Tại sao Đức Quốc xã thất bại

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 2 Lịch sử
    • 2.1 Bối cảnh
    • 2.2 Quốc xã lên nắm quyền lực
    • 2.3 Chính sách ngoại giao quân phiệt
    • 2.4 Áo và Tiệp Khắc
    • 2.5 Ba Lan
    • 2.6 Thế chiến thứ hai
      • 2.6.1 Chính sách ngoại giao
      • 2.6.2 Chiến tranh bùng nổ
      • 2.6.3 Chinh phạt châu Âu
      • 2.6.4 Bước ngoặt và sụp đổ
      • 2.6.5 Tổn thất nhân mạng của Đức
  • 3 Địa lý
    • 3.1 Sự thay đổi về lãnh thổ
    • 3.2 Những vùng lãnh thổ chiếm đóng
    • 3.3 Sự thay đổi sau chiến tranh
  • 4 Chính trị
    • 4.1 Ý thức hệ
    • 4.2 Chính quyền
    • 4.3 Luật pháp
    • 4.4 Lực lượng quân sự và bán quân sự
      • 4.4.1 Wehrmacht
      • 4.4.2 SA và SS
  • 5 Kinh tế
    • 5.1 Nền kinh tế Đế chế
    • 5.2 Kinh tế thời chiến và lao động khổ sai
  • 6 Chính sách chủng tộc
    • 6.1 Khủng bố người Do Thái
    • 6.2 Người Di-gan và các nhóm đối tượng khác
    • 6.3 Cuộc tàn sát chủng tộc
    • 6.4 Đàn áp sắc tộc Ba Lan
    • 6.5 Ngược đãi tù binh chiến tranh Liên Xô
  • 7 Xã hội
    • 7.1 Giáo dục
    • 7.2 Áp bức giáo hội
    • 7.3 Y tế
    • 7.4 Vai trò của phụ nữ và gia đình
    • 7.5 Môi trường
    • 7.6 Phản kháng chế độ
  • 8 Văn hóa
    • 8.1 Kiểm duyệt
    • 8.2 Kiến trúc và nghệ thuật
    • 8.3 Điện ảnh
  • 9 Di sản
  • 10 Xem thêm
  • 11 Ghi chú
  • 12 Tham khảo
    • 12.1 Chú thích
    • 12.2 Thư mục
    • 12.3 Tài liệu lịch sử
  • 13 Đọc thêm
  • 14 Liên kết ngoài

Tên gọiSửa đổi

Quốc gia này có tên gọi chính thức là Deutsches Reich (Đế chế Đức) từ 1933 đến 1943, và Großdeutsches Reich (Đế chế Đại Đức) từ 1943 đến 1945. Cái tên Deutsches Reich thường được dịch là "Đế chế Đức", hoặc cũng có thể là "Đế quốc Đức".[4] Người Đức hiện nay đề cập đến giai đoạn lịch sử này như là Zeit des Nationalsozialismus (thời kỳ Quốc gia Xã hội chủ nghĩa), Nationalsozialistische Gewaltherrschaft (nền chuyên chế Quốc gia Xã hội chủ nghĩa), hay đơn giản là das Dritte Reich (Đế chế Thứ ba).

Trong tiếng Việt, thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ nước Đức trong thời kỳ 1933 – 1945 là "Đức Quốc Xã" hay "Phát xít Đức". Tên gọi được cơ quan tuyên truyền của Đức chấp nhận, "Third Reich" (Đế chế Thứ ba), lần đầu được sử dụng trong một cuốn sách năm 1923 của Arthur Moeller van den Bruck. Quyển sách này tính Đế quốc La Mã Thần thánh (962 – 1806) là Đế chế Thứ nhất và Đế quốc Đức (1871 – 1918) là Đế chế Thứ hai.[5] Những người Quốc xã lấy đó để hợp pháp hóa chế độ của họ như một nhà nước kế tục. Sau khi Quốc xã lên nắm quyền, bộ máy tuyên truyền của họ đã đề cập đến thời kỳ Cộng hòa Weimar trước đó như là Zwischenreich ("Đế chế Tạm thời").

Từ những năm 1980, các nhà phê bình ngôn ngữ của Đức đã đặt câu hỏi về việc chấp nhận không phê phán thuật ngữ "Third Reich". Vào năm 1984, nhà luật học người Đức Walter Mallman viết: trong "lịch sử về khái niệm tư tưởng chính trị, hiến pháp, và luật pháp", thuật ngữ này là "không thể bảo vệ".[6] Đến năm 1989, Dieter Gunst lưu ý thêm rằng nhắc đến chế độ Hitler với tên gọi Đế chế Thứ ba là không chỉ "đánh giá lại một cách tích cực Chủ nghĩa Quốc xã" mà còn bóp méo lịch sử, bổ sung thêm Hitler đã không thành lập ra một nhà nước hay bất kỳ "Đế chế riêng biệt" nào cả.[7]

Lịch sửSửa đổi

Xem thêm: Lịch sử Đức

Bối cảnhSửa đổi

Xem thêm thông tin: Adolf Hitler lên nắm quyền

Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nền kinh tế Đức đã phải hứng chịu những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần là vì khoản bồi thường thiệt hại chiến tranh quy định trong Hòa ước Versailles năm 1919. Chính phủ đã in tiền để trả nợ cho đất nước; hậu quả dẫn tới siêu lạm phát khiến giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, nền kinh tế rơi vào tình trạng hỗn loạn, và các cuộc bạo động liên quan đến vấn đề lương thực diễn ra.[8] Đến tháng 1 năm 1923, khi mà chính quyền thất bại trong việc bồi thường khoản tiền, quân đội Pháp đã chiếm đóng các khu công nghiệp của Đức dọc vùng Ruhr. Theo sau đó là tình trạng bất ổn dân sự lan rộng.[9]

Cùng thời điểm, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (NSDAP;[c] hay Đảng Quốc xã) đã trở thành đảng kế tục–thay tên của Đảng Công nhân Đức thành lập hồi năm 1919, một trong số những đảng chính trị cực hữu hoạt động ở Đức vào thời điểm đó.[10] Chính sách của đảng này bao gồm xóa bỏ Cộng hòa Weimar, bác bỏ những điều khoản của Hòa ước Versailles, bài Do Thái triệt để, và chống lại chủ nghĩa Bolsevik.[11] Họ hứa hẹn về một chính quyền trung ương mạnh mẽ, làm tăng thêm Lebensraum (không gian sống) cho dân tộc Đức, thành lập một cộng đồng quốc gia căn cứ vào chủng tộc, và thanh lọc chủng tộc thông qua hoạt động đàn áp người Do Thái – đối tượng sẽ bị tước bỏ quốc tịch và các quyền công dân.[12] Những người Quốc xã đề xuất khôi phục, đổi mới quốc gia và văn hóa dựa trên phong trào Völkisch.[13]

Sự kiện thị trường chứng khoán ở Mỹ sụp đổ vào ngày 24 tháng 10 năm 1929 có tác động hết sức tàn khốc đối với nước Đức. Hàng triệu người bỗng rơi vào cảnh thất nghiệp và hàng loạt ngân hàng lớn phải đóng cửa. Hitler và đảng Quốc xã đã sẵn sàng lợi dụng cuộc khủng hoảng để giành lấy sự ủng hộ về phía mình. Họ hứa sẽ tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế và tạo ra việc làm cho người dân.[14] Nhiều cử tri đã lựa chọn đảng Quốc xã với niềm tin rằng họ có khả năng tái lập trật tự, dẹp yên tình trạng bất ổn dân sự, và nâng cao uy tín của Đức trên trường quốc tế. Sau cuộc bầu cử liên bang năm 1932, Quốc xã trở thành đảng chính trị lớn nhất trong Reichstag (Nghị viện), nắm giữ 230 ghế với 43,9% tổng số phiếu phổ thông.[15]

Quốc xã lên nắm quyền lựcSửa đổi

Mặc dù những người Quốc xã có được số phiếu phổ thông cao nhất trong hai cuộc tổng tuyển cử Nghị viện năm 1932, họ không thể trở thành phe đa số, bởi vậy Hitler đã dẫn đầu một chính quyền liên minh tồn tại ngắn ngủi thành lập bởi đảng Quốc xã và Đảng Nhân dân Quốc gia Đức.[16] Dưới áp lực từ các chính trị gia, các nhà tư bản công nghiệp, và cộng đồng doanh nghiệp, Tổng thống Paul von Hindenburg đã bổ nhiệm Hitler làm Thủ tướng Đức vào ngày 30 tháng 1 năm 1933. Sự kiện này được biết đến như Machtergreifung (Quốc xã chiếm quyền lực).[17] Trong những tháng tiếp theo, đảng Quốc xã đã vận dụng một phương pháp gọi là Gleichschaltung (chỉnh đốn, đồng bộ hóa, sắp đặt) để nhanh chóng kiểm soát mọi mặt của đời sống.[18] Mọi tổ chức dân sự, bao gồm các nhóm nông nghiệp, các tổ chức tình nguyện, câu lạc bộ thể thao, đều được thay thế lãnh đạo bằng những đảng viên hoặc người thân Quốc xã. Đến tháng 6 năm 1933, gần như chỉ còn quân đội và các giáo hội là không nằm dưới sự kiểm soát của đảng Quốc xã.[19]

Hitler trở thành người đứng đầu nước Đức vào năm 1934 với danh nghĩa Führer und Reichskanzler (Lãnh tụ và Thủ tướng Đế chế).

Vào đêm ngày 27 tháng 2 năm 1933, tòa nhà Nghị viện (Reichstag) bốc cháy. Marinus van der Lubbe, một đảng viên cộng sản người Hà Lan, bị cáo buộc là thủ phạm châm lửa. Hitler tuyên bố sự việc này đánh dấu điểm khởi đầu một cuộc nổi dậy của những người cộng sản. Sau đó, đội quân Sturmabteilung (SA) đã tiến hành chiến dịch đàn áp bạo lực trên phạm vi toàn quốc, kết quả là 4.000 đảng viên của Đảng Cộng sản Đức bị bắt. Vào ngày 28 tháng 2 năm 1933, Nghị định Hỏa hoạn Reichstag được thông qua, theo đó bãi bỏ hầu hết các quyền tự do công dân của người Đức, bao gồm cả các quyền hội họp và tự do báo chí. Nghị định còn cho phép cảnh sát bắt giam người dân vô thời hạn mà không cần phải có những cáo buộc hay lệnh của tòa án. Luật này đi kèm với một hoạt động tuyên truyền chớp nhoáng đã dẫn tới sự ủng hộ của quần chúng.[20]

Vào tháng 3 năm 1933, Đạo luật Trao quyền (Ermächtigungsgesetz); một sự sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp Weimar, được Nghị viện cho thông qua sau một cuộc bỏ phiếu với kết quả 444 phiếu thuận và 94 phiếu chống.[21] Sửa đổi này cho phép Hitler và nội các của ông ta thông qua các bộ luật, thậm chí cả luật vi phạm Hiến pháp mà không cần đến sự đồng thuận của Tổng thống hay Nghị viện.[22] Khi các dự luật đòi hỏi đa số phiếu là hai phần ba để được thông qua, những người Quốc xã đã dùng các điều khoản của Nghị định Hỏa hoạn Reichstag để ngăn không cho một số đại diện của đảng Dân chủ Xã hội tham dự; trong khi những người Cộng sản đã bị cấm từ trước.[23][24] Vào ngày 10 tháng 5 chính quyền tịch thu tài sản của những người Dân chủ Xã hội và sang tháng sau họ chính thức bị cấm.[25] Với việc các đảng phái chính trị còn lại giải thể, vào ngày 14 tháng 7 năm 1933, nước Đức trên thực tế đã trở thành một nhà nước độc đảng khi mà việc thành lập các đảng mới sẽ là hành vi phạm pháp.[26] Các cuộc bầu cử tiếp theo vào tháng 11 năm 1933, vào năm 1936, và 1938 hoàn toàn là sự kiểm soát của Quốc xã và chỉ chứng kiến những người Quốc xã cùng một số lượng nhỏ người không đảng phái đi bầu cử.[27] Các nghị viện khu vực và Reichsrat (thượng viện liên bang) chấm dứt tồn tại vào tháng 1 năm 1934.[28]

Chế độ Quốc xã lên nắm quyền đã xóa bỏ những biểu tượng của Cộng hòa Weimar, gồm có lá cờ ba màu đen, đỏ, vàng và chấp thuận làm lại biểu tượng đế quốc. Lá cờ ba màu đen, trắng, đỏ của Đế quốc Đức trước đó được phục hồi làm một trong hai lá cờ chính thức của Đức. Lá cờ còn lại là Cờ chữ Vạn của đảng Quốc xã đã trở thành quốc kỳ duy nhất vào năm 1935. Bài hát của đảng "Horst-Wessel-Lied" (bài ca của Horst Wessel) cũng trở thành quốc ca thứ hai của Đức.[29]

Trong giai đoạn này, nền kinh tế Đức vẫn ở vào tình trạng hết sức tồi tệ, hàng triệu người thất nghiệp và cán cân thương mại thâm hụt đã làm nản lòng bao người.[30] Hitler hiểu rằng phục hồi lại nền kinh tế là vấn đề sống còn. Vào năm 1934, bằng chính sách vay nước ngoài, các dự án công trình công cộng được tiến hành. Chỉ trong năm 1934 đã có tổng cộng 1,7 triệu người Đức được vào làm việc trong các dự án.[30] Mức lương trung bình theo giờ và tuần bắt đầu tăng lên.[31]

