Tại sao đàn ông nói dối và phụ nữ khóc

Tại sao đàn ông nói dối và phụ nữ khóc

 

Ảnh: Inmagine

Đôi khi phụ nữ hay phàn nàn đàn ông nói dối như “cuội”. Vậy bạn có muốn biết những lý do tại sao đàn ông lại hay làm như vậy không? Câu trả lời đó là…

Trước hết, đàn ông nói không đúng sự thật với một phụ nữ để đạt được sự chấp thuận của nàng vì đơn giản anh ta không thể làm gì khác được ngoài việc nói dối.

Thứ hai, anh ta nói dối để chứng tỏ anh ta thực sự nổi bật trong đám đông và xứng đáng nhận được sự quý mến của nàng.

Và cuối cùng, chàng nói dối để dễ dàng “trốn” khi cần và không bị trừng phạt khi phạm lỗi gì đó.

Đối với nhiều đàn ông, việc nói dối không còn quá lạ lẫm khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm. Một phụ nữ ít kinh nghiệm có thể dễ bị cám dỗ bởi cái bẫy ngọt ngào giả tạo ấy và mắc mưu. Dưới đây là một vài cách biểu lộ cảm xúc điển hình mà đàn ông thường dùng để che giấu mục đích thực của mình:

Câu nói “Anh thích những phụ nữ thông minh” thực ra có nghĩa là “Đúng, anh thừa nhận em thông minh nhưng xin đừng thể hiện điều đó với anh. Không ai thích những lời bình luận, chỉ trích ngạo mạn, đặc biệt là anh, gã đàn ông không quá tự tin vào bản thân mình”.

Một nghĩa khác có thể hiểu câu nói đầy hàm ý trên nữa là “Anh không thực sự nghĩ em thông minh. Và anh biết em sẵn sàng cố hết sức để chứng minh điều ngược lại. Để đạt được mục đích, em sẵn sàng làm bất cứ điều gì anh muốn”.

Nếu có anh chàng nào thổ lộ: “Anh không bao giờ lên giường trong ngày hẹn hò đầu tiên” thì bạn nên tư duy theo hướng suy nghĩ của anh ta là “Anh sẵn sàng làm “chuyện đó” với em ngay bây giờ nhưng anh sẽ không nói ra điều đó cho đến khi anh biết chắc em sẽ không từ chối”.

Và sẽ có lúc bạn nghe được từ phía chàng rằng “Anh đang tìm kiếm một phụ nữ để xây dựng một mối quan hệ bền vững. Mặc dù, có lẽ anh không phải là người đàn ông thích hợp cho mối quan hệ như vậy”. Câu nói này đồng nghĩa với “Em là lựa chọn thích hợp cho giai đoạn này nhưng anh vẫn sẽ để mắt tới những cô gái khác”.

Còn một số câu nói điển hình sau bạn cũng cần cảnh giác khi tiếp nhận nội dung thông tin từ chàng:

- “Anh không tốt như em nghĩ đâu.” = “Em đừng tỏ ra thất vọng khi tình cảm của anh giờ dành cho cô gái khác vì anh đã từng nói trước với em rồi”.

- “Anh quý trọng sự yên tĩnh cho bản thân nên vẫn thường sống một mình” = Không đời nào anh đưa chìa khoá nhà anh cho em. Anh có thể cần nó trong trường hợp muốn đưa một người khác về nhà”.

- “Tình dục không đóng vai trò lớn trong cuộc sống của anh” = “Sex luôn trong tâm trí anh”.

- “Anh thích cách em vuốt ve, âu yếm và những âm thanh khe khẽ khi chúng ta “yêu”. = “Tốt hơn em nên chấm dứt kiểu kêu gào ấy. Anh ghét đánh thức hàng xóm vào nữa đêm”.

- “Anh đang làm việc rất tốt ở cơ quan” = “Anh đang có nguy cơ mất việc hoặc sắp bị phá sản”.

- “Anh tin rằng đây là thời điểm thích hợp để đưa ra quyết định” = “Anh sắp rời bỏ em”.

Bạn hãy vận dụng những lời khuyên trên nếu phải vắt óc suy nghĩ để hiểu người đàn ông của mình. Tất nhiên, bạn cũng không nên quá hoài nghi, bởi lẽ không phải lúc nào đàn ông cũng là những “chú cuội”.

