Tại sao phải quản lý đồng bộ các thành tố tạo nên chất lượng giáo dục

(VietNamNet) - Ngành GD-ĐT đang chuẩn bị cho công tác tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ năm 2003. Những dư âm của mùa thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ  năm 2002 vẫn còn nguyên ''vị đắng''. Không chỉ xã hội, mà ngay cả Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ quản của ''giải pháp ba chung'' trong đó có chung đề thi, cũng bị bất ngờ bởi kết quả chất lượng thi quá thấp.

Điểm thi bình quân của gần 830 nghìn thí sinh trúng tuyển chỉ đạt 8,3 điểm/30 điểm/3 môn thi; trong khi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông  trước đó, tỷ lệ học sinh thi đỗ tới gần 95%. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XI vừa qua, trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển biện minh về sự khác nhau của hai kỳ thi: ''Thi tốt nghiệp phổ thông là đánh giá và công nhận trình độ học vấn theo một số yêu cầu nhất định, trong khi kỳ thi ĐH, CĐ mang tính tuyển chọn!''. Tuy nhiên, những người am hiểu giáo dục có nhận xét kết quả thi tuyển sinh thực ra không phải là điều đáng bất ngờ. Những kỳ thi ĐH, CĐ trước đây, do cách tổ chức thi khác mà chất lượng giáo dục đã không có cơ hội bộc lộ. Còn lý lẽ của Bộ trưởng  GD-ĐT vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ cho dù là tuyển chọn, thì ít nhất điểm bình quân cũng phải đạundefinedt tới điểm số trung bình cho 3 môn thi, chứ không thể quá kém  đến như vậy. Hơn nữa, cho dù là tuyển chọn, thì giữa kết quả thi tốt nghiệp phổ thông và ĐH cũng không thể ''vênh'' đến một 5, một 10, bởi tính kế tiếp, liên tục của nó, nhất là khi đề thi ĐH năm nay lại được đánh giá là ''dễ, bám sát chương trình phổ thông, không đánh đố, không lắt léo''. Như vậy, chỉ có thể chất lượng giáo dục là yếu thực chất, nhưng lại mạnh ''ảo'' qua thi tốt nghiệp.

Vậy những yếu tố nào tạo nên cái thực, cái ảo đan xen để tạo nên sự ''ảo vọng'' cho các bậc cha mẹ và cả xã hội? Xem xét những điều kiện dạy - học - thi, ở các giải pháp kỹ thuật và quản lý, người ta nhận thấy có 7 yếu tố, trong đó có 3 yếu tố trực tiếp, 4 yếu tố gián tiếp tạo nên chất lượng giáo dục thực và ''ảo''. Ba yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục yếu thực chất là nội dung, chương trình, sách giáo khoa (SGK); phương pháp dạy, học; và ngân sách đầu tư. 3 yếu tố, cũng là 3 điều kiện liên hoàn này từ lâu không còn là vấn đề mới mẻ và xa lạ với xã hội. Bản thân ngành GD-ĐT, trước công cuộc đổi mới đã phải thừa nhận chương trình, nội dung SGK phổ thông hiện hành mang tính ''hàn lâm'', ít  tính ứng dụng, thực hành, không giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, chủ động và tích cực học tập. Một giáo sư - nhà giáo nổi tiếng đã nhận xét ngắn gọn: ''Chương trình giáo dục phổ thông vừa nặng lại vừa thấp''.

Gắn với chương trình, nội dung, SGK nặng tính ''hàn lâm'' như bóng với hình là phương pháp giảng dạy thụ động thày đọc - trò chép. Phương pháp thày đọc - trò chép không chỉ là của riêng giáo dục phổ thông, mà còn là của ngành đào tạo ĐH. Chả thế, người ta vẫn gọi ĐH là phổ thông cấp 4. Bản thân người thày phổ thông, khi được đào tạo ở các trường sư phạm, đã là sản phẩm của phương pháp thày đọc - trò chép. Bởi thế mới có  hiện tượng giáo viên vật lý, hóa học  mô tả các thí nghiệm bằng... miệng; mới có hiện tượng, giáo viên vật lý không hề biết thực hành về điện...

Chất lượng giáo dục còn phụ thuộc vào điều kiện không thể thiếu - kinh phí. Mấy năm trở lại đây đầu tư cho GD-ĐT đã đạt tới tỷ lệ 15% tổng ngân sách nhà nước. Nhưng thực tế, 80-90% ngân sách này đã chi trả cho lương giáo viên, còn lại mới chi cho các hoạt động giáo dục khác. Mặc dù mục tiêu giáo dục của ngành tuyên bố ''giáo dục toàn diện'', nhưng thực chất hầu hết các trường, kể cả trường chuyên, cơ sở vật chất cực kỳ thiếu thốn: thiếu sân chơi bãi tập, nhà đa chức năng, phòng học bộ môn, thư viện, phòng đọc, phòng thí nghiệm thực hành và thiết bị giáo dục. Thật khó mà hình dung ra được mô hình con người phát triển toàn diện lại được đào tạo trong một môi trường chỉ có bàn ghế, sách vở, phấn trắng, bảng đen; không những thế, nhiều nơi vùng sâu vùng xa, không có cả sách, vở, bàn ghế . Khi được hỏi kinh phí đào tạo cho một học sinh phổ thông, một cán bộ có trách nhiệm về kế hoạch - tài chính đã lắc đầu: ''Thấp lắm, không đáng kể, nên không thể nói ra!''.

Nhưng vì sao, nhiều năm nay, ngành GD-ĐT vẫn đưa ra những tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp khá cao, những tỷ lệ học sinh khá giỏi, tạo nên chất lượng ''ảo''. Có 4 yếu tố thuộc về các giải pháp quản lý - 4 yếu tố gián tiếp  góp phần đắc lực.