Những đòi hỏi về quyền lực quân sự và chính trị của SA đã dấy lên mối lo ngại cho các nhà lãnh đạo của các tổ chức chính trị, quân sự, công nghiệp. Để đối phó với vấn đề này, Hitler đã thanh lọc đội ngũ lãnh đạo của SA trong một cuộc thanh trừng được biết đến với tên gọi đêm của những con dao dài diễn ra từ ngày 30 tháng 6 đến 2 tháng 7 năm 1934.[32] Hitler nhằm vào Ernst Röhm và những lãnh đạo của SA khác— những người đã liên kết với một số địch thủ chính trị của ông ta (như là Gregor Strasser và cựu thủ tướng Kurt von Schleicher). Tất cả bị bao vây, bắt giữ, và bắn chết.[33]

Vào ngày 2 tháng 8 năm 1934, Tổng thống P. von Hindenburg qua đời. Ngày hôm trước, nội các đã cho ban hành "Luật Liên quan đến Chức vụ Nhà nước Cao nhất của Đế chế", trong đó tuyên bố vào thời điểm Hindenburg chết, chức vụ Tổng thống sẽ bị xóa bỏ và những quyền hạn của nó sẽ được sáp nhập vào quyền hạn của Thủ tướng.[34] Nhờ đó Hitler đã trở thành người đứng đầu nhà nước cũng như chính phủ. Ông chính thức được chỉ định làm Führer und Reichskanzler (lãnh tụ và thủ tướng). Nước Đức giờ đây là một quốc gia toàn trị với Hitler là người lãnh đạo.[35] Với tư cách đứng đầu, Hitler cũng trở thành Tư lệnh Tối cao của các lực lượng vũ trang. Luật mới ban hành đã sửa đổi lời tuyên thệ truyền thống của quân nhân trước đây, theo đó giờ họ xác nhận trung thành với cá nhân Hitler hơn mọi lãnh đạo, chỉ huy hàng đầu khác.[36] Vào ngày 19 tháng 8, việc sáp nhập chức vụ được phê chuẩn với tỉ lệ 90% ủng hộ của toàn bộ cử tri trong một cuộc trưng cầu.[37]

Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc Xã

Sự chấm dứt những cuộc xung đột và bạo lực đường phố thời Cộng hòa Weimar đã làm an lòng đa phần người dân Đức. Giờ họ đang chìm trong những lời lẽ tuyên truyền của Joseph Goebbels, người hứa hẹn về nền hòa bình và sung túc cho tất cả mọi người trong một khối thống nhất, một quốc gia phi-Marxist và không còn những gánh nặng của Hòa ước Versailles.[38] Vào năm 1933, trại tập trung đầu tiên của Đức Quốc Xã được mở cửa, địa điểm tại Dachau, ban đầu nó dành cho những tù nhân chính trị.[39] Từ đó cho đến thời điểm chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đã có hàng trăm khu trại với quy mô và chức năng khác nhau được xây dựng.[40] Sau khi lên nắm quyền, những người Quốc xã đã thực hiện các biện pháp đàn áp chống lại những đối thủ chính trị của họ, đồng thời nhanh chóng cách ly toàn bộ những đối tượng mà họ cho là "không mong muốn của xã hội". Dưới chiêu bài chiến đấu với mối đe dọa từ Cộng sản, những người Quốc xã đã đảm bảo được sức mạnh to lớn, và trên hết, chiến dịch chống lại người Do Thái tại Đức đã đạt được bước đệm ban đầu.

Từ tháng 4 năm 1933, hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế địa vị và quyền hạn của người Do Thái bắt đầu được triển khai trên phạm vi từng vùng và quốc gia.[41] Với sự ra đời của các đạo luật Nuremberg (gọi tắt là luật Nuremberg) vào năm 1935, những sáng kiến và mệnh lệnh hợp pháp chống lại người Do Thái lên đến đỉnh điểm, bọn họ sẽ bị tước đoạt các quyền cơ bản.[42] Quốc xã sẽ lấy đi của cải, quyền được kết hôn với người không phải Do Thái, và quyền lựa chọn lĩnh vực lao động (hay nghề nghiệp; ví dụ như luật, y tế, hay sư phạm). Cuối cùng, Quốc xã tuyền bố rằng người Do Thái không được mong muốn ở cùng với nhân dân và xã hội Đức, và dần theo thời gian họ đã không còn được coi là con người; có thể cho rằng, những hành động bài Do Thái làm cho người Đức dần cảm thấy quen thuộc, bình thường tới một mức độ nhất định đã dẫn đến cuộc diệt chủng Holocaust. Những người dân tộc Đức nào từ chối khai trừ người Do Thái, hoặc người nào biểu lộ bất kỳ dấu hiệu phản đối hay không đồng tình với những nội dung tuyên truyền của Quốc xã đều sẽ bị Gestapo giám sát, tước bỏ những quyền hạn, hoặc chuyển đến các trại tập trung.[43] Ở trong chế độ này, tất cả mọi thứ, bao gồm con người, đều bị giám sát. Theo đó quá trình hợp thức hóa quyền lực của những người Quốc xã hoàn tất từ những hoạt động cách mạng ban đầu, tiếp đến trải qua những thao tác và ứng biến với các cơ chế hợp pháp có sẵn, rồi khai thác quyền lực kiểm soát của đảng Quốc xã (cho phép họ thu nhận và loại trừ bất kỳ ai trong xã hội, những người được họ lựa chọn), và cuối cùng bành trướng quyền thế ra mọi tổ chức liên bang và nhà nước.[44]

Chính sách ngoại giao quân phiệtSửa đổi

Xem thêm: Tái quân sự hóa vùng Rhineland và Sự can thiệp của Đức vào Nội chiến Tây Ban Nha

Ngay từ tháng 2 năm 1933, Hitler đã thông báo hoạt động tái vũ trang cần phải được tiến hành, mặc dù ban đầu là bí mật, và như vậy là vi phạm Hòa ước Versailles. Một năm sau ông nói với các tướng lĩnh quân đội của mình rằng thời điểm để phát động chiến tranh ở mặt trận phía Đông là năm 1942.[45] Trong năm 1933, nước Đức rời Hội Quốc Liên, tuyên bố các điều khoản giải trừ quân bị của tổ chức này là không công bằng khi mà chúng chỉ áp đặt lên nước Đức.[46] Saarland, khu vực đặt dưới sự giám sát của Hội Quốc Liên trong vòng 15 năm kể từ thời điểm thế chiến thứ nhất kết thúc, đã được bầu chọn trở thành một phần của Đức vào tháng 1 năm 1935.[47] Tháng 3 năm đó, Hitler thông báo quy mô của lực lượng Reichswehr sẽ được tăng lên 550.000 lính và rằng ông ta đang xây dựng một lực lượng không quân.[48] Phía Anh nhất trí người Đức sẽ được phép thiết lập một hạm đội hải quân với việc ký kết Hiệp định Hải quân Anglo-German vào ngày 18 tháng 6 năm 1935.[49]

Khi mà cuộc xâm lược Ethiopia của Ý chỉ vấp phải những phản ứng nhẹ nhàng của chính phủ Pháp và Anh, vào ngày 7 tháng 3 năm 1936, Hitler đã lệnh cho 3.000 lính lục quân Wehrmacht Heer hành quân vào khu phi quân sự ở Rhineland trong sự vi phạm Hòa ước Versailles; cùng với đó là 30.000 lính đặt trong tình trạng sẵn sàng. Bởi vùng lãnh thổ này đã là một phần của Đức, chính phủ Anh và Pháp cảm thấy rằng nỗ lực buộc Đức tuân theo Hòa ước là không đáng để mà dẫn đến nguy cơ chiến tranh.[50] Trong cuộc bầu cử độc đảng tổ chức vào ngày 29 tháng 3, Đảng Quốc xã nhận được 98,9% tỉ lệ ủng hộ.[50] Vào năm 1936, Hitler ký Hiệp ước chống Quốc tế cộng sản với Nhật Bản và một hiệp ước không xâm lược với nước Ý phát xít của Benito Mussolini, người mà chẳng bao lâu nữa sẽ đề cập đến một "Trục Rome-Berlin".[51]

Hitler đã gửi những đơn vị không quân và thiết giáp đến hỗ trợ cho Francisco Franco và các lực lượng Dân tộc chủ nghĩa trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha bùng phát vào tháng 7 năm 1936. Liên Xô cũng gửi một lực lượng nhỏ đến hỗ trợ chính phủ Cộng hòa. Phe Dân tộc chủ nghĩa của Franco giành chiến thằng vào năm 1939 và trở thành một đồng minh không chính thức của Đức Quốc Xã.[52]

Áo và Tiệp KhắcSửa đổi

Bài chi tiết: Anschluss và Đức Quốc xã chiếm đóng Tiệp Khắc

Xem thêm thông tin: Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia

Người dân tộc Đức tại Saaz, Tiệp Khắc, đón chào binh lính Đức với kiểu chào Quốc xã, 1938

Vào tháng 2 năm 1938, Hitler nhấn mạnh với Thủ tướng Áo Kurt Schuschnigg về sự cần thiết của việc để cho quân đội Đức bảo đảm biên giới quốc gia này. Schuschnigg lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu bàn về nền độc lập của Áo trong ngày 13 tháng 3, nhưng Hitler yêu cầu bãi bỏ. Vào ngày 11 tháng 3, Hitler gửi một tối hậu thư đến Schuschnigg đòi ông này phải bàn giao toàn bộ quyền lực cho đảng Quốc xã Áo hoặc đối mặt với một cuộc xâm lăng. Ngày hôm sau, Wehrmacht tiến quân vào Áo và được cư dân địa phương chào đón nhiệt tình.[53]

Cộng hòa Tiệp Khắc là địa bàn cư trú của một cộng đồng người Đức thiểu số quan trọng, họ sống đa phần tại Sudetenland. Dưới áp lực từ các nhóm ly khai thuộc đảng Đức Sudeten, chính phủ Tiệp Khắc đã thi hành những chính sách nhượng bộ về kinh tế đối với khu vực này.[54] Hitler quyết định phải sáp nhập không chỉ Sudetenland mà còn là cả Tiệp Khắc vào với Đế chế.[55] Những người Quốc xã tiến hành một chiến dịch tuyên truyền để nổi trống hỗ trợ cho cuộc xâm lược.[56] Tuy vậy, các tướng lĩnh quân đội hàng đầu không ủng hộ kế hoạch khi mà nước Đức chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến.[57] Cuộc khủng hoảng đã buộc Tiệp Khắc, Anh và Pháp (những đồng minh của Tiệp Khắc) thực hiện những sự chuẩn bị cho chiến tranh. Với nỗ lực nhằm ngăn chặn nguy cơ này, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã sắp xếp một loạt các cuộc hội đàm, dẫn tới kết quả là Hiệp định Munich được ký kết vào ngày 29 tháng 9 năm 1938. Chính phủ Tiệp Khắc buộc phải đồng ý để cho Đức sáp nhập Sudetenland. Chamberlain được chào đón với những tiếng tung hô khi đặt chân xuống Luân Đôn, ông nói: "hòa bình cho thời đại chúng ta"[58] Hiệp định chỉ tồn tại trong vòng sáu tháng trước khi Hitler xâm chiếm toàn bộ những phần lãnh thổ còn lại của Tiệp Khắc vào tháng 3 năm 1939.[59] Tiếp đó, một quốc gia bù nhìn được thành lập tại địa điểm gần tương tự với Slovakia ngày nay.[60]

Quốc xã ngay lập tức chiếm lấy những nguồn dự trữ ngoại hối của Áo và Séc, các kho dự trữ nguyên liệu thô như kim loại và sản phẩm hoàn thiện như các loại vũ khí và máy bay, tất cả đều được vận chuyển về Đức. Tập đoàn công nghiệp Reichswerke Hermann Göring nắm quyền kiểm soát các cơ sở sản xuất than và thép ở cả hai quốc gia.[61]

Ba LanSửa đổi

Vào tháng 3 năm 1939, Hitler đòi trả lại Thành phố Tự do Danzig và khu vực Hành lang Ba Lan, một dải đất ngăn cách Đông Phổ với phần còn lại của nước Đức. Chính phủ Anh thông báo họ sẽ hỗ trợ cho Ba Lan nếu nước này bị tấn công. Hitler với niềm tin rằng người Anh sẽ không thực sự hành động đã ra lệnh chuẩn bị sẵn sàng một kế hoạch xâm lược và thời điểm tiến hành là trong tháng 9 năm 1939.[62] Ngày 23 tháng 5, Hitler mô tả kế hoạch tổng thể với các tướng lĩnh, mục tiêu không chỉ là chiếm lấy vùng Hành lang Ba Lan mà còn mở rộng đáng kể lãnh thổ Đức về phía đông. Ông dự kiến lần này đối phương sẽ đáp trả bằng vũ lực.[63]

Người Đức một lần nữa xác nhận lại mối liên minh với Ý và lần lượt ký những bản hiệp ước không xâm lược với Đan Mạch, Estonia, và Latvia. Họ cũng chính thức hóa quan hệ thương mại với Romania, Na Uy và Thụy Điển.[64] Bộ trưởng Ngoại giao Đức Joachim von Ribbentrop bằng các cuộc đàm phán đã dàn xếp được một hiệp ước không xâm lược với Liên Xô, Hiệp ước Molotov–Ribbentrop ký kết trong tháng 8 năm 1939.[65] Trong bản hiệp ước này có chứa nghị định thư bí mật bàn về việc phân chia Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic thành các khu vực thuộc phạm vi ảnh hưởng của Đức và Liên Xô.[66][67]

