Internet ra nước ngoài bị ảnh hưởng khá nặng nề. Đây  là lý do các trang web, dịch vụ với máy chủ đặt ở nước ngoài rất khó để truy cập. Vì vậy, Người dùng vì vậy nên ưu tiên sử dụng các dịch vụ cung cấp với máy chủ đặt ở trong nước để đảm bảo tính ổn định.

  • Tuy nhiên, lời khuyên tôi muốn dành cho các bạn là tranh thủ những ngày đứt cáp này để hẹn hò bạn bè, đi ăn nhậu, chơi bời, cà phê cà pháo đi, internet khiến con người ta xa nhau quá rồi.!

Thân ái!

Video liên quan

Chủ đề