Tại sao nói Trần Đăng Khoa là thần đồng thi ca

Tiểu sử tác giả Trần Đăng Khoa được rất nhiều quý độc giả đặc biệt quan tâm đến và cùng nhau tìm hiểu thông tin ở trên các chuyên trang thông tin điện tử. Để hiểu hơn về nhà văn này, các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu cụ thể ở bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về tiểu sử tác giả Trần Đăng Khoa

Trần Đăng Khoa sinh vào tháng 4/ 1958, quê tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Đăng Khoa là nhà thơ, nhà báo và biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, bên cạnh đó ông còn là hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Ông đã từng đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, là Giám đốc hệ phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, hiện nay ông đang giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Đài tiếng nói Việt Nam.

Tại sao nói Trần Đăng Khoa là thần đồng thi ca
Đôi nét về tiểu sử tác giả Trần Đăng Khoa

>>> Tìm hiểu thêm về tiểu sử nhà thơ Tố Hữu

Trong suốt quãng đời sự nghiệp sáng tác, Trần Đăng Khoa đã nhận được rất nhiều giải thưởng cho các đóng góp của mình với văn chương Việt Nam, đáng chú ý đó là giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong ở trong giai đoạn từ năm 1968 – 1971, Giải nhất báo Văn nghệ năm 1982, Giải thưởng Nhà nước năm 2000 về Văn học nghệ thuật.

Thuở nhỏ, tác giả Trần Đăng Khoa đã được nhiều người biết đến với khả năng văn chương xuất sắc, ông đã được mệnh danh là Thần đồng của thi ca Việt Nam. Với tác phẩm đầu tay Con bướm vàng của Trần Đăng Khoa được đăng báo khi ông chỉ vừa tròn 8 tuổi. Vài năm sau đó, tập thơ đầu tiên đã mang tên Từ góc sân nhà em được nhà xuất bản Kim Đồng phát hành vào năm 1968 khi ông lên 10 tuổi.

Tác phẩm nổi bật nhất tại thời điểm đó của tác giả Trần Đăng Khoa là Hạt gạo làng ta sáng tác vào năm 1968, đã được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính và nhạc sĩ Nguyễn Viết Bính tiến hành phổ nhạc vào năm 1971.

Cũng vào năm đó, ông đã cũng đã đề nghị đổi câu thơ “Đường ta đi rộng thênh thang tám thước” trong bài thơ  Ta đi tới của nhà thơ Tố Hữu thành “Đường ta đi rộng thênh thang ta bước”, đã khiến cho giới Văn học Việt Nam lúc bấy giờ rất ngỡ ngàng.

Khi đang còn theo học lớp 10 ở trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, ông đã nhập ngũ và phục chiến đấu ở Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng.

Khi đất nước đã được hòa bình thống nhất, Trần Đăng Khoa đã được điều về quân chủng hải quân, tiếp đó ông theo học tại Trường Viết văn Nguyễn Du, được cử sang học ở Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga.

Khi về nước Trần Đăng Khoa công tác ở một số đơn vị trong Quân đội, năm 1994 ông đã về sinh hoạt ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ năm 2004 tác giả Trần Đăng Khoa đã chuyển về công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến nay với quân hàm Thượng tá.

Tác giả Trần Đăng Khoa – Thần đồng hiếm có ở Việt Nam

Tác giả Trần Đăng Khoa được biết đến là cây bút nổi bật trong giới thi ca Việt Nam, ông là nhà thơ có nét riêng xuất sắc trong số những nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, các chất liệu được dệt trong từng tác phẩm đa phần là sự vật quen thuộc xung quanh.