Thế chiến thứ haiSửa đổi

Chính sách ngoại giaoSửa đổi

Xem thêm thông tin: Lịch sử ngoại giao trong thế chiến thứ hai §Đức

Chính sách ngoại giao của Đức trong chiến tranh bao gồm việc thành lập các chính phủ đồng minh đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp từ Berlin. Mục đích chính là thu thập binh lính từ các nước đồng minh hàng đầu như Ý và Hungary, cùng hàng triệu lao động và nguồn cung lương thực dồi dào từ các nước chư hầu như Pháp Vichy.[68] Đến mùa thu năm 1942, trên mặt trận phía Đông có mặt 24 sư đoàn đến từ Romania, 10 đến từ Ý, và 10 của Hungary.[69] Khi mà một quốc gia trở nên không còn đáng tin cậy, Đức sẽ chiếm quyền kiểm soát toàn bộ, như họ đã làm với Pháp vào năm 1942, Ý năm 1943, và Hungary năm 1944. Mặc dù Nhật Bản là một đồng minh chính thức hùng mạnh, mối quan hệ giữa Đức với quốc gia này là không thân mật, ít có sự phối hợp hay hợp tác. Một ví dụ, Đức đã từ chối chia sẻ công thức tổng hợp dầu từ than đá cho đến giai đoạn cuối của chiến tranh.[70]

Chiến tranh bùng nổSửa đổi

Ảnh động mô tả quá trình chinh phạt châu Âu và suy tàn của Đức Quốc Xã cùng đồng minh trong Thế chiến thứ hai. (Ấn vào để xem ảnh đầy đủ kích cỡ)

Lãnh thổ của Đệ Tam Đế chế và các nước đồng minh tại thời điểm Phe Trục ở đỉnh cao thắng lợi.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.[71] Ba Lan sụp đổ nhanh chóng khi đồng thời phải chịu sự tấn công của Liên Xô từ phía đông vào ngày 17 tháng 9.[72] Ngày 21 tháng 9, Reinhard Heydrich, thủ lĩnh của Gestapo, ra lệnh vây bắt và dồn tất cả người Do Thái vào trong các thành phố có nhiều tuyến đường ray liên kết. Ban đầu Quốc xã dự định trục xuất người Do Thái đến những địa điểm xa hơn về phía đông, hoặc có thể là tới đảo Madagascar ở Ấn Độ Dương.[73] Đến cuối năm 1939, dựa theo những bản danh sách được chuẩn bị từ trước, Quốc xã đã giết hại khoảng 65.000 tri thức, quý tộc, tăng lữ, và giáo viên Ba Lan trong một nỗ lực nhằm phá hủy bản sắc quốc gia này.[74][75] Trong khi đó, Liên Xô tiếp tục tấn công và đã tiến quân đến Phần Lan trong Chiến tranh Mùa đông. Các lực lượng của Đức cũng tham chiến trên biển. Tuy nhiên kể từ đó cho đến tháng 5 năm 1940 ít có hoạt động quân sự nào diễn ra, cho nên giai đoạn này còn được biết đến với tên gọi Chiến tranh kỳ quặc.[76]

Ngay khi cuộc chiến bắt đầu, phía Anh đã tiến hành phong tỏa hàng hóa vận chuyển tới Đức. Điều này tác động đến nền kinh tế Đức bởi người Đức vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung dầu, than đá và ngũ cốc từ bên ngoài.[77] Để bảo vệ các chuyến hàng quặng sắt vận chuyển từ Thụy Điển tới Đức, Hitler đã ra lệnh tấn công Na Uy, sự kiện diễn ra vào ngày 9 tháng 4 năm 1940. Kết quả đến cuối tháng 4, phần lớn lãnh thổ quốc gia này đã bị quân Đức chiếm đóng. Cũng trong ngày mùng 9, Quốc xã đã xâm lăng và chiếm đóng Đan Mạch.[78][79]

Chinh phạt châu ÂuSửa đổi

Bỏ ngoài tai sự phản đối của rất nhiều tướng lĩnh quân đội cấp cao, Hitler vẫn ra lệnh tấn công nước Pháp và các quốc gia thuộc Vùng đất Thấp, chiến dịch bắt đầu vào tháng 5 năm 1940.[80] Đức Quốc Xã đã nhanh chóng chinh phạt lần lượt Luxembourg, Hà Lan, và Bỉ; tiếp đến là Pháp đầu hàng vào ngày 22 tháng 6.[81] Việc Pháp bất ngờ bại trận một cách nhanh chóng giúp làm tăng thêm danh tiếng của Hitler và dẫn tới một sự bùng phát mạnh trong cơn sốt chiến tranh.[82]

Bất chấp các điều khoản của Công ước Hague, các hãng công nghiệp tại Hà Lan, Pháp và Bỉ đều bị buộc phải sản xuất trang thiết bị phục vụ chiến tranh cho quân đội Đức chiếm đóng. Giới quan chức của những quốc gia này xem rằng đó sự lựa chọn là phù hợp hơn so với việc để công dân của họ bị trục xuất đến Đức làm lao động khổ sai.[83]

Đức Quốc Xã đã chiếm đoạt hàng ngàn đầu máy và toa xe lửa, các kho dự trữ vũ khí và các nguyên liệu thô như đồng, thiếc, dầu, niken.[84] Bên cạnh đó Quốc xã còn thu thuế từ chính phủ của các nước bị chiếm đóng, họ đã nhận được các khoản thanh toán từ Pháp, Bỉ và Na Uy.[85] Những rào cản thương mại dẫn tới sự tích trữ, thị trường chợ đen, và một tương lai không rõ ràng.[86] Nguồn cung lương thực là bấp bênh; sản xuất sụt giảm trên hầu khắp châu Âu, tuy nhiên không nghiêm trọng như trong thế chiến thứ nhất.[87] Hy Lạp đã phải trải qua nạn đói trong năm đầu tiên bị chiếm đóng còn Hà Lan thì là vào năm cuối cùng của chiến tranh.[87]

Hitler đã đưa ra những lời đề nghị hòa bình với vị lãnh đạo mới của nước Anh, Winston Churchill; và khi bị từ chối ông liền ra lệnh tiến hành một loạt các cuộc tấn công từ trên không nhằm vào những trạm rada và căn cứ của Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Tuy nhiên, không quân Đức (Luftwaffe) đã không thể đánh bại RAF trong trận chiến trên bầu trời Anh Quốc.[88] Đến cuối tháng 10, Hitler nhận ra rằng yếu tố quan trọng là giành lấy ưu thế trên không cho chiến dịch xâm lược nước Anh có thể sẽ không đạt được, và ông ra lệnh thực hiện các cuộc không kích bất ngờ trong đêm nhằm vào các thành phố của Anh, trong đó có Luân Đôn, Plymouth, và Coventry.[89]

Vào tháng 2 năm 1941, Quân đoàn Phi Châu của Đức Quốc Xã (Afrika Korps) đã đến Libya để hỗ trợ quân Ý trong chiến dịch Bắc Phi và cố gắng ngăn chặn lực lượng Thịnh vượng chung Anh ở Ai Cập.[90] Đến ngày 6 tháng 4, Hitler tiến hành xâm lược Yugoslavia (Nam Tư) và Hy Lạp.[91] Những nỗ lực của Quốc xã là nhằm bảo đảm nguồn cung dầu mỏ từ bên ngoài, trong đó có đồng minh mới của họ là Romania, quốc gia đã ký Hiệp ước Ba bên vào tháng 11 năm 1940.[92][93]

Binh sĩ Đức hành quân gần Arc de Triomphe tại Paris, 14 tháng 6 năm 1940

Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Hitler xé bỏ Hiệp ước Molotov–Ribbentrop và cùng với các đồng minh đem khoảng 5,5 triệu quân tấn công Liên Xô. Bên cạnh mục đích chiếm lấy Lebensraum (không gian sống), chiến dịch quy mô lớn này (mật danh Chiến dịch Barbarossa) còn ý đồ nhằm hủy diệt Liên bang Xô viết và chiếm những nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc chiến tiếp theo với phe Đồng Minh.[94] Phản ứng của người dân Đức là bất ngờ và bối rối. Nhiều người lo lắng liệu chiến tranh sẽ kéo dài bao lâu hay tỏ vẻ hoài nghi về khả năng chiến thắng của Đức khi phải tham chiến trên hai mặt trận.[95]

Xe tăng Panzer IV của Đức tại Thessaloniki. Biểu ngữ trên tòa nhà phía sau: "Chủ nghĩa Bolshevik là kẻ thù lớn nhất của nền văn minh chúng ta".

Ban đầu, mọi việc diễn ra rất suôn sẻ, Quốc xã cùng đồng minh đã chinh phạt được các nước cộng hòa vùng Baltic, Belarus, và Tây Ukraina. Sau chiến thắng trong Trận Smolensk, Hitler ra lệnh cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm tạm dừng cuộc tiến quân đến Moskva và tạm thời chuyển hướng các đơn vị tăng Panzer để hỗ trợ cuộc phong tỏa Leningrad và Kiev.[96] Sự chần chừ này đã cho Hồng quân Liên Xô cơ hội huy động lực lượng dự bị mới; và cuộc tấn công Moskva được tái tiến hành vào tháng 12 năm 1941 đã kết thúc trong thảm họa.[96] Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Hawaii. Bốn ngày sau, Đức tuyên chiến với Mỹ.[97]

Lượng lương thực cung cấp đến những vùng lãnh thổ Liên Xô và Ba Lan bị chinh phục là ít ỏi, với những khẩu phần không đầy đủ, không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Quân địch rút lui đã phá hủy mùa màng, đốt cháy cây trồng; và phần còn lại thì đa số được chuyển về Đức.[98] Ngay tại chính quốc, khẩu phần lương thực cũng bị cắt giảm trong năm 1942. Với vai trò Toàn quyền Kế hoạch Bốn năm, Hermann Göring yêu cầu thúc đẩy số chuyến hàng ngũ cốc vận chuyển từ Pháp và cá từ Na Uy. Vụ mùa năm 1942 là thuận lợi và nguồn cung lương thực vẫn đủ đáp ứng tại Tây Âu.[99]

Lực lượng đặc nhiệm Reichsleiter Rosenberg là một tổ chức được thành lập với nhiệm vụ cướp đoạt các tác phẩm nghệ thuật và văn hóa từ những bộ sưu tập, thư viện và bảo tàng của người Do Thái trên khắp châu Âu. Đã có khoảng 26.000 toa tàu chở đầy các vật phẩm đánh cắp được vận chuyển từ Pháp về Đức.[100] Bên cạnh đó, binh lính cũng ăn cắp hoặc mua những loại hàng hóa mà khó kiếm được ở Đức như quần áo rồi gửi về nhà.[101]

Bước ngoặt và sụp đổSửa đổi

Sự tàn phá của Trận Stalingrad, tháng 10 năm 1942.

Nước Đức cũng như châu Âu nói chung đều phụ thuộc gần như toàn bộ vào hoạt động nhập khẩu dầu mỏ từ bên ngoài.[102] Trong một nỗ lực nhằm giải quyết sự thiếu hụt dai dẳng này, Quốc xã đã khởi động Fall Blau (Chiến dịch Blau) vào tháng 6 năm 1942, một cuộc tấn công nhắm đến những mỏ dầu ở Kavkaz.[103] Ngày 19 tháng 11, Hồng quân Liên Xô phát động một cuộc phản công và sau đó vài ngày họ đã bao vây được quân Đức trong thành phố Stalingrad.[104] Göring cam đoan với Hitler rằng Tập đoàn quân số 6, lực lượng đang ở trong vòng vây, sẽ được tiếp tế bằng đường không, nhưng điều này trở nên không khả thi.[105] Việc Hitler không cho phép rút lui dẫn tới hậu quả là 200.000 binh sĩ Đức và Romania thiệt mạng; 91.000 binh sĩ khác đầu hàng vào ngày 31 tháng 1 năm 1943 và chỉ có 6.000 người trong số đó sống sót để quay trở về Đức sau chiến tranh.[106] Sau thắng lợi ở trận chiến lớn tiếp theo, Trận Kursk, Hồng quân Liên Xô tiếp tục tiến quân về phía tây và đến cuối năm 1943 Đức Quốc Xã đã đánh mất phần lớn lãnh thổ ở phía đông mà trước đó họ từng xâm chiếm được.[107]

Tại Ai Cập, Quân đoàn Phi Châu Afrika Korps của Thống chế Erwin Rommel đã bị các lực lượng đặt dưới quyền chỉ huy của Thống chế Bernard Montgomery đánh bại vào tháng 10 năm 1942.[108] Tiếp đó, quân Đồng Minh lần lượt đổ bộ vào Sicily trong tháng 7 năm 1943 và Ý trong tháng 9.[109] Cùng thời điểm, các phi đội ném bom của Anh và Mỹ cũng bắt đầu tiến hành chiến dịch tấn công nước Đức. Trong một nỗ lực nhằm đánh tan nhuệ khí của người Đức, nhiều phi vụ đã cố tình nhằm vào mục tiêu là dân thường.[110] Với việc số lượng máy bay sản xuất ra không đủ bù đắp cho số mất mát, nước Đức hoàn toàn đánh mất khả năng kiểm soát bầu trời và phải hứng chịu sự tàn phá ngày càng nặng nề hơn từ chiến dịch ném bom của Đồng Minh. Đến cuối năm 1944, trước những đợt ném bom nhằm vào các nhà máy lọc dầu và các khu công nghiệp, bộ máy chiến tranh của Đức Quốc Xã gần như đã hoàn toàn tê liệt.[111]

Vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, Đồng Minh Anh, Mỹ và Canada mở mặt trận phía Tây với chiến dịch đổ bộ lên Normandy.[112] Trong ngày 20 tháng 7, Hitler may mắn thoát chết sau một vụ ám sát.[113] Ông ra lệnh trả thù tàn bạo, kết quả là 7.000 người bị bắt và hơn 4.900 người bị hành quyết.[114] Cuộc tấn công Ardennes (16 tháng 12 năm 1944– 25 tháng 1 năm 1945) là chiến dịch lớn cuối cùng của Đức trong chiến tranh. Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đức trong ngày 27 tháng 1.[115] Hitler không chịu thừa nhận thất bại và nhấn mạnh lặp đi lặp lại rằng phải chiến đấu đến người cuối cùng, dẫn tới tổn thất về người và của không đáng có trong những tháng còn lại của cuộc chiến.[116] Thông qua Bộ trưởng Tư pháp Otto Georg Thierack, ông ra lệnh bất kỳ người nào không sẵn sàng chiến đấu sẽ bị đem ra tòa án quân sự ngay tức khắc. Hàng ngàn người đã bị giết.[117] Ở rất nhiều nơi, người dân tìm cách đầu hàng quân Đồng Minh đang tiến đến, mặc cho lời kêu gọi tiếp tục chiến đấu của các lãnh đạo địa phương. Hitler còn ra lệnh phá hủy các cây cầu, nhà máy, hệ thống giao thông vận tải và các cơ sở hạ tầng khác— một sắc lệnh tiêu thổ— nhưng Bộ trưởng Vũ trang Albert Speer có thể đã ngăn không cho mệnh lệnh này được thực thi một cách toàn bộ.[116]

Phát phương tiện

Đoạn phim của Không quân Hoa Kỳ mô tả sự tàn phá ở trung tâm Berlin, tháng 7 năm 1945

Trong suốt khoảng thời gian diễn ra Trận Berlin (16 tháng 4 năm 1945 – 2 tháng 5 năm 1945), Hitler và những tham mưu của ông sống trong Führerbunker dưới mặt đất.[118] Vào ngày 30 tháng 4, khi Hồng quân Liên Xô đã ở rất gần Phủ Thủ tướng, Hitler và vợ là Eva Braun quyết định tự sát trong Führerbunker.[119] Thủy sư đô đốc Karl Dönitz lên kế nhiệm Hitler với tư cách Tổng thống Đế chế và Goebbels lên làm Thủ tướng Đế chế.[120] Goebbels cùng vợ là Magda cũng đã tự sát trong ngày 1 tháng 5 sau khi tự tay sát hại sáu đứa con của mình.[121] Ngày 2 tháng 5, Tướng Helmuth Weidling đầu hàng vô điều kiện trước Tướng Vasily Chuikov của Liên Xô.[122] Trong khoảng từ ngày 4 đến 8 tháng 5 hầu hết quân lính có vũ trang còn lại của Đức đều đầu hàng vô điều kiện. Văn kiện đầu hàng của Đức được ký vào ngày 8 tháng 5, đánh đấu hồi kết cho chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu.[123]

Bài chi tiết: Tự sát hàng loạt ở Đức Quốc xã năm 1945

Tỉ lệ tự sát tại Đức tăng lên khi đối phương ngày một tiến gần, đặc biệt ở những khu vực tiến quân của Hồng quân. Tại Demin, hơn một ngàn người (trong tổng số khoảng 16.000) đã tự sát trong hoặc trong khoảng ngày 1 tháng 5 năm 1945 khi Tập đoàn quân số 65 của Phương diện quân Belorussia số 2 xông vào một nhà máy chưng cất và càn quét qua thị trấn, thực hiện các hành động như cưỡng hiếp hàng loạt, tự ý sát hại thường dân và châm lửa đốt cháy các tòa nhà.[124] Rất nhiều địa điểm có số lượng người tự sát cao, trong đó có Neubrandenburg (600 người),[124] Słupsk (1.000 người),[124] và Berlin ít nhất 7.057 người.[125]

Tổn thất nhân mạng của ĐứcSửa đổi

Xem thêm thông tin: Tổn thất nhân mạng trong Thế chiến thứ hai và Tổn thất nhân mạng của Đức trong Thế chiến thứ hai

Người tị nạn Đức ở Bedburg, gần Kleve, 19 tháng 2 năm 1945

Tổng số người Đức thiệt mạng liên quan đến cuộc chiến ước tính trong khoảng từ 5,5 đến 6,9 triệu.[126] Theo một nghiên cứu của nhà sử học người Đức Rüdiger Overmans, số binh sĩ Đức thiệt mạng và mất tích là 5,3 triệu, bao gồm 900.000 lính nhập ngũ bắt buộc từ bên ngoài biên giới Đức hồi năm 1937, ở Áo và Đông-Trung Âu.[127] Vào năm 2014, sử gia Overy ước tính tổng cộng có khoảng 353.000 dân thường đã chết vì những đợt ném bom nhằm vào các thành phố Đức của Anh và Mỹ.[128] Bên cạnh đó là 20.000 người chết trong những chiến dịch trên mặt đất.[129][130] Khoảng 22.000 người dân thiệt mạng trong Trận Berlin.[131] Số thường dân thiệt mạng khác gồm có 300.000 người Đức (bao gồm cả người Do Thái) là nạn nhân của các hoạt động khủng bố về chính trị, tôn giáo, chủng tộc của Quốc xã,[132] và 200.000 người bị sát hại trong chương trình cái chết êm ái.[133] Các tòa án chính trị được gọi là Sondergericht đã kết án tử hình khoảng 12.000 thành viên của Phong trào kháng chiến Đức, bên cạnh đó các tòa dân sự cũng kết án tương tự với khoảng 40.000 người Đức.[134]

Vào thời điểm chiến tranh kết thúc, toàn châu Âu có hơn 40 triệu người tị nạn,[135] nền kinh tế sụp đổ, và 70% cơ sở hạ tầng công nghiệp bị phá hủy.[136] Khoảng 12 đến 14 triệu người dân tộc Đức đã bỏ trốn hoặc bị trục xuất từ Đông-Trung Âu đến Đức.[137] Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, chính phủ Tây Đức ước tính có khoảng 2,2 triệu dân thường đã thiệt mạng vì các hoạt động bỏ trốn, trục xuất và lao động khổ sai tại Liên Xô.[138] Con số này không bị bác bỏ cho đến thập niên 1990, thời điểm mà một số nhà sử học nhận định có khoảng 500.000-600.000 trường hợp thiệt mạng được xác nhận.[139][140][141] Vào năm 2006 chính phủ Đức tái khẳng định số nạn nhân là 2 đến 2,5 triệu.[d]

GIẢI THÍCH SỰ THẤT BẠI CỦA HITLER VÀ ĐỨC QUỐC XÃ TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.71 KB, 10 trang )

GIẢI THÍCH SỰ THẤT BẠI CỦA HITLER VÀ ĐỨC QUỐC XÃ
TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2

Adolf Hitler ( 20 tháng 4 năm 1889- 30 tháng 4 năm 1945 ) là người Đức gốc Áo ,
Chủ tịch của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa từ năm 1921. Thủ tướng
Đức từ năm 1933 , là “Lãnh tự và Thủ tướng đế quốc “ kiêm nguyên thủ quốc gia nắm
quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934 .Ông nắm trong tay những sĩ quan quân đội cao cấp
và giành được hàng loạt thắng lợi trong những năm đầu của Thế chiến II, Adolf Hitler tự
coi mình là một thiên tài quân sự
Hitler được biết như một kẻ độc tài, bài trừ người Do Thái và có nhiều âm mưu chính
trị nham hiểm . Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc ,
cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ .Thậm chí ông ta còn lãnh đạo
chính quyền phát xít gây ra chiến tranh thế giới thứ 2 , thúc đẩy một cách có hệ thống quá
trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số
nhóm chủng tộc , tôn giáo , chính trị khác , được gọi là cuộc “ đại đồ sát dân Do Thái ” .
Tuy cuối cùng thất bại nhưng tội ác của trùm phát xít này là không thể tha thứ. Có rất
nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử , . . đưa ra rất nhiều giải thích khác nhau về
sự thất bại của Hitler nói riêng và Đức quốc xã nói chung trong cuộc chiến tranh thế giới
thứ 2 .Nhà tâm lý học Henry Muray đã có một bản báo báo tựa đề “ Nhân cách Hiler “ .
Nhà tâm lý học này đã cho rằng Hitler bị mắc chứng tâm thần phân liệt hành động như
một gã hoang tưởng bỏ đi và không thể thiết lập nên mối quan hệ bình thường. Ông cũng
dự đoán rằng sự bất ổn của Hitler rồi sẽ đến lúc làm cho thủ lĩnh Đức quốc xã này đổ gục
. Có người lại cho rằng đó chỉ là một lý do rất nhỏ dẫn đến sự thất bại của Hitler . Hitler
đã liên tục mắc phải sai lầm mà không hề biết , chính sự ngông cuồng của Hitler đã tự
giết chính ông,giết Đức quốc xã, để đến khi kết quả là Đức quốc xã hoàn toàn thất bại
trong cuộc chiến tranh giữa Đức quốc xã và Liên Xô
A.Nguyên nhân khác quan
1. Tiểu sử-gia đình
Hitler luôn giữ bí mật gia thế và cuộc sống của mình trước khi tham gia chính trị.Theo
Krockow,Kershaw và những nhà viết sử Hitler , nguyên nhân có thể là những bí ẩn của
khả năng loạn luân trong gốc gác của Adolf Hitler


Adolf Hitler sinh ngày 20tháng 4 năm 1889 tại Gasthof zum Pommer, một quán trọ ở
Ranshofen, một ngôi làng được sáp nhập vào năm 1938 với thành pjoos Braunau am Inn,
đế quốc Áo Hung. Ông là con thứu 4 trong một gia đình có sáu người con của Alois


Hitler ,một viên chức hải quan với Klara Hitler ,là vợ thứ 3 gốc Áo và cũng là cháu gái
cột chèo hệ thứ 2 với chồng, Alois Hitler
Trong sáu anh chị em thì chỉ có Adolf Hitler và em gái Paula Hitler là có thể sống đến
tuổi trưởng thành, năm hitler lên 3 tuổi thì gia đình chuyển tới Đức sinh sống. Trong cuộc
tự truyện “Cuộc tranh đấu của tôi” Hitler miêu tả cha mình như một người chuyên quyền,
nóng tính , cha Hitler luôn trông mong Hitler sẽ trở thành công chức nhưng ông luôn
chống lại ý tưởng này một cách quyết liệt . Ông kể trong quyển “Cuộc đấu tranh của
tôi” : “Tôi không muốn trở thành công chức , không,ngàn lần không… Tôi ..ớn đến tận
cổ với ý nghĩ ngồi trong một văn phòng , đánh mất mọi tự do: không còn làm chủ cho
thời gian của mình ..’’ Điểm số của Adolf Hitler ở trường trung học Link kém đến nỗi ông
phải chuyển qua học tại một trường công lập. Ông chỉ học trường này trong một thời gian
ngắn rồi bỏ dở,. Thất bại ở trường học dày vò Hitler trong suốt đoạn đời về sau,khi ông
dung nhiều từ nhục mạ để nói về những người thầy dạy mình. Sau này Hitler giải
thích ,một trong những nguyên nhân khiến ông hcoj hành kém kỏi ,rồi có ý định bỏ học là
vì muốn chống lại ý muốn của cha mình.
Cha của Hitler qua đời vào năm 1903 hưởng thọ 65 tuổi, mẹ của Hitler lúc này đã 42
tuổi ,bà cố gắng nuôi hai anh em Hitler bằng số tiền rành dụm ít ỏi và khoản lương hưu
nhỏ nhoi.Năm Hitler 17 tuổi khi đang sinh sống tại thủ đo Viên của nước Áo, Hitler đã cố
gắng thực hiện ước mơ trở thành họa sỹ của mình bằng cách thi vào Viện Hàn lâm , Nghệ
thuật Viên nhưng thi cả hai lần đều trượt.cùng lúc đó mẹ của Hitler đang hất hổi vì căn
bệnh ung thư .Năm 1908 mẹ Hitler qua đời, 4 năm sau đó là khoảng thời gian khốn khó
cùng cực nhất suốt quãng đời của Hitler. Ông không tha thiết với việc học một ngành
chuyên môn nào, thay vào đó ông nhận những công việc lặt vặt như quét tuyết ,di chuyển
hàng hóa tại ga tàu hỏa, khi lại làm công nhân xây dựng trong vài ngày,.. ông phải ở khu
nhà trọ lụp xụp và dùng bữa từ bếp ăn từ thiện cho qua cơn đói.