Bạn hãy dành thời gian gần gũi để quan tâm tới cách biểu lộ cảm xúc của chàng. Anh ta chắc chắn đang nói dối nếu bắt đầu nói lắp và vấp. Anh ta có thể dùng nhiều thán từ trong câu nói hay một vài biểu hiện kiêu kỳ hay lối nói sáo rỗng, rập khuôn khác xa với bản chất của anh ấy. Ghi lại những cử chỉ ấy nếu bạn muốn biết liệu anh ta có đang đi quá đà hay mất đi sự chân thật.

Những cử chỉ, điệu bộ “vạch mặt” kẻ nói dối

- Giơ tay lên sờ mặt khi nói chuyện (biểu hiện chính).

- Đưa tay che miệng khi nói (não anh ta đưa ra một mệnh lệnh tiềm thức để khống chế những lời nói dối).

- Xoa mũi (máu chạy tới các mô ở lỗ mũi khi ai đó cảm thấy căng thẳng nên cố thư giãn bằng cách chạm vào mũi).

- Sờ mí mắt (đây là một hành động cố gắng để không nhìn vào mắt người đối diện vì sẽ dễ làm lộ tẩy sự dối trá của anh ta).

- Gãi cổ và kéo cổ áo (nói dối gây kích thích các mô nhạy cảm trên mặt và cổ vì các tuyến mồ hôi trên da phải làm việc tích cực hơn).

Tư thế, thái độ thể hiện dấu hiệu của “chú cuội”

- Khoanh tay trước ngực để tạo sự phòng vệ trước những nghi ngờ của bạn.

- Đặt tay lên hông, các ngón tay chỉ vào “khu trung tâm” - một biểu hiện của sự công kích, hùng hổ.

Theo Nguyệt Mai (VTV.vn/Pravda)

Không bao giờ đánh mất bạn trong bất cứ hoàn cảnh nào

Lúc nào anh ấy cũng yêu thương, nâng niu bạn, chính vì thế dù tức giận đến mấy anh ấy cũng không nỡ vung tay đánh bạn. Một người đàn ông nếu vin vào cái cớ không làm chủ được mình mà đánh vợ thì chẳng xứng đáng để được tha thứ. Tha thứ cho kẻ động tay chân với mình thì càng khiến bạn đau khổ hơn mà thôi.

Luôn nắm tay bạn mọi lúc mọi nơi

Chỉ cần ở bên cạnh bạn thì anh ấy sẽ nắm chặt tay của bạn. Đàn ông lúc nào muốn cảm nhận được hơi ấm của người mà anh ấy yêu thương. Đồng thời anh ấy cũng muốn bạn biết rằng anh ấy khao khát có được sự gần gũi, gắn bó với bạn. Chắc chắn anh ấy sẽ không buông tay khiến bạn lạc lõng.

Tại sao đàn ông nói dối và phụ nữ khóc

Lập tức giơ tay bảo vệ bạn khi cần

Đôi bàn tay mạnh mẽ và vững chãi của anh ấy chắc chắn sẽ luôn che chở cho bạn khi cần. Lúc bạn chẳng may gặp tình huống nguy hiểm thì anh ấy luôn ở bên để bảo đảm sự an toàn cho bạn. Khi ai muốn gây ra sự tổn thương cho bạn, anh ấy sẽ bao bọc bạn tuyệt đối.

Bàn tay ấm áp lau đi những giọt nước mắt của bạn

Tại sao đàn ông nói dối và phụ nữ khóc

Khi người phụ nữ bật khóc vì mệt mỏi, lo lắng thì đàn ông sẽ dùng đôi bàn tay của mình để giúp bạn lau khô đi. Người đàn ông như vậy mới xứng đáng làm chỗ dựa tinh thần cho bạn.Dù cách xa bao nhiêu thì anh ấy cũng sẽ sắp xếp thời gian để nhanh chóng về với bạn.

Bàn tay luôn níu kéo khi bạn muốn rời đi

Với đàn ông phụ nữ họ yêu chính là báu vật vô giá. Thế nên chẳng bao giờ anh ấy muốn bạn rời xa cả đâu. Khi bạn muốn rời đi thì anh ấy sẽ đưa tay ra để níu kéo ngay lập tức. Anh ấy tuyệt đối không muốn mất bạn.