Trước hết là các chỉ tiêu thi đua. Về tổng thể, chỉ tiêu này không sai, thậm chí là đúng đắn để cổ vũ, khuyến khích phong trào dạy tốt, học tốt. Nhưng trong quá trình chỉ đạo , nó đã biến thành một sức ép lớn: sở chỉ đạo trường - phải có bao nhiêu học sinh khá, giỏi mới là lớp tiên tiến. Trường chỉ đạo tiếp giáo viên, cụ thể hơn: lớp phải có bao nhiêu học sinh khá giỏi mới là lớp tiên tiến, giáo viên giỏi Các tỷ lệ học sinh khá, giỏi, quan hệ rất chặt chẽ với các danh hiệu bình bầu, với cái ''danh''. Khác với các ngành kinh tế, kỹ thuật, sản phẩm  giáo dục được thẩm định trực tiếp bằng điểm số do chính giáo viên quyết định (trong khi chất lượng thực chất lại do xã hội thẩm định, và cũng phải 5-10 năm sau, mới thấy hết). Và thế là giáo viên có quyền ''nống'' điểm, ''cấy'' điểm, dẫn đến tình trạng học sinh, các bậc cha  mẹ ''xin'' điểm giáo viên. Chất lượng thực và ''ảo'' lẫn lộn.

Chúng tôi có dịp phỏng vấn một học sinh nữ ở nông thôn đoạt giải nhì văn quốc gia. Em còn được biểu dương là học sinh giỏi toàn diện các môn. Nhưng thật bất ngờ khi em ngập ngừng rất lâu: ''Em chưa học giỏi toàn diện như thế đâu. Nhưng có lẽ được các thầy các cô thương. Thấy em học và thi vất vả, các thầy các cô nâng điểm cho em thôi. Chứ sức học của em chỉ loại trung bình''. Em là học sinh, em còn trong sáng, có lẽ còn biết day dứt, biết băn khoăn trước những điều không thật. Nhưng một khi, sự nói dối của người  lớn đã thành ứng xử thường tình ngay trong môi trường sư phạm, nó sẽ di họa ẩn sâu 

Tâm lý thành tích chủ nghĩa không phải chỉ của riêng ngành GD-ĐT, mà nó đã trở thành căn bệnh trầm kha, vô phương cứu chữa của cả xã hội, các cấp ủy, chính quyền các địa phương, phản chiếu nhất là ở kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bởi tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp phổ thông cao hay thấp, đã không còn là của riêng ngành GD-ĐT, mà đã trở thành ''màu cờ, sắc áo'' của chính địa phương đó trước con mắt nhân dân, trước con mắt xã hội. Chính vì thế ngành GD-ĐT các địa phương, đứng đầu là giám đốc sở GD-ĐT phải chịu một sức ép tâm lý cực lớn ở mỗi kỳ thi tốt nghiệp. Từng có chuyện giám đốc sở GD-ĐT một địa phương nổi tiếng là đất học, khi chấp nhận tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của tỉnh mình  có 75%, ông đã phải kiểm điểm ''lên bờ, xuống ruộng'' trước tỉnh ủy, UBND và HĐND tỉnh đó. Lại có những sở GD-ĐT khác, từng chấp nhận tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của tỉnh mình có 25% và 31%, đã bị chính ngành GD-ĐT các tỉnh khác la ó. Có một lý do chính đáng  trong sự phản ứng  với những tỷ lệ này, đó là nếu như quản lý giáo dục dở, giáo viên dạy dở, tại sao lại bắt trẻ em phải trả giá cho những yếu kém của người lớn. Tại sao học sinh lại phải ''hy sinh'' cho sự kém cỏi của giáo viên? Mặt khác, nếu học sinh không tốt nghiệp, phải lưu ban, sẽ lấy đâu ra phòng học, giáo viên, lấy đâu ra trường sở, trong khi cả nước còn thiếu  hơn 100 nghìn giáo viên, còn hơn 1.700 phòng học ba ca? Và thế là đố vị giám đốc sở GD-ĐT nào dám đứng mũi chịu sào trước dư luận, bảo lưu các tỷ lệ đỗ thực chất ? Họ lại tiếp tục  hành trình ''vết xe đổ'': sở chỉ đạo trường, trường chỉ đạo giáo viên chấm thi, chấm nâng điểm, ''nống'' điểm; kết hợp với sự coi thi, thi cử vốn không nghiêm túc  Tất cả, nhào trộn ra một thành tích, một tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chất lượng ''ảo'', lạc quan ''ảo''.

Góp phần vào chất lượng giáo dục ''ảo'' còn có sự tiếp tay không nhỏ của các trường ĐH. Trong các kỳ thi  tuyển sinh trước đây, khi ngành GD-ĐT chủ trương các trường tự ra đề thì cũng chính giảng viên các trường mở lò luyện thi. Thí sinh thi vào trường ĐH nào, tâm lý suy diễn và xu hướng  tất yếu, sẽ luyện thi ngay trong  lò luyện thi của giảng viên các trường đó cho hợp ''gu'' đề thi của trường. Trường tự ra đề, giảng viên mở lò luyện thi, không những thế, nhiều trường còn xin phép Bộ GD-ĐT nhân điểm thi đầu vào lên theo hệ số 1, hệ số 2, cho ''đẹp'' đầu vào, và cũng là đẹp lòng các bậc cha mẹ thí sinh, nâng cao uy tín trường mình trước xã hội. Chính vì thế, ở các kỳ thi tuyển sinh ĐH trước đây, sự yếu kém thực chất của chất lượng giáo dục phổ thông khó có điều kiện bộc lộ.

