Tại sao cây đa lại thiêng

Cây đa là một hình ảnh thân thuộc trong tâm tưởng của bao người dânViệt Nam. Không ai biết dân ta đã bắt đầu trồng và yêu quý cây đa từ khi nào,nhưng từ lâu, cây đa cùng với bến nước, mái đình đã trở thành bộ ba biểutượng sinh động gắn với, đất nước, với làng quê truyền thống của người ViệtNam từ xưa đến nay. Những hình ảnh thân thương ấy có từ khi ta chào đờirồi in dấu trong tiềm thức suốt cuộc đời, đặc biệt là những người phiêu bạt xaquê hương. Từ đây, cây đa đi vào văn học dân gian, đặc biệt là ca dao và cảtrong văn học bác học, vừa gần gũi, mộc mạc, lại rất đỗi thiêng liêng, thoáttục.Cây đa (tên khoa học banyan tree, thuộc chi ficus) phát xuất từ Ấn Độlà một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), thích hợp vùng nhiệt đới khíhậu ẩm. Đa có phương thức sinh trưởng khá lạ. Nó mọc từ hạt, sống như loàitầm gởi, nhờ các loài chim ăn quả mà hạt được phân tán đi khắp nơi. Từ câymẹ, các rễ khí nhanh chóng phát triển từ các cành và phát triển thành thâncây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây mẹ cuối cùng bị phủ trùm hoặcbị phân chia ra. Đặc trưng này cho phép đa có thể phát triển thành loài câykhổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Có những câyđa ôm luôn ngôi miếu, phủ cả cổng tam quan.Cây đa là một biểu tượng trực quan, nó vừa mang ý nghĩa thực tiễn,vừa có ý nghĩa xã hội và tâm linh. Về mặt lợi ích, cây đa không thể so sánh vớitre, bạch đàn, cau, mít… nhưng về mặt tinh thần, dường như cây đa đã mặcnhiên trở thành biểu tượng được đặt ở vị trí cao hơn cả.Đa là một loại cây khỏe. Thông qua sức sống phi thường và đáng ngạcnhiên của nó, người ta gán cho loại thực vật này một biểu trưng đầu tiên làsự trường tồn, sức sống dẻo dai. Sau mỗi "một phen xuân", cây lại tiếp tụcsinh trưởng, đâm cành tươi tốt hơn, nảy lộc sum xuê hơn. Trong tiềm thức1của người Việt, cây đa sừng sững nơi đầu làng qua bao nắng mưa và hiênngang trong gió táp bão bùng, vẫn tràn trề sức sống, vẫn vươn mình ngạonghễ với thời gian.Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã cónhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hộicoi là "cây đa, cây đề". Hình tượng sừng sững với sức sống mãnh liệt, bền bỉcủa cây đa cũng tượng trưng cho sức dẻo dai, sự quên mình trong công việc,cho sự tích lũy kiến thức phong phú, và cho cả sự vĩ đại, lớn lao của nhữngngười trở thành gạo cội trong một lĩnh vực hay trong cuộc sống. Ta cũng cóthể thấy, hình ảnh một cây đa cổ thụ đã trở thành biểu tượng quen thuộc củaHội những người cao tuổi Việt Nam cũng như thế giới.Xuất phát từ ý nghĩa trường tồn, cây đa trở thành một hình tượngnghệ thuật trong ca dao, dân ca như một nhân chứng của thời gian. Nhiềucây đa đã sống với bao nhiêu thế hệ dân làng. Có cây đã sống đến hàng trămnăm, chứng kiến bao sự đổi thay của bao thế hệ con người, của đất trời, đồnghành cùng dân tộc trải qua bao bước thăng trầm của thời cuộc.Cây đa là điểm ghi nhớ, điểm đánh dấu nổi bật, đại diện cho một nơichốn đáng được lưu ý: “Có cây đa biết mối tình đôi ta”. Gốc đa chính là nơi hẹnhò, là địa điểm trao đổi tâm sự của trai gái trong làng.Em đang dệt vải quay tơBỗng đâu có khách đưa thơ tới nhàHẹn giờ ra gốc cây đaPhượng hoàng chả thấy thấy gà buồn sao.Nào khi ngồi cội cây đa2Người thương có nhớ chăng là người thương.Và "cây đa bến cũ" đã trở thành một cặp biểu tượng sóng đôi quenthuộc trong khá nhiều câu ca dao thể hiện cho