Tại sao không nên bắt chước theo người khác

Trong cuộc sống, ai ai cũng có cho mình một lối sống cao đẹp để theo đuổi, để thực hiện. Tuy nhiên, có một số bộ phận không nhỏ lại bắt chước theo lối sống của người khác hoặc sống theo yêu cầu của người khác. Đây là một quan niệm sống, phong cách sống tiêu cực, gây ra nhiều tác hại khó lường. Tiêu biểu cho lối sống này có lẽ là anh Phạm Văn Bách, anh không những không sống dập khuôn, sao chép nguyên bản lí tưởng sống của mọi người xung quanh mà còn có những hành động không đúng mực với lối sống của chính mình. Thật vậy, bắt chước người khác thì chẳng bao giờ bạn sẽ tạo ra cái riêng của bản thân mình. Và khi không có cái độc đáo của bản thân, bạn sẽ không nhìn thấy cánh cửa thành công mà chỉ nhìn thấy con đường đầy tăm tối, khi lạc vào là không tìm ra lối thoát. Bên cạnh đó, lối sống theo yêu cầu của người khác cũng đem đến cho bạn một ánh sáng mang tên "Thất bại". Hơn hết, chính nó cũng là kẻ nắm lấy cuộc đời bạn, tiêu khiển bạn. Và bạn không có quyền quyết định bất kì vấn đề gì. Qua đây, mỗi chúng ta hãy tự tìm ra cho mình một lối sống tích cực, mang lại nhiều giá trị, ý nghĩa lớn lao. Có như vậy, bạn mới thành công và hiện thực hóa được ước mơ của mình. 

Đừng bắt chước và nhại lại người khác

Vũ Huyến

10:30 SA @ Thứ Tư - 15 Tháng Mười Một, 2006

Ở các toà soạn báo, tạp chí hiện nay, các cây viết cáo nhà báo được kính trọng đều là những người có chính kiến, có phong cách rõ ràng, có lối nóii và lối lập luận giàu cá tính. Mỗi dòng, một câu, cách dùng và chọn từ, cách lập luận bao giờ cũng có dấu ấn cá nhân, được chọn, được lọc ra từ bản thân mỗi cuộc đời riêng, sự nhặt nhạnh theo kiểu riêng qua nhìn nhận thực tiễn và quan trọng từ phương pháp tư duy của mỗi cá nhân người làm báo.

Các nhà báo đi trước đều không bao giờ muốn lớp đàn em hay học trò bắt chước mình.Bởi chính họ đã từng phải rút ra bài học đau đớn, khi từng bắt chước lớp người đi trước. Làm theo, lặp lại sẽ tạo thành thói quen lười nhác, không chịu suy nghĩ, không chịu tìm kiếm, phát hiện ra cái mới. Bắt chước thường dẫn tới hậu quả: bắt chước không thành. Và điều nguy hiểm hơn là đánh mất chính mình.

Tôi không lưu lại được bài báo viết khi học năm thứ nhất khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Bài viết đã lớn tiếng phê phán một số tác phẩm văn xuôi của nhà văn nước ngoài mà sau này tôi mới biết đó là những nhà văn có vị trí rất lớn trong văn đàn thế giới. Tôi phê phán các nhân vật của truyện mà chưa từng đọc truyện, chỉ mới là qua các bài báo khác rồi góp nhặt lại, chuyển câu văn... Ở cái tuổi 18 như tôi lúc ấy có được bài đăng báo là sướng lắm. Cũng nhờ bài viết từ cái đầu ngốc nghếch ấy mà ngay từ khi còn là sinh viên tôi đã quyết tâm không bao giờ "ăn theo, nói leo" bất cứ ai. Phải có chính kiến hay có tác động xã hội, phải phù hợp với lợi ích chung. Để có được như vậy, việc học, nghe, đọc của người viết người nói khác là rất cần nhưng phải trên cơ sở hiểu biết tự giác, phải trở thành của riêng mình. Tôi rất thích một câu nới cũ nhưng có giá của văn hào Sôlôkhốp, tác giả của bộ truyện "Sông Đông êm đềm": "Tôi viết theo mệnh lệnh của trái tim tôi. Nhưng trái tim tôi thuộc về Đảng".

Một nhà báo Mỹ, bà Auya Schiffrin, Trưởng văn phòng đại diện Dowfoues Newswires tại Việt Nam khi trao đổi với tôi về nhiếp ảnh chiến tranh Việt Nam, có nhận xét: "Tôi gặp khá nhiều người Việt Nam là Đảng viên cộng sản, thấy họ rất dễ chịu và không cứng nhắc. Họ tự tin và thẳng thắn". Tôi đã trả lời: "Làm báo, làm nghệ thuật mà không hề tin, không nói những điều của riêng mình thì còn ra gì nữa. Hôm nay tôi trao đổi với bà các vấn đề của nhiếp ảnh Việt Nam thời chiến tranh cũng như vậy. Những gì tôi nói, chúng tôi đang làm bao giờ cũng là yêu cầu của chính cá nhân tôi và những điều đó, yêu cầu đó lại phù hợp với yêu cầu chung của xã hội".