Chất lượng giáo dục thực và ''ảo'' nói trên xét cho cùng là sản phẩm của một nền giáo dục vốn có mục đích rất rõ ràng, đó là đào tạo những  người lao động năng động, sáng tạo, có khả năng giải quyết những vấn đề từ thực tiễn nảy sinh, Nhưng tiếc là phương thức tổ chức, cách làm giáo dục thực chất lại rất thực dụng, trước mắt, nặng tính đối phó với xã hội, theo kiểu ''mì ăn liền''. Đó là học sinh đi học, bên cạnh SGK lại có sẵn sách bài tập, sách in đáp án, học sinh đi thi có sẵn bộ đề thi mà theo lời một quan chức ''Thí sinh chỉ cần học thuộc 150 mẫu đề thi thì cũng thu lượm được một cái gì đó!''. Cái gì đó, phải chăng là tính thụ động, sự ỷ lại, sự lười nghĩ và thiếu trung thực, hoàn toàn mâu thuẫn và xa lạ  với mục tiêu giáo dục và đào tạo, với tuyên bố sứ mạng của ngành?

Cập nhật lúc:04:23 CH @ 06/07/2005

LỜI CẢM ƠNVới tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Vinh, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.Đặc biệt tác giả xin bày tỏ biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo, tiến sỹ Phạm Viết Nhụ – người hướng dẫn khoa học, đã chu đáo tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả thực hiện đề tài này.Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Tổng hợp thi đua Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu của các trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Huy Tập, Lê Viết Thuật, Phan Bội Châu và Dân tộc Nội trú tỉnh đã động viên, tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.Luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn và góp ý.TP Vinh, tháng 12 năm 2004 TÁC GIẢNGUYỄN ĐÌNH CƯỜNG1BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu BCH : Ban chấp hànhBGD.ĐT : Bộ Giáo dục đào tạoCNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoáCNXH : Chủ nghĩa xã hộiCBQL : Cán bộ quản lýCSVC : Cơ sở vật chấtCLGD : Chất lượng giáo dụcDH : Dạy họcGV : Giáo viênGVCN : Giáo viên chủ nhiệmGVBM : Giáo viên bộ mônGD : Giáo dụcGDĐT : Giáo dục đào tạoKTXH : Kinh tế - xã hộiNXB : Nhà xuất bảnPPGD : Phương pháp giảng dạyQL : Quản lýQĐ : Quyết địnhTP : Thành phốTBDH : Thiết bị dạy họcTHPT : Trung học phổ thôngTHCS : Trung học cơ sỏTHCN : Trung học chuyên nghiệpTW : Trung ươngUBND : Uỷ ban nhân dân2MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU Trang1. Lý do chọn đề tài 52. Mục đích nghiên cứu 63. Nhiệm vụ nghiên cứu 74. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 75. Phạm vi nghiên cứu 76. Phương pháp nghiên cứu 77. Giả thuyết khoa học 78. Cấu trúc của luận văn 8Phần 2: NỘI DUNGChương 1: Một số vấn đề lý luận về chất lượng giáo dục THPT 91.1. Khái niệm 9 1.1.1 Khái niệm về chất lượng 91.1.2 Khái niệm về chất lượng giáo dục 91.2 Dưới quan điểm các thành tố của quá trình dạy học là các yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục 101.3 Quan điểm của UNESCO về CLGD 161.4 Vị trí và vai trò của giáo dục trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 191.4.1 Vị trí và mục tiêu của giáo dục THPT 191.4.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo. 233Chương 2: Thực trạng giáo dục THPT hệ công lập trên địa bàn Thành phố Vinh. 242.1 Đôi nét về Thành phố Vinh 242.1.1 Vị trí địa lý, kinh tế xã hội và tình hình dân cư 242.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội 252.2 Thực trạng giáo dục THPT hệ công lập trên địa bànThành phố Vinh 262.2.1 Đôi nét về giáo dục đào tạo ở Thành phố Vinh 262.2.2 Thực trạng giáo dục THPT 282.2.3 Nguyên nhân dẫn đến những thành công và tồn tạicủa giáo dục THPT công lập trên địa bàn TP Vinh 40Chương 3: Những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng bậc THPT hệ công lập trên địa bàn Thành phố Vinh. 433.1 Phương hướng mục tiêu. 433.2 Những giải pháp chủ yếu 42 3.2.1 Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý. 423.2.2 Thực hiện đối mới THPT 523.2.3 Tăng cường đầu tư cho giáo dục THPT hệ cônglập 593.2.4 Tăng cường xã hội hoá giáo dục 603.2.5 Đổi mới quản lý trung học phổ thông 613.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 64Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 662. Kiến nghị 68Tài liệu tham khảo 694Phần 1 : MỞ ĐẦU1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI, UNESCO đã đưa ra 4 trụ cột của học tập (giáo dục) : "Học để biết; Học để làm ; Học để cùng chung sống ; và Học để tồn tại". Đồng thời, bước vào thể kỷ XXI cũng là bước vào thời kỳ phát triển của nền kinh tế tri thức – một nền kinh tế mà "hàm lượng tri thức chiếm phần lớn trong sảm phẩm kinh tế". Như vậy, ngày nay các dân tộc trên thế giới đều nhận thấy rằng, để phát triển (kinh tế – xã hội) thì không thể không đầu tư để phát triển giáo dục. Sự phồn vinh của mỗi quốc gia phụ thuộc vào trình độ học vấn của mỗi cộng đồng. Chính vì thế giáo dục trở thành chính sách chiến lược của mỗi quốc gia.Đối với đất nước ta, tại Điều 35 của Hiến pháp đã quy định: "Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu". Để giáo dục giữ được vai trò đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ II khoá VIII của BCH Trung ương Đảng đã chỉ rõ "Giáo dục - đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô, nhất là chất lượng dạy học trong các trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của đất nước" và đã khẳng định "muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi, phải phát triển giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản của phát triển nhanh và bền vững". Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, được đào tạo và bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến... Giáo dục phải làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.Giáo dục - đào tạo được coi là bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế hiện đại và là yếu tố hàng đầu tạo ra động lực bên trong cho phát triển kinh tế- xã hội. Phát huy nhân tố con người vừa là mục tiêu vừa là động lực để xây dựng một xã hội văn minh. Bởi vậy, thiết kế và xây dựng một nền giáo dục 5thoả mãn được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực dồi dào và bồi dưỡng nhiều nhân tài cho sự phát triển bền vững của đất nước là nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta hiện nay.Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã chỉ ra : "Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".Chất lượng giáo dục hiện nay đang là vấn đề bức xúc được mọi người quan tâm.Để thực hiện được sứ mệnh của mình trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam, giáo dục và đào tạo phải phấn đấu để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay.Vinh là một trong những thành phố lớn và đang trên đà phát triển mạnh của đất nước nói chung, đặc biệt là của khu vực miền Trung. Để đáp ứng được yêu cầu, và cung cấp được nguồn nhân lực cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên đất nước ta nói chung và trên mảnh đất thành phố Đỏ anh hùng nói riêng thì giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục THPT phải có sự nâng cao về chất lượng. Đây là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.Với những lý do đã phân tích ở trên, là một cán bộ quản lý giáo dục, tôi luôn trăn trở với vấn đề tìm các biện pháp hữu hiệu và đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THPT. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài "Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An " làm đề tài luận văn tốt nghiệp khoá học đào tạo Thạc sĩ quản lý giáo dục, với hy vọng góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THPT.1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU6Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục THPT ở thành phố Vinh nhằm phát triển giáo dục phù hợp với sự phát triển chung của Thành phố - là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục Bắc miền Trung.1.3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:- Nghiên cứu cơ sở lý luận quá trình dạy-học và quản lý nâng cao chất lượng dạy học. - Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng dạy - học và việc quản lý quá trình dạy-học ở các trường THPT hệ công lập trên địa bàn thành phố Vinh.- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hệ công lập trên địa bàn thành phố Vinh.1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:- Đối tượng nghiên cứu: Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông hệ công lập trên địa bàn thành phố Vinh.- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học và chất lượng dạy học ở các trường THPT hệ công lập trên địa bàn thành phố Vinh.1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục THPT hệ công lập trên địa bàn thành phố Vinh.1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :1.6.1 Nghiên cứu lý luận: Các văn kiện chính trị của Đảng; các văn bản chỉ thị của Nhà nước về quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục; các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành giáo dục - đào tạo.1.6.2 Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát thực tiễn, lấy ý kiến chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm.71.6.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ: Công nghệ thông tin, so sánh, toán thống kê...1.7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:Chất lượng giáo dục ở các trường THPT hệ công lập trên địa bàn thành phố Vinh sẽ được nâng cao hơn nếu áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và đồng bộ, các giải pháp được hệ thống hoá và đề xuất trong đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng ở các trường học có đặc điểm hoàn cảnh tương tự. 1.8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: Luận văn gồm 3 phần : Phần 1 : Mở đầu Phần 2 : Nội dungChương 1: Một số vấn đề lý luận về chất lượng giáo dục Chương 2: Thực trạng giáo dục phổ thông hệ công lập trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục THPT hệ công lập trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Phần 3 : Kết luận và kiến nghị.Cuối Luận văn là danh mục tài liệu tham khảo và một số phụ lục.8Phần 2 : NỘI DUNGChương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVỀ GIÁO DỤC VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC1.1. Khái niệm về chất lượng giáo dục 1.1.1. Khái niệm về chất lượng:Khái niệm "chất lượng" được Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa như sau: "Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với các sự việc khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là liên kết các thuộc tính lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không thể tách rời sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi một sự vật bao giờ cũng có sự thống nhất của chất lượng và số lượng" (19 tr. 419).Hiểu theo nghĩa thông dụng, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản, khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với những sự vật khác. Nói đến số lượng, là nói đến số lượng của một chất lượng nhất định.1.1.2. Khái niệm về chất lượng giáo dục:Chất lượng giáo dục là một khái niệm động. Những thay đổi lớn đang diễn ra trên thế giới: Sự toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, sự gia tăng nhanh chóng của quy mô giáo dục, sự phân cấp trong hệ thống quản lý giáo dục, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ... đã tác động thường xuyên 9đến quan niệm về chất lượng. Từ chỗ được đo bằng tri thức đến chỗ đo bằng cả tri thức, thái độ và kỹ năng; thái độ ở đây có thể hiểu là năng lực đối phó với tình huống, năng lực cảm thụ văn hoá và ửng xử trong cuộc sống. Từ chỗ đánh giá cao sự tích luỹ tri thức của người học, do sự bùng nổ thông tin và tốc độ phát triển theo số mũ của tri thức nhân loại mà người ta bắt đầu coi trọng khả năng thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin để chuyển hoá thành tri thức.Trong Chiến lược Phát triển giáo dục 2001 – 2010, đã nêu ra quan điểm chỉ đạo đối với chất lượng giáo dục: "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển được năng lực cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý thức vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".1.2. Các thành tố của quá trình dạy học là các yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục:1.2.1 Mục tiêu giáo dục:Mục tiêu giáo dục là thành tố xuất phát của bất kỳ hệ giáo dục nào.Theo Luật Giáo dục, Điều 2. Mục tiêu giáo dục : "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".