Tại sao con người lại cười

Trong lịch sử, khoa học tâm lý đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để nghiên cứu khía cạnh bệnh lý và tiêu cực của con người, chẳng hạn như lo lắng, căng thẳng, trầm cảm, vv; Rõ ràng bỏ qua nghiên cứu về những khía cạnh tích cực hơn như sáng tạo, trí tuệ cảm xúc, trí tuệ, khả năng phục hồi, hài hước ... Người quyết định cho tâm lý học tích cực được cấu thành vì khoa học là Giáo sư Martin Seligman của Đại học Pennsylvania và cựu Giám đốc Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ.

Câu hỏi thực chất là: ¿Tại sao mọi người hạnh phúc? Một câu hỏi đơn giản và phức tạp đồng thời đã đưa ra các nghiên cứu về nguồn gốc của hạnh phúc thay vì căn bệnh.

Một trong những yếu tố cơ bản để mang lại hạnh phúc cho cuộc sống của chúng ta là khiếu hài hước và tiếng cười. Như nhiều nghiên cứu về sự nghiêm ngặt khoa học cho thấy, tiếng cười là một phản ứng độc đáo của con người, chứ không phải các loài khác. Tiếng cười là một trong những cảm giác dễ chịu nhất mà chúng ta trải nghiệm.

Hiểu phần cảm xúc nhất của sự hài hước, đó là sự hài hước như một trạng thái của tâm trí, như Seligman định nghĩa nó, đây là một khả năng trải nghiệm hoặc kích thích một phản ứng rất cụ thể: tiếng cười.

Sự hài hước là một sức mạnh của nhân vật của chúng tôi cung cấp cho chúng tôi các công cụ để đối mặt với khó khăn với một thái độ lành mạnh hơn.Tiếng cười có thể quan sát được, chúng tôi rất tích cực, tốt bụng ... và quan trọng nhất là: ¡Nó lây lan!

¿Tại sao tiếng cười lại dễ lây?

Tiếng cười dễ lây lan vì có cái gọi là nơ-ron gương khuyến khích chúng ta mỉm cười; chúng ta có thể thấy rằng khi chúng ta cười với em bé, anh ấy cho chúng ta một nụ cười từ khi còn nhỏ. Đó là bởi vì bộ não của chúng ta được chuẩn bị để ủng hộ sự tương tác, đồng cảm và thể hiện xu hướng bẩm sinh để thể hiện và nhận được những cảm xúc tích cực.

¿Lợi ích của tiếng cười là gì?

1. Nó làm giảm sự hiện diện của cholesterol trong máu, vì nó tương đương với một bài tập aerobic2. Nó ủng hộ tiêu hóa bằng cách tăng các cơn co thắt của cơ bụng3. Nó giúp xoa dịu cơn giận4. Nó góp phần vào sự thay đổi trong thái độ tinh thần ủng hộ việc giảm các bệnh do: nó làm tăng nhịp tim và nhịp đập và khi chúng ta cười, chúng ta giải phóng endorphin (hormone hạnh phúc) 5. Giảm glucose máu6. Nó giải phóng chúng ta khỏi những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi và thống khổ7. Tăng cường các mối quan hệ xã hội

¿Chúng ta có thể thực hành tiếng cười?

Tiếng cười đi từ bên ngoài vào, nếu chúng ta luyện tập và tạo ra khuynh hướng cười, chúng ta sẽ có thể cảm thấy nhiều nụ cười hơn bên trong, trong khi chúng ta sẽ lây nhiễm tiếng cười của người khác. Chúng ta có thể có được nó bằng cách bắt đầu mỗi ngày với một nụ cười trước gương, mỉm cười là cách đơn giản và tiết kiệm nhất để cải thiện ngoại hình của chúng ta, ở mọi lứa tuổi.

Đó là một thực hành đơn giản: mỉm cười với chính chúng ta, rời khỏi nhà với một nụ cười trên khuôn mặt sẽ khiến mọi người xung quanh cảm thấy rằng tâm trạng của chúng ta rất thân thiện, do đó họ có nhiều khả năng đối xử với chúng ta nhiều hơn tốt đẹp và điều này làm cho nụ cười của chúng ta ngày càng trở nên thật và thực hơn và đồng hành cùng chúng ta với các tương tác sau.

Như Oscar Wilde đã nói: “Cuộc sống là quá quan trọng để được thực hiện nghiêm túc”.

