Tại sao tinh hoàn nằm ngoài cơ thể

Tinh hoàn ẩn hay còn gọi là tinh hoàn chưa xuống hoặc vắng tinh hoàn. Ðây là một hiện tượng không bình thường đối với các bé trai, đặc biệt là những bé vừa chào đời, tinh hoàn (1 bên hay cả 2 bên) đã không nằm trong bìu.

Thông thường, tinh hoàn nằm ở bìu. Khi tinh hoàn không nằm ở bìu mà nằm ở các vị trí khác như lỗ bẹn nông, lỗ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn.

Đây là một bệnh lý gặp khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng.

Bệnh lý này cần được phát hiện sớm ngay từ sau khi chào đời, được theo dõi sát và có chỉ định điều trị đúng thời gian cần thiết để tinh hoàn có chức năng sinh sản, nội tiết và tránh nguy cơ ung thư sau này.

Tinh hoàn lạc chỗ ngoài bìu có thể nằm bất cứ chỗ nào như ở mu, nếp bẹn, cung đùi, tầng sinh môn do trong khi di chuyển đã bị kéo lệch ra khỏi đường đi bình thường.

Tinh hoàn ẩn được xác định nằm trên đường di chuyển như trong thời kỳ phôi thai, có thể ở trong ổ bụng, ống bẹn, lỗ bẹn, trên bìu…

Điều cần lưu ý là người bị tinh hoàn ẩn có thể mắc các dị dạng khác, nhất là đối với thể ẩn cả 2 bên có thể gặp những rối loạn bệnh lý nhiễm sắc thể giới tính, tật ái nam ái nữ hoặc kèm theo dị dạng ở đường tiết niệu như tật lỗ đái thấp, suy tuyến sinh dục…

Tại sao tinh hoàn nằm ngoài cơ thể

Minh họa một số vị trí tinh hoàn bị lạc

Tinh hoàn ẩn có thể là một bên hoặc hai bên.

Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy túi bìu không cân đối:

  • Một bên trông bình thường và một bên nhỏ hoặc xẹp lép (ẩn tinh hoàn một bên) hoặc cả hai túi bìu nhỏ, xẹp;
  • Khi sờ vào bìu không thấy đủ hai tinh hoàn;
  • Nắn vào bìu sẽ không thấy tinh hoàn ở 1 hoặc cả 2 bên;
  • Có thể nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn.
  • Có trường hợp tinh hoàn lúc ở bìu, lúc bị co lên trên ống bẹn. Khi khám dùng ngón tay đẩy tinh hoàn xuống bìu được nhưng khi bỏ tay ra thì tinh hoàn lại bị kéo lên trên cao, ngoài túi bìu.

Với cách phát hiện như trên có thể xác định được bệnh. Bệnh có thể được phát hiện ngay sau đẻ và đặt ra kế hoạch theo dõi, điều trị.

Tuy nhiên, nếu còn nghi ngờ các bậc phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Tinh hoàn ẩn cần chữa ngay trước 1 tuổi

Những biến đổi chức năng sinh lý, bệnh lý của tinh hoàn

Những điều cần biết về xoắn tinh hoàn

Tại sao tinh hoàn nằm ngoài cơ thể

Cha mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra nếu không chắc chắn về tình trạng của trẻ

Bình thường ở bìu có nhiệt độ thấp hơn so với cơ thể, khi bị ẩn nằm ở vùng bụng thì chịu nhiệt độ cao của cơ thể làm tinh hoàn không phát triển và giảm số lượng tế bào mầm trong tinh trùng. Nếu  bé trai bị 1 tinh hoàn ẩn  và vị trí tinh hoàn ẩn ở ống bẹn sẽ có số lượng tinh trùng bình thường.

Nếu bé trai bị 2 tinh hoàn ẩn và tinh hoàn ở ống bẹn thì cũng có thể gây vô sinh. Bệnh nhân sau 5 tuổi không được phẫu thuật thì tỷ lệ vô sinh cao tới 75%. Ngoài ra, tinh hoàn ẩn nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị sớm có thể xảy ra các biến chứng sau:

Xoắn tinh hoàn: Do không được cố định ở bìu tốt, tinh hoàn ẩn có nguy cơ bị xoắn là rất hay gặp. Triệu chứng là sưng đau vùng bẹn đột ngột bên tinh hoàn ẩn. Da ở bìu đỏ sẫm hoặc nhợt, mất nếp nhăn. Nếu không được khám và mổ cấp cứu trong vòng 3 giờ  thì tinh hoàn sẽ bị hoại tử.

U ác tính: Bên cạnh đó, nếu tinh hoàn ẩn trong ổ bụng phát hiện muộn, không được phẫu thuật có thể âm ỉ phát triển thành u ác tính. Tỷ lệ này cao từ 22 – 40 lần so với trẻ bình thường. Do vậy, cần phát hiện tinh hoàn ẩn  để được điều trị thích hợp.