Tại sao nói Trần Đăng Khoa là thần đồng thi ca
Tác giả Trần Đăng Khoa – Thần đồng hiếm có ở Việt Nam

>>> Xem thêm tuyển chọn các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh

Suốt quãng thời gian hơn 50 năm sáng tác, ông đã cho ra đời hơn 20 tập thơ và trường ca như Bên cửa sổ máy bay, Khúc hát người anh hùng, Chân dung và đối thoại, ngoài ra chưa kể đến một số tập bút ký cũng như tiểu luận phê bình.

Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là các tập thơ từ thuở bé như Từ góc sân nhà em, Góc sân và khoảng trời.

Với những đặc sắc ở trong ngòi bút, ông đã ghi dấu ấn trong lòng độc giả biết bao nhiêu ký ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà cũng rất chân thực nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau.

Năm 10 tuổi, Trần Đăng Khoa đã có các câu thơ vô cùng trong trẻo, xúc động chạm đến trái tim của quý độc giả. Qua lăng kính của một cậu bé, hạt gạo hiện lên trong bức tranh đầy màu sắc cùng với giọt mồ hôi cũng như nỗi khó nhọc của người nông dân.

Không dừng lại ở đó, tác phẩm Hạt gạo làng ta còn chứa đựng cả hình ảnh tảo của người phụ nữ nơi hậu phương. Bao nhiêu hạt gạo là bất nhiêu chân tình cùng với những nỗi nhớ nhung khắc khoải của quên hương dành cho tiền tuyến.

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…

Trích Hạt gạo làng ta

Bên cạnh đó, quê hương và thiên nhiên luôn hiện hữu trong từng tác phẩm của tác giả Trần Đăng Khoa như một hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, được cảm nhận bằng tấm lòng của một người con đã gắn bó cùng với mảnh đất mà ông đã được sinh ra và lớn lên.

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kỳ

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi

Thơ của tác giả Trần Đăng khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương giống như những bản đồng dao với cách gieo chữ có hồn và có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hồn mà còn có khả năng tạo hình và tạo nghĩa rất tinh tế.

Với thế giới âm thanh giàu tiết tấu trong từng vần thơ của cậu bé 10 tuổi đã phần nào khẳng định được tài năng xuất chúng với trình độ thượng thừa trong cách chơi chữ, xứng đáng với danh xưng là “Thần đồng” thi ca.

Ngoài ra, nhà thơ Trần Đăng Khoa còn lồng ghép rất linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ hoặc là từ láy khiến cho thơ của ông không chỉ hóm hỉnh, vui nhộn mà còn có chiều sâu rất rất tinh tế.

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – Đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – Chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trích Bài thơ Cây dừa

Chính điều này đã khiến cho thơ của ông khác lạ so với các nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào trong từng tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng với đôi mắt quan sát nhạy bén.

Từng vần thơ tác giả Trần Đăng Khoa đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ nên dễ dàng chạm đến trái tim của độc giả, nhằm để lại trong họ miền ký ức tươi đẹp về những ngày còn thơ bé.

Cho dù đã phủ bao nhiêu lớp bụi của thời gian thì thơ của tác giả Trần Đăng Khoa vẫn luôn còn sống mãi trong dòng chảy văn chương bởi các nội dung và nghệ thuật đặc sắc chứa đựng trong từng câu thơ.

Kết luận

Với toàn bộ những thông tin ở trên đã giúp cho mọi người được biết rõ về tiểu sử của tác giả Trần Đăng Khoa và từng tác phẩm tiêu biểu theo từng thời kỳ. Cùng đồng hành cùng chuyên trang thông tin điện tử này để khai thác thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

Trong bối cảnh “người người làm thơ”, “nhà nhà in thơ” nhưng để có được những bài thơ neo vào tâm trí độc giả thì như mò kim đáy biển, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có lời kêu gọi trên tại Ngày thơ Việt Nam 2017.