Tôi tin ít nhất một lần trong đời, bạn đã từng trải qua cảm giác “không hiểu mọi người cười cái gì” khi đang ngồi trong rạp phim, hay khi xem tivi cùng gia đình. Những câu đùa với bạn thật nhạt nhẽo, nhưng lại khiến bao người dễ bộc phát ra những tràng cười ngặt nghẽo. 

Bạn tự hỏi tại sao mình “đơ” thế?

Hoặc ngược lại, bạn là người đang cười ngặt nghẽo và tự hỏi tại sao mình dễ cười thế?

Trừ những trường hợp vì bệnh mà cười mất kiểm soát như Joker, thì bạn có thể tìm câu trả lời cho riêng mình với các lý do sau đây. 

Do gen di truyền

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học UC Berkeley và Northwestern, xu hướng dễ cười ở một số người có liên quan đến loại gen 5-HTTLPR, hay còn gọi là gen vận chuyển hoóc-môn điều tiết cảm xúc (serotonin) bên trong não. 

Gen này có hai loại biến thể là ngắn (short allele) và dài (long allele). Trong đó, short allele giúp lưu lại serotonin trong não lâu hơn, và khuếch đại mạnh hơn các phản ứng cảm xúc. 

Mỗi người sẽ được thừa hưởng hai bản sao gen này - một từ bố, một từ mẹ. Nếu được nhận cả hai short allele, bạn có sẽ có xu hướng nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích cảm xúc, so với những người chỉ có một short allele. Điều này đồng nghĩa với việc bạn dễ cười hơn, dễ hưng phấn hơn. Nhưng cũng đồng thời dễ buồn hơn, hay tức giận hơn. 

Tuy nhiên, cảm xúc hay hành vi thể hiện ra bên ngoài của bạn không chỉ được quyết định duy nhất bởi gen. Chúng còn đến từ sự kết hợp phức tạp của nhiều yếu tố môi trường - văn hoá khác. 

Do bạn đang ở cùng bạn bè hay người thân quan trọng

Tại nghiên cứu “Tại sao chúng ta cười?” (2006), tác giả Lea Winerman chỉ ra rằng khả năng chúng ta cười khi ở bên cạnh người khác cao hơn gấp 30 lần so với khi ở một mình. Riêng đối với trẻ trong độ tuổi từ 2,5 đến 4, các em có xu hướng cười nhiều hơn 8 lần khi xem cùng một bộ phim hoạt hình với trẻ khác.

Ở đây, tiếng cười được xem là một hình thức giao tiếp xã hội, tiến hoá từ hành vi trao yêu thương bằng “bắt chấy, chải lông…” (social grooming) ở loài linh trưởng. Chúng giúp ta thỏa mãn mong muốn đơn phương được gắn kết với người khác. 

Tại sao con người lại cười

Thời nay khi việc grooming đã trở nên quá cồng kềnh, thì tiếng cười bộc phát có thể được xem là một cách thức tinh vi hơn để xác định mức độ thân mật của một mối quan hệ trong tiềm thức. Người mà ta càng có thiện cảm, thì tiếng cười càng sảng khoái, chân thật hơn. Như vậy, nếu bạn thấy một người nào đó thật dễ cười, thì có thể là họ chỉ đang “dễ cười” với một nhóm người mà bạn không thân thiết bằng. 

“Social grooming” thông qua cười (và ca hát, nhảy múa...) còn giúp kích hoạt các thụ thể endorphin bên trong não, tăng cường cảm giác dễ chịu, từ đó khuyến khích bạn kết nối với vòng tròn xã hội của mình nhiều hơn.

Thế nhưng, vẫn có những lúc bạn xem phim/kịch hài một mình, không cần có nhu cầu kết nối với ai bên cạnh, mà vẫn cười “hết ga, hết số”. Hay ngay cả khi đang ở trong cùng một nhóm bạn thân, vì một câu nói hay hành động nào đó mà bạn “cười không nhặt được mồm”, nhưng đứa ngồi bên thì thậm chí không nhếch mép. Lý do bên dưới (kết hợp với lý do về gen di truyền) có thể là lời giải. 

Do quá trình tiếp thu văn hoá  

Xét theo góc độ văn hoá, định nghĩa “hài hước” vẫn chưa được giải thích toàn diện. Tuy nhiên, về cơ bản, bạn sẽ dễ bật cười hơn nếu vị trí xã hội, hay trải nghiệm cá nhân, khiến bạn có nhiều hơn người khác các cảm giác sau đối với một hành động hay lời nói nhất định. 