Tại sao tinh hoàn nằm ngoài cơ thể

Minh họa tinh hoàn xoắn

Ở lứa tuổi dưới 1 tuổi: Nếu tinh hoàn chưa xuống bìu nhưng sờ nắn thấy ở ống bẹn, thấp về phía túi bìu thì nên theo dõi thêm, một số trường hợp tinh hoàn sẽ xuống bìu khi trẻ đến 1 tuổi. Nếu sau 1 năm tuổi mà tinh hoàn vẫn chưa xuống bìu thì nên điều trị thuốc và chuẩn bị phẫu thuật sớm. Còn nếu không nắn thấy tinh hoàn ở ống bẹn, siêu âm có thể thấy tinh hoàn trong ổ bụng thì nên mổ sớm vào những tháng cuối của năm tuổi đầu tiên.

Ở lứa tuổi trên 1 tuổi: Hầu hết các bệnh nhân tới khám ở lứa tuổi trên 1 tuổi. Chỉ định mổ tốt nhất là từ 1 tới 2 tuổi. Tùy theo tường trường hợp mà các bác sĩ chỉ định điều trị. Ðiều trị bằng thuốc nội tiết trước, nếu không kết quả mới phẫu thuật hoặc phải phẫu thuật ngay để đưa tinh hoàn xuống bìu.

Trước thời gian được phẫu thuật: Hàng ngày, gia đình cần theo dõi chặt chẽ  những diễn biến của trẻ vì có rất nhiều biến chứng bất thường có thể xảy ra như tinh hoàn bị xoắn hoặc bị thoát vị bẹn nghẹt đi kèm. Nếu bé đột ngột quấy khóc, sưng, đau, đỏ vùng bẹn bên không có tinh hoàn, phải cho bé đến cơ sở y tế để được khám bệnh càng sớm càng tốt.

Sau khi phẫu thuật: Gia đình cần theo dõi kích thước tinh hoàn bên mổ đem xuống bìu teo nhỏ hay to lên dần. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và  cho bé đi tái khám để bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại, để có hướng dẫn, theo dõi hoặc chẩn đoán và điều trị thích hợp./.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Có rất nhiều nam giới bị giãn tĩnh hoàn nhưng lại chủ quan, lơ là trong việc điều trị. Điều này đã dẫn đến các biến chứng cực kỳ nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt tình dục, khả năng sinh sản. Vậy giãn tinh hoàn là gì, nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả thế nào? Chia sẻ dưới đây sẽ cho nam giới lời giải đáp chi tiết nhất.

1. Giãn tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn thuộc cơ quan sinh sản và sinh dục của nam giới, nằm tách biệt bên ngoài cơ thể. Bình thường tinh hoàn nam giới dài khoảng 4,5cm, rộng 2,5cm. Phía ngoài tinh hoàn được bao bọc bởi lớp da gọi là bìu. Lớp da này có khả năng xệ xuống hoặc co lên tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường để đảm bảo việc sản xuất tinh trùng.

Ở trạng thái thả lỏng, chiều dài của tinh hoàn thường ngắn hơn hoặc tương đương chiều dài của dương vật không cương cứng. Còn nếu dài hơn quá nhiều, đồng thời khi ngồi da bìu không co lại ôm gọn tinh hoàn thì rất có thể nam giới đã gặp phải hiện tượng giãn tinh hoàn. Giãn tinh hoàn thường gặp ở bên trái nhiều hơn bên phải.

Theo các chuyên gia nam học, tình trạng giãn tinh hoàn không phải là bệnh mà là triệu chứng của bệnh lý nam khoa nào đó. Hiện tượng này có thể gặp ở mọi độ tuổi.

Tại sao tinh hoàn nằm ngoài cơ thể

Giãn tinh hoàn là gì? Đây là tình trạng chiều dài tinh hoàn dài hơn dương vật khi không cương cứng

2. Nguyên nhân nam giới bị giãn tinh hoàn là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn tinh hoàn, một số nguyên nhân không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng có những lý do là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm.

2.1. Giãn tinh hoàn do tuổi tác cao

Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây giãn tinh hoàn thường gặp. Sự lão hóa sẽ khiến các sợi tinh hoàn bị kéo giãn do phần da bìu không còn chức năng đàn hồi nên tinh hoàn chảy xệ xuống.

2.2. Do sự gia tăng nhiệt độ

Hiện tượng giãn tinh hoàn thường xuất hiện chủ yếu vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao, do nam giới vừa mới vận động xong hoặc do mặc quần áo quá chật. Nguyên nhân là do tinh hoàn giãn ra để làm giảm nhiệt độ tại đây nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng tinh trùng.

2.3. Do da bìu tinh hoàn rộng

Phía ngoài tinh hoàn được bao bọc bởi lớp da bìu. Ở một số nam giới, lớp da bìu này có cấu trúc rộng hơn so với tinh hoàn, vì thế khiến tinh hoàn bị giãn xuống.

Tại sao tinh hoàn nằm ngoài cơ thể

Giãn tinh hoàn là gì, nguyên nhân xuất hiện do đâu đang là mối lo lắng, băn khoăn của nhiều nam giới

2.4. Do bệnh lý

Giãn tinh hoàn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến các tế bào sinh tinh, dẫn tới việc không sản xuất được tinh trùng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nam giới. Không chỉ vậy, các bệnh lý ở tinh hoàn còn khiến hormone testosterone trong cơ thể nam giới suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống tình dục.