Cơ sở, yếu tố quan trọng nhất để có thể phát hiện nhanh, tìm kiếm tài liệu viết tốt là tình yêu cuộc sống và trách nhiệm, nghĩa vụ công dân của người làm báo. Lòng tin và niềm hy vọng, sự tham gia tích cực vào thúc đẩy xã hội là chiếc la bàn để tự tìm kiếm không bị chệch hướng, để mỗi câu viết bài báo, tấm ảnh của mình giàu tính chất nhân văn. Tôi thường nói với các bạn làm báo, sinh viên học nhiếp ảnh: "Ở Hà Nội hay ở bất cứ nơi nào trên đất nước ta hôm nay, có thể nhìn thấy 100 điều dở, điều chưa hay đáng phê phán, nhưng lại có nhiều hơn như vậy như những vẻ đẹp những cái cần nâng niu, vun đắp. Phải tôn trọng sự thực, phải từ rất riêng mình cùng các trang viết của mỗi cá nhân, phải có lợi cho đời".

Trên một tin, một bài báo, trên một bức ảnh hay một phóng sự, chỉ nên nói một điều, nhấn mạnh một chủ đề. Nếu không các bài báo sẽ trở thành một thứ “lẩu thập cẩm” ăn nhiều là chán. Vấn đề nêu a không sai nhưng không rõ, không nổi bật. Đó là thứ hạng của các bài viết ẩu hoặc của các tay viết thường “chỉ sợ độc giả không hiểu mình".

Vừa qua xã Đường Lâm đón nhận Bằng Di tích Văn hoá Quốc gia, nhiều nhà báo trẻ có mặt để lấy tin và chụp ảnh. Tôi hỏi một nhà báo trẻ: “Em có tìm hiểu, đọc về Đường Lâm trước lúc đến đây chưa?" Nhà báo trẻ trả lời: "Em chưa, vả lại em chỉ cần có một tin +1 ảnh là đủ". Buổi chiều tôi thấy thương thương cậu bé mồ hôi nhễ nhại loay hoay chụp hết chọi gà, múa rối nước đến kéo co, đấu vật… Tôi bảo: “Nếu lấy tài liệu về cái hay nhất của Đường Lâm là nhà ở đá ong, nhất là ở thôn Mông Phụ”. Nhà báo trẻ thành thực đáp lại: “Thế hả thầy?”

Nguồn:Tạp chí Người làm báo

LinkedInPinterestCập nhật lúc:02:11 CH @ 09/02/2009

Tại sao không nên bắt chước theo người khác

Thịnh Trần @orkaboi cho Vietcetera

Khác với sự rập khuôn và lập trình sẵn ở robot, con người tự hào là những bản thể độc lập với tư duy riêng biệt. Nhưng bạn đã từng giật mình vì bản thân vô tình sao chép câu cửa miệng của mẹ, tật rung đùi của đứa bạn và cách nói chuyện của đồng nghiệp chưa? 

“Thần giao cách cảm" cũng là một cách lý giải thú vị, nhưng các nhà nghiên cứu còn một lời giải khác về xu hướng vô thức bắt chước người xung quanh, được gọi là hiệu ứng tắc kè hoa. 

Chameleon effect, hay hiệu ứng tắc kè hoa, mô tả xu hướng lặp lại hành động, biểu cảm và phong thái của người khác một cách vô ý. 

Tên gọi của hiệu ứng xuất phát từ đặc tính bản năng của tắc kè hoa. Loài bò sát này có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể dựa vào môi trường để ngụy trang, bảo vệ lãnh thổ và thể hiện cảm xúc với bạn tình.

Cũng tương tự như thế, hiệu ứng Chameleon làm thay đổi hành vi để thích nghi với môi trường hoặc hoà hợp với đối tượng mà ta bắt chước. 

Tại sao không nên bắt chước theo người khác
Hiệu ứng giúp con người tăng cường gắn kết hơn.

Hiệu ứng tắc kè hoa có tác động tích cực đến các mối quan hệ của con người. Sự bắt chước hoạt động như một chất keo xã hội, giúp tăng cường gắn kết và thúc đẩy liên minh nhóm ngay cả khi không có chủ đích. Đặc biệt, hiệu ứng là “mánh khóe” giao tiếp với người lạ dựa trên các tín hiệu bề mặt như ngôn ngữ cơ thể. 