Từ việc đọc sách ở thành Viên, Hitler đã tiếp nhận những ý tưởng nông cạn và xoàng
xĩnh, thường là phi lý và lố bịch, lại bị đầu độc bởi những thiên kiến kỳ dị. Những ý
tưởng ấy tạo thành một phần nền tảng cho Đế chế Thứ Ba mà Hitler trẻ, ham đọc sách
sắp gây dựng nên. Dù không trực tiếp can dự vào chính trị, Hitler theo dõi sát sao hoạt
động của ba đảng phái chính của Áo. Việc này đã nảy sinh đầu óc sắc sảo về chính trị
giúp Hitler nhìn rõ mặt mạnh và mặt yếu của những phong trào chính trị đương thời.
Theo thời gian, đầu óc trưởng thành như thế đã biến Hitler thành một chính trị gia bậc
thầy của nước Đức. Ông nghiên cứu những hoạt động của Đảng Dân chủ Xã hội Áo, rồi
đi đến 3 kết luận giải thích tại sao đảng này đã thành công: họ biết tạo ra phong trào quần
chúng mà nếu thiếu nó, đảng sẽ không có thực quyền; họ đã lĩnh hội được nghệ thuật
tuyên truyền trong quần chúng và họ hiểu được giá trị của phương pháp mà ông gọi là
"sự khủng bố tâm linh và thể chất".
Ông bắt đầu tập luyện tài hùng biện đối với những cử tọa ông tìm được ở khu nhà trọ,
bếp ăn từ thiện, góc đường phố. Dần dà, việc này phát triển thành một kỹ năng đáng sợ
hơn là bất kỳ kỹ năng nào giữa hai trận thế chiến, và đóng góp phần lớn vào thành công
đáng kinh ngạc của Hitler. Và cuối cùng, Hitler đã có kinh nghiệm về người Do Thái
trong thời gian sống ở Viên. Dù Hitler sau này kể lại là ông không để ý gì đến người Do


Thái lúc còn sống ở Linz, nhưng theo một người bạn thời tuổi trẻ của Hitler thì sự thật
khác hẳn. Lúc từ Linz đi đến Viên, Hitler đã sẵn mang tư tưởng bài Do Thái
Mùa xuân 1913, Hitler vĩnh viễn rời xa thành Viên để đến sống ở nước Đức. Lúc này
Hitler được 24 tuổi, và mọi người đều thấy là ông hoàn toàn thất bại trong cuộc đời. Ông
đã không thể trở thành một họa sĩ, hoặc một nhà kiến trúc. Dưới con mắt của mọi người,
ông chẳng là gì cả mà chỉ là một gã lông bông, không có bạn bè, không gia đình, không
công ăn việc làm, không có mái ấm. Tuy nhiên, ông có một thứ: lòng tự tin không gì dập
tắt được và một ý thức về sứ mệnh nung nấu trong tim
2. Hội chứng “Tâm thần phân liệt”
Trong hai năm cuối của Thế chiến 2, khi cục diện chiến trường bắt đầu nghiêng về
phe Đồng minh, Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ đã bí mật triển khai kế hoạch điều tra


nghiên cứu kỹ lưỡng tính cách của Adolf Hitler, nhằm đưa ra những dự đoán về hành vi
và cách phản ứng của trùm phát xít.
Nhiệm vụ này được giao cho nhà tâm lý học người Mỹ, giáo sư Henry Murray
ở Đại học Harvard. Sau một thời gian nghiên cứu, báo cáo dày 229 trang của Murray đưa
ra 7 đặc điểm tâm lý góp phần tạo nên một trong những con người có tính cách tàn bạo
nhất trong lịch sử nhân loại. Murray cho rằng Hitler là kẻ tâm thần phân liệt ,Hitler không
có khả năng tạo dựng các mối quan hệ bình thường ,đồng thời không thể hy vọng lòng
thương hại hay đối xử nhân văn từ con người này
+ Tuổi thơ bất hạnh
Theo nhà tâm lý học Murray, tuổi thơ nhiều bất hạnh và tự ti là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất
tới cách hành xử của Hitler sau này. Khi còn là một đứa trẻ, Hitler rất nhỏ con, ốm yếu và
không thể kết bạn với những bạn bè đồng lứa. Chính vì thế, Hitler trải qua phần lớn tuổi
thơ trong trạng thái thất vọng và cô độc.
Hitler cũng không bao giờ làm công việc tay chân hay tham gia các hoạt động thể dục thể
thao và từng bị từ chối phục vụ quân đội Áo do không đủ tiêu chuẩn sức khỏe. Thực tế
này lại càng thúc đẩy tâm lý ngưỡng mộ sức mạnh bạo lực, khát vọng thể hiện sức mạnh
và chinh phạt quân sự của thanh niên trẻ người Áo này. Murray cho rằng, để thể hiện khát
vọng đó, Hiler đã có những hành vi bạo dâm đối với những bạn tình đầu tiên của mình
+ Hội chứng tâm lý ghét bố yêu mẹ
Tính cách của Hitler cũng bị ảnh hưởng bởi hội chứng tâm lý Oedipus (yêu thương
mẹ nhưng lại căm ghét bố). Hội chứng này được cho là nảy sinh sau một lần Hitler tình
cờ chứng kiến bố mẹ quan hệ tình dục.
Mặc dù luôn tỏ ra ngoan ngoãn và nghe lời bố, nhưng Hitler lại coi ông là một người cai
trị gia đình độc tài và bất công. Hitler ghen tỵ với sức mạnh thể chất của bố và mơ ước có
thể làm nhục ông để khôi phục danh dự cho người mẹ đã mất. Sau khi bố mất, Hitler lại
nảy sinh mong muốn đi tìm một kẻ thù mới cho mình.
+ Xấu hổ về nguồn gốc


Hitler đề cao dòng máu Aryan thuần chủng và tinh khiết, nhưng bản thân trùm phát xít lại


không có nguồn gốc được cho là cao quý hay hoàn hảo đó.
Hitler xuất thân từ một gia đình nông dân, pha trộn chủng tộc và không có ai là thuần
Đức. Ông nội và cha đỡ đầu của Hitler là người Do Thái. Một trong các chị em của Hitler
quản lý một nhà hàng cho sinh viên người Do Thái ở Vienna (Áo) và một người nữa từng
là tình nhân của một doanh nhân Do Thái giàu có.
+ Căm ghét người Do Thái
Murray cho rằng nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc Hitler căm ghét và miệt thị người
Do Thái là bởi trùm phát xít cho rằng dân tộc này đã cướp đoạt chiến thắng của nước Đức
trong Thế chiến I, là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ quân chủ cũng như cuộc
sống của hàng triệu người Đức thời điểm đó.
Hitler trút giận lên người Do Thái vì họ không chống lại mình bằng nắm đấm và vũ khí.
Do đó, đây là một mục tiêu dễ dàng và không cần dùng đến biện pháp quân sự. Hitler có
thể đổ lỗi cho họ gây ra bất kỳ điều gì và cảm thấy thích thú khi tước đoạt của cải và
quyền lực của một số người Do Thái
B. Nguyên nhân chủ quan
1. Quân đội Đức không bao giờ được phép rút lui
Hitler không phải là một chiến lược quân sự, điều đó có thể giải thích lý do tại sao ông
lại quá cuồng tín với khẩu hiệu vô lý “không rút lui, chiến đấu đến người cuối cùng”. Rõ
ràng không phải là một nhà chiến lược quân sự cũng có thể nhận ra rằng sức mạnh ý chí
tuyệt đối sẽ không làm được gì nhiều khi phải chống lại những loạt đại bác
Ông ta thực sự tin rằng chiến trường là nơi chiến đấu như trong phim với danh dự,
chiến thắng là điều tất yếu. Hitler đã tuyên truyền và áp đặt điều này với lính của mình ,
ngay cả khi người Nga đánh tan tác quân đội Đức.
Trong cuộc gọi từ Stalingrad, ông ta không cho phép Frederich Paulus chiến đấu theo
cách của mình, nhất quyết không cho quân đội tháo chạy khỏi Liên Xô khi dòng bao vây
của hồng quân còn yếu. Thay vào đó, Hitler bắt họ phải chống đỡ đến cùng. Kết quả là sự
thất bại và tiêu tan mọi hi vọng của người Đức.
Nhưng ngay cả khi thất bại đó xảy ra Hitler cũng không hiểu ra vấn đề. Ông từ chối cho
phép quân đội của mình quay trở lại và củng cố phòng ngự bờ đông sông Rhine vào năm
1945. Đây rõ ràng là sự lựa chọn thông minh, nhưng Hitler lập tức gửi một tin nhắn từ


chối họ – “không được rút lui”. Quân Đồng Minh đã nắm lấy cơ hội này và càn quét cả
khu vực. Đức Quốc xã cuối cùng cũng phải rút lui và thất bại hoàn toàn, đang từ thế chủ
động chuyển sang bị động
Sau đó không lâu, ngay tại Berlin. Hitler lại trực tiếp bắt quân của mình chiến đấu lại
quân Nga dọc theo sông Oder chứ không cho rút về để thắt chặt phòng thủ bên trong


thành phố. Một ngày sau đó, người Nga tiến vào Berlin, và chỉ có khoảng 80.000 người
Đức. Một nửa trong số đó là dân thường. Kết cục thảm hại đã xảy ra và rõ ràng nguyên
nhân chính là do sự ngang bướng và tính hiếu thắng của chính Hitler.
2. Quân đội Đức không sẵn sàng để chiến đấu trong thời tiết khắc nghiệt ở Nga
Nghe đến “Nga” là hình ảnh cái rét âm độ, băng tuyết phủ đầy đã hiện lên. Đây là một
đất nước có mùa đông dài và khắc nghiệt vô cùng. Người dân bản xứ phải chống chọi với
cái lạnh bằng rượu, cá ướp, quần áo và cả sự thích nghi. Rõ ràng với một quốc gia đi xâm
lược như Đức thì sự chuẩn bị để đối đầu với cái lạnh là rất quan trọng dù là thời điểm tiến
công là mùa nào. Vì cuộc chiến hoàn toàn có thể kéo dài ngoài ý muốn.
Tháng 6 năm 1941, Đức bắt đầu tiến đến xâm lược Nga. Hitler đã quá tự tin và cho rằng
chỉ cần 1 đến 2 tháng để quân phát xít thành công. Tất cả mọi người sẽ được nhấm nháp
trà tại Berlin vào tháng Chín, Hitler đã khẳng định vậy. Và một lần nữa tầm nhìn hạn hẹp
của Hitler lại gây ra hậu quả.
Sáu tháng sau cuộc tiến công , người Đức đã đạt được những kết quả đáng kinh ngạc
nhưng cũng không có nghĩa rằng họ đã đánh bại được Hồng Quân. Phát xít đóng quân ở
ngay ngoại ô Moscow, đe dọa đến điện Kremli. Rõ ràng, nếu Moscow thất thủ thì cả đất
nước sẽ mất đi đầu não và nước Nga sẽ thất bại. Nói xa hơn, sự thất bại của Liên Xô cũng
sẽ kéo theo sự thất bại của quân Đồng Minh.
Nhưng theo lịch sử thì mọi chuyện hoàn toàn không diễn biến như vậy. Lý do ? Đó chính
là mùa đông. Người Đức đã không chuẩn bị cho cái lạnh khắc nghiệt của miền bắc nước
Nga. Người Đức không quen với thời tiết khắc nghiệt và cũng không có sự chuẩn bị trước
về thể lực, quân lương, áo rét. Trong khi đó, người Nga trực tiếp chiến đấu trên quê
hương mình, họ cố gắng cầm cự, phát triển quân đội trong khi người Đức cố gắng chống


chọi với cái lạnh.
Mùa xuân năm 1942, khi Đức sẵn sàng để tiến quân thì đã quá muộn. Nước Nga đã phục
hồi đủ để phản công lại. Quân phát xít mất đi thế chủ động. Đây lại là một sai lầm không
đáng có của một thủ lĩnh như Hitler.
Trong các kế hoạch quân sự, có rất nhiều yếu tố khó có thể đánh giá chính xác. Sẽ là
không đúng khi nói rằng quân Đức thua chỉ vì lạnh, bởi sai lầm lớn nhất ở đây chính là
trong tính toán và không đúng thời điểm. Kế hoạch tấn công diễn ra vào thời điểm cuối
năm, khi mà thời tiết không có lợi cho quân Đức. Đức đã đánh giá thấp tác động của thời
tiết và địa hình đối với các đơn vị cơ giới, và các nguồn lực thì cạn kiệt. Nhưng ngay đến
một đứa trẻ lên 10 cũng hiểu rằng khi mùa đông đến, nước Nga sẽ rất lạnh. Vấn đề tai hại
này ở chỗ, Hitler không bao giờ hỏi OKW rằng liệu việc tấn công vào Liên Xô có khả thi
không, mà chỉ ra lệnh cho họ lện kế hoạch, và không bao giờ muốn nghe về những chông


gai hay khó khăn gì hết. Và những gì OKW có thể làm là trình bày cho Hitler một kế
hoạch để có thể đánh bại Hồng quân Liên Xô trong một trận đánh tổng lực.
3. Không bao giờ lắng nghe ý kiến của các tướng khác
Hitler là một nhà kẻ độc tài đúng nghĩa. Ông ta không hề tin tưởng và lắng nghe các
tướng của mình. Cho dù họ là những nhà chiến lược quân sự thực thụ và đưa ra nhiều ý
kiến rất hợp lý. Chỉ trong các trận chiến trên nước Pháp, Hitler đã nghe theo các tướng
của mình và giành được thắng lợi.
Nhưng khi chiến tranh tiếp tục với những diễn biến phức tạp hơn, Hitler trở nên ít tin
tưởng hơn. Ông ta bắt đầu kiểm soát mọi khía cạnh từ lớn đến nhỏ của trên tất cả các mặt
trận. Hãy nhớ rằng ông ta không phải là một nhà chiến lược quân sự, do đó, sự quản lý
chặt chẽ từ Hitler chỉ làm mọi việc đi thèo chiều hướng xấu.
Không chỉ ở sự quản lý, ông đã không lắng nghe tướng của mình khi họ cầu xin ông cho
phép làm những việc chỉ có một người điên sẽ không làm . Chẳng hạn như việc bảo vệ
Normandy - Erwin Rommel cho rằng quân Đồng minh sẽ tấn công ở Normandy chứ
không phải Calais. Ông muốn di chuyển quân đội của mình về phía bắc để chống lại các
cuộc tấn công. Hitler từ chối vì nghĩ rằng cuộc tấn công thực sự vẫn còn trong lúc hàng