Nói về quan niệm thế nào là một bài thơ hay và làm thế nào để có thơ hay, theo nhà thơ Trần Đăng Khoa là điều rất khó. Tuy nhiên “thần đồng thơ” vẫn đưa ra quan niệm của mình, ông cho rằng, thơ hay là thơ gồm 6 chữ: Giản dị, ám ảnh, không quên. Còn làm thế nào để có thơ hay thì tốt nhất chúng ta không viết thơ dở. Còn làm thế nào để không viết thơ dở, có phải ai cũng viết được thơ hay đâu, mùa này viết được hay năm sau lại viết thơ dở òm.

Tại sao nói Trần Đăng Khoa là thần đồng thi ca
"Để có thơ hay thì tốt nhất các nhà thơ cần phải gương mẫu là không làm thơ dở"

Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ một câu chuyện về thơ của mình: Tôi viết bài thơ “Sao không về Vàng ơi”  vì một bác đến kiểm tra “khả năng thơ” bị đồn thổi là thần đồng của Trần Đăng Khoa với “đề bài” con chó bị mất. Thế nhưng con chó đi rồi mấy ngày sau nó lại về thế là ngay đêm ấy “thần đồng thơ” viết bài “Chó về” dở  không thể nào chịu được.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa tiết lộ, mỗi năm thơ tôi tái bản rất nhiều và mỗi lần tái bản tôi lại sửa. Nhiều người bảo tôi ngày xưa là “thần đồng” bây giờ “thần kinh” rồi, bởi lấy tư duy của người 60 tuổi áp vào đứa bé trên dưới 10 tuổi. Lý do nhà thơ Trần Đăng Khoa “sửa thơ” của mình vì ông cho rằng đây là thơ của một đời thơ chứ ông không nghĩ đây là thơ của một “cậu bé” nên cứ loay hoay sửa mãi.

Tôi nghĩ rằng để có thơ hay thì tốt nhất các nhà thơ cần phải gương mẫu là không làm thơ dở. Nếu đã trót làm thơ dở thì kiên quyết không in. Bây giờ không chỉ có nhà thơ  làm thơ, rất nhiều các bác trong CLB thơ làm thơ. Nếu nhắc đến thơ Đường người ta sẽ nhắc đến ba nhà thơ khổng lồ là Lý Bạch, Đỗ Phủ, và Bạch Cư Dị. Nhưng giờ nếu chọn bài thơ hay nhất của thơ Đường thì ba ông khổng lồ này lại không có, mà là một nhà thơ chỉ có một bài thôi. Cụ Vũ Đình Liên có mỗi bài “Ông đồ” thôi nhưng cụ ngồi lẫn với Nguyễn Du, Xuân Diệu… và những nhà thơ rất lớn thế nên mỗi nhà thơ cố gắng làm một bài thôi mà hấp dẫn như bài thơ “Ông đồ”. Nếu nước ta có 800 nhà thơ mà mỗi người chỉ cần có một bài thơ hay thì nền thơ ca của nước ta mạnh lắm - Nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ. Và đây có lẽ là lý do nhà thơ Trần Đăng Khoa kêu gọi mỗi người chỉ làm một bài thơ thật chất lượng, một bài thơ “để đời”.

Người ta thường nói “Văn mình vợ người” để chỉ người làm thơ “không biết” thơ mình dở. Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa đã là nhà thơ thì phải biết phân biệt thơ hay và thơ dở. Nếu nhà thơ mà không biết phân biệt thơ dở thì rất nguy hiểm.

Nói về số lượng thơ ở tầm mức “Câu lạc bộ” hiện nay, nhà thơ Trần Quang Quý - quyền Giám đốc NXB Hội Nhà văn từng tiết lộ một con số: khoảng 65% các tập thơ in ở NXB Hội Nhà văn. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng cho biết có một người viết truyện thì phải có khoảng mười người viết thơ. Ngoài ra, bên cạnh các nhà thơ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam thì trên cả nước còn không đếm hết và không thể liệt kê chính xác có bao nhiêu câu lạc bộ thơ ở các cấp xã, phường, thành phố…

Theo Hà Anh/toquoc.vn