trường nghĩa thủy chung, ântình. Nó không chỉ gắn liền với quê hương, đất nước mà còn đóng vai trò nhưvật chứng của tình cảm con người, gắn với tình cảm riêng tư, tình cảm đôilứa của con người Việt Nam.Cây đa bậc cũ lỡ rồiĐò đưa bến khác, bạn ngồi chờ aiCây đa bến cũ năm xưaChữ tình ta cũng đón đưa cho trọn đời.Hay :Chim than trái chín ăn xa,Buồn tình nhớ gốc cây đa muốn về.Cây đa gắn bó với người dân quê từ thuở bé và trở thành biểu tượng indấu suốt cuộc đời, nhất là đối với những người xa quê. Mỗi người lại có chomình những kỷ niệm, những câu chuyện riêng về cây đa làng. Cây đa dần dàtrở thành nơi tưởng nhớ, nơi gửi gắm và tái hiện những ký ức, hoài niệm,những tình cảm một thời của nhiều người. Cuộc tình đã qua nhưng hình ảnhvẫn còn nơi cây đa bến nước:Trăm năm dầu lỗi hẹn hòCây đa bến cũ con đò khác đưa;3Cây đa cũ, bến đò xưaBộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ.Quán hàng có thể đổ sau một vài năm song cây đa thì còn lâu dài,không chỉ ba năm mà có thể từ đời này sang đời khác.Có quán tình phụ cây đaBa năm quán đổ cây đa hãy còn.Cảm xúc của một người xa xứ nay trở về chốn xưa là sự ngỡ ngàngtrước sự thay đổi của người xưa (con đò khác đưa) trong cảnh cũ của quênhà (cây đa, bến cũ). Vạn vật luôn vận động, đổi thay là lẽ thường tình. Vàcuốn theo quy luật đó, lòng người cũng thay đổi. Người hồi hương chỉ cònbiết hoài niệm nhớ thương.Cây đa là cây đa bến cũ, bến cũ là bến cũ đò xưaÔi thôi rồi, người khác sang đưaCon đò đưa khách đã không còn ở bến nước là một ẩn dụ để chỉ ngườixưa (là người yêu hoặc vợ/ chồng chưa cưới) của chủ thể trữ tình. Có thểthấy ở đây, cây đa lại tượng trưng cho tình yêu đích thực, bền vững vớithời gian và chỉ có một mà thôi.Tất cả những câu ca dao ấy đều mang một âm hưởng man mác buồnkhi nhìn lại cảnh xưa, khi bắt gặp cây đa già vẫn trầm mặc nơi chốn cũ nhưmột biểu tượng của thời gian.Biết bao cây đa không chỉ chứng kiến mà còn đồng hành cùng dân tộcqua những chặng đường lịch sử. Ngày xưa, thời khởi nghĩa Lam Sơn, ngườita đã từng thấy có dòng chữ hiện trên mỗi chiếc lá đa “Lê Lợi vi quân, Nguyễn4Trãi vi thần”. Nhờ đó mà lớp lớp trai tráng khắp nơi kéo nhau về đứng dướilá cờ “Lam Sơn tụ nghĩa”, cùng Lê Lợi, Nguyễn Trãi nếm mật, nằm gai, giankhổ mười năm đánh tan giặc Minh xâm lược.Rồi cây đa Tân Trào lịch sử là hình ảnh quê hương cách mạng mùa thukhông bao giờ phai mờ trong tâm trí người Việt nam qua câu thơ:Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào.Ngày 22-12-1944, ba mươi tư chiến sĩ chân đất, súng thô dưới sự chỉhuy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khai sinh ra Quân đội nhân dân ViệtNam anh hùng bách chiến, bách thắng.Cờ búa liềm trên những ngọn đa.Màu đỏ ấy thổi dậy hồn dân tộc...(Chế Lan Viên)Hồi Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở làng nào mà cũng có ngọn cờđỏ sao vàng, cờ búa liềm trên những ngọn đa đầu làng. Trong cách mạng,trong kháng chiến còn có biết bao nhiêu đội dân quân, du kích, bộ đội từngtập hợp dưới bóng đa làng mít-tinh, biểu tình rầm rập kéo đi phá kho thóclẫm, cướp chính quyền về tay nhân dân. Trai làng biết bao nhiêu lần tập hợpđội ngũ chỉnh tề dưới bóng đa sân đình hô vang lời thề:Ra đi giữ vững lời thềChưa hết giặc Mỹ chưa về quê hương.Người Hà Nội thường hay nhắc đến cây đa Cổ thụ nổi tiếng: cây đa nhàBò. Qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, cây đa cũng gánh chịu trên mình đầynhững vết thương chiến tranh.5Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nókhông vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Cây đa được gọi là câythiêng nơi thần trú ngụ. Trong trường hợp này, nó trở thành biểu tượngtâm linh của con người.Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh và tín ngưỡng thờcây – những tín ngưỡng bản địa quen thuộc lâu đời ở Việt Nam, cây đa haycây si từ lâu đã trở thành những loại cây vốn rất quen thuộc trong tínngưỡng dân gian. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắnbó với thần linh. Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên thiênghơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồnghơn với thiên nhiên, tĩnh tâm bước vào chốn thiêng. Trong kho tàng truyệndân gian của các làng quê có nhiều câu chuyện về những linh hồn trú ngụ nơigốc đa làng làm tăng tính huyền bí và linh thiêng của di tích.Lá đa rụng xuống sân đìnhKhông ai tưởng bạn thì mình tưởng cho.Cây đa tồn tại qua bao nhiêu thế hệ, lâu đến nổi dân làng đều tin rằng,đó là nơi trú ngụ của thần linh, khiến cho bất kỳ ai cũng phải cúi đầu cungkính khi đi ngang qua cây đa. Tục ngữ có câu: “sợ ông thần phải sợ cây đa”.Bởi thế mà những quan niệm như “cây gạo có ma, cây đa có thần”, “thần câyđa, ma cây gạo, cú cáo cây đề” tồn tại khá phổ biến trong tâm thức dân gianViệt Nam. Theo dòng tín ngưỡng ấy, trẻ con nhà nào có bệnh, đau ốm, bố mẹchúng lại mang nhang đèn ra khấn vái gốc cây đa. Tất nhiên bệnh không thểchữa lành, nhưng lại tạo cho người ta một sự yên tâm, bởi tâm thức dân gianlà“có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.6Người ta nhìn lên mặt trăng huyền ảo, thấy những nét đậm nhạt mànghĩ ngay ở nơi đó có hình ảnh cây đa và chú cuội. Thế rồi cái huyền thoại ấyăn sâu vào lòng người:Ánh trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ.Cây đa trong Sự tích chú Cuội đã được dân gian thần thánh hóa bằngcách gán cho nó đặc tính thần thánh, có thể cứu người chết sống lại. Trướckhi đi chữa bệnh làng xa, Cuội có dặn vợ: “Có đái thì đái bên tây, đừng đái bênđông cây dông lên trời!”. Trong tứ phương đông, tây, nam, bắc thì hướngđông được dân gian đặc biệt coi trọng. Theo ngũ hành, hướng đông là hướngcủa hành Mộc, hướng của mặt trời mọc, hướng của sự sống nên rất linhthiêng, cần được bảo vệ. Chính vợ Cuội đã phải trả giá cho hành động xúcphạm đến cây đa thiêng của mình: mất cả chồng lẫn cây (1).Cây đa ở phố Hàng Bông thì gắn với những câu chuyện bí ẩn. Cứ chậptối, thỉnh thoảng có những cô gái rất đẹp ngồi trên những chiếc xe tay cóngười kéo, đi thăm các cây đa quanh vùng Hà Nội rồi biến mất lúc nào khôngbiết. Ngày hôm sau, người phu xe sẽ rất đắt khách.Cây đa còn tượng trưng cho tư duy dân chủ của tâm thức dân gianđối với thế giới thần linh. Nó còn trở thành nơi ngự trị của cả các thần linhdân dã và các linh hồn bơ vơ, không chốn nương thân.Chanh chua anh để giặt quầnNgười chua anh để làm thần gốc đa.Dẫn theo Nguyễn Ngọc Thơ – bài viết Triết lý cây đa //www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/t-mainmenu-114/van-hoa-viet-nam/623nguyen-ngoc-tho-triet-ly-cay-da.html1()7Người chua ngoa sẽ chỉ trở thành những linh hồn bơ vơ, không nhàcửa, trú ngụ nơi gốc đa mà thôi. Biểu tượng "thần gốc đa" trở thành bài họcgiáo dục con người một cách nhẹ nhàng mà thâm thúy.Gốc đa ở các di tích, đền chùa thường được dân chúng thắp hươngchung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã và còn cầu cho những linhhồn bơ vơ về nương nhờ chốn cửa Phật, để không đi lang thang quấy nhiễudân làng.Tư duy dân chủ này còn thể hiện ở việc mượn hình ảnh cây đa đểkhuyên bảo nhau cách ứng nhân, xử thế:Ở cho phải phải phân phânCây đa cậy thần, thần cậy cây đa.Cây đa khi có thần ngự, tức là được linh thiêng hóa thì nó mới thànhcây thiêng. Ngược lại thần cũng cần có cây đa để nương nhờ bóng Phật,hưởng lộc từ chúng sinh. Mối quan hệ hữu cơ, bình đẳng giữa thần và cây đađưa đến bài học giáo dục cho con người: cư xử phải có chừng có mực, vừaphải, sống hòa hợp với cộng đồng bởi cuộc sống bao giờ cũng phải nươngnhờ vào nhau.Cây đa đầu làng được sánh đôi cùng giếng nước, trở thành một cặpbiểu tượng của âm dương, của sự sinh sôi nảy nở, như trời – cha và đất– mẹ. Nếu giếng nước là biểu tượng tính âm (nằm hướng xuống dưới lòngđất) thì cây đa lại là biểu tượng ởdương tính (phát triển lên trên mặt đất).Theo Nguyễn Ngọc Thơ (2) , giếng nước là tượng trưng cho đất – mẹ: nơi giữ2() Dẫn theo Nguyễn Ngọc Thơ – bài viết Triết lý cây đa -//www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/t-mainmenu-114/van-hoa-viet-nam/623nguyen-ngoc-tho-triet-ly-cay-da.html8lại giọt nước – giao tử của trời cha gieo xuống lòng đất mẹ để vạn vật sinhsôi, thì cây đa tượng trưng cho trời – cha: những nhánh rễ như những chiếcsinh thực khí của trời – cha, xuất phát từ cành (nối với trời) trổ xuống cắmsâu vào lòng đất mẹ, tạo nên thế giao hòa đất – trời, mẹ - cha, âm – dươngcho vũ trụ tiếp tục cuộc hành trình. Nhiều cây đa già cỗi, thân chính đã mất,sự sống vẫn cứ tiếp diễn thông qua các thân phụ như thế.Cây đa còn là biểu tượng của làng quê Bắc Bộ Việt Nam, tượngtrưng cho vẻ đẹp quê hương, góp thêm màu sắc, âm thanh cho làng quê êmđềm. Cây đa lung linh soi bóng nước, rồi lại vút lên một bóng đa như tán ôxanh giữa cánh đồng làng nắng gió mênh mang nơi ngã ba, ngã tư. Nó mangý nghĩa biểu tượng về sự sinh tụ trường thọ của cộng đồng, xóm làng, là niềmhãnh diện của xóm làng. Vào đến Nam Bộ, hình tượng già cỗi, thâm u củabóng đa hay những lũy tre dày đặc bao quanh làng nhường chỗ cho khônggian mở, khoáng đạt hơn với những miệt giồng, miệt sông. Nhưng không phảivì vậy mà hình ảnh cây đa làng nơi cố hương bị lãng quên trong tâm hồn mỗicon người đất phương nam. Người ta gọi cây đa làng, cây đa huyện, cây đabãi, cây đa bến sông, cây đa xóm, cây đa chợ… Bao hoạt động sinh hoạt củalàng diễn ra thật yên bình dưới bóng cả của cây đa. Cây đa giữa chợ là nơi bàcon quây quần họp chợ mua, bán đông vui, tấp nập. Gốc đa nơi trẻ nhỏ nôđùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Quán nướcdưới gốc đa là nơi nghỉ ngơi của người dân đi làm đồng, là nơi họ gặp gỡnhau trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi trâu làng gặm cỏ,nơi hội tụ, tìm thức ăn và làm tổ của các đàn chim….Trong không gian làng quê là đề tài bất tận cho ca dao cũng như rấtnhiều loại hình văn học nghệ thuật khác. Trong không gian làng quê trìu mếnấy cây đa là hình tượng gợi cảm hứng sâu sắc. Những bức tranh quê trong cadao thường có cây đa:9Đầu làng có cây đa xanhTrăng thanh gió mát lọt vào tận nơi;Cát Chính có cây đa xanhCó đường cái lớn chạy quanh xóm làng.Cây đa không chỉ là vị thần thiêng liêng mà còn gần gũi như đấng sinhthành, như “bóng cả” của làng. Tán ô xanh rộng ấy là nơi che nắng, chemưa cho dân làng, làm cho con người yên tâm với nụ cười, nước mắt, hướngvề vĩnh cửu. Ở đâu dân làng cần bóng mát, cần cảm giác yên bình thì ở đó cócây đa... Và có những khi, một cây đa bình dị nơi làng quê lại gắn bó, chở checho dân hơn cả nhiều vị quan, tướng có "tài lương đống" lại chẳng quan tâmgì đến dân.Tuy đa chưa có tài lương đốngBóng cả như còn rợp đến dân.