trăm hàng ngàn quân Đồng minh đã đổ vào bờ. Cái giá phải trả khi không lắng nghe là
quân phát xít đã để mất Pháp.
4. Trao quyền chỉ huy không quân cho Goering
Một trong những thất bại lớn nhất của Đức trong thế chiến 2 là thất bại trước Không
lực Hoàng Gia Anh. Lý do cho thất bại này không chỉ vì sự xuất sắc đặc biệt của các phi
công và lợi thế sân nhà của Anh mà còn bởi sai lầm của Hitler khi đã giao không quân
cho Thống chế Hermann Goering.
Goering cũng giống như Hitler là không có kinh nghiệm chỉ huy. Vì vậy, khi Hitler ra
lệnh cho ông tìm cách đối phó với nước Anh, Goering cho rằng phải tấn công ngay. Cuộc
tổng không kích của Goering nhắm vào nước Anh bắt đầu ngày 15 tháng 8 với mục đích
tiêu diệt Không lực Hoàng gia Anh và qua đấy tạo một điều kiện thuận lợi cho cuộc đổ
bộ. Ông bảo chỉ cần mất 2 đến 4 tuần là tiêu diệt hoàn toàn Không quân Anh.
Kỹ năng của Anh trong việc chỉ đạo máy bay chặn đánh những đội hình máy bay Đức
đông đảo hơn chủ yếu là nhờ ra-đa. Từ lúc cất cánh, máy bay Đức đã bị theo dõi trên màn
hình ra-đa của Anh, và hành trình của họ được vẽ ra một cách chính xác đến nỗi bên Anh
biết được nên chặn đánh họ ở đâu và lúc nào. Đây là điều mới lạ trong chiến tranh không
quân và khiến cho Đức hoang mang, vì Đức kém xa Anh trong việc phát triển và sử dụng
thiết bị điện tử.


Ngày 15 tháng 8, Goering ra lệnh bãi bỏ việc tấn công đài ra-đa, biện luận rằng không ích
gì phải tiếp tục tấn công như thế bởi vì các đài ra-đa đã bị tấn công vẫn còn hoạt động.
Dần dần quân Đức đã bị mất nhiều máy bay hơn nhiều. Ngay cả khi các kết quả tệ hại ,
Hitler vẫn không tước quyền chỉ huy của Goering và tìm một người có khả năng về quân
sự hơn. Cuối cùng là Đức đã thua Anh dù quân số đông hơn nhiều.
5. Tuyên bố chiến tranh với Hoa Kỳ
Khi Nhật Bản tấn công Hoa Kỳ vào tháng Mười Hai năm 1941 , Hitler thông qua thỏa
thuận ba bên và tuyên chiến với Mỹ. Đây là một động thái ngu ngốc. Việc tuyên chiến
với một quốc gia giàu có, xa xôi và đang ở thế trung lập như vậy hoàn toàn có thể mang
nguy cơ bị tấn công bất ngờ. Vì vậy, tôn trọng cam kết với Nhật Bản cũng chẳng giúp ích


được gì.
Nhưng tất nhiên, Hitler đã không biết rằng khi bị tuyên chiến nước Mỹ có thể biến quân
đội của mình thành một người khổng lồ quân sự. Sự nguy hiểm còn là vấn đề trung lập
của Mỹ, ngay lập tức sau lời tuyên chiến Mỹ đứng về phe Đồng Minh. Với khoảng cách
địa lý và đường biển xa kha khá thì Hitler khó có thể mang quân đến tấn công như với
các nước xung quanh.
Mỹ còn là một đất nước giàu có, tài nguyên dồi dào, về mặt con người cũng phát triển với
dân số đông, nhiều nhà khoa học … Đất nước này vẫn đứng vững ngay trong cuộc Đại
Suy Thoái. Một thiên tài kinh tế chính trị như Hitler nên thấy trước điều đó khi Mỹ tham
chiến. Và cuối cùng hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã kểt thúc chiến tranh.
6.Sai lầm về sử dụng vũ khí
Mặc dù nắm trong tay rất nhiều vũ khí hiện đại và lợi hại bậc nhất lúc bấy giờ ,nhưng sử
dụng sai vũ khí lại khiến Hitler thua thảm hại trong cuộc chiến với Liên Xô
+ Hủy bỏ dự án sản xuất súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới
Khi Đức tấn công Liên Xô trong chiến tranh thế giới II, nhu cầu về một loại vũ khí mới là
cần thiết để giúp quân phát xít để đối phó với sự rộng lớn của lãnh thổ và hàng triệu binh
sĩ Nga. Đó phải là một vũ khí mang độ chính xác, phạm vi, và sức thâm nhập của các loại
súng trường. Ngoài ra cũng phải có sự kết hợp của tốc độ cao, thời gian nạp đạn nhanh và
khả năng cơ động của một khẩu súng máy. Các nhà phát triển đã tạo ra MBK 42- khẩu
súng trường tấn công đầu tiên của thế giới .
Và kết quả bước đầu thật đáng kinh ngạc. Các đơn vị được trang bị các loại vũ khí mới
này đã đem lại lợi thế tuyệt vời ở Nga, sử dụng chúng để cắt sâu vào Liên Xô. Sau đó


trong một đấu tranh chính trị ở Berlin, Hitler đã giận dữ và quyết định bỏ toàn bộ dự án.
Ông ta đã hủy bỏ toàn bộ các thử nghiệm và khả năng của loại súng mới này. Các chỉ huy
Đức đổi tên loại súng này thành " MP43 " ( maschinenpistol 43) và tiếp tục sản xuất sau
lưng của Hitler trong một thời gian. Nhưng khi Fuhrer biết về điều đó, ông đã cho ngừng
tất cả lại.
Sau một thời gian ông ta đã hiểu được lợi ích và tiềm năng của loại súng này, quyết định


cho dự án hoạt động lại. Đó là khoảng thời gian giữa những năm 1943 và có lẽ quyết định
này là quá muộn khi người Nga đã bắt đầu chiếm phần áp đảo.
+ Hủy bỏ máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới -Messerschmitt 262
Ngành hàng không trong Thế chiến II vẫn còn bị chi phối bởi thế hệ những máy bay chân
vịt. Nhưng bạn có biết ? Người Đức đã phát minh ra chiếc máy bay phản lực đầu tiên trên
thế giới, được gọi là Me -262. Me 262 đã được cho thử bay vào khoảng năm 1943. Tuy
nhiên, trong giai đoạn đầu, máy bay được thiết kế như một máy bay đánh chặn - một máy
bay chiến đấu chuyển động nhanh. Me 262 hoàn toàn áp đảo so với các loại máy bay của
đồng minh thời đó là Spitfire và P-51 Mustang, bởi tốc độ khủng khiếp của nó.
Nhưng Hitler không muốn đánh chặn, ông ta không nhận ra những mặt mạnh của máy
bay phản lực và ra lệnh cải tạo Me 262 thành máy bay ném bom tốc độ cao.
Hitler đã hoàn toàn sai lầm bởi thứ quân đội Đức thiếu lúc đó là các máy bay đánh chặn
chứ không phải máy bay ném bom . Đã có nhiều ý kiến trái chiều những Hitler muốn
thực hiện theo cách của mình. Kết quả là khắp bầu trời đã được bôi đen bởi các máy bay
ném bom của Mỹ và Anh. Mãi đến tháng 11/1944, Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng
Albert Speer mới thuyết phục được Hitler sử dụng Me 262 làm máy bay đánh chặn.
Nhưng quyết định của Hitler cũng trở nên quá muộn và khiến cho quân phát xít thất bại.
+ Quá lạm dụng tên lửa V1 và V2
Quân đội Đức trong chiến tranh thế giới 2 đã phát triển được một số những công cụ vũ
trang mang tính chất đột phá như súng trường, máy bay phản lực. Thậm chí tên lửa đạn
đạo cũng là một sự phát triển từ phía quân đội Đức. Tất cả những sáng chế này đều có vai
trò quan trọng và khả năng tạo ưu thế cho bất kì quân đội nào có chúng. Thật không
may , chúng lại được đặt trong tầm kiểm soát của Hitler.
Có một sự thật là Hitler xứng đáng là thiên tài trong việc làm suy yếu và sử dụng sai
những tiềm năng khổng lồ như súng trường tấn công MP43 và máy bay chiến đấu Me
-262. Nhưng không dừng lại, ông còn mắc thêm sai lầm với tên lửa đạn đạo, sai lầm lần
này lại là vì lý do quá lạm dụng vào tên lửa, thay vì tiếp tục nghiên cứu dự án bom
nguyên tử.



Hitler không tán thành vung tiền vào các nghiên cứu dài hạn mà chưa biết chắc có thành
công hay không như dự án làm bom nguyên tử. Chiến thắng chớp nhoáng của Đức trước
các cường quốc châu Âu khiến Hitler càng tin vào “thiên tài” của mình. Thời gian 19371940, Đức chi 550 triệu mác để nghiên cứu chế tạo tên lửa V1 và V2, trong khi vấn đề
bom nguyên tử bị bỏ ngỏ.
Trong lúc Hitler dành thời gian và tiền bạc chú trọng đầu tư vào tên lửa thì phía Mỹ đã
thành công trong việc chế tạo bom nguyên tử. Đây chính là dấu chấm hết cho chiến tranh
thế giới 2 và cả Đức Quốc Xã.
7. Sai lầm khi đưa quân chiến đấu ở trên hai mặt trận cùng lúc
Hitler hẳn nhận thức được sai lầm của Đức ở thế chiến 1 là chiến đấu dàn trải trên nhiều
mặt trận. Ông ta hẳn sẽ cố gắng để tránh phạm vào sai lầm đó, tuy nhiên, lần này, lòng
khao khát xâm lược nước Nga lại đẩy Hitler vào bẫy chết.
Đầu tiên là chiến trường Châu Âu. Hitler đã nắm được quyền kiếm soát phần lớn châu Âu
và tấn công sang Anh . Nhưng trong cuộc tấn công bằng không quân do Goering chỉ huy,
Đức đã thua. Hitler đáng nhẽ nên nhìn nhận lại và sửa chữa sai lầm. Củng cố quân đội
vào 1 mục tiêu chính, thanh trừng xong toàn bộ Châu Âu. Lẽ ra nếu ông ta kiên trì thì
mọi chuyện sẽ khác. Nhưng thay vào đó, ông ta lại đưa ra mục tiêu khác song song là
Nga . Sự kiêu căng đã làm cho Hitler suy nghĩ rằng Anh có thể thắng một trận nhưng điều
đó không có nghĩa họ là một mối đe dọa nghiêm trọng với Đức trên Châu Âu hay bất kì
chỗ nào. Ngay sau khi giải quyết xong Nga thì sẽ quay lại đối phó với Anh. Tuy nhiên,
tấn công Nga chỉ làm phân tán lực lượng quân đội và cho quân Đồng Minh thời gian
phục hồi. Sự chiếm đóng ở các nước Châu Âu khác cũng trở nên lơi lỏng khi phải tập
trung vào mục tiêu khổng lồ là Liên Xô.
Kế hoạch đầy tham vọng của Hitler đã thảm bại - Nga đã không thua và Anh trở nên
mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, người Đức lại thua một lần nữa khi cố gắng rải quân ra
nhiều mặt trận.
Như vậy , có thể thấy sự thất bại của Hitler một phần lớn đó chính là sự sai lầm trong
chính sách độc tài của ông. Cụ thể là sát hại người dân Do Thái và những người dân vô
tội chống lại chế độ phát xít của ông. Trước những tội ác kinh hoàng của Hitler cũng như
của Đức quốc xã, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Anh, Pháp, Mỹ và các quốc gia
đồng minh đã cùng đứng lên, chiến đấu chống lại trục phát xít.


Ngoài ra ,có một số nhà khoa học lại cho rằng ,chính Hitler và Đức quốc xã đã coi
thường Liên Xô ,cụ thể là thành phố Moscaw – thành phố được “thủy long’ trấn giữ ,nên
đã dẫn tới sự tất yếu sụp đổ


C. Các tài liệu tham khảo
1. //topplus.vn/tin-tuc/top-10/top-10-li-do-tai-sao-hitler-thua-cuoc-trong-the-chienthu-2
2. //www.daikynguyenvn.com/the-gioi/10-sai-lam-ngo-ngan-nhat-khien-hitler-phaibai-vong-trong-the-chien-thu-2-phan-1.html
3. //vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_X%C3%B4%C4%90%E1%BB%A9c
4. //vietnamnet.vn/vn/the-gioi/hitler-thua-vi-khinh-mua-dong-nga-47187.html
5. //tinhhoa.net/su-that-bai-cua-hitler-napoleon-va-bi-an-phong-thuy-moscow.html
6. //genk.vn/kham-pha/nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-ke-doc-tai-hitler-p-i20121004032413404.chn



10. Đồng minh phe Trục

Thất bại trong việc lôi kéo nước Anh biến thành đồng minh chống lại Liên Xô, Hitler quay sang các quốc gia có tiềm lực yếu hơn. Ý là một trong những lựa chọn hàng đầu của Hitler vì quốc gia trên có tư tưởng giống với chủ nghĩa phát xít của ông, tuy vậy Ý có lực lượng quân sự khá nghèo nàn và lạc hậu so với Phát xít Đức. Những nước khác như Romani hay Hungary cũng bày tỏ mong muốn tham gia phe Trục nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu của phía Đức đặt ra bởi lí do cũng giống như nước Ý- lực lượng quân sự không đủ tiêu chuẩn để chiến đấu.