Theo Truy Nguyệt/ Khoevadep

Tốc độ gõ ngón tay hay nhịp chân có liên quan tới mức độ sốt ruột của người nghe. Nhịp gõ càng nhanh nghĩa là họ càng thiếu kiên nhẫn.

Nếu chỉ nói sự thật với mọi người thì kết cục là không những bạn sẽ cô đơn, mà thậm chí bạn có thể nhập viện hoặc ở tù. Nói dối là thứ dầu bôi trơn mối tương tác của chúng ta với người khác, cho phép chúng ta duy trì quan hệ xã giao thân thiện. Nó được gọi là nói dối vô hại, bởi nó làm cho người khác cảm thấy thoải mái thay vì nói với họ sự thật lạnh lùng, tàn nhẫn. Các cuộc nghiên cứu cho thấy những người nói dối xã giao được mọi người yêu thích hơn những người luôn nói thật, cho dù chúng ta biết là họ đang nói dối chúng ta. Bên cạnh đó, cũng có nhiều lời nói dối đầy ác ý khi ai đó cố tình lừa chúng ta vì lợi ích cá nhân của họ.

Nếu chỉ nói toàn sự thật hay nói toạc ra những suy nghĩ trong đầu với hết thảy những người bạn gặp gỡ thì sẽ dẫn đến hậu quả gì đây ? Ví dụ:

Bạn nói với sếp: “Xin chào sếp – Ông là kẻ bất tài”.

Nhân viên nam nói với một khách hàng nữ: “Cảm ơn cô đã mua hàng, cô Susan. Cô có một bộ ngực mới săn chắc và tuyệt vời làm sao !”.

Người phụ nữ nói với anh hàng xóm: “Cảm ơn anh đã mua giúp tôi mấy món đồ tạp hóa. Anh có một cái mông rắn chắc thật hấp dẫn, nhưng kẻ chết tiệt nào đã cắt mái tóc của anh vậy ?”

Bạn nói với mẹ vợ: “Rất vui được gặp lại mẹ – bà già hay chõ mũi vào chuyện của người khác”

Khi được một người phụ nữ hỏi: “Cái áo đầm này làm tôi trông mập lắm không ?”thì bạn trả lời ra sao ? Nếu là đàn ông và biết điều gì tốt cho mình thì chắc hẳn bạn sẽ nói cô ấy trông rất đẹp. Nhưng thực sự bạn lại nghĩ: “Cái áo đầm này không làm cho cô trông béo hơn mà chính bánh ngọt và kem mới làm cho cô béo ra đấy”.

Nghiên cứu về lời nói dối:

Những dấu hiệu khó bị phát hiện nhất khi nói dối là những dấu hiệu được người nói kiểm soát nhiều nhất, chẳng hạn như lời nói, bởi vì người ta có thể tập đi tập lại chúng nhiều lần. Ngược lại, các manh mối đáng tin cậy nhất chứng tỏ người khác đang nói dối chính là những điệu bộ mà họ thực hiện một cách vô thức, ít được kiểm soát hoặc không thể kiểm soát được do chúng là những điều quan trọng nhất đối với họ, xét về phương diện cảm xúc.

Robert Feldman thuộc trường Đại học Massachusetts ở Amherst đã nghiên cứu 121 cặp khi trò chuyện với người thứ ba. Một phần ba số người tham gia được yêu cầu làm ra vẻ dễ thương. Một phần ba được yêu cầu làm ra vẻ có năng lực. Và những người còn lại được yêu cầu hãy là chính mình. Sau đó, Robert Feldman cho tất cả những người tham gia xem lại băng ghi hình về chính họ và yêu cầu họ xác định những lời nói dối của họ trong suốt cuộc trò chuyện, bất kể điều đó lớn hay nhỏ. Có một số lời nói vô hại, chẳng hạn như họ nói thích ai đó nhưng thực tế lại không. Trong khi ấy, cũng có những lời nói dối khác nghiêm trọng hơn, như có người tự phong mình là ngôi sao nhạc Rock. Nhìn chung, Feldman đã phát hiện ra rằng có 62% những người tham gia nghiên cứu cứ trung bình 10 phút lại nói dối khoảng hai, ba lần. Tác giả cuốn sách The Day America Told The Truth (Ngày nước Mỹ nói sự thât), James Patterson, cũng đã phỏng vấn hơn 2000 người Mỹ, và phát hiện 91% số người này thường xuyên nói dối cả ở nhà lẫn cơ quan.