Điều 23. Mục tiêu của giáo dục phổ thông : "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp 10tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". "Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động".Mục tiêu của quá trình dạy học là làm cho học sinh nắm vững kiến thức và hình thành kỹ năng hoạt động từ đó phát triển trí tuệ và nhân cách, nghĩa là làm cho học sinh trở thành những người lao động thông minh, người công dân có ý thức, tiếp thu nền văn hoá của nhân loại để chuyển hoá thành tri thức và nhân cách bản thân, để trở thành người lao động thông minh và sáng tạo (11) 1.2.2 Nội dung:a. Nội dung giáo dục:Luật Giáo dục đã quy định nội dung giáo dục : "Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống ; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học". (6) "Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và hệ thống ; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học, cấp học"."Giáo dục THPT phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở THCS, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông. Ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh" (6) 11Nội dung giáo dục là thành tố quan trọng của quá trình giáo dục, nó quy định toàn bộ các hoạt động trong thực tiễn. Nội dung giáo dục trong nhà trường rất toàn diện, nó được xây dựng xuất phát từ mục đích giáo dục và từ các yêu cầu khách quan của đất nước và thời đại.Nội dung giáo dục trong nhà trường phổ thông XHCN bao gồm các vấn đề cơ bản sau:- Giáo dục thế giới quan và chính trị tư tưởng; hình thành cơ sở thế giới quan Mác – Lê Nin, giáo dục lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa, giáo dục đường lối chính sách của Đảng, giáo dục lập trường giai cấp công nhân, giáo dục tính tích cực xã hội của người công dân, giáo dục chủ nghĩa vô thần.- Giáo dục đạo đức và pháp luật: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giáo dục chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa nhân đạo, giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục tinh thần trách nhiệm của công dân, giáo dục nếp sống văn minh.- Giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề là giáo dục cho học sinh quan điểm và thái độ XHCN đối với lao động; cung cấp cho học sinh vốn học vấn phổ thông XHCN; tổ chức việc định hướng và hướng dẫn học sinh lựa chọn đúng ngành nghề; trau dồi những kỹ năng và kỹ xảo lao động có kỹ thuật theo ngành nghề; tổ chức cho học sinh tham gia lao động, sản xuất xã hội.- Giáo dục thể chất, vệ sinh và quốc phòng.- Giáo dục thẩm mỹ.- Giáo dục các vấn đề toàn cầu của thời đại, những vấn đề đụng chạm đến lợi ích sống còn, đến tương lai của loài người: củng cố hoà bình, bảo vệ môi trường, kế hoạch hoá phát triển dân số, vấn đề năng lượng và lương thực. (11). b. Nội dung dạy học:12Nội dung dạy học ở trường phổ thông là hệ thống kiến thức khoa học về tự nhiên, kỹ thuật, về xã hội và nhân văn, về tư duy và nghệ thuật cùng với hệ thống kỹ năng, kỹ xảo hoạt động vật chất và tinh thần cần trang bị cho học sinh trong quá trình học tập.1.2.3 Phương pháp:a. Phương pháp giáo dục:Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chất cần thiết. Phương pháp giáo dục bao gồm các cách thức tác động đến lĩnh vực nhận thức, tình cảm, động cơ và hành động của học sinh, hướng vào việc xây dựng ý thức và tổ chức đời sống, tổ chức hoạt động lao động xã hội của học sinh, kết hợp với thuyết phục với rèn luyện, học với hành, nhà trường với đời sống, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm kết hợp tác động đến từng cá nhân với việc xây dựng và giáo dục tập thể, đặc biệt phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình giáo dục. Các phương pháp đó được thực hiện trong các hình thức tổ chức giáo dục đa dạng: ở trên lớp, ở trong trường, ở ngoài trường… như vậy phương pháp giáo dục rất đa dạng và phong phú, nhà giáo dục cần phải vận dụng linh hoạt chúng cho phù hợp với mục đích, với đối tượng giáo dục và với từng tình huống cụ thể. Chính vì thế mà người ta nói rằng phương pháp giáo dục là nghệ thuật giáo dục. (11) Trong Luật Giáo dục đã quy định : "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" (6) b. Phương pháp dạy học:13Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động phối hợp của giáo viên và học sinh, trong đó phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp học, nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thực hành, sáng tạo.1.2.4 Cơ sở vật chất sư phạm và thiết bị giáo dục:Cơ sở vật chất sư phạm là các phương tiện vật chất cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng vào hoạt động dạy – học và giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Ngoài khái niệm chung còn có nhiều khái niệm riêng về cơ sở vật chất sư phạm như trường sở, thư viện trường học, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo, thiết bị dạy học, dụng cụ thí nghiệm… hệ thống vật chất sư phạm bao gồm các bộ phận như trường sở, sách và thư viện, thiết bị dạy học. Trong đó thiết bị dạy học là bộ phận đa dạng và phức tạp hơn cả. Cơ sở vật chất sư phạm là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của mọi quá trình sư phạm, có thể nêu một số vai trò và tác dụng của CSVC- TBDH :- Là phương tiện để