Cảm giác “hơn người” (superiority)

Lý thuyết cổ nhất về sự hài hước, có từ thời Plato và các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, cho rằng mọi người cười khi họ thấy được phiên bản trước đó của chính mình, hoặc thấy những bất hạnh (vì lỗi lầm ngớ ngẩn) của người khác. 

Chẳng hạn như, bạn cười lớn khi thấy ai đó vấp té ngay cửa ra vào vì thấy lỗi đó “thật quê” (như mình đã từng). Nhưng nếu bạn, hoặc người thân của bạn, cũng đã từng bị té như thế, và bạn dành sự đồng cảm cho người đó nhiều hơn cảm giác “hơn người”, thì lúc đó nhiều khả năng là bạn sẽ không cười. 

Tại sao con người lại cười

Sự thích thú với lỗi lầm này không hẳn là hành vi cười cợt, xem thường người khác. Nó có thể bộc phát tự động từ việc não bộ đang “trao thưởng” cho một lỗi lầm mà nó vừa khám phá ra, theo lý giải của tác giả Matthew Hurley tại cuốn sách Inside Jokes.

Cảm giác “được giải toả” (release)

Lý thuyết về sự giải toả ra đời từ thế kỷ 18. Trong đó phiên bản nổi tiếng nhất là của Sigmund Freud. Ông cho rằng tiếng cười cho phép mọi người giải phóng “năng lượng lo lắng” bị dồn nén. Các năng lượng ấy thường liên quan đến các vấn đề nhạy cảm mà ta phải kiềm mình để không gây tranh cãi với người khác như tình dục, xã hội, dân tộc. 

Khi ai đó nói thẳng ra những điều hơi “thô tục”, mà thật tâm trong lòng ta muốn nói nhưng không dám, những ham muốn hay cảm giác thù địch bị chèn ép lâu nay được giải phóng dưới dạng tiếng cười.

Tại sao con người lại cười

Cảm giác “bất ngờ vì điều bất hợp lý” (incongruity)

Con người có xu hướng bật cười trước sự kết hợp giữa các khái niệm mà họ cảm thấy không tương thích với nhau, và khiến họ bất ngờ. 

Chẳng hạn, những bộ đôi chú hề thường xuất hiện theo cặp một cao-một thấp, một béo-một gầy. Bạn sẽ cười, nếu thấy sự kết hợp này thật mất tự nhiên. Nhưng nếu bạn cho rằng sự khác nhau này là bình thường thì có thể là bạn thấy chúng chẳng hài hước chút nào. 

Tại sao con người lại cười

Con người không phải là loài động vật duy nhất có khả năng cười. Mỉm cười và cười lớn đã được quan sát thấy ở các loài động vật linh trưởng khi chúng tham gia các hoạt động cùng đồng loại. Đây là loại phản ứng hành vi đóng vai trò như một tín hiệu tốt của chúng đối với đồng loại. Việc truyền các tín hiệu cảm xúc tích cực sẽ giúp chúng giảm căng thẳng và góp phần tạo nên sự gắn kết với đồng loại.

Việc khơi gợi sự hài hước để tạo thành tiếng cười đối với con người được chia thành những giai đoạn sau: Đầu tiên, khi chúng ta nghe được một câu truyện vui, điều đầu tiên gây hài hước thường là do 2 khái niệm không tương xứng với một cái kết thúc ngạc nhiên ngoài tưởng tượng của người nghe. Tiếp theo, tâm trí của bạn bắt đầu giải quyết vấn đề để giải thích điều phi lý hay bất ngờ đó. Cuối cùng, bộ não sẽ chấp nhận tín hiệu này, kết hợp chúng từ những điều hài hước và tạo nên phản ứng thành tiếng cười.

Chất truyền thần kinh Dopamine (một hoạt chất trong não) có trách nhiệm cho phép bộ não tiến triển thông qua những giai đoạn vui nhộn. Dopamine cho phép chúng ta cảm thấy dễ chịu khi chúng ta cười. Một vài nghiên cứu đã chứng minh sự cải thiện sức khỏe cho những người mắc bệnh kinh niên khi họ được tiếp xúc với những kích thích hài hước. Do vậy, câu ngạn ngữ xưa  “Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ” thật đúng trong trường hợp này.

Tham khảo: livescience.