“Nói thật luôn luôn là cách xử sự tốt nhất, dĩ nhiên trừ phi bạn là người nói dối tài tình.” (JK Jerome)

Vậy làm thế nào để biết được ai đó đang nói dối, nói quanh co hoặc đơn giản là đang suy nghĩ kĩ càng ? Bạn có thể học một số kỹ năng quan sát cơ bản để nhận biết các điệu bộ dối trá, câu giờ, chán nản hay đánh giá người khác. Trong chương này, bạn sẽ tìm hiểu những dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể mà người ta vô tình để lộ. Phần đầu của chương sẽ đề cập đến hành vi nói dối và sự lừa dối.

Ba con khỉ khôn ngoan:

Tại sao đàn ông nói dối và phụ nữ khóc

Ba con khỉ ở trong hình tượng trưng cho những người không nghe, không nhìn và không nói điều ác. Các cử chỉ đơn giản bằng tay và mặt của chúng là nền tảng cho những điệu bộ dối trá của con người. Nói cách khác, khi chúng ta nhìn, nghe hay nói những lời dối trá, có thể chúng ta sẽ cố lấy tay che miệng, bịt mắt hoặc bịt tai.

Như chúng ta thường thấy, khi nói dối, trẻ con hay dùng các động tác tay và mặt một cách lộ liễu. Nếu một đứa trẻ nói dối, nó thường hay che miệng lại bằng một hoặc hai tay nhằm ngăn những lời dối trá thốt ra. Khi không muốn nghe cha, mẹ khiển trách, nó dùng tay bịt tai lại; còn nếu nhìn phải điều gì đó không muốn nhìn, nó dùng cả bàn tay hoặc cánh tay bịt mắt lại. Khi đứa trẻ lớn hơn, các điệu bộ của tay và mặt xảy ra nhanh và tinh tế hơn. Nhưng mỗi lúc nó nói dối, cố che giấu sự thật hoặc nhìn thấy điều dối trá thì những điệu bộ này vẫn xuất hiện.Những người nghe tin xấu hoặc chứng kiến một tai nạn khủng khiếp thường dùng tay che mặt, tượng trưng cho việc tự ngăn mình nhìn hoặc nghe tin tức hay tai nạn khủng khiếp đó. Đây là một điệu bộ được mọi người thực hiện nhiều nhất trên thế giới khi nghe tin máy bay đâm vào Tòa tháp đôi ngày 11-9-2001.

Những điệu bộ của tay và mặt này cũng thường gắn với sự nghi ngờ, không chắc chắn hoặc cường điệu. Trong một tình huống đóng vai, Desmond Morris đã tiến hành một cuộc nghiên cứu mà theo đó, các y tá được yêu cầu nói dối bệnh nhân về tình trạng sức khỏe của họ. Kết quả cho thấy, những y tá nói dối sử dụng điệu bộ của tay và mặt nhiều hơn những y tá nói thật. Cả đàn ông và phụ nữ đều tăng số lần nuốt nước bọt khi họ nói dối, nhưng cử chỉ này thường chỉ nhận thấy ở đàn ông vì trái cổ của họ to hơn.

Như đã đề cập ở phần đầu của cuốn sách này, chúng ta sẽ phân tích và thảo luận các điệu bộ đơn lẻ, nhưng cần lưu ý đây không phải là cách mà chúng xuất hiện. Các điệu bộ thường là một phần của cụm điệu bộ nên chúng ta cần nghiên cứu chúng như nghiên cứu các từ trong một câu, nghĩa là liên hệ chúng với từ khác và ngữ cảnh chung, nơi chúng được sử dụng. Khi ai đó dùng điệu bộ của tay và mặt thì không có nghĩa là lúc nào họ cũng nói dối. Tuy nhiên, điều ấy cho thấy có khả năng họ đang giấu thông tin. Hãy quan sát thêm những cụm điệu bộ khác để có thể khẳng định hay bác bỏ phán đoán của bạn. Quan trọng là bạn nên tránh giải thích điệu bộ của tay và mặt một cách độc lập.