(“Cây đa già” – Nguyễn Trãi)Còn đối với khách qua đường, cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thônglàng với thế giới bên ngoài (3). Người bên ngoài muốn vào làng hay người bêntrong muốn ra khỏi làng thì thường phải qua đây. Nó mô phỏng phong tụctruyền thống chào hỏi của dân tộc: đến chơi nhà bạn thì phải chào hỏi cha mẹbạn, con cái ra khỏi nhà thì phải xin phép và chào cha mẹ.Cuối cùng, xin khép lại bài viết bởi một biểu trưng nữa của cây đa: đạidiện cho giới bình dân và cho những gì thuộc về giới bình dân trong xãhội Việt Nam. Đa không là giống cây quí trong vườn Thượng Uyển, không3() Dẫn theo Trần Ngọc Thêm 1999 – Cơ sở văn hóa Việt Nam – NXB Giáo dục, tr.98.10phải cây cho lớp người cao sang đài các làm cảnh. Đa cũng không có hoa rựcrỡ, không có quả ngọt ngon như nhiều cây trái khác nhưng đến mùa ra hoa,ra quả cây đa cũng đẹp lạ. Cây đa bình dị nhưng đường bệ, chững chạc, nhưđấng đại trượng phu ít nói mà thâm hậu.Thi sĩ dân gian đã viết:Không tiền ngồi gốc cây đaCó tiền thì hãy lân la vào hàng.Với người dân quê truyền thống, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, khôngcó sự phân biệt ngôi thứ bởi ai cũng có thể lưu lại, kể cả người bìnhdân“không tiền”. Cây đa được coi là nơi ngự trị của thánh thần linh thiêngnhưng cũng là nơi bình dân, không nặng về ngôi thứ trên dưới như đìnhchùa. Dân làng sau một ngày cấy cày mệt nhọc, về ngang gốc đa tự do ngồinghỉ ngơi trò chuyện, không cần phép tắc.Thứ nữa, cây đa khi trong không gian chùa chiền thì không chỉ mangmột lớp áo linh thiêng. Thực ra thiêng nhất ở chùa phải là cây bồ đề, sau đólà cây gạo, cây sung, cây tre... chứ không phải là cây đa. Mặc dù cây Bồ đề làbiểu tượng thuộc phạm trù tôn giáo còn cây đa nghiêng về phạm trù thầngiáo trong tín ngưỡng dân gian người Việt song cả hai biểu tượng này cùngđược sử dụng trong truyện cổ Phật giáo Việt Nam với ý nghĩa là nơi thànhđạo của các Phật tử. Trên thực tế ở Việt Nam chỉ chùa lớn mới có bồ đề (dođiều kiện khí hậu và cây giống khó khăn), còn những chùa nhỏ thì thường vẫnkhiêm tốn bên gốc đa già cỗi (4).4() Dẫn theo Nguyễn Phương Châm – Biểu tượng cây đa -//vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/t-mainmenu-114/van-hoa-viet-nam/557-nguyenphuong-cham-bieu-tuong-cay-da.html11Như vậy có thể thấy, theo dòng thời gian, cây đa luôn là giữ trong mìnhbiểu tượng thật đẹp hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực: vừa hiện hữu lại vừatiềm ẩn, vừa huyền bí nhưng vẫn mang hơi thở cuộc sống, vừa đậm yếu tốtâm linh thiêng liêng nhưng lại rất gần gũi, dân dã. Chính sự kết hợp đó màbiểu tượng cây đa có sức sống bền lâu trong tâm hồn mỗi con người ViệtNam, được biểu hiện trong cả văn học dân gian lẫn văn thơ bác học, nhưchính đặc tính sinh học vốn có của nó vậy.12Tài liệu tham khảo1. Trần Ngọc Thêm 1999 – Cơ sở văn hóa Việt Nam – NXB Giáo dục.2. //vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/t-mainmenu-114/van-hoa-viet-nam/557-nguyen-phuong-cham-bieu-tuong-cay-da.html3. //www.vanhoahoc.edu.vn/nghien-cuu/t-mainmenu-114/vanhoa-viet-nam/623-nguyen-ngoc-tho-triet-ly-cay-da.html13

Video liên quan

Chủ đề