– Giãn tinh hoàn do viêm tinh hoàn: Đây là căn bệnh hay gặp phải ở nam giới, nhất là ở độ tuổi trên 30. Khi mắc bệnh này, tinh hoàn bị các vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra nhiễm khuẩn. Những vi khuẩn này thường xuất phát từ niệu đạo và lội ngược dòng lên trên theo đường ống dẫn tinh gây bệnh cho tinh hoàn.

– Do bị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là tình trạng hệ thống van của tĩnh mạch bị yếu, dẫn đến giãn đám rối tĩnh mạch sinh tinh làm tinh hoàn bị chảy xệ xuống. Theo thống kê hiện nay khoảng 15% nam giới mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.

– Do xoắn tinh hoàn: Đây là tình trạng các tĩnh mạch cung cấp máu cho tinh hoàn bị xoắn lại với nhau. Điều này sẽ làm ngưng trệ máu đổ về nuôi tinh hoàn, dẫn đến tổn thương ở mô tinh hoàn và gây ra tình trạng giãn tinh hoàn.

– Do thoát vị bẹn: Đây là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua ống bẹn khiến bìu xệ xuống. Ngoài gây giãn tinh hoàn, thoát vị bẹn còn gây cảm giác đau nhức ở tinh hoàn, nhất là khi nam giới làm việc nặng nhọc.

– Do ung thư tinh hoàn: Các tế bào ung thư sẽ làm cho kích thước và cấu trúc của tinh hoàn bị thay đổi dẫn đến tình trạng giãn tinh hoàn. Ung thư tinh hoàn thường gặp nhất ở nam giới trong độ tuổi 15-34 và chiếm 1% trong tổng số bệnh ung thư ở nam giới.

3. Giãn tinh hoàn có nguy hiểm không?

Giãn tinh hoàn không chỉ gây mất thẩm mỹ ở cơ quan sinh dục của nam giới mà còn gây nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản.

– Giãn tinh hoàn làm ảnh hưởng đến tâm lý: Tình trạng giãn tinh hoàn sẽ gây căng tức ở vùng bìu nhất là khi vận động khiến nam giới cảm thấy khó chịu, không được thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến căng thẳng, mất ngủ thậm chí là trầm cảm.

– Làm suy giảm chức năng sinh lý: Khi xuất hiện những vấn đề bất thường tại vùng kín hầu hết nam giới đều cảm thấy tự ti và e ngại với bạn tình, né tránh quan hệ tình dục. Về lâu dài sẽ khiến nam giới giảm sút nhu cầu tình dục, gây xuất tinh sớm, rối loạn cương dương…

– Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Các bệnh lý tại tinh hoàn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, từ đó gây bất thường về số lượng, chất lượng tinh trùng, làm gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.

Tại sao tinh hoàn nằm ngoài cơ thể

Tình trạng giãn tinh hoàn tác động tiêu cực đến tâm lý và ảnh hưởng không nhỏ tới khả nặng sinh sản của nam giới

4. Cách điều trị giãn tinh hoàn thế nào?

Qua chia sẻ trên có thể thấy rằng giãn tinh hoàn cảnh báo nhiều mối nguy với sức khỏe nam giới. Vì thế khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu đang bị giãn tinh hoàn, nam giới cần tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị an toàn. Để điều trị giãn tinh hoàn, cần dựa trên nguyên nhân, mức độ triệu chứng và sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ có những chỉ định thích hợp.

– Đối với nguyên nhân do viêm tinh hoàn thì bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.

– Nếu do giãn tĩnh mạch thừng tinh: Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa để khắc phục tình trạng tĩnh mạch thừng tinh bị căng giãn quá mức.

– Đối với nguyên nhân do ung thư tinh hoàn: thường được chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra còn có các biện pháp bổ sung như xạ trị, hóa trị hoặc nạo vét hạch sau phúc mạc.

– Nếu nguyên nhân do xoắn tinh hoàn cũng được áp dụng phẫu thuật để tháo xoắn, tránh gây hoại tử.

– Đối với giãn tinh hoàn do thoát vị bẹn: lựa chọn duy nhất khi gặp trường hợp này là phẫu thuật để bịt chỗ thoát vị, giúp khắc phục tình trạng chảy xệ ở bìu – tinh hoàn.

Khi bị giãn tinh hoàn, nam giới nên lưu ý:

– Không tự mua thuốc để điều trị tại nhà, cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám để có hướng dẫn điều trị phù hợp.

– Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không bỏ dở liệu trình điều trị bệnh.

– Có chế độ dinh dưỡng đủ chất, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

– Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, hạn chế thủ dâm.

– Hạn chế mặc trang phục chật, bỏ thói quen cất điện thoại ở túi quần.

Qua chia sẻ trên hy vọng nam giới đã hiểu giãn tinh hoàn là gì, nguyên nhân cũng như cách điều trị hiệu quả tình trạng này. Khi gặp bất thường dù nhỏ nhất ở vùng kín, nam giới hãy tới bệnh viện thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.