Mặc dù không có một động tác đơn lẻ, một biểu hiện hay một cử động nào của gương mặt đáng tin cậy đến độ khẳng định được ai đó đang nói dối nhưng bạn có thể học một số cụm điệu bộ để làm tăng cơ hội nhận ra lời nói dối.

Cách gương mặt tiết lộ sự thật

Để che giấu lời nói dối, chúng ta sử dụng những biểu hiện trên gương mặt nhiều hơn những bộ phận khác trên cơ thể. Chúng ta thường cười, gật đầu và nháy mắt khi muốn lấp liếm điều gì đó nhưng không may là các dấu hiệu cơ thể của chúng ta lại tiết lộ sự thật. Bởi những điệu bộ cơ thể và các dấu hiệu cảm xúc thể hiện trên gương mặt thiếu sự hòa hợp với nhau mà chúng ta không hề hay biết. Những điểm không hòa hợp xuất hiện thoáng qua trên gương mặt tiết lộ sự mâu thuẫn trong cảm xúc.

Tại sao đàn ông nói dối và phụ nữ khóc

Nếu chúng ta cố che giấu một lời nói dối hoặc một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu, hành động đó có thể được biểu hiện trên gương mặt của chúng ta trong giây lát. Chúng ta thường hiểu việc ai đó sờ mũi thật nhanh là vì ngứa, chống tay lên mặt nghĩa là họ rất quan tâm đến chúng ta mà chẳng hề nghi ngờ rằng chúng ta đang làm họ chán ngấy. Chẳng hạn, chúng tôi đã quay phim cảnh một người đàn ông đang nói về việc ông ta và mẹ vợ hợp ý nhau như thế nào. Nhưng mỗi lần nhắc đến tên bà mẹ vợ thì mép trái ông ta lại nhếch lên trong tích tắc. Điều đó đã hé lộ cho chúng tôi biết cảm xúc thật của ông ta.

Phụ nữ nói dối giỏi nhất và đó là sự thật

Trong cuốn Why Men Lie & Women Cry (Tại sao đàn ông nói dối và phụ nữ khóc) nxb Orion, chúng tôi có nói rằng nhờ giỏi đọc cảm xúc hơn nam giới nên phụ nữ dễ dàng thuyết phục người khác bằng một lời nói dối nghe lọt lỗ tai. Đặc điểm này có thể được nhìn thấy ở những bé gái cùng khóc theo các bé khác lúc ban đầu, sau đó chúng làm cho các bé khác khóc chỉ bằng cách òa khóc bất cứ lúc nào. Tiến sĩ Sanjida O’Connell, tác giả cuốn sách Mindreading (Đọc được ý nghĩ), đã tiến hành một cuộc nghiên cứu kéo dài trong 5 tháng về cách chúng ta nói dối. Cuối cùng, bà cũng đưa ra kết luận tương tự, phụ nữ nói dối giỏi hơn và tinh vi hơn đàn ông rất nhiều. Nam giới hay nói dối bằng vài câu đơn giản như: “Anh nhỡ xe Buýt” hoặc “Điện thoại di động của anh hết pin, đó là lý do tại sao anh đã không gọi em”. Ngoài ra, bà còn phát hiện những người hấp dẫn dễ chiếm được lòng tin hơn là những người không hấp dẫn. Đó là lý do giải thích việc các nhà lãnh đạo như John F Kennedy và Bill Clinton có thể thoát tội sau tất cả những chuyện tày đình họ gây ra.