Tanya L. Chartrand và John A. Bargh là những nhà tâm lý học đầu tiên khám phá ra hiệu ứng này. Năm 1999, hai giáo sư tại Đại học New York đã tiến hành 3 thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng tắc kè hoa. Kết quả là:

  • Nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng các đối tượng đã vô thức sao chép hành động của người đối diện, bao gồm chạm vào mặt, vắt chéo chân và mỉm cười, dù đó là cuộc gặp đầu tiên. 
  • Ở thí nghiệm thứ 2, những sinh viên được bắt chước đã đánh giá cuộc giao tiếp dễ gần, hiệu quả hơn với sự tương tác tốt giữa hai bên. 
  • Trong thí nghiệm cuối cùng, những cá nhân cởi mở có tỉ lệ sao chép hành động của người đối diện nhiều hơn. Tuy nhiên, đặc tính đồng cảm này không phải là nhân tố gây ra hiệu ứng hay ảnh hưởng đến mức độ bắt chước của một người. 

Các nhà khoa học chỉ ra cơ chế đằng sau hiệu ứng tắc kè hoa là quy trình tự động mà không có việc phân tích kỹ lưỡng hay sự chọn lọc dữ liệu. Cụ thể, các giác quan sẽ tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, sau đó lan truyền một cách vô thức đến hành vi của chúng ta.

Điều đáng chú ý là xu hướng nhận thức về hành vi của người khác không đòi hỏi bất kỳ mục tiêu, kế hoạch nào. Chẳng hạn, bạn bỗng thay đổi tông giọng trầm hơn sau lần đầu gặp đối tác mà không hề có sự sắp xếp, cố ý thay đổi. 

Tuy nhiên, không phải tất cả hành vi đều có thể sao chép. Các hoạt động đòi hỏi kỹ thuật cao lại khó mà bắt chước được trong vô thức. Ví dụ, bạn không thể nâng quả tạ nặng quá số cân của mình như một vận động viên mà không hề cần ý chí hay trải qua bất kì bài tập luyện nào. 

Trong hiệu ứng Chameleon, có 2 cách sao chép cơ bản bao gồm:

1. Kiểu soi gương (mirrorwise): có thể hiểu nôm na là sao chép đảo ngược. Bạn thực hiện cùng 1 cử chỉ nhưng ngược hướng với người đối diện. Ví dụ, người đối diện chào bằng tay trái trong khi bạn làm tay phải.

Tại sao không nên bắt chước theo người khác
Hành động ngược qua gương soi
Tại sao không nên bắt chước theo người khác
Cảnh sao chép “soi gương” xuất hiện nhiều trong phim kinh dị Us | Nguồn: Universal Studios

2. Kiểu giải phẫu (anatomical): bạn sao chép theo nguyên bản, thực hiện các chuyển động hệt như người mà bản thân đang bắt chước. Ví dụ, người ngồi cạnh chống cằm tay trái, bạn cũng sẽ làm điều tương tự cùng hướng. 

Mặc dù sự khác biệt giữa hai phương pháp này có vẻ nhỏ, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng cả hai đều có những tác động xã hội khác nhau. 

Đó là khi bạn cố gắng lặp lại người khác một cách gượng gạo, cử chỉ đó có thể tạo cảm giác “giả trân". Người đối diện có thể hiểu sai ý định của bạn và coi đó như một sự nhái lại hoặc chế giễu, gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp và xây dựng mối quan hệ. Điều đáng lưu ý là tác động tiêu cực này thường xảy ra với kiểu sao chép giải phẫu hơn là soi gương.

Hiệu ứng tắc kè hoa có thể khiến bạn trở nên dễ mến và hòa đồng hơn. Tuy nhiên để tránh hiểu sai bản chất hiệu ứng, bạn không nên cố tập luyện mà chỉ đón nhận nó một cách tự nhiên. 

Nhận thức lợi ích của nó và nắm bắt linh hoạt:

Đằng sau mỗi cuộc trò chuyện, chúng ta nên dành ra một vài phút để chiêm nghiệm và tự rút ra bài học giao tiếp hiệu quả hơn cho lần sau.

Đừng cố gắng chối bỏ việc sao chép hay ép mình phải khác biệt:

Nhiều người lo rằng những hành động giống nhau này giống như bị thao túng tâm lý hay thôi miên, nên họ cố xoá bỏ nó hay ép mình phải khác biệt. Điều này có thể sẽ khiến bạn có cái nhìn tiêu cực với người khác cũng như vô tình làm đứt gãy mối quan hệ. 

Tự điều chỉnh cho phù hợp:

Thay vì để cho bản thân hành động theo hiệu ứng, bạn cũng có thể cởi mở và làm những gì bạn cảm thấy phù hợp với mình hoặc hoàn cảnh xung quanh.

Chẳng hạn trong buổi workshop, bạn dễ “bị lây lan" hành vi nhìn vào điện thoại và né tránh giao tiếp của người cùng bàn. Nhưng bạn có thể chủ động điều chỉnh, bắt chuyện với người ngồi cạnh để phá “bức rào cản" và tận dụng thời gian tham gia.

Bạn có thể tham khảo thêm một số mẹo giúp bạn trau dồi hiệu ứng tắc kè hoa theo hướng tích cực hơn:

#Kỹ năng giao tiếp#Hiệu ứng tâm lý#Tâm lý