làm sáng tỏ lý thuyết, kiểm nghiệm lại lý thuyết, HS tự chiếm lĩnh tri thức, khám phá ra những tri thức mới;- Thực hiện nguyên tắc “trực quan”, nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”;- Thực hiện đổi mới giáo dục ; - Đảm bảo chất lượng dạy học;- Đa dạng hoá các hình thức dạy học;- Đổi mới phương pháp dạy học;- Thực hiện phương pháp “học tập đa giác quan”…14 M HS GV PP CSVCSP N Sơ đồ 1 : Các th nh tà ố của hệ thống giáo dục quyết định chất lượng giáo dục- Tăng khả năng truyền tải thông tin, nâng cao hiệu quả sư phạm : + Giảm nhẹ khó khăn trong truyền tải thông tin;+ Mở rộng các khả năng sư phạm;+ Tiết kiệm thời gian;+ Lao động sư phạm văn minh, hợp lý hơn;+ Tạo ra sự trình bày sinh động ;+ Giúp tập trung sự chú ý của người học…1.2.5 Đội ngũ giáo viên:"Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" (NQ Hội nghị TW 3 (khoá VIII)). Đảng Cộng sản Việt Nam coi đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp giáo dục, là những chiến sỹ cách mạng trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng và đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, khơi dậy và bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo của con người mới XHCN. Hiện nay đang tiến hành cải cách giáo dục, trong đó giáo dục phổ thông đang được quan tâm đặc biệt. Nó được coi là (nền tảng văn hoá của một nước, là sức mạnh tương lai của một dân tộc). Nó có tác dụng to lớn ở chỗ đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp phát triển toàn diện con người Việt Nam XHCN; Đồng thời chuẩn bị lực lượng lao động dự trữ và nguồn tuyển chọn để đào tạo công nhân và cán bộ cần thiết cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá và tăng cường quốc phòng cho đất nước. ở đây cần nhấn mạnh bậc trung học – bậc có nhiệm vụ nâng cao và hoàn chỉnh trình độ văn hoá phổ thông. Chính vì vậy người giáo viên nói chung, người giáo viên THPT nói riêng được xã hội trao cho trọng trách xây dựng cơ sở ban đầu, nhưng rất quan trọng của nhân cách con 15MTPPHSGVNDCSVCSPngười mới XHCN có ý thức năng lực làm chủ thiên nhiên – xã hội và làm chủ bản thân. Với trọng trách ấy trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ, giáo viên là một nhân vật trung tâm, đóng vai trò chủ đạo: Tổ chức, điều khiển và lãnh đạo hình thành nhân cách con người mới ở học sinh, phù hợp với mục đích giáo dục phổ thông nói chung, với mục tiêu từng cấp học nói riêng (11).Cán bộ quản lý trường THPT là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường. Người cán bộ quản lý trường học đóng vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại trong sự phát triển của nhà trường. Họ có nhiệm vụ ra quyết định quản lý, tác động, điều khiển các thành tố trong nhà trường nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, nhằm hoàn thành các chức năng của nhà trường. Kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường tốt hay xấu, nhiều hay ít một phần quyết định tuỳ thuộc vào phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng nói riêng và cán bộ quản lý giáo dục nói chung.1.2.6 Học sinh:Học sinh là đối tượng nhưng đồng thời cũng là chủ thể của quá trình giáo dục, quá trình dạy học. Thành tố học sinh là một trong các thành tố của quá trình giáo dục, quá trình dạy học, vừa là đầu vào và vừa là đầu ra của các quá trình đó. Từ đó ta thấy vai trò tích cực, chủ động của thành tố này trong quá trình giáo dục và dạy học, nó rất phù hợp với những điều chúng ta nói “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.Các thành tố của hệ giáo dục (quá trình giáo dục) nêu trên (Mục tiêu ; Nội dung ; Phương pháp ; Cơ sở vật chất – Thiết bị dạy học; Giáo viên ; Học sinh) chúng có quan hệ mật thiết với nhau (xem sơ đồ 1) và là những thành tố có tính quyết định chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo dục mà thực chất và cũng là mục tiêu cuối cùng là chất lượng học sinh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục, cần thiết phải coi trọng chất lượng của từng thành tố để cuối cùng có chất lượng học sinh cao nhất. 161.3 Các "thành phần" chất lượng giáo dục dưới quan niệm của UNESCO : Khi đề cập đến chất lượng giáo dục, thông thường người ta đề cập đến kết quả học tập của học sinh so với mục tiêu giáo dục đào tạo của mỗi cấp học. Tại "Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người" được tổ chức tại Dakar, Senegal, tháng 4 năm 2002, UNESCO đã nêu các "thành phần" cấu thành chất lượng giáo dục như sau (Nguyễn Dương Việt – Các yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục – Thông tin quản lý giáo dục – Trường CBQLGD&ĐT – Số 5(27)/2003):a. Học sinh khoẻ mạnh, được nuôi dưỡng đầy đủ, có động cơ học tập đúng đắn.Đối tượng tác động và cũng là đối tượng hưởng thụ giáo dục (kết quả cuối cùng của quá trình giáo dục) là học sinh. Người học – học sinh sẽ không học tập tốt nếu không đủ thể lực. Học sinh cũng không thể học tập tốt nếu không có động cơ học tập phù hợp với mục tiêu giáo dục. Chính bởi nguyên lý "lấy người học làm trung tâm", nên khi xác định các yếu tố cấu thành chất lượng, trước hết phải xuất phát từ người học – từ học sinh.b. Giáo viên có động cơ tốt, được động viên và có năng lực chuyên môn cao. Trong quá trình dạy học, giáo dục, người thầy là yếu tố quyết định của chất lượng giáo dục. Về năng lực sư phạm, có thể nêu một số nội dung sau :- Sự hiểu biết về nội dung môn học;- Tri thức sư phạm;- Tri thức về sự phát triển ;- Hiểu biết về sự khác biệt của học sinh (về văn hoá, ngôn ngữ, gia đình, cộng đồng, giới, quá trình đi học trước đây...);- Hiểu biết về động cơ của học sinh;- Có tri thức về việc học tập;- Làm chủ được các chiến lược dạy học;17- Hiểu biết về việc đánh giá học sinh;- Hiểu biết về các nguồn của chương trình (giúp học sinh có các nguồn tài liệu học tập);- Am hiểu và đánh giá cao sự cộng tác (với học sinh và với đồng nghiệp);- Khả năng phân tích và phản ánh trong thực tiễn dạy học.c. Phương pháp học tập tích cực.Một trong những yếu tố cấu thành chất lượng là sự học tập tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.d. Chương trình phù hợp.Một yếu tố quan trọng của chất lượng giáo dục là tính phù hợp của chương trình giáo dục. Một chương trình được coi là phù hợp nếu nó đáp ứng được nhu cầu của tính phát triển của người học, đáp ứng được đòi hỏi của xã hội.e. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thích hợp, dễ tiếp cận (sử dụng) và gần gũi môi trường.g. Môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, an toàn, được "bảo vệ" tốt.Môi trường phải có các yếu tố :- Có nước sạch dùng cho học sinh;- Dễ tiếp cận các dịch vụ sức khoẻ và dinh dưỡng;- Có nguyên tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức;- Nội dung dạy học và thực hành phải cung cấp đủ tri thức, thái độ, hệ thống giá trị và kỹ năng sống phù hợp.h. Có sự đánh giá thích hợp về môi trường giáo dục, về các quá trình dạy học, giáo dục, về kết quả học tập và khả năng ứng dụng kết quả đó trong thực tiễn.i. Quản lý, chỉ đạo theo nguyên tắc tham gia.k. Tôn trọng và tham gia vào các hoạt động của cộng động cũng như duy trì và phát triển bản sắc văn hoá địa phương.18l. Các chương trình và thiết chế giáo dục phải có đủ nguồn lực thích hợp và công bằng – bình đẳng.Không một loại hình giáo dục nào có thể đạt được chất lượng nếu không đủ nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực). Một nền giáo dục không thể được xem là có chất lượng nếu việc đầu tư không dựa trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng.Như vậy, UNESCO đã đưa ra 10 thành phần của chất lượng giáo dục. Trong 10 thầnh phần trên, 5 thành phần đầu trùng với quan niệm đã được trình bày theo các thành tố của hệ thống giáo dục (quá trình giáo dục) ở mục 1.2.1.Để đánh giá chất lượng giáo dục, người ta cũng lấy 10 thành phần này làm các tiêu chí đánh giá.1.4. Vị trí và nhiệm vụ của giáo dục THPT trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước1.4.1. Vị trí và nhiệm vụ của giáo dục trung học phổ thông:Giáo dục THPT gồm 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12, là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông, nối tiếp cấp THCS và có nhiệm vụ hoàn thiện vốn học vấn phổ thông và tạo điều kiện thực hiện các nguyện vọng, phát triển năng lực riêng cho thế hệ trẻ. Đây là cấp học vừa trực tiếp tạo nguồn cho bậc học cao đẳng, đại học, chuẩn bị lực lượng lao động có trình độ cao; vừa góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp tham gia lao động sản xuất phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chính vì vậy các trường THPT một mặt cần chuẩn bị cho thế hệ trẻ những tri thức và kỹ năng về các khoa học cơ bản, cần cung cấp cho HS những hiểu biết thông thường về nghề nghiệp cần thiết để họ có thể tiếp tục được đào tạo tiếp theo hoặc giúp họ định hướng đúng đắn về công việc, nghề nghiệp trong tương lai.19Điều 2 Điều lệ của Trường Trung học (ban hành theo Quyết định số 23/2000/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã quy định vị trí của trường THPT như sau: “Trường THPT là cơ sở giáo dục của cấp THPT, cấp học nối tiếp cấp THCS thuộc bậc trung học của hệ thống giáo dục quốc dân” (14).1.4.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước, về phát triển giáo dục và đào tạo:a. Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và đạo tạo:Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (năm 1992), Luật Giáo dục (năm 1998), các báo cáo chính trị tại các kỳ Đại hội Đảng và Chiến lược Phát triển giáo dục 2001-2010 đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của nước ta. Đó là:- Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng nguồn nhân lực cao, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng XHCN, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách giúp đỡ người nghèo học tập, khuyến khích những người học giỏi phát triển tài năng.Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển được năng lực cá nhân, đào tạo những người lao động có kỷ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.20- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.- Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia giáo dục.Tư tưởng chỉ đạo của Chiến lược Phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 là khắc phục tình trạng bất cập trên nhiều lĩnh vực; tiếp tục đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ, tạo cơ sở để nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH, HĐH, chấn hưng đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, nhanh chóng sánh vai cùng với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.b. Các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam nói về giáo dục và đào tạo:- Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khoá V tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986): Bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, thể hiện đường lối đổi mới trong giáo dục đào tạo.- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (năm 1991) khẳng định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu: “Giáo dục và đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học, kỹ thuật, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới. Nhà nước có chính sách toàn diện thực hiện giáo dục phổ cập phù hợp với yêu cầu và khả năng của nền kinh tế, 21phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài. Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu”.- Báo cáo chính trị của BCH Trung ương khoá VI tại Đại hội Toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991) xác định mục tiêu dân trí nhân lực nhân tài: “Mục tiêu giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có trí thức và có tay nghề, có năng lực thực hành và tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu CNXH. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”.- Báo cáo chính trị BCH Trung ương khoá VII tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6-1996) tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả…”.- Phương hướng nhiệm vụ mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996-2000 đã nêu: “Phát triển giáo dục mầm non, thanh toán nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phát triển có chất lượng các cơ sở đào tạo nghề, mở rộng quy mô hợp lý và nâng cao chất lượng đào tạo, củng cố các trường sư phạm, xã hội hoá sự nghiệp giáo dục và đào tạo”.- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) về giáo dục đào tạo: “ … tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh".- Các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông báo và văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo.22Từ 1/1/1998 đến 15/3/2002 về các văn bản quy phạm pháp quy về giáo dục đào tạo, Quốc hội ban hành 3 văn bản (Luật, Nghị quyết), Chính phủ ban hành 8 văn bản (Nghị định), Thủ tướng Chính phủ ban hành 40 văn bản (Quyết định, Chỉ thị). Một số văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ:- Hiến pháp năm 1992.- Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII số 04-NQ/HNTƯ ngày 14/1/1993 về “tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” Nghị quyết đã phân tích thực trạng giáo dục, xem xét những kinh nghiệm bước đầu về đổi mới giáo dục đào tạo, đề ra 4 quan điểm chỉ đạo và 12 chủ trương, chính sách, biện pháp lớn. Nghị định khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển, là hạ tằng cơ sở xã hội, đầu tư cho giáo dục là một hướng đầu tư ưu tiên cho phát triển.- Thông báo số 77-TB/TW ngày 19/6/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ IV trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.- Nghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng khoá VIII ngày 24/12/1996 về định hướng phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000. Nghị quyết tiếp tục khẳng định: Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Nghị quyết Trung ương II đã quyết định các giải pháp chủ yếu về tạo động lực, đổi mới công tác quản lý để phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục đào tạo. Quyết định tăng nguồn vốn ngân sách đồng thời với việc động viên các nguồn lực khác qua phong trào xã hội hoá giáo dục; khuyến khích người học giỏi, người có năng khiếu, đảm bảo công bằng giáo dục để con em nông dân, công nhân, dân tộc ít người có điều kiện học lên bậc cao. Nghị quyết đã nêu lên những giải pháp tạo động lực cho thầy và trò, phát huy truyền thống 23hiếu học, trọng dụng nhân tài, cổ vũ giáo viên, học sinh, sinh viên phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, học tốt, nghiên cứu tốt, thực hành giỏi, có nhiều cống hiến cho đất nước.- Luật Giáo dục, tháng 11-1998/QH10 ngày 2/12/1998.- Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.- Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 9/12/2000 về thực hiện giáo dục phổ cập giáo dục trung học cơ sở.- Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 25/12/2001 về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.- Kết luận của Hội nghị lần thứ VI BCH Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương II khoá VIII, phương hướng phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010.Chương 2 : THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỆ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TRONG NHỮNG NĂM QUA2.1. Đôi nét về thành phố Vinh :2.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội và tình hình dân cư:Với lịch sử phát triển 215 năm kể từ khi vua Quang Trung xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô năm 1788, TP Vinh không những là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của tỉnh Nghệ An mà là trung tâm đô thị của vùng Bắc Trung Bộ.Vinh là một đô thị có chiều dày lịch sử và văn hoá. Vinh đã hội tụ,hun đúc nên những giá trị truyền thống,nổi bật là truyền thống yêu 24nước và cách mạng;truyền thống phát triển kinh tế đa dạng và năng động; quy tụ và kết tinh các giá trị tinh hoa văn hoá xứ NghệTrải qua chiến tranh và các biến động của lịch sử, Vinh đã bị tàn phá nặng nề, sự phát triển của Vinh bị gián đoạn không liên tục. Qua 20 mươi năm đổi mới, thành phố đã có bước phát triển mới về kinh tế, về hạ tầng kỹ thuật đô thị, về văn hoá-xã hội.Diện mạo văn hoá đô thị Thành phố đang từng bước định hìnhNằm ở toạ độ địa lý 180 40’ vĩ độ bắc, 1050 40’ kinh độ đông; nam giáp Hà Tĩnh, đông bắc giáp huyện Nghi Lộc, tây giáp huyện Hưng Nguyên. Vinh là đầu mối của nhiều mạch máu giao thông quan trọng: Đây là giao điểm của các tuyến giao thông bắc – nam và đông - tây: Đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua là đầu mối của đường quốc lộ 46, 48, 7, 8 đến các huyện trong và ngoài tỉnh và đi Lào, Đông Bắc Thái Lan.Cảng Cửa Lò cách TP Vinh 17km về phía đông bắc là một cảng quốc tế quan trọng không chỉ của Nghệ An, Bắc Trung Bộ mà còn là của Lào, Đông Bắc Thái Lan, trong quá trình hợp tác giao lưu quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sân bay Vinh có tuyến bay trong nước đang được nâng cấp để có các tuyến bay đường dài và quốc tế. Ngoài ra Cảng Bến Thuỷ cũng là đầu mối giao thông quan trọng.TP Vinh có diện tích tự nhiên 64,71km2, bao gồm 18 phường, xã, trong đó có 13 phường nội thành và 5 xã ngoại thành. Mật độ dân số là 3.202người/km2, dân số trong độ tuổi lao động là 114.000 người. Cơ cấu dân số thuộc loại trẻ, nhóm 17 tuổi chiếm 35,5% dân số. Tỷ lệ dân số trên 60 tuổi chỉ chiếm 14,5%. Dân số phi nông nghiệp là 86,3%, dân số nông nghiệp là 13,7%. Trình độ dân trí khá cao, mặt bằng học vấn bình quân của thành phố cao hơn mức bình quân của của tỉnh.2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:25

Video liên quan

Chủ đề