Lý do tại sao nói dối rất khó:

Như chúng tôi đã nói ở chương 3, hầu hết mọi người đều tin rằng khi một ai đó đang nói dối thì họ mỉm cười nhiều hơn bình thường, nhưng nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại, nghĩa là người ta mỉm cười ít đi. Trở ngại khi nói dối là suy nghĩ tiềm thức luôn hoạt động tự động và độc lập với lời nói dối, vì thế ngôn ngữ cơ thể đã vô tình vạch trần chúng ta. Đây là lý do tại sao những người hiếm khi nói dối dễ dàng bị phát hiện, bất kể câu chuyện của họ nghe có vẻ thuyết phục đến mức nào. Ngay giây phút họ bắt đầu nói dối, ngôn ngữ cơ thể của họ sẽ phát ra các dấu hiệu mâu thuẫn, mang đến cho chúng ta cảm giác rằng họ không nói thật. Trong khi nói dối, suy nghĩ tiềm thức phát ra một thứ “tác nhân hồi hộp”, nó được thể hiện dưới dạng những điệu bộ mâu thuẫn với lời nói. Những người nói dối chuyên nghiệp như các chính trị gia, luật sư, diễn viên và phát thanh viên truyền hình đã trau chuốt những điệu bộ cơ thể của họ đến mức khó mà “nhận biết” được đó là lời nói dối và người ta bị hớp hồn vào đó.

Những người này nói dối theo một trong hai cách sau. Cách thứ nhất, họ tập luyện các điệu bộ “tạo cảm giác” như thật khi họ nói dối, nhưng cách này chỉ có tác dụng nếu họ tập nói dối thường xuyên trong một thời gian dài. Cách thứ hai, họ hạn chế sử dụng các điệu bộ để không phải thể hiện bất cứ điệu bộ tích cực hay tiêu cực nào khi nói dối. Nhưng cách này cũng không đơn giản !

Thông qua luyện tập, những người nói dối có thể trở nên có sức thuyết phục, hệt như các diễn viên.

Hãy làm thử bài kiểm tra nhanh này: cố ý nói dối với người đối diện cũng như cố tỉnh táo để kìm nén tất cả các điệu bộ cơ thể của bạn. Dù bạn có cố gắng che giấu chúng thì nhiều điệu bộ vô cùng tinh vi vẫn được bộc lộ. Những điệu bộ này bao gồm các cơ mặt co giật, sự giãn nở và thu hẹp con ngươi, đổ mồ hôi, má đỏ, tốc độ nháy mắt tăng từ 10 lên 50 lần trong một phút cùng nhiều dấu hiệu tinh vi khác cho thấy sự dối trá. Nghiên cứu từ băng ghi hình cho thấy, các điệu bộ này chỉ xảy ra trong chớp mắt và chỉ những người phỏng vấn chuyên nghiệp, nhân viên bán hàng hay người rất mẫn cảm mới có thể nhận biết chúng.

Rõ ràng là để nói dối thành công, bạn cần phải “giấu” cơ thể của mình. Đó là lý do tại sao trong các buổi thẩm vấn, người bị xét hỏi phải ngồi vào một cái ghế không bị che khuất hoặc ngồi dưới ánh đèn, sao cho người thẩm vấn có thể nhìn thấy toàn bộ cơ thể của người bị thẩm vấn, lúc này những lời nói dối của họ sẽ dễ bị phát hiện hơn. Việc nói dối cũng suôn sẻ hơn nếu bạn ngồi tại bàn, ngó qua hàng rào hoặc nhìn từ phía sau cánh cửa khép kín vì lúc đó, cơ thể của bạn được che khuất một phần. Tuy nhiên, cách tốt nhất để nói dối là nói qua điện thoại hoặc viết mail !

Phần 2 chúng ta sẽ tìm hiểu 8 điệu bộ, dấu hiệu, động thái của "Ngôn ngữ sự lừa dối" !

* Why Men Lie & Women Cry

* Mindreading

[ Liên Kết Với Tác Giả Bài Viết - Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu AUTHORITY ]

Tác giả: Tâm lý học tội phạm và Khoa học hành vi

Description: Tâm lí học tội phạm & Khoa học hành vi là một trang chuyên viết về những góc nhìn khác nhau và thú vị về tâm lí, đem đến cho người đọc những kiến thức mới nhưng với cách tiếp cận gần gũi về những vấn đề xung quanh mình.

Link bài gốc: NGÔN NGỮ SỰ LỪA DỐI P.1

Tham khảo các bài viết khác của tác giả tại: Tâm Lý Học Tội Phạm Và Khoa Học Hành Vi

Follow Facebook Authority - Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu để đọc thêm các bài viết mang tính chất chuyên sâu thuộc nhiều lĩnh vực/ chủ đề khác nhau từ tác tác giả là Blogger/ Author đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

1,259 người xem