Những toan tính chính trị khác nhau của các bên trong phe chiến thắng đã khiến các tướng Đức bại trận phải ký văn bản đầu hàng hai lần sau khi Hitler đã tự sát. Kể từ đó cho đến nay, châu Âu và Nga hàng năm kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít vào hai ngày khác nhau.

  • 75 năm chiến thắng phát xít: Tới thăm những biểu tượng lịch sử của cuộc chiến ở Berlin

  • Chiến dịch Berlin - Đòn kết liễu của Hồng quân Liên Xô đối với phát xít Đức

Alfred Jodl, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Đức (thứ hai từ phải sang) ký "Đạo luật đầu hàng quân sự" vô điều kiện và lệnh ngừng bắn vào ngày 7/5/1945. Ảnh: Getty Images

Vào ngày 7/5/1945, Đức ký kết đầu hàng vô điều kiện quân Đồng minh ở Reims, Pháp, kết thúc Thế chiến II và Đệ tam Quốc xã. Hay sự kiện đó đã xảy ra vào ngày 9/5 tại Berlin?

Do khác biệtý thức hệ, cuộc đua tranh giữa Liên Xô và các nước Đồng minh, cộng với bài học để lại từ cuộcChiến tranh thế giới thứ nhất, nước Đức thực sự đã phải đầu hàng hai lần.

Khi một chiến thắng của lực lượng Đồng minh đang trở nên ngày càng chắc chắn vào năm 1944 và 1945, Mỹ, Pháp và Anh đã nảy ra những ý tưởng về các điều khoản đầu hàng của Đức. Nhưng tới thời điểm Adolf Hitler tự tử trong boongke ở Berlin vào ngày 30/4/1945, thì vẫn chưa rõ việc ký kết đầu hàng quân sự hay chính trị sẽ được dàn xếp ra sao.

Trước đó, Hitler đã chỉ định Đô đốc hải quân Karl Dönitz, một phần tử phát xít hăng hái, làm người kế vị trong trường hợp hắn ta chết. Nhưng không phải Dönitz được giao phó để lãnh đạo một nước Đức mới, mà là chịu trách nhiệm dàn xếp một cuộc giải thể của chế độ phát xít. Ông ta nhanh chóng cử Alfred Jodl, Tổng tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Đức, tới trụ sở của Tướng Mỹ Dwight Eisenhower ở Reims (Pháp), để đàm phán đầu hàng toàn bộ lực lượng Đức.

Hitler (phải) quan sát Dinh Thủ tướng Đức bị phá huỷ ở Berlin vào tháng 4/1945, không lâu trước khi hắn tự sát. Ảnh: AP

Ban đầu Dönitz hy vọng các cuộc đàm phán sẽ cho ông ta thêm thời gian để đưa càng nhiều càng tốt người và quân đội Đức ra khỏi đường tiến quân của người Nga ở mặt trận phía Đông. Dönitz cũng hy vọng thuyết phục được Mỹ, Anh và Pháp, tất cả những bên không tin tưởng Liên Xô, sẽ quay sang chống lại Liên Xô để Đức có thể tiếp tục cuộc chiến trên mặt trận đó. Nhưng Eisenhower đã nhìn thấu mưu đồ của hắn và nhất quyết đòi Jodl ký ngay một văn bản đầu hàng vô điều kiện, không qua đàm phán.

Vì thế vào lúc 2h41 ngày 7/5, Alfred Jodl đã đại diệnĐức, ký “Đạo luậtđầu hàng quân sự” vô điều kiệnvới Tổng tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Tối cao lực lượng Đồng minh – tướng Mỹ Walter Bedell Smith, trong khitướng Nga Ivan Susloparov và tướng Pháp Francois Sevez ký chứng thực.

Tướng Đức Alfred Jodl ký đầu hàng tại trụ sở của tướng Mỹ Eisenhower ở Rheims, Pháp ngày 7/5/1945. Bên trái là Tướng Wilhelm Oxenius đại diện Không quân Đức và bên phải là Hans-Georg von Friedeburg, đại diện Hải quân Đức. Ảnh: AP

Trước đó, Susloparov đã gửi điện khẩn về Moskva xin chỉ thị, nhưng đến giờ ký ông vẫn chưa nhận đượchồi âm. Susloparov quyết định ký Đạo luật đầu hàng, để tránh việcquân đội Đức sẽ tiếp tục chiến đấu chỉ chống lại Hồng quân Liên Xô.

Cũng theo văn bản đầu hàng, một lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực vào lúc 23h01 theo giờ Trung Âu ngày 8/5.

Khi nghe tin Jodl đã ký kết đầu hàng vô điều kiện toàn bộ lực lượng Đức ở Reims (Pháp), lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã rất tức giận. Stalin cho rằng Liên Xô mới là bên chịu mất mát, hy sinh lớn nhất về cả quân đội và thường dân trong chiến tranh, nên vị chỉ huy quân sự quan trọng nhất của họ phải là người có quyền chấp nhận cho Đức đầu hàng, thay vì chỉ một sĩ quan Liên Xô chứng kiến lễ ký ở Reims.

Stalin cũng phản đối rằng Jodl không phải là quan chức quân sự cấp cao nhất của Đức để có quyền ký văn bản đầu hàng - một lập luận thuyết phục hầu hết lực lượng Đồng minh, vì tất cả họ vẫn còn nhớ bài học ký kết đình chiến kết thúc Thế chiến 1 đã giúp reo rắc mầm mống cho cuộc chiến thế giới tiếp theo ra sao. Năm 1918, khi đứng bên bờ vực thất bại, Đế quốc Phổ sụp đổ và được thay thế bằng một nước cộng hòa nghị viện. Matthias Erzberger, tân Bộ trưởng ngoại giao Đức, đã ký hiệp định đình chiến Compiègne, trong đó Berlin chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Quyết định đầu hàng này là một cú sốc với hầu hết người dân Đức, những người được thông tin là quân đội của họ vẫn đang trên đà chiến thắng. Do đó, nhiều tin đồn bắt đầu lan truyền rằng chính phủ dân sự mới của Đức đã “đâm sau lưng” quân đội. Erzberger cuối cùng bị giết hại vì mối ngờ vực này khi các đảng viên đảng Quốc xã Mới tìm cách giành lại quyền lực.

Tham mưu trưởng Không quân Đức Stumpf, Thống chế Đức Wilhelm Keitel (giữa) và Đô đốc Friedeburg tới tổng hành dinh Hồng quân ở Berlin trước lễ ký đầu hàng lần thứ hai, ngày 8/5/1945. Ảnh: History

Lãnh đạo Xô viết Stalin lập luận rằng việc cho phép Jodl đầu hàng toàn bộ lực lượng Đức trong Thế chiến II có thể mở ra một mối nghi ngờ “đâm sau lưng” mới nhằm vào Dönitz, vốn là nguyên thủ quốc gia dân sự của Đức khi đó. Lo ngại rằng Đức có thể một lần nữa tuyên bố việc ký kết đầu hàng là bất hợp pháp nếu bất cứ ai ngoài Thống chếWilhelm Keitel - Chỉ huy tối cao của tất cả các lực lượng Đức, đích thân ký vào văn bản, các lãnh đạo phe Đồng minh quyết định thực hiện lại việc ký kết đầu hàng.

Vào ngày 8/5, Thống chếĐức Keitel di chuyển đến Karlshorst, ngoại ô Berlin, để ký vào văn bản đầu hàng trước Nguyên soái Liên Xô Georgy Zhukov và một phái đoàn nhỏ các nước Đồng minh. Nhưng Keitel đã đưa ra một đề nghị, mong muốn bổ sung một điều khoản cho phép binh sĩ của mình thời gian ân hạn ít nhất là 12 tiếng để đảm bảo họ nhận được lệnh ngừng bắn trước khi phải đối mặt với bất kỳ hình phạt nào vì tiếp tục chiến đấu. Nguyên soái Zhukov cuối cùng chỉ chấp nhận đưa ra một lời hứa bằng lời nói chứ không bổ sung điều khoản. Do sự chậm trễ, văn kiện đầu hàng đã không được ký cho đến sau khi lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực, vào lúc đã bước sang ngày 9/5.

Thống chế ĐứcWilhelm Keitel ký văn kiện đầu hàng tại Berlin khi đã bước sang ngày 9/5/1945. Ảnh: History

Buổi lễ ký kết Đạo luật đầu hàng lần thứ hai diễn ra tại một trong số ít các tòa nhà còn sót lại ở thành Berlin đổ nát. Đại diện chính thức bên phe chiến thắng làNguyên soái Liên Xô Zhukov, trong khi đại diện Bộ Tư lệnh tối cao của Lực lượng viễn chinh Đồng minh - Nguyên soái Không quân William Tedder (Anh), Tướng Không quân Mỹ Carl Spaatz và Tư lệnh Quân đội Pháp, Tướng Jean Latre de Tassigny có mặt với tư cách nhân chứng; Đại diện bên bại trậnlà Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh tối cao Quân đội Đức - Thống chế Wilhelm Keitel, trong khi Tham mưu trưởng Không quân, tướng Hans Jürgen Stumpf và Đô đốc Friedeburg làm chứng.

Do những tranh cãi từ việc ai đặt bút ký bên phe Đồng minh vàcác văn bản phải soạn đi soạn lại, dịch ra ba bản tiếng Đức, Anh và Nga nên khi lễ ký kết thúc thì đã là ngày 9/5 mặc dù văn bản vẫn đề ngày 8/5.

Kể từ đó đến nay, Nga và nhiều nướckỷ niệm ngày 9/5 là Ngày Chiến thắng phát xít, trong khi với một sốnước, Ngày Chiến thắng được tổ chức vào 8/5, ngày lệnh ngừng bắn chính thức bắt đầu.

Thu Hằng/Báo TIn tức (National Geographic, BBC)

75 năm chiến thắng phát xít: Những câu chuyện vượt thời gian của các cựu binh Mỹ

Năm nay, đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng hoàn toàn của phe đồng minh, gồm Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp chống lại phát xít Đức, chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ hai tại châu Âu (8/5/1975-8/5/2020), nhiều nước đã không thể tổ chức được các hoạt động kỷ niệm lớn để tưởng nhớ sự kiện quan trọng do họ đang phải vật lộn trong một cuộc chiến toàn cầu hoàn toàn khác - đó là cuộc chiến chống lại một loại virus giết người siêu nhỏ có tên SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Thế chiến 2,
  • ngày chiến thắng phát xít,
  • quân đức đầu hàng,
  • Liên Xô,

Sai lầm tại hại nhất của Hitler

21:42 24/07/2021

22/6/1941, hơn 2,6 triệu quân Đức Quốc xã với 3.350 xe tăng tràn vào lãnh thổ Liên Xô, khởi đầu phần khốc liệt và đẫm máu nhất của Đệ nhị Thế chiến - cuộc chiến tranh khốc liệt và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại.

  • Trên lằn ranh của vĩ đại và suy vong
  • Có một chữ Nếu không bao giờ xảy ra

Đến ngày 3/7, sau khi xem báo cáo chiến sự và thấy quân đội Đức Quốc xã đã tiến đến tận bờ sông Dnieper, ngay cả tướng Franz Halder - Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh quân đội tối cao (OKH), người trực tiếp chỉ đạo việc lập kế hoạch Barbarossa, một vị tướng khá thận trọng - cũng tin rằng "chỉ thêm ít ngày nữa, mọi chuyện sẽ xong xuôi". Nhưng, sau đó, tất cả đã biến chuyển theo một chiều hướng khác.

Bên sông Dnieper

Franz Halder có cơ sở thực tế cho niềm tin ấy, chứ không phải một niềm tin mang tính chất "duy ý chí" như Adolf Hitler vẫn thường có. Ông ta ghi lại trong nhật ký: "Hồng quân đã bị bất ngờ về chiến thuật trên toàn trận tuyến. Tất cả các cây cầu đều còn nguyên vẹn. Tại mọi điểm dọc biên giới, Liên Xô đã không dàn quân để tác chiến, và đều bị áp đảo trước khi có thể tổ chức phản công. Hàng trăm máy bay của họ bị phá hủy trước khi có thể cất cánh".

Vào ngày 22/6/1941 ấy, tình thế của Hồng quân có thể được cô đọng trong một câu chuyện khác, được ghi ở nhật ký của một sĩ quan Đức khác - Tướng Guenther Blumentritt: Lúc bình minh, những đài thông tin Đức bắt được tín hiệu vô tuyến của Hồng quân: "Chúng tôi đang bị bắn. Chúng tôi phải làm gì?". Và câu trả lời từ Tổng hành dinh: "Các anh điên rồi. Mà tại sao các anh không mã hóa tín hiệu?".

Trong vòng vài ngày, hàng chục nghìn tù binh Liên Xô bị bắt; nguyên từng đại đoàn bị bao vây, cô lập. Đến đầu tháng 7/1941, ở phía nam, Tập đoàn quân do Thống chế Von Rundstedt chỉ huy gồm 25 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn cơ giới, 4 sư đoàn sơn cước và 5 sư đoàn thiết giáp đã đến bờ sông Dnieper, áp sát Kiev.

Đến giữa mùa thu năm 1941, quân đội Đức Quốc xã vẫn chứng tỏ được sức mạnh vượt trội.

Trong vòng một tuần sau, Tập đoàn quân phía Bắc của thống chế Von Leeb (gồm 21 sư đoàn bộ binh và 6 sư đoàn thiết giáp) đã băng qua các nước cộng hòa vùng Baltic, hướng thẳng đến Leningrad. Còn ở chính diện, Tập đoàn quân trung tâm do Thống chế Von Bock chỉ huy (gồm 30 sư đoàn bộ binh cùng 15 sư đoàn thiết giáp - cơ giới) đã tiến hết 700 km từ đông bắc Ba Lan đến tận Smolensk, chỉ còn cách Moskva 320 km.

Một trận tuyến trải dài 1.600 km từ biển Baltic phía Bắc đến Hắc Hải phía Nam đã hình thành. Adolf Hitler tự tin đến nỗi, vào ngày 14/7, ra chỉ thị rằng nước Đức Quốc xã "chuẩn bị có thể giảm sức mạnh quân đội một cách đáng kể trong tương lai gần", và "việc sản xuất vũ khí có thể tập trung vào chiến hạm cho hải quân, cũng như đặc biệt là máy bay cho không quân", để "tiến hành cuộc chiến với kẻ thù cuối cùng còn sót lại (ở châu Âu) là Anh quốc, cũng như để chống lại nước Mỹ nếu cần thiết".

Thậm chí, đến cuối tháng 9, ông ta còn bắt đầu cân nhắc việc cho giải ngũ 40 sư đoàn bộ binh, để có thêm nhân lực làm việc trong các ngành công nghiệp.

Đến tận khi ấy, mùa thu vẫn chưa quay lại, và mùa đông khủng khiếp của nước Nga vẫn còn ở rất xa. Bên kia đại dương, ngay trong tháng 7, giới báo chí Mỹ đã được chia sẻ thông tin từ quân đội (để thông tin lại cho độc giả) rằng Liên Xô sẽ sụp đổ trong vòng vài tuần.

Tuy nhiên, thực tế là sau đó, các binh đoàn Quốc xã không duy trì được tốc độ tàn phá như hồi cuối tháng 6 nữa. Thực tế là đến khi ra tòa án binh Nuremberg sau chiến tranh, Thống chế Von Rundstedt nói thẳng: "Chẳng bao lâu sau khi tấn công, tôi nhận ra rằng những gì đã được nghe về nước Nga đều là xằng bậy".

Nhưng Adolf Hitler đã đánh giá quá thấp sức mạnh của Liên Xô, và tỏ ra quá tham lam.

Nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan

Không gì có thể phủ nhận được: Nguyên nhân chính khiến cỗ máy chiến tranh ấy buộc phải khựng lại và bất lực nhìn mùa đông khủng khiếp của nước Nga ập tới khi không được trang bị đầy đủ nhu yếu phẩm, là tinh thần chiến đấu quật cường và sức phản kích dữ dội từ Hồng quân Liên Xô.

Bất kể việc đã mất hàng chục sư đoàn trong những ngày đầu chiến tranh bùng nổ, bất kể việc phải đau đớn nhìn những mảng lớn lãnh thổ bị giày xéo dưới gót giày xâm lược, bất kể sự thua kém rõ rệt về kỹ năng tác chiến, Hồng quân cuối cùng vẫn đứng vững, không chỉ ở phòng tuyến trung tâm - nơi "Moskva đã ở ngay phía sau lưng".

Song song với báo cáo của các tư lệnh chiến trường, như đại tướng thiết giáp Heinz Guderian, về những cuộc đụng độ dữ dội gây thiệt hại nặng nề cho cả hai phía, tướng Blumentritt cũng ghi lại: "Tinh thần chiến đấu của Hồng quân, ngay cả ở một trong những trận đánh đầu tiên như Minsk, cũng hoàn toàn khác hẳn so với quân Ba Lan hay những nước Đồng Minh phía Tây. Kể cả khi bị bao vây, quân Nga vẫn trụ vững mà chiến đấu".

Khi hậu phương ở quá xa tiền tuyến, và tiền tuyến thì cũng quá xa hậu phương địch thủ, không quân Đức không còn đủ tiềm lực áp chế. Trong khi đó, sự xuất hiện của những chiếc xe tăng T-34 cũng là một điều bất ngờ ngáng trở sức mạnh tưởng như vô địch của thiết giáp Đức.

Tướng Franz Halder - người lưu giữ khá nhiều tư liệu quý giá trong nhật ký của mình.

Nhưng, ngay trong bối cảnh ấy - bối cảnh khó khăn rõ ràng đã được khắc họa trước mắt các tướng lĩnh Đức, sự "mơ mộng" của Adolf Hitler cũng chính là một nguyên nhân then chốt khiến quân Đức không thể tiến lên với khí thế hùng hổ như hồi mùa hè.

Theo tiết lộ của Halder sau chiến tranh: "Bộ Tư lệnh Lục quân đặt mục tiêu là bẻ gãy sức mạnh quân sự của địch. Bởi vậy, công tác kế tiếp phải là đánh bại các lực lượng của Nguyên soái Timoshenko, bằng cách tập trung mọi lực lượng cho Tập đoàn quân trung tâm, thẳng tiến đến Moskva, chiếm lấy đầu não chỉ huy của địch, tiếp tục tiêu diệt các đội hình địch".

Nếu quân đội Đức Quốc xã hành tiến theo hướng tư duy này, Hồng quân có lẽ sẽ phải tốn nhiều xương máu gấp bội, mà có khi vẫn phải chấp nhận bỏ Moskva, thực thi chiến lược "vườn không nhà trống" từng giúp Nguyên soái Kutuzov đánh bại Napoleon Bonaparte.

Tuy vậy, Hồng quân không cần phải làm thế, vì Hitler chọn chỉ huy theo cách… ngược lại. Ông ta đòi hỏi Tập đoàn quân Trung tâm (mạnh nhất và thiện chiến nhất) phải… chia quân cho hai hướng tấn công còn lại.

Lý do là gì? Ở phía Bắc, Hitler muốn quân Đức có thể bắt tay với quân Phần Lan, và hơn thế, muốn chiếm lấy Leningrad, như chiếm một biểu tượng, trong khi khóa chặt các đại đoàn dưới quyền Nguyên soái Budiyoni.

Còn ở phía Nam, tham vọng của Hitler nhiều gấp bội. Ông ta vừa thèm khát những khu công nghiệp nằm trên lãnh thổ Ukraina, vừa muốn "cài cắm" những tư tưởng bài Nga và thân Đức ở phần lãnh thổ Tây Ukraina vốn gần gũi với đế chế Phổ. Ông ta vừa muốn chiếm các mỏ dầu ở vùng Kavkaz, vừa muốn củng cố và bảo vệ các mỏ dầu ở Romania. Dù sao, điều này cũng tương đối dễ hiểu, bởi Đức Quốc xã luôn đói khát nhiên liệu.

Nhưng không chỉ vậy, ở phía Nam, Hitler còn muốn đến gần để chìa tay giúp đỡ người đồng minh Italy đang mắc kẹt trong các trận đánh tại Nam Âu. Nghĩa là, Hitler sẵn sàng chất thêm lên mình một gánh nặng. Kết quả: Tập đoàn quân Trung tâm buộc phải tách quân để chi viện cho hai hướng kia, còn kế hoạch đánh thẳng đến Moskva không thể không bị đình lại.

Và quãng trì hoãn ấy trở thành một sự đình trệ vô thời hạn. Vĩnh viễn, những đoàn xe tăng Đức Quốc xã không thể đến nổi những đường phố Moskva. Như Halder nhận xét: "Đó chính là sai lầm chiến lược tai hại nhất ở mặt trận phía Đông".

* Halder ghi trong nhật ký, ngày 11/8: "Càng ngày càng thấy rõ rằng ta đã đánh giá quá thấp sức mạnh của Liên Xô, không chỉ về kinh tế, mà hơn cả là về quân sự. Khởi đầu, ta ước lượng địch có khoảng 200 sư đoàn. Bây giờ, đã xác định được khoảng 360. Khi hàng chục sư đoàn bị tiêu diệt, họ lập tức tung ra hàng chục sư đoàn khác. Trên mặt trận bao la này, phòng tuyến của ta là quá mỏng, quá thiếu chiều sâu. Vì thế, các cuộc phản kích liên tục của địch thường đạt được thành công nhất định".

* Hitler chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Lục quân Đức, ngày 21/8: "Mục tiêu quan trọng nhất phải đạt được trước mùa đông không phải là chiếm Moskva, mà phải chiếm Crimea, vùng công nghiệp và các mỏ than ở Donetsk, cắt đứt nguồn cung xăng dầu của Liên Xô khỏi Kavkaz".

# Adolf Hitler Barbarossa Đức Quốc xã Franz Halder Liên Xô

Facebook Twitter Link gốc

Kết thúc Thế chiến II ở châu Âu : Sự sụp đổ của Đức Quốc xã qua hình ảnh

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Berlin cuối cùng đã thất thủ sau hơn hai tuần diễn ra các trận đánh ác liệt trên từng khu phố

Sau gần bốn năm chiến đấu căng thẳng, các lực lượng Xô Viết cuối cùng mở cuộc tổng tấn công vào Berlin hôm 16/4/1945.

Đức Quốc xã xâm lược Liên Xô vào tháng Sáu năm 1941 và giết hại chừng 25 triệu thường dân và quân nhân Nga.

Nhưng giờ đây, nước Đức của Adolf Hitler đã suy sụp. Một đơn vị đồn trú đã kiệt sức và mất tổ chức, chừng 95.000 người, phải đương đầu với quân Liên Xô tấn công vào Berlin từ phía Đông và phía Nam.

Tổng số chừng 1,5 triệu quân Xô Viết bao vây rồi tấn công vào thủ đô nước Đức. Đây là cuộc tổng tấn công lớn cuối cùng cho cuộc chiến ở châu Âu.

Quảng cáo

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các lực lượng Xô Viết quần đảo trên bầu trời Berlin và tấn công từ mặt đất cũng như trên không

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Những người dân Berlin đầy sợ hãi tìm cách chạy khỏi thành phố khi quân Xô Viết tiến vào

Adolf Hitler không chịu rời thủ đô, và sống những ngày cuối đời dưới hầm, được gọi là Führerbunker, ở trung tâm Berlin.

Ông xuất hiện trên mặt đất lần cuối cùng vào sinh nhật lần thứ 56, hôm 20/4/1945, để trao huân chương cho những người chiến đấu bảo vệ Berlin.

Cũng ngày hôm đó, quân Xô Viết bắt đầu ném bom trung tâm thành phố. Berlin bị bao vây hoàn toàn ngày 23/4.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Đức Quốc xã dùng cả người già và trẻ em để tự vệ cho thủ đô - trong ảnh, Adolf Hitler trao huy chương cho chiến binh trẻ em.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Có tổng số chừng 1,5 triệu quân Xô Viết bao vây và tấn công thủ đô của Đức Quốc xã

Lực lượng Đức Quốc xã thua kém về số lượng và vũ khí, và không làm gì được để làm chậm bước tiến của quân Xô Viết.

Ngày 30/4/1945, Hitler tự sát, một ngày sau khi cưới bà Eva Braun. Thi thể của họ được đưa lên mặt đất và đốt tại một hố bom gần đó.

Không lâu sau, quân Xô Viết chiếm thành phố Reichstag đã bị đánh bom từ trước. Một bức ảnh nổi tiếng cho thấy một người lính vẫy cờ Liên Xô trên nóc tòa nhà quốc hội lịch sử.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh nổi tiếng cho thấy cờ Liên Xô được phất trên nóc nhà quốc hội ở thành phố Reichstag

Reichstag chính thức đầu hàng ngày 2/5, mặc dù các trận đánh tiếp diễn cho tới khi cuộc chiến kết thúc ngày 8/5.

Thành phố Berlin chỉ còn là đống đổ nát. Quân Xô Viết chiếm đóng phân phát bánh mỳ và nhu yếu phẩm cho người dân, nhưng một số quân nhân cũng có hành động tàn ác với dân thường.

Hàng ngàn phụ nữ Đức bị hãm hiếp.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

8/5/1945: Nguyên soái Wilhelm Keitel ký thỏa thuận đầu hàng không điều kiện gần Berlin

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Berlin bị tàn phá bởi các trận đánh trên phố và bom đạn của quân Anh và quân Mỹ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quân Xô Viết phân phát súp và bánh mỳ cho thường dân còn ở lại trong thành phố sau khi Berlin đã thất thủ

Quân đồng minh chiến thắng chiếm đóng Berlin sau cuộc chiến.

Người dân bắt đầu dọn dẹp thành phố, và lãnh đạo các nước Mỹ, Anh và Nga gặp ở Potsdam, ngoại ô Berlin, chỉ vài tháng sau khi chiến tranh kết thúc, để thiết lập lại hòa bình.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người dân nhanh chóng bắt tay vào dọn dẹp thành phố từ đống đổ nát hoang tàn

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Khu Potsdamer Platz trong hoang tàn

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Anh Winston Churchill thăm Berlin vào tháng 7/1945, và ngồi bên ngoài hầm của Hitler

Tât cả các bức ảnh có bản quyền.

Video liên